Làm việc tại Đức sau tốt nghiệp có dễ không? Nước Đức chưa bao giờ rơi vào khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực như hiện nay. Có thể nói nước Đức là một thị trường lao động lớn, nhiều cơ hội. Hơn thế nữa khả năng tiếp cận cơ hội làm việc tại Đức công bằng cho cả người lao động nước ngoài và lao động Đức.
Thế nhưng nước Đức cũng là một thị trường việc làm khó tính, đòi hỏi rất cao về năng lực và sự chuyên nghiệp. Nên cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức chỉ dành cho người thực sự xứng đáng.
Ngoài ra, Đức còn là một nơi có môi trường kinh doanh tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp và môi trường học hỏi. Đức còn cung cấp rất nhiều chương trình hỗ trợ tốt nghiệp và chính sách bảo vệ cho người làm việc tại Đức sau tốt nghiệp.
1. Làm việc tại Đức sau tốt nghiệp – Các công việc phổ biến tại Đức
Lĩnh vực công việc phổ biến tại Đức bao gồm: công nghệ thông tin, dịch vụ, công nghệ tự động hóa, sản xuất, tài chính và bảo hiểm, kế toán và kiểm toán, marketing và bán hàng, y tế và chăm sóc sức khỏe, du lịch và ăn uống, làm đẹp. Các công ty lớn như Siemens, Bosch, Volkswagen, Deutsche Bank, Allianz và Bayer cũng là những nơi có cơ hội việc làm tốt.
2. Quy trình xin việc và các chính sách hỗ trợ cho người tốt nghiệp tại Đức
Quy trình xin việc tại Đức thường bao gồm các bước sau:
Tìm kiếm công việc: Sử dụng các trang web tuyển dụng như Stepstone, Monster hoặc LinkedIn để tìm kiếm công việc phù hợp.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc: Bao gồm CV, thư xin việc và các giấy tờ liên quan.
Gửi hồ sơ xin việc: Gửi hồ sơ qua email hoặc online hoặc trực tiếp tới công ty mong muốn.
Phỏng vấn: Nếu được chọn, bạn sẽ được mời đến phỏng vấn.
Chính sách hỗ trợ cho người tốt nghiệp tại Đức bao gồm:
Chương trình hỗ trợ tốt nghiệp: Những chương trình này giúp hỗ trợ người tốt nghiệp trong việc tìm kiếm công việc và học hỏi kinh nghiệm.
Tài trợ cho việc đi làm: Một số tỉnh và thành phố cung cấp tài trợ cho việc đi làm cho người tốt nghiệp.
Chế độ bảo hiểm: Người tốt nghiệp có thể được hỗ trợ qua chế độ bảo hiểm cho người tìm việc.
3. Những lưu ý khi làm việc tại Đức sau tốt nghiệp
Học về môi trường xã hội và kinh tế của Đức trước khi bắt đầu việc làm.
Trang bị cho mình một cấu trúc tốt về tiếng Đức để giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng.
Chú ý đến các quy tắc và thói quen làm việc tại Đức, bao gồm cách trình bày và giao tiếp của mình.
Tìm hiểu về các chính sách bảo vệ và quyền lợi của người lao động tại Đức.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức hoặc cá nhân để giúp bạn điều chỉnh vào môi trường mới.
4. Thủ tục gia hạn giấy phép cư trú cho du học sinh tại Đức.
Để được làm việc tại Đức sau khi tốt nghiệp, sinh viên cần phải nộp hồ sơ trước khi “Residence Permit”- Giấy phép cư trú khi đi học tại Đức hết hạn. Điều này có nghĩa là ứng viên thông thường phải gia hạn giấy phép cư trú vào năm cuối cùng khi học tại Đức. Chỉ khi có giấy phép cư trú, sinh viên có thể tiếp cận nhiều cơ hội việc làm hơn.
Bước 1: xin giấy phép cư trú tạm thời
Đức cấp giấy phép cư trú sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế để cho phép họ tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp tại Đức. Giấy phép này sẽ được cấp cho toàn bộ sinh viên theo học tại các trường đại học tại Đức và có giá trị trong vòng 18 tháng. Trong thời gian này, ứng viên có thể làm bất kỳ công việc gì để chi trả cho cuộc sống sau tốt nghiệp của họ tại Đức trong khi họ tìm kiếm công việc phù hợp với bằng cấp chuyên môn của mình.
Bước 2: xin giấy phép cư trú
Bước này dành cho các bạn đã tìm được công việc. Sau khi có việc làm sinh viên có thể nộp đơn đăng ký 1 trong hai loại thẻ sau:
German residence permit ( Giấy phép cư trú )
Để đăng ký giấy phép cư trú để làm việc sau khi học tại Đức, ứng viên phải nộp các giấy tờ sau:
– Passport còn hạn
– Bằng đại học
– Bảo hiểm y tế
– Bằng chứng thể hiện ứng viên có thể chi trả cho cuộc sống bên Đức
Sinh viên học tại Đức nhưng đã về nước sau khi tốt nghiệp thì sẽ không được đăng ký giấy phép cư trú tạm thời ở bước 1. Thay vào đó, ứng viên có thể đăng ký visa 6 tháng để tìm việc tại Đức. Điều kiện là sinh viên phải có một bằng của Đức và có đủ khả năng chi trả cho cuộc sống của họ tại Đức.
Một điểm trừ của việc đăng ký visa thông qua bước 1 là ngay khi ứng viên có việc làm, phải đổi ngay sang giấy phép cư trú của bước 2 vì giấy phép cư trú tạm thời ở bước 1 chỉ giúp sinh viên tìm việc chứ không phải giấy phép làm việc “work permit”.
Sau 5 năm có Giấy phép cư trú, sinh viên có thể đăng ký PR.
EU Blue Card ( thẻ xanh EU)
– Đảm bảo điều kiện làm việc và lương bình đẳng cho ứng viên
– Đảm bảo việc tư do đi lại trong EU
– Ứng viên được hưởng quyền lợi xã hội ( bao gồm trợ cấp thất nghiệp)
– Hỗ trợ trường hợp đoàn tụ gia đình
– Hỗ trợ xin PR sau này
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/03/Làm-việc-tại-Dức-sau-tốt-nghiệp4.jpeg331600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-03-16 06:05:452023-04-10 03:20:51Làm việc tại Đức sau tốt nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/du-hoc-nghe-duc-a-z-scaled.jpg14332560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-03-15 23:52:452023-08-04 08:21:07Du học nghề Đức 2023 – Chỉ dẫn từ A-Z để có lương 75 triệu/tháng
Các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức là những ngày nào? Sau một khoảng thời gian học hành, làm việc vất vả, chắc hẳn ai cũng mong muốn đến ngày nghỉ để được nghỉ ngơi. Ngày nghỉ được thoải mái làm điều mình thích. Ngày nghỉ lễ còn đặc biệt hơn chút. Vì chúng ta được dịp đi chơi đó đây.
Dưới đây là những ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức mà IECS đã tổng hợp. Đây chỉ là những kì nghỉ tại Đức. Cũng cần lưu ý rằng: quyền quy định về các ngày nghỉ lễ ở Đức thuộc về thẩm quyền ở các bang. Chỉ có Ngày thống nhất nước Đức vào ngày 3. tháng 10 là được liên bang theo khuôn khổ hiệp ước quốc gia ấn định là ngày lễ quốc gia.
Tất cả các ngày còn lại là do các bang tự quyết định, tuy nhiên có thêm 8 ngày lễ nữa, mà tất cả 16 bang đều cùng có. Ngoài ra tại 11 bang còn có thêm những ngày lễ riêng.
1. Ostern – Lễ phục sinh ( tính từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4)
Các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức – Lễ phục sinh
Lễ phục sinh là một ngày lễ tôn giáo để tưởng nhớ sự hồi sinh của Chúa từ cõi chết, ngày lễ này chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong Đức tin của Kitô giáo. Vào ngày thứ sáu tuần Thánh (Karfreitag), chính là ngày thứ 6 trước ngày chủ nhật phục sinh, chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá theo truyền thống của Kinh thánh – vì vậy ngày này được coi là ngày tang lễ.
Ngày thứ 7 là ngày cuối cùng của kỳ ăn chay kéo dài 40 ngày, khi mà các tín đồ của Kitô thường không ăn thịt và uống rượu để thể hiện truyền thống gột sạch tâm hồn. Tuy nhiên chỉ có một phần rất nhỏ dân số Đức ăn chay vào dịp này, chiếm chỉ khoảng 7%.
2. Các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức – Erster Mai ( Ngày 1.5)
Các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức – Erster Mai
1.5 chính là ngày quốc tế lao động, ngày này được kỉ niệm không chỉ ở các nước Châu Âu mà còn cả ở các châu lục khác. Ngày lễ này bắt nguồn từ thế kỉ 19, nguyên nhân chính là do điều kiện làm việc tồi tệ trong ngành công nghiệp: người lao động phải làm việc từ 11 đến 13 tiếng một ngày và hầu như không nhận được bảo trợ xã hội.
Vào năm 1886, có khoảng 400.000 người lao động bất mãn đã cùng tổ chức một cuộc đấu tranh dài ngày để dành quyền làm việc chỉ 8 tiếng một ngày. Đến năm 1890 cuộc đấu tranh này lan sang cả các nước khác như Đức, Pháp…Sau khi thử nghiệm coi ngày 1.5 là ngày nghỉ, vào thời kì cộng hòa Weimar khoảng năm 1933, Đức quốc xã đã tuyên bố một tư tưởng hoàn toàn trái ngược về ngày nghỉ lễ: họ coi đó là một ngày nghỉ của toàn quốc mà không liên quan đến việc lao động hay quyền của người lao động.
Trong những năm 1950, giới công đoàn nhộn nhịp với truyền thống chính trị mới. Tại cộng hòa liên bang Đức, vào ngày này thường diễn ra các cuộc biểu tình, mít tinh của giới công đoàn, những người ủng hộ cho quyền của người lao động.
3. Christi Himmelfahrt ( 39 ngày sau lễ phục sinh)
Christi Himmelfahrt
Ngày lễ này luôn rơi vào thứ 5 và để tưởng nhớ ngày Chúa về trời. Theo truyền thống thì ngày 3 ngày lễ Chúa về lại với trời trong tín ngưỡng Kitô giáo được gọi là “Bitttage“. Vào dịp này, những đức tin thường đi dạo qua cánh đồng và cầu khấn cho một vụ mùa bội thu.
Ngoài ra còn có một phong tục khác thông dụng hơn, gốc rễ của nó cũng xuất phát từ những cuộc đi dạo này, chính là Ngày của cha. Vào dịp này, đàn ông thường đi dã ngoại hoặc dạo quanh các nhà hàng khác nhau. Họ thường mang theo xe đẩy với bia hoặc một số loại rượu mạnh khác.
4. Tag der deutschen Einheit – Ngày Quốc khánh Đức (03.10)
Lễ Quốc Khánh là ngày nghỉ duy nhất được ấn định theo luật của toàn liên bang
Một trong các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức nữa là ngày quốc khánh, là ngày nghỉ duy nhất được ấn định theo luật của toàn liên bang. Vào ngày này người ta kỉ niệm sự tái thống nhất giữa hai miền đông và tây Đức. Năm 1949, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, phần phía tây nước Đức bị Mỹ, Pháp và Anh chiếm đóng, còn phần phía Đông do Liên minh Xô Viết thời đó chiếm.
Từ năm 1949 đến 1990, nước Đức bị chia cắt làm 2, đó là: Cộng hòa liên bang Đức (BRD) ở phía tây và Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) ở phía Đông. Trong những thập kỉ sau đó nổi lên ở Cộng hòa dân chủ Đức những bất đồng với hệ thống chính trị, khi quyền lợi của công dân bị ảnh hưởng nhiều mặt. Những ai không đồng tình với chính sách của chính phủ thì sẽ bị bỏ tù. Để ngăn tình trạng người dân cố trốn từ đông sang tây, chính phủ đã cho xây dựng 1 bức tường ngăn cách giữa 2 miền.
Năm 1989 nổ ra một cuộc biểu tình lớn dẫn đến sự sụp đổ của bức tường này. Vào ngày 3.10.1990, hiệp ước thỏa thuận của Đức bắt đầu có hiệu lực. Vào ngày này, cờ thống nhất được treo khắp nơi kể cả những cơ quan chức năng cao nhất cũng treo cờ và hàng ngàn người đổ ra đường để ăn mừng lễ kỉ niệm này.
Ngày lễ này không phổ biến trên toàn nước Đức. Đây là ngày để tưởng nhớ những vị thánh thần và những người đã khuất. Tư tưởng của ngày lễ này là người ta cho rằng, những người quá cố và Chúa đều thuộc cùng một thế giới và họ đều đang quan sát những gì diễn ra trong cuộc sống của người trần.
Vào ngày này, mọi người đều tỏ lòng tôn kính với những người đã khuất, họ mang hoa đi tảo mộ và thắp nến tượng trưng cho ánh sáng của sự sống. Chỉ đối với người Công giáo thì ngày lễ thánh mới đóng một vai trò quan trọng và với những vùng theo đạo này thì đây mới là ngày nghỉ lễ.
Giáng sinh là ngày lễ kỉ niệm sự ra đời của Chúa và được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong Ki-tô giáo. Ngoài các nghi lễ Ki-tô giáo như đi nhà thờ, trong thời gian trước khi đến giáng sinh còn có rất nhiều những nghi thức, phong tục khác: Ở nhiều thành phố, chợ giáng sinh đông như hội, tại nhà, mọi người treo những chiếc vòng hoa làm từ cây thông, được trang trí với nến.
Những ngày trước khi đến đêm Giáng Sinh (24.12) được tính theo lịch mùa Vọng. Lịch Vọng thường bao gồm nhiều ô chứa kẹo, mỗi ngày người ta lại bóc 1 ô nhỏ trên lịch để lấy kẹo ăn, thường là sô cô la. Người ta thường tận hưởng đêm Giáng sinh và 2 ngày nghỉ lễ tiếp theo bên gia đình.
Truyền thống quan trọng nhất đó chính là việc cùng nhau trang trí cây thông Noel với những quả cầu, nến và cùng nhau ăn một bữa thật ấm cúng, thường có món xúc xích nhỏ, salad khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối là lúc của những điều bất ngờ khi mọi người cùng trao đổi quà.
7. Silvester – Giao thừa (31.12) và Tết năm mới (01/01)
Silvester kỉ niệm sự qua đi của những cái cũ và đón chào những điều mới. Trọng tâm trong ngày lễ ngày là việc bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, sau đó thường là màn ăn uống tiệc tùng cùng với bạn bè và gia đình. Truyền thống vào dịp năm mới, tạo ra càng nhiều tiếng ồn càng tốt có lịch sử lâu đời: từ ngày xưa, những người Giéc-manh đã luôn cố gắng dùng tiếng động lớn để xua đuổi ma quỷ. Ngày nay tiếng động này được thay bằng tiếng nổ của pháo hoa.
Các ngày nghỉ lễ ở Đức trong năm tiếp theo đó là ngày lễ ba vua. Ngày lễ ba vị vua (Heilige Drei Könige) là một lễ kỷ niệm lớn của Kitô giáo cùng với lễ Phục sinh và Giáng sinh. Nó đánh dấu sự kết thúc chính thức của Giáng sinh, và theo truyền thống Kitô giáo, đó là ngày mà ba nhà thông thái đến từ Bethlehem với những món quà cho em bé Chúa trời, vài ngày sau khi sinh.
Ở Đức, đây là một ngày nghỉ lễ ở các bang Baden-Württemberg, Bayern và Sachsen-Anhalt, nơi nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và cửa hàng đóng cửa vào ngày này.
Fasching được coi là lễ hội hóa trang ở Đức. Tiệc tùng khắp nơi, hay những buổi diễu hành và trang phục hóa trang sặc sỡ là những điều mọi người thường nhắc đến trong lễ hội này. Mặc dù lễ hội này được tổ chức ở nhiều thành phố nhưng đấy không phải là một ngày lễ chung của cả nước
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/03/Các-ngày-nghỉ-lễ-trong-năm-ở-Dức.jpeg386600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-03-08 09:14:432023-03-28 07:58:43Các ngày nghỉ lễ trong năm ở Đức
Germany hay còn gọi là nước Đức, một đất nước xinh đẹp nằm ngay trung tâm của Châu Âu, mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, yên bình với nền văn hóa lâu đời của nhân loại. Cũng như là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy đây là đất nước được rất nhiều các bạn du học sinh nước ngoài quan tâm và lựa chọn cho con đường học tập và làm việc của mình, cũng như là nơi thu hút đông du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu. Germany, đất nước có những điều thú vị nào mà bạn chưa biết? Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem những điều chưa biết về nước Đức này là gì nhé.
Khái quát về nước Đức – Deutsch là nước nào?
Tòa nhà quốc hội Đức
Đa phần mọi người thường mắc phải nhầm lẫn khi dùng từ “Deutsch” để chỉ về nước Đức. Nhưng Deutsch có nghĩa là tiếng Đức hay một sự vật, sự kiện liên quan đến nước Đức.
Nước Đức: tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland.)
Thủ đô: tọa lạc tại Berlin
Các Thành phố lớn ở Đức: Hamburg, Frankfurt, Stuttgart, Düsseldorf, München, Köln.
Quốc kỳ: cờ có 3 sọc ngang với 3 màu: đen, đỏ, vàng.
Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu và xung quanh là 9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg.
Diện tích: 357.021 km2
Khí Hậu: vùng khí hậu đại dương/ lục địa ôn hoà với thời tiết thường xuyên thay đổi và chủ yếu là gió Tây. Có các mùa xuân, hạ, thu, đông, rất khác nhau về nhiệt độ và mức độ mưa mù, tuyết sương.
Kinh tế nước Đức
Khi nhắc đến kinh tế châu Âu thì không thể không nhắc đến nước Đức. Nước Đức là nơi đóng vai trò rất quan trọng cho nên kinh tế châu Âu, là quốc gia góp phần định hình cục diện kinh tế thế giới trong quá khứ và kể cả hiện tại.
Kinh tế Germany
Đây là 1 trung tâm kinh tế quan trọng nhất của châu Âu với vị trí địa lý ngay giữa lòng châu Âu. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 2.200 tỷ EUR và thu nhập bình quân đầu người là 29.455 EUR, Đức là nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và có vai trò dẫn dắt kinh tế của khối Liên minh Châu Âu, cũng như có sức ảnh hưởng lớn nền kinh tế của thế giới.
Công nghiệp
Đức có thế mạnh trong các ngành công nghiệp chủ yếu sau: Chế tạo máy, thiết bị công nghiệp, hóa chất, kỹ thuật điện tử và đặc biệt là chế tạo xe hơi. Một số các công ty lớn tầm cỡ thế giới như SAP, BASF, Mercedes, Bosch, Siêmns
Nông nghiệp
Tỉ lệ người dân Đức làm trong lĩnh vực nông nhiệp chiếm khoảng 3% dân số. Nông nghiệp tập trung chủ yếu là lúa mì, ngũ cốc, chăn nuôi gia cầm. Các sản phẩm nông nghiệp chế biến từ sữa và thịt cũng rất nổi tiếng thế giới
Chính trị nước Đức
Nước Đức là một nền nghị viện liên bang. Cơ quan hiến pháp hiện diện cao nhất là Quốc hội Liên bang. Quốc hội liên bang được cử tri bầu trực tiếp 4 năm một lần.Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Nước Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác nhau. Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là Angela Merkel người điều hành đất nước. Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Quốc hội Đức
Mô hình nhà nước Đức theo chế độ nghị viện – liên bang. Ở chế độ thì cân bằng chính trị , tạo ra sự ổn định bởi quyền chia sẻ và kiểm soát quyền lợi và quyền lực giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng với nhau, cũng như khi các bên cần thỏa hiệp. Hệ thống này giúp giảm thiểu các xung đột về quyền lợi chính trị.
Bộ máy chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập pháp (legislative) và tư pháp (judicial).
Các điều luật của liên bang được ban hành bởi quốc hội liên bang (Bundestag) cùng với hội đồng.
Biểu tượng và trang phục truyền thống của Đức
Biểu tượng của Đức
Mỗi đất nước đều có những biểu tượng và trang phục khác nhau, nó chính là linh hồn và là lịch sử của một đất nước. Đối với nước Đức Quốc huy Đức (Bundesadler) là một biểu tượng của Đức với hình tượng một con đại bàng. Màu của quốc huy tương tự với màu của quốc kỳ Đức (đen, đỏ, vàng). Quốc huy Đức là một trong những biểu tượng quốc gia lâu đời nhất ở Châu Âu.
Biểu tượng nước Đức
Mỗi đất nước đều có những trang phục truyền thống khác nhau, những trang phục sẽ thể hiện nguồn gốc văn hóa lâu đời của đất nước, cũng như là nguồn gốc lịch sử của một quốc gia. Nước Đức chính là một quốc gia có một nền lịch sử lâu đời, chính vì vậy mà trang phục truyền thống của đất nước này thể hiện rõ nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất văn mình này đó là: Lederhosen dành cho nam giới và Dirndl dành cho nữ giới.
Trang phục truyền thống của nam giới
“Lederhosen” là trang phục truyền thống của nam giới Đức. Leder chuyển thành “Leather” và Hosen dịch thành “pants”, do đó, có thể hiểu là quần da. Lederhosen đã từng phổ biến rộng rãi ở vùng Alpine và các vùng lân cận, bao gồm Bavaria, Áo, Thụy Sĩ, và khu tự trị của Ý.
Trang phục có xuất xứ từ vùng Bavaria của nước Đức, Lederhosen là chiếc quần lửng quai đeo dành cho nam giới người Đức. Lederhosen dài đến đầu gối và làm từ da, kết hợp với giày mộc và tất len. Mặc cùng Lederhosen thường là một chiếc áo sơ mi theo kiểu tối giản , ngày nay thì nhiều người cũng có thể kết hợp với một chiếc áo sơ mi kẻ sọc trắng có màu sắc khác. Đặc biệt trang phục này thường được mang vào dịp lễ hội như: lễ hỗi bia Oktoberfest.
trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống dành cho phái nữ
Đối với những dịp lễ lớn tại Đức, thì phụ nữ Đức cũng sẽ khoác lên những i bộ trang phục truyền thống và lộng lẫy, đó là “Dirndl”. Dirndl, nghĩa là “cô gái trẻ”, đây là biểu tượng trang phục truyền thống của phụ nữ miền Nam nước Đức vùng Baravia, và nước Áo.
Một bộ Dirndl bao gồm áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và cuối cùng là một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ. Đặc biệt chi tiết khoét sâu ở chẽn ngực, chít eo và thân váy xòe đã giúp cho Dirndl trở thành một trong những trang phục truyền thống quyến rũ nhất.
Khí hậu nước Đức
Khí hậu ở Đức
Khí hậu ở Đức là kiểu khí hậu ôn đới , cũng là kiểu khí hậu điển hình cho Trung Âu. Nó tạo thành một sự chuyển tiếp giữa khí hậu biển Tây Âu và khí hậu lục địa Đông Âu. Tuy nhiên, do sự mở rộng về phía đông-tây và sự mở rộng đáng kể về phía nam-bắc cũng như nhiều dãy núi thấp, có sự khác biệt đáng kể về khí hậu khu vực . Phần lớn nước Đức nằm trong khu vực khí hậu mát mẻ / ôn đới, trong đó gió tây ẩm ướt chiếm ưu thế.
Khí hậu ở miền tây nước Đức ấm áp, ôn hòa được đặc trưng bởi mùa đông mưa và mùa hè ấm áp vừa phải . Ảnh hưởng của đại dương giảm đáng kể ở phía đông và đông nam . Rõ ràng có khí hậu lục địa của khí hậu với sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hè ấm đến nóng và mùa đông lạnh .
Ở phía bắc nước Đức về khí hậu mùa hè mưa và mùa đông ôn hòa với những cơn bão lớn đặc trưng cho bờ biển Bắc và vùng nội địa của nó .
Phía tây nam nước Đức với khí hậu cận nhiệt đới ẩm .
Đông Nam Đức có khí hậu lục địa rõ rệt với nhiều tuyết vào mùa đông lạnh và mùa hè nóng, tương đối khô .
Khí hậu ở dãy Alps tương ứng với khí hậu miền núi điển hình
Germany là một quốc gia có hệ thống giáo dục vô cùng tiên tiến và phát triển. Là nơi được đánh giá cao vào bậc nhất châu Âu.
Đức được xếp vào nhóm các quốc gia có chính sách xã hội tốt nhất hàng đầu thế giới. Đầu tư cho giáo dục của chính phủ Đức luôn đặt ưu tiên hàng đầu. Và hệ thống giáo dục nước Đức luôn muốn hướng tới sự công bằng, tính độc lập, sáng tạo và chất lượng cao. Chính vì vậy mà việc đi học đối với tất cả mọi người đều là bắt buộc, không chỉ là những người có điều kiện và không có điều kiện. Các chương trình đào tào luôn coi người học là trung tâm, thầy cô giáo là những người hướng dẫn, đồng hành, hướng các học sinh phải là người chủ động, đọc lập và sáng tạo cũng như tự định hướng cho bản thân mình.
Hệ thống giáo dục được phân tầng rõ ràng, là điểm đặc trưng của giáo dục Đức giúp các học sinh có những định hướng rõ ràng trong con đường học tập.
Một khi ai đã đến nước Đức thì cũng không thể không nói đến hệ thống giao thông phong phú và đa dạng của nơi đây. Đặc biệt nhất ở Đức là hệ thống Autobahn hay gọi là đường cao tốc. Xe lưu thông trên Autobahn sẽ hầu như không bị giới hạn về tốc độ. Tuy vậy tỉ lệ tai nạn giao thông ở Đức là rất ít. Ở đây bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện cộng công để đi lại trong nước Đức với chi phí khá rẻ. Nhắc đến các phương tiện công cộng ở Đức có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến xe bus và tàu điện. Hầu như người dân tại các thành phố lớn tại nướcĐức đều sử dụng xe bus và tàu điện, tram để đi lại. Tàu ở Đức chia thành nhiều loại như hệ thống tàu điện ngầm U – Bahn, tàu ngoại ô S – Bahn, tàu điện trên mặt đất Tram.
Bảo hiểm y tế Đức được đặc trưng bởi một hệ thống bảo hiểm y tế theo luật định – hay bảo hiểm y tế công Gesetzliche Krankenversicherung (GKV) và bảo hiểm y tế tư nhân Private Krankenversicherung (PKV). Trong khi bảo hiểm GKV có thể tiếp cận được với tất cả mọi người thì không phải ai cũng có thể mua được bảo hiểm y tế tư nhân mà sẽ có một số qui định áp dụng trong những trường hợp nào thì người mua mới được đóng bảo hiểm loại này.
Bạn có 3 lựa chọn sử dụng bảo hiểm y tế khi sống ở Đức: bảo hiểm y tế công do chính phủ quy định (GKV), bảo hiểm y tế tư nhân từ một công ty của Đức hoặc quốc tế (PKV) hoặc kết hợp cả hai. Bạn có thể lựa chọn các chương trình bảo hiểm y tế tư nhân đầy đủ nếu bạn có thu nhập cao. Vì mỗi người có yêu cầu riêng và khác nhau từ bảo hiểm y tế nên mọi người nên dành thời gian để tìm dịch vụ bảo hiểm phù hợp nhất với mình.
Đức là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, cũng như những đức tính kỉ luật vô cùng nghiêm khắc và quy tắc. Vì vậy mà người Đức có những quy tắc bất di bất dịch và rất rõ ràng khiến nhiều người hơi bất ngờ khi làm quen với cuộc sống tại Đức:
Với người Đức việc đúng giờ đối với bất kì ai cũng đều tuân thủ, và nó trở thành một thói quen bất di bất dịch, khi bạn thực hiện việc đúng giờ có nghĩa bạn tôn trọng đối phương, cũng như đó là phép lịch sự tối thiểu mà người Đức nào cũng phải có. Vậy nên hãy luôn là người đúng giờ.
Văn hóa đúng giờ
Sự riêng tư của người Đức là quyền được tôn trọng cao nhất. Vậy nên khi gặp gỡ hay đi qua nhau, bạn nên giữ một khoảng cách đủ để họ thấy an toàn. Đứng quá sát, là hành vi khiếm nhã cũng như khiến họ cảm thấy khó chịu khi gặp mặt.
Khi nhắc đến ẩm thực của nước Đức thì ai cũng phải nhắc đến như Xúc xích, bánh mì và Bia Đức.
Xúc xích Đức
Ở Đức có vô số loại xúc xích, đặc biệt trong đó có Weißwurst, Curry Wurst, Bratwurst. Ngoài ra tại các vùng khác nhau ở Đức cũng có những món đặc sản khác nhau như: Bao tử heo Saumagen ở vùng Platz. Và món giò heo bắp cải muối chua thì trong mỗi bữa ăn người Đức luôn đặt lên bàn món này, bởi đây là món ăn truyền thống từ lâu đời bên cạnh xúc xích Đức.
Xúc xích Đức
Bánh mỳ Đức
Bánh mì là một trong những món ăn xuất hiện thường ngày của người dân Đức với hơn 600 kiểu dáng khác nhau, nhưng chủ yếu có 3 loại chính: bánh mì đen, bánh mì trắng, bánh mì xám. Vào buổi sáng người Đức thường ăn bánh mì với bơ, mứt, xúc xích, pho mai, rau củ kèm theo đó là 1 tách cà phê. Buổi trưa được xem là buổi ăn chính nên bánh mì được kết hợp với nhiều món ăn nóng khác nhau. Còn vào buổi tối được gọi là “Abendbrot” với ý nghĩa bánh mì buổi tối kèm với một vài thức ăn vặt.
Bánh mì Brezel
Bia Đức
Ngoài ra nhắc đến Đức không ai không liên tưởng đến đặc sản là Bia đối với người Đức bia là một đặc sản cũng như là một thức uống hàng ngày của người dân, học có thể uống bia khi ăn trưa haz như bất cứ lúc nào kể cả đang đi trên đường, ngồi trên tàu xe bạn cũng có thể cẩm một chai bia và nhâm nhi. Tại Đức một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức hằng năm là lễ hội bia Oktoberfest hay Canstatter Volkfest thu hút hàng triệu người tham gia.
Lễ hội bia Đức không chỉ gói gọn trong nước mà nó thật sự đã lan rộng khắp thế giới và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước này. Sở dĩ bia Đức được ưa chuộng bởi chất lượng bia luôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao từ khâu nguyên liệu, chế biến đến lúc ra sản phẩm. Vì thế nó luôn đảm bảo độ tinh khiết về hương vị tạo cảm giác thích thú khi bạn thưởng thức lần đầu. Một số loại bia Đức bạn nên uống thử qua như Bitburger, Kellerbier, Zwickelbier, Kristallweizen… Vì thế mà nước Đức nổi tiếng nhất thế giới với những loại bia có hương vị vô cùng ngon.
Bia Đức
Cái nôi âm nhạc của Châu Âu
Chắc nhiều bạn có lẽ đã quá quen thuộc với những nền âm nhạc của Anh, Mỹ. Song lại không biết rằng, trong suốt nhiều thế kỉ thì nước Đức lại chính là cái nôi âm nhạc của Châu Âu và cũng là chính là nơi đã sản sinh ra nhiều nhạc sĩ, thi sĩ tài năng của thế giới như: Johann Sebastian Bach (1685-1750), Ludwig van Beethoven (1770-1827).
Âm nhạc Đức
Người Đức là một trong những người yêu âm nhạc nhất thế giới, đối với họ âm nhạc là cuộc sống, nó mang lại cho họ những điều vui tươi, sự phấn khởi trong cuộc sống. Người Đức rất đam mê âm nhạc, thơ ca và kịch nghệ. Mỗi thành phố dù nhỏ đều có một nhà hát kịch hay nhà hát Opera, có một đoàn kịch của riêng mình, một dàn nhạc hay những nhóm nhạc nhỏ, và có thể cả một dàn hợp xướng nữa. Âm nhạc và ca hát đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động xã hội và các lễ lạt công cộng.
Và bất cứ lúc nào khi bạn đi trên đường phố nước Đức bạn đều có thể nghe thấy những bản nhạc đường phố vang lên đâu đó trong những ngỏ ngách hay trong những con đường ở trung tâm, và nó đã trở thành một điều gì đó rất đỗi quen thuộc đối với cuộc sống của mọi người ở đây.
Tình yêu dành cho bóng đá
Tình yêu bóng đá
Người Đức có một tình yêu vô cùng mãnh liệt dành cho môn thể thao vua này. Trong các sự kiện bóng đá Đức lớn và trận chung kết quan trọng, mọi quán cà phê, nhà hàng và Biergarten (quán bia) ở Đức đều có màn hình để chiếu trận đấu. Mọi người, từ trẻ đến người già cùng đến xem và cổ vũ. Đặc biệt ở Berlin và Munich, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cái gọi là hàng dặm dài cổ động viên ở quảng trường Brandenburger Tor và Leopoldstraße. Ở đó, các màn hình chiếu các trận đấu được lắp đặt và có tới một triệu người tụ họp cùng nhau để xem các trận đấu – tất cả đều mặc đồ hoặc áo có màu cờ của nước Đức hay như là những sticker có hình lá cờ hay cổ vũ được trang trí khắp nơi.
Ngoài ra những trận đấu nhỏ trong nước cũng không kém phần hào hứng. Ở những thành phố có các trận đấu vào cuối tuần thì thành phố đó sẽ chật ních những cổ động viên của đội tuyển đó, và họ thường hát hò rộn ràng mỗi khi đội tuyển của họ dành chiến thắng.
Đất nước của những tòa lâu đài cổ kính
Vốn dĩ Châu Âu đã nổi tiếng về sự cổ kính, nguy nga hay như là những mảnh đất gắn liền với lịch sử lâu đời hoành tráng . Nước Đức cũng không ngoại lệ với sự cổ kính này, đến với mảnh đất này bạn sẽ có cơ hội chứng kiến những công trình kiến trúc đồ sộ, cổ kính và xinh đẹp và đó cũng là minh chứng cho một những mốc thời gian lịch sử hào hùng mà nước Đức đã trải qua. Nước Đức còn được mệnh danh là đất nước của những tòa lâu đài, và chính những tòa lâu đài này cũng là minh chứng rõ nhất cho một nền lịch sử huy hoàng, một đế chế hùng mạnh của thời kì phồn thịnh ngày xưa ở Đức.
Những tòa lâu đài khi xưa là nơi ở của những lãnh chúa hoặc tu sĩ, kiếm sĩ trong một thời gian dài của thời kỳ phong kiến Châu Âu trung đại. Đa phần những tòa lâu đài này vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị của các quý tộc nước Đức khi xưa. Ngày nay, những tòa lâu đài và các kiến trúc lớn này là nơi thu hút rất nhiều lượt khách đến thăm quan và du lịch.
Kết luận
Nước Đức một vùng đất cổ kính của Châu Âu, là nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những khung cảnh xinh đẹp nên thơ hòa cùng đó là những tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Cũng là nơi sản sinh ra biết bao thiên tài của thế giới, là nơi khởi nguồn của những phát minh vĩ đại hay như nguồn cảm hứng âm nhạc của biết bao nhà thi ca nổi tiếng thế giới.
Có lẽ những điều thú vị về nước Đức ở trên đã giúp cho các bạn biết rõ thêm về con người văn hóa, và nguồn gốc của nước Đức như thế nào, cũng như tạo cho các bạn có thể làm quen và không còn bở ngỡ với những điều mới lạ của đất nước xinh đẹp này.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105043854_3163315123726319_4372313323456811443_n.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-03-03 00:00:022023-03-28 07:58:21Germany – Nước Đức nền kinh tế số 1 Châu Âu vẫn mang đậm nét đẹp cổ kính
Thủ tục xin visa đi Đức thăm thân nhân có khó không? Các bạn đang có ý định đi du học tại Đức, định cư tại Đức hoặc đã đang ở Đức từng có mong muốn rằng một ngày nào đó mình cũng có thể đón bố, mẹ, vợ, chồng, con cái hay bất kể người thân nào của mình sang Đức vài tháng chưa? Điều này là hoàn toàn có thể.
thủ tục xin visa đi Đức thăm thân
Hoặc bạn có người thân đang ở Đức và đang có nhu cầu sang thăm mà chưa biết thủ tục xin visa đi Đức thăm thân như thế nào, có mất nhiều thời gian không, cần những giấy tờ và làm theo trình tự như thế nào thì bài viết sau của IECS sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc trên nhé.
Hiện nay Đức cung cấp hai loại visa (thị thực) chính là thị thực Schengen và thị thực quốc gia. Tùy vào mỗi mục đích sang Đức khác nhau mà bạn sẽ nộp đơn xin loại thị thực khác nhau. Trường hợp xin visa đi Đức thăm thân thuộc loại visa Schengen, lưu trú ngắn hạn tối đa là 90 ngày.
1. Những trường hợp thăm thân được chấp nhận ở Đức
Thị thực thăm thân hay thị thực đi thăm là loại thị thực dành cho mục đích đi thăm người thân hay bạn bè, bao gồm bạn trai/ bạn gái. Thời gian ở lại tối đa là 90 ngày. (Nguồn: xem tại đây). Vậy là ngay cả khi bạn không phải là người thân mà là người yêu thôi bạn cũng có thể sang thăm bạn gái hay bạn trai của mình rồi.
Nước Đức quả thật rất tuyệt vời đúng không nào? Bước tiếp theo đương nhiên là bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin visa đi Đức thăm thân một cách kỹ lưỡng và đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của Đại sứ quán Đức cũng như chứng minh được mối quan hệ của mình với người thân đang ở Đức.
Thủ tục xin visa đi Đức thăm thân không khó nhưng cần chuẩn bị kỹ lưỡng
2. Thủ tục xin visa đi Đức thăm thân nhân
2.1 Checklist các giấy tờ cần thiết
Theo quy định, nếu bạn là người xin visa thì bạn phải có mặt trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ và nộp tất cả các giấy tờ cần thiết. Chuẩn bị giấy tờ một cách đầy đủ và chính xác sẽ giúp các bạn giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ, tránh trường hợp Đại sứ quán yêu cầu thêm thông tin các giấy tờ khác. Danh sách giấy tờ cần cho hồ sơ xin cấp thị thực thăm thân bạn có thể tải tại link sau
Ảnh: Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trước khi nộp hồ sơ xin thị thực đi Đức thăm thân
Đơn xin cấp thị thực và được ký đầy đủ bởi người nộp đơn. Bạn có thể điền online mẫu đơn tại link sau:
Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học được chụp gần đây (không quá 6 tháng), hai ảnh phải giống nhau, cỡ 45mm x 35mm. Lưu ý: một ảnh không được dán vì dùng để scan.
Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức. Chú ý bạn nào có vỏ bọc hộ chiếu thì bỏ ra nhé. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu và giấy tờ đi lại phải còn lại ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.
Nếu người nộp đơn là trẻ dưới tuổi vị thành niên thì phải nộp thêm bản tuyên bố đồng ý của bố mẹ và giấy khai sinh của trẻ em.
Trường hợp bạn không phải công dân Việt Nam thì cần nộp thêm giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.
Bản tuyên bố tự ký tay theo quy định theo Điều 54, Khoản 2, Mục 8 và Điều 53 Luật Cư trú. Bạn tải đơn tại đây
Giấy tờ của người mời tại Đức
Thư mời viết gần đây, không cần theo mẫu, có chữ ký
Người mời là công dân Đức hoặc EU: bản sao thẻ căn cước (Personalausweis), mặt trước và mặt sau
Người mời là người nước ngoài: bản sao giấy phép cư trú (Aufenthaltstitel), mặt trước và mặt sau
Bằng chứng về việc làm (nếu có)
Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/ chức vụ, thời gian làm việc
Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)
Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương)
Sổ bảo hiểm xã hội
Nếu bạn là chủ sở hữu công tư hoặc là người tự hành nghề và bạn muốn xin visa đi Đức thăm thân, bạn cần nộp thêm:
Chứng nhận đăng ký kinh doanh
Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
Nếu bạn đã nghỉ hưu thì cần xác nhận lương hưu ba tháng gần nhất, thẻ hưu trí
Nếu bạn (người nộp đơn) là học sinh/ sinh viên thì cần nộp xác nhận của nhà trường về việc bạn đang theo học tại trường đó và thẻ học sinh, sinh viên
Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi
Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm)
HOẶC giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung) do Sở ngoại kiều tại Đức cấp và phải nộp bản chính khi xin visa
Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn
Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước của vợ/ chồng + Giấy phép cư trú của vợ/ chồng nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU/ Schengen.
Giấy khai sinh của tất cả các con của bạn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU/ Schengen.
Sổ hộ khẩu gia đình
Bằng chứng về mối quan hệ với người mời: bạn có thể dùng các giấy tờ kể trên về gia đình hoặc ảnh, thư từ, văn bản giải trình, bản in các cuộc trò chuyện qua mạng xã hội, v.v.
Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR.
Ảnh: Bạn sẽ không được giữ hộ chiếu trong quá trình xử lý hồ sơ và nhớ bỏ vỏ bọc hộ chiếu nếu có
2.2 Các bước hoàn tất thủ tục xin visa đi Đức thăm thân nhân
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bạn hãy thực hiện các bước sau để nộp hồ sơ xin thị thực đi Đức thăm thân.
Bước 1: Đặt lịch hẹn
Trước tiên bạn cần đặt một lịch hẹn để có thể đến nộp hồ sơ. Hiện nay việc đặt lịch hẹn của Đại sứ quán đã được chuyển sang cho công ty VFS Global tiếp nhận. Việc đặt lịch hẹn là hoàn toàn miễn phí và phụ thuộc vào số lịch hẹn còn trống. Lưu ý ngôn ngữ trên trang đặt lịch hẹn là tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
Ảnh: Trang web đặt lịch hẹn bằng tiếng Anh, công ty VFS Global
Bạn hãy đến đúng giờ (đến trước 10 phút) và đúng địa điểm đã hẹn để nộp hồ sơ. Cán bộ có thể sẽ phỏng vấn bạn.
3. Những lưu ý để xin visa thành công
Các bạn nên chú ý khi đặt lịch hẹn online hãy điền thật chính xác số hộ chiếu của mình, vì nếu số hộ chiếu không đúng với số được dùng để đặt lịch hẹn thì bạn sẽ không được vào
Trong trường hợp mà người thân bên Đức của bạn mời nhiều người sang cùng một lúc thì bạn phải đặt lịch hẹn cho từng người một, kể cả đó là trẻ em hay người lớn.
Nhớ đến trước thời gian hẹn ít nhất 10 phút vì nếu sơ suất đến muộn 15 phút là lịch hẹn của bạn sẽ tự động bị hủy.
Thời gian xử lý hồ sơ xin visa đi Đức thăm thân kéo dài có thể tới 15 ngày. Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì có thể chỉ mất 7-10 ngày thôi đó.
Chú ý là bản sao các giấy tờ chứng thực bởi các cơ quan chức năng tại Việt Nam hoặc bản công chứng sẽ không được chấp nhận. Bản sao có thể tiếp nhận nếu được công nhận (trong ba tháng gần đây) bởi:
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội
Tổng lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh
Các cơ quan của Chính phủ Đức
Các phòng công chứng tại Đức
Một Tipp nữa cho bạn là hãy sắp xếp bộ hồ sơ theo trình tự checklist của Đại sứ quán để tránh sự chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và xử lý hồ sơ.
Và cuối cùng là đừng quên mang theo tiền để nộp phí xin thị thực nhé. Các mức phí cho độ tuổi sẽ khác nhau và có những trường hợp được miễn hoặc giảm phí. Các bạn có thể tìm hiểu tại link này
Vậy là bạn đã tìm hiểu xong thủ tục xin visa đi Đức thăm thân rồi đó. Hy vọng bài viết này hữu ích tới bạn. Và nếu bạn có người thân hay người yêu ở Đức thì còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị một bộ hồ sơ sang thăm và vi vu trời Âu nhỉ!
Nước Đức – Văn hóa Đức và kinh nghiệm triệt tiêu sự bở ngỡ khi mới đặt chân đến Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/02/Thu-tuc-di-Duc-tham-than-Nhan-scaled.jpg14402560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-26 01:00:382023-03-14 09:15:41Hướng dẫn chi tiết các thủ tục xin visa đi Đức thăm thân nhân mới nhất 2023
Định cư ở Đức có dễ không? Đức là một quốc gia có sự phát triển đa dạng với tất cả các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế. Với chính sách miễn phí về y tế và giáo dục, vì vậy, định cư ở Đức luôn hấp dẫn cho các công dân đến từ những nước đang phát triển. Một câu hỏi đặt ra rằng: có nên định cư ở Đức không ? luôn là thắc mắc của rất nhiều người đang tìm một đất nước để định cư. Để trả lời cho câu hỏi có nên định cư ở Đức, có nên sang Đức sống hay không? Chúng ta cần xem xét nó trên nhiều góc độ khác nhau và tham khảo qua bài viết của IECS này nhé
Định cư ở Đức luôn hấp dẫn cho các công dân đến từ những nước đang phát triển
1. Có nên định cư ở Đức hay không?
Định cư ở Đức từ lâu đã là mong muốn của nhiều bạn. Khi được cấp thẻ định cư ở Đức và trở thành công dân Đức, bạn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích như:
Được sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại
Bảo vệ quyền tự do ngôn luận
Sở hữu nền giáo dục hiện đại, tiên tiến: Miễn học phí đại học, hệ thống giáo dục phân tầng rõ ràng, Trường học riêng dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt, Rèn luyện khả năng sống tự lập từ nhỏ.
2. Điều kiện định cư ở Đức
Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 5 năm trở lên.
Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình.
Đủ điều kiện nhà ở theo quy định.
Đã đóng tối thiểu 60 tháng vào quỹ bảo hiểm lương hưu trong diện bắt buộc hoặc tự nguyện, hoặc chứng minh đã tham gia vào một quỹ bảo hiểm tương ứng; thời gian nghỉ do đau ốm hoặc sinh con trong thời gian làm việc sẽ được xem xét.
Có bằng cấp, giấy phép hành nghề phục vụ cho công việc cần thiết tại Đức.
Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức.
Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B1, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest).
Không phạm tội tại CHLB Đức .
Thừa nhận luật pháp CHLB Đức.
Đạt yêu cầu về sức khỏe, đặc biệt là không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến thần kinh
Từ bỏ quốc tịch mình đang có.
2.Một số hình thức định cư ở Đức phổ biến
2.1 Thẻ cư trú (Aufenthaltserlaubnis)
Khác với thị thực du lịch chỉ có thời hạn 3-6 tháng do đại sứ quán xét duyệt, thị thực dài hạn Aufenthaltserlaubnis sẽ do sở ngoại kiều cấp. Sau khi nhập cảnh vào Đức với thị thực dài hạn và đăng ký hộ khẩu thường trú (Anmeldung), sở ngoại kiều nơi bạn đăng ký hộ khẩu sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn thị thực của bạn. Tuỳ vào lý do học tiếng, học đại học, đoàn tụ cùng người thân hoặc hợp tác lao động mà giấy phép cư trú Aufenthaltserlaubnis sẽ có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
2.2 Thẻ xanh (Blauen Karte/EU)
Thẻ xanh EU là loại giấy phép cư trú tạm thời được nhà nước Đức cấp cho những người có trình độ đại học trở lên trong thời hạn 4 năm. Điều kiện để được cấp loại thẻ này là bạn phải có việc làm với mức lương sau thuế tối thiểu 33.060 Euro/1 năm. Đối với những người làm trong nhóm ngành nước Đức cần lao động thì mức lương sau thuế tối thiểu là 25.800 Euro/1 năm là đủ điều kiện (đây là mức lương năm 2016 và có tính tương đối).
Nếu thời hạn của hợp đồng lao động dưới 4 năm, thẻ xanh EU sẽ được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao đồng cộng thêm 3 tháng. Bạn có thể gia hạn thẻ nếu đáp ứng các yêu cầu từ sở ngoại kiều và sở lao động. Để thay đổi công việc đã được đăng ký khi xin cấp thẻ trong vòng 2 năm đầu tiên làm việc, bạn cần thông báo và xin giấy phép từ 2 cơ quan kể trên. Những người được cấp Thẻ xanh có thể làm việc không chỉ trong nước Đức mà còn ở các quốc gia khác thuộc khối Liên minh Châu Âu.
2.3 Thẻ định cư vĩnh viễn (Unbefristete Niederlassungserlaubnis)
Người muốn được cấp thẻ định cư dài hạn phải có đủ một số điều kiện sau:
Đã sở hữu 5 năm giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis)
Thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân hay gia đình (nếu có)
Không hưởng trợ cấp xã hội hay thất nghiệp
Đóng đủ 60 tháng hưu trí (Gesetzlichen Rentenversicherung)
Không phạm tội ở Đức hay đang bị án treo
Có trình độ tiếng Đức tương đương chứng chỉ B1 hoặc hơn (theo luật mới)
Có đủ diện tích nhà ở theo luật định (tối thiểu 12m2/người)
Đối với người đã có thẻ xanh, sau khi làm việc đúng chuyên ngành trên 33 tháng sẽ được quyền cấp thẻ định cư tại Đức vĩnh viễn (Unbefristete Niederlassungserlaubnis). Nếu người đó có trình độ tiếng Đức B1 trở lên thì thời gian 33 tháng sẽ được rút ngắn thành 21 tháng.
3. Những trường hợp ngoại lệ được cấp thẻ định cư tại Đức dài hạn
Định cư ở Đức
Có trình độ cao
Có thẻ xanh (Blauen Karte/EU)
Tự hành nghề kinh doanh
Được ở lại vì lí do nhân đạo
Có vợ/chồng quốc tịch Đức
Người gốc Đức hồi hương.
Nước Đức được ví như “ Trái tim Châu Âu”, nơi hội tụ nhưng tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại. Cũng không phải dĩ nhiên mà quốc gia này được nhiều người yêu quý và mong muốn được đặt chân tới đây, Đức luôn mở rộng cửa cho các du học sinh ngoại quốc và lao động nước ngoài đến đây làm việc, cống hiến vì vậy để có được quốc tịch Đức và được định cư lâu dài tại đây thì bạn phải đáp ứng được điều kiện nhất định đồng nghĩa với bạn chấp nhận phải từ bỏ quốc tịch hiện có của mình.
Hãy cân nhắc và lựa chọn hướng đi đúng đắn để có quyết đinh sáng suốt cho tương lai của mình. Chúc các bạn thành công.
Cùng Du Học Nghề Đức IECS chấm dứt tình trạng thất nghiệp sau đại học
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/02/Dịnh-cư-ở-Dức2.jpeg400600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-24 03:26:272023-03-14 09:16:00Luật định cư ở Đức
1. Luật cư trú mới nhất của Đức – Luật quốc tịch Đức
Luật cư trú mới nhất của Đức chính phủ dự định sẽ điều chỉnh vào năm 2022. Các chuyên gia trong ngành nhập cư cho rằng chính phủ liên minh của Đức đang có những dự định, kế hoạch sửa đổi luật quốc tịch của đất nước, gồm những bước liên quan đến quá trình nhập cư của người nước ngoài.
Trong cuộc trò chuyện với Uglobal, Aykut Elseven là luật sư người Đức người đồng sáng lập tại Schlun & Elseven Rechtsanwälte, cho rằng trong thỏa thuận liên minh của Đức dự kiến sẽ mở đường cho một chính sách nhập cư tự do hơn. Từ đó sẽ cải thiện triển vọng của các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài.
2. Luật quốc tịch Đức: Dự kiến thay đổi luật công dân
Luật cư trú mới nhất của Đức
Sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9, chính phủ Đức đang ở giai đoạn chuyển đổi quan trọng. Thủ tướng Angela Merkel chứng kiến sự thất bại trước chính phủ liên minh ba đảng đầu tiên được thành lập, gồm:
Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD)
Đảng Xanh
Đảng Dân chủ tân tự do (FDP).
Cuối tháng 11, ba đảng chính phủ liên minh đã đồng loạt thông báo về các chính sách cải cách. Trong đó có cả những thay đổi về luật quốc tịch được xem làm có những tư tưởng truyền thống và quy chuẩn.
Sau tháng 9, phiên họp bầu cử của Quốc hội (Hạ viện) đã diễn ra sau cuộc bầu cử, dự thảo thỏa thuận liên minh giữa các bên liên minh mới cũng đã được công bố. Các bên hiện vẫn đang bỏ phiếu trong nội bộ, kết luận cuối cùng của thỏa thuận liên minh vẫn đang chờ xử lý.
3. Những thay đổi mới trong chính sách quốc tịch nước Đức.
Luật cư trú mới nhất của Đức tạo nhiều cơ hội cho doanh nhân khi nhận quốc tịch Đức
1/Khả năng đào tạo công dân Đức trong 3 năm theo luật quốc tịch Đức.
Cải cách lớn và được mong đợi nhất trong luật quốc tịch là khả năng tất cả cư dân nước ngoài có thể trở thành công dân, trong ba năm so với quy trình hiện tại. Ngoài ra, tùy chọn có được tình trạng song tịch và xét quốc tịch cho con cái của cư dân nước ngoài cũng được nếu ra trong dự thảo.
Khả năng có song tịch và nhập quốc tịch Đức nên được tạo điều kiện thuận lợi. Theo quy định, việc nhập quốc tịch Đức có thể được thực hiện sau năm năm, và thậm chí sau ba năm trong trường hợp có những thành tựu hội nhập đặc biệt.
Trẻ em sinh ra ở Đức với cha mẹ là người nước ngoài, sẽ có cơ hội trở thành công dân Đức khi sinh ra nếu cha hoặc mẹ đã cư trú hợp pháp ở Đức được 5 năm. Tuy nhiên, đây chưa phải là dự thảo luật cụ thể mà chỉ là những tuyên bố về dự định.
2/ Nhiều cơ hội cho doanh nhân và nhà đầu tư khi tham gia chương trình đầu tư nhận quốc tịch Đức
Dự thảo thỏa thuận liên minh rằng một quyền cư trú hoặc quyền công dân hiện có thể được xét thông qua một khoản đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và doanh nhân đã có cơ hội bắt đầu kinh doanh tại Đức theo luật hiện hành và lấy giấy phép cư trú cho những người tự kinh doanh.
Nhiều chuyên gia giả định rằng khả năng này sẽ vẫn tiếp tục duy trì cho chính phủ mới. Dự thảo mới của thỏa thuận liên minh hướng đến một chính sách nhập cư tự do. Nên cũng có thể tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nhân theo đuổi hoạt động kinh doanh ở Đức.
Du học sinh tại Đức: Team IECS tại Đức hỗ trợ bạn như thế nào?
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/02/Luật-cư-trú-mới-nhất-của-Dức4.png335600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-21 01:59:342023-03-14 09:15:13Luật cư trú mới nhất của Đức có lợi gì cho nhà đầu tư?
Thông tin liên lạc khẩn cấp tại Đức là điều tối thiểu bạn nên biết khi sống tại đây. Khi bạn đang sống ở Đức mà gặp sự cố đột xuất hay khó khăn gì mà cần trợ giúp thì bạn cần phải biết gọi đến đâu, cho cơ quan tổ chức nào để được trợ giúp. Dưới đây là danh sách những số điện thoại liên lạc khẩn cấp trong những trường hợp cần thiết các bạn hãy lưu vào nhé.
Lưu ý: Các số điện thoại cứu hộ trên có thể sử dụng miễn phí từ bất kỳ một máy điện thoại nào tại Đức, không cần tài khoản hoặc tiền đặt cọc.
Thông tin liên lạc khẩn cấp tại Đức
1. Thông tin liên lạc khẩn cấp tại Đức – Cấp cứu y tế: 112
Thông tin liên lạc khẩn cấp tại Đức
Số điện thoại 112 được sử dụng để gọi cấp cứu y tế trong những trường hợp cấp cứu nhanh chóng cần thiết, bao gồm:
Tình trạng nghiêm trọng của một người bị thương tích hoặc bị tổn thương;
Các trường hợp cấp cứu ngay lập tức, chẳng hạn như ngập nước, hoả hoạn, bỏng cháy, v.v;
Tình trạng điều trị y tế khẩn cấp như nhồi máu, v.v;
Tình trạng tử vong cần giám sát của bác sĩ.
Nếu bạn không chắc chắn liệu một tình trạng cần phải gọi cấp cứu, hãy gọi 112 và hỏi sự giúp đỡ của điện thoại viên.
2. Cấp cứu hoạt động: 110
Số điện thoại 110 được sử dụng để gọi cấp cứu hoạt động trong các trường hợp sau:
Các vụ hoạt động tội phạm như trộm cắp, xâm nhập, v.v;
Nổ, cháy hoặc các trạng thái nguy hiểm khác;
Tình trạng cần cấp cứu ngay lập tức, chẳng hạn như một người bị bắt trong một vị trí nguy hiểm hoặc một con vật bị khóa trong một vị trí khó khăn.
Lưu ý: Trước khi gọi 110, hãy cố gắng tìm ra nguồn gốc của sự cố và cung cấp cho điện thoại viên thông tin chi tiết nhất có thể.
3. Tố giác tội phạm: 110
Số điện thoại 110 được sử dụng để gọi cấp cứu tội phạm trong các trường hợp sau:
Các vụ hoạt động tội phạm như trộm cắp, xâm nhập, v.v;
Tình huống tấn công hoặc cảnh báo tội phạm;
Sự hiếu chiếu hoặc các trường hợp tấn công khác.
4/ Tình nguyện viên cứu hộ: 19222
Số điện thoại 19222 là một số điện thoại cứu hộ tình nguyện tại Đức. Số này cung cấp dịch vụ cứu hộ miễn phí cho những người bị tấn công hoặc gặp rủi ro tại địa điểm công cộng hoặc trong nhà. Tình nguyện viên cứu hộ 19222 cung cấp sự hỗ trợ trực tuyến cho người gọi trong các tình huống khẩn cấp, giúp họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức cứu hộ hoặc các đơn vị cảnh sát.
5. Cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông: 0800 589351
Số điện thoại 0800 5893510 là một số điện thoại cứu hộ cho nạn nhân tai nạn giao thông tại Đức. Khi gọi số này, người gọi sẽ được hỗ trợ và cung cấp thông tin về các biện pháp cấp cứu đối với nạn nhân tai nạn giao thông. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ cho việc gọi cấp cứu tại chỗ và giúp cho các tổ chức cứu hộ cần thiết đến tại nơi tai nạn để cứu hộ cho nạn nhân
6. Điện thoại cứu hộ: 116 117
Số điện thoại 116 117 là một số điện thoại cứu hộ tại Đức. Nó là một dịch vụ tổng đài cứu hộ chung cho các tình huống khẩn cấp về sức khỏe, an toàn và cảnh sát. Khi gọi số này, người gọi sẽ được hỗ trợ bởi một chuyên gia và cung cấp thông tin về cách giải quyết tình huống cụ thể. Nếu cần, chuyên gia sẽ gọi các tổ chức cứu hộ và hỗ trợ cho việc gọi cấp cứu tại chỗ.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/02/Thông-tin-liên-lạc-khẩn-cấp-tại-Dức1.png331600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-13 08:33:272023-02-24 06:29:47Thông tin liên lạc khẩn cấp tại Đức
Các dịch vụ của người việt tại Đức ra sao? Trên toàn nước Đức đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ… Ở các bang phía Tây Đức, người Việt chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.
1. Các dịch vụ của người việt tại Đức- Người Việt tại Đức sinh sống tập trung ở đâu?
Hiện nay, có khoảng hơn 170.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đức. Cộng đồng người Việt tại Đức là một trong số những cộng đồng người Việt tại nước ngoài sinh sống phân bổ đều tại khắp các khu vực trên nước sở tại. Trong đó, có nhiều người Việt sang Đức và thành công ở các thành phố như: Berlin, Frankfurt, Leipzig…
Trên toàn nước Đức đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ… Ở các bang phía Tây Đức, người Việt chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.
Lãnh đạo các cấp của phía Đức đều đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Đức. Đặc biệt đánh giá cao học sinh người Việt tại Đức học giỏi, tỷ lệ đỗ vào trường chuyên và đại học cao hàng đầu trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Đức. Học sinh người Việt đỗ vào các trường chuyên đạt tới 50%, thành tích cao nhất trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Đức.
2. Hình thức kinh doanh của người Việt ở Đức
Đa phần người Việt kinh doanh ở Đức theo mô hình tự kinh doanh, đó là các hộ buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ, các nhà hàng, tiệm Nail, cửa hàng hoa… Với mô hình kinh doanh này, bạn cần phải đăng ký kinh doanh tại Bürgeramt nơi bạn mở tiệm. Dưới đây là 1 vài hình thức kinh doanh ở Đức đặc trưng của người Việt.
2.1 Mở nhà hàng tại Đức / Cửa hàng bán đồ Châu Á tại Đức
Các dịch vụ của người việt tại Đức – Quán phở của người Việt tại Đức
Một điểm đáng quan tâm đó chính là ở hầu hết các thành phố tại Đức đều có mặt của các cửa hàng kinh doanh lớn hay nhỏ lẻ của người Việt, như cửa hàng Châu Á, quán ăn Việt Nam. Trong các quán ăn, người chủ sẽ đào tạo 1 vài thợ chính, còn lại đa phần sẽ thuê sinh viên làm part-time phục vụ, dọn dẹp.
Theo đánh giá khách quan, hầu hết đều nhận được sự hài lòng và tin dùng của các khách hàng bới chất lượng món ăn tốt mà giá thành lại rẻ hơn so với nhà hàng của người Đức. Đây cũng là những nghề đã mang lại nhiều tiền bạc, kinh tế khá cho người Việt và được coi là nghành nghề mang ” thương hiệu của người Việt”.
2.2 Cửa hàng Nail tại Đức
Chủ yếu người Việt kinh doanh ở Đức sẽ thường mở cửa tiệm làm móng hoặc làm nails tại Đức. Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt xuất khẩu lao động sang Đức để làm nail đã có sự phát triển tương đối nhanh. Về cơ bản, để mở tiệm làm móng tay ở Đức thì bạn không cần bất kỳ kiến thức chuyên môn hoặc đào tạo đặc biệt nào. Vì vậy, bạn có thể mở tiệm của riêng bạn, nếu bạn đủ khả năng về nghề cũng như đủ kinh tế.
Ngoài ra, một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biển và được sử dụng nhiều, đặc biệt trong thời điểm Covid, Lockdown, đó chính là bán hàng online, từ thực phẩm gia vị Việt, các món ăn Việt tự làm được yêu thích như nem chua, bánh chưng, giò chả,..đều được rẩt nhiều người quan tâm và đón nhận.
Đối với hình thức này, hầu hết mọi người không đăng kí kinh doanh mà chỉ trao đổi với nhau qua mạng xã hội, những trang Fanpage của hội du học sinh, hội người Việt sống ở Đức. Nó không mất phí, không cần đóng thuế và cũng không đăng kí giấy phép kinh doanh, khá tiện lợi, nhanh gọn và dễ dàng. Tuy nhiên, theo luật pháp Đức quy định, kể cả với việc bán hàng online, bạn cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh.
2.4 Kinh doanh hàng xách tay hoặc dịch vụ Vận Chuyển 2 chiều Đức – Việt
Với nhu cầu của rất nhiều khách hàng hiện nay, đó là mua hàng xách tay từ Đức vì sự tin tưởng cũng như chất lượng hàng hóa, cũng như mong muốn gửi hàng về cho gia đình người thân tại Việt Nam, chính vì vậy mà hình thức kinh doanh hàng xách tay và dịch vụ vận chuyển hàng hóa Đức – Việt cũng được ưa chuộng và ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
2.5 Bán hoa và hoa quả tại Đức
Ở các thành phố lớn, đặc biệt như Berlin hay München, không khó để bắt gặp các cửa hàng hoa hoặc hoa quả ở khắp mọi nơi, trên các con phố, nhà ga hay trung tâm mua sắm, thu nhập từ người kinh doanh hoa được tiết lộ là lãi khá cao, tuy nhiên nghề rất vất vả vì họ thường phải thức khuya dậy sớm từ 2-3 giờ sáng để đi lấy hoa ở đầu mối.
3. Các doanh nhân và doanh nghiệp lớn ở Đức
Nhắc đến kinh doanh thì không thể không nhắc đến những doanh nhân cũng như doanh nghiệp Việt lớn và thành công tại Đức.
Cứ đến Đức là nghe danh chợ Đồng Xuân. Đây là khu chợ lớn buôn bán tất cả các mặt hàng Châu Á, tập hợp đông đảo người Việt và đem lại nguồn thu nhập mạnh cho người buôn bán cũng như tạo việc làm cho rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Đức. Chợ được thành lập vào năm 1997 bởi ông Nguyễn Văn Hiền (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm thương mại Đồng Xuân).
Ngoài ra, còn có những cá nhân tiêu biểu khác như Bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT TTTM Thái Bình Dương Berlin. Ông Võ Văn Long, Giám đốc Công ty Thăng Long ( bao gồm Nhà Hàng Việt ”Asia-Town” ), hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức. Bà Trần Thị Minh Tâm, người sáng làm lập chuỗi 50 nhà hàng Việt “ Asia Gourmet”.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2023/02/Du-học-nghề-làm-dẹp-tại-Dức7.jpeg375600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-07 09:20:142023-02-24 06:29:53Các dịch vụ của người việt tại Đức
Tiếng Đức hiện nay đang dần trở thành một ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam sau tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung. Vì sao lại thế? Do nhu cầu đi du học của các bạn trẻ ngày một tăng, đặc biệt là du học Đại Học và Du Học Nghề Đức. Trong đó phải kể đến hai ngành du học hiện hot nhất thị trường Việt Nam là ngành du học nghề Điều Dưỡng và du học nghề Nhà Hàng-Khách Sạn. Để đạt đủ yêu cầu theo các chương trình đào tạo tại Đức thì học viên phải có tối thiểu trình độ tiếng Đức B1 tại Việt Nam.
Hôm nay chúng mình viết bài này nhằm phân tích cho các bạn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức, bí quyết tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu, phương pháp tự học tiếng Đức hiệu quả mà chúng mình đã đúc kết ra từ kinh nghiệm 20 năm du học và làm việc tại Đức nhé!
Có rất ít nghiên cứu về các ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Đức của người học. Tuy nhiên những nhà nghiên cứu cũng đã xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức của các học viên như sau:
Khả năng học ngôn ngữ tự nhiên luôn sẵn có trong mỗi người. Những đứa trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ nào sẽ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên. Điều này chứng tỏ, học tiếng Đức không hiệu quả do nguyên nhân từ cách dạy và cách tự học trong môi trường giáo dục chứ không phải do khả năng học hạn chế.
Đa số các trung tâm chưa thật sự đầu tư vào hệ thống giáo dục hiệu quả để dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ như nghe, nói mà chỉ chú trọng đến kĩ năng làm bài thi viết. Phần lớn các thầy cô giáo dạy tiếng Đức hay các trung tâm tiếng Đức đều định hướng dạy luyện đề thi là chính. Nguyên nhân này góp phần làm chất lượng giáo viên dạy tiếng Đức thực hành giảm theo thời gian.
Quy mô lớp học đông, không có công nghệ hỗ trợ thì giáo viên khó có thể dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy lớp học tiếng Đức tối ưu chỉ nên dạy theo nhóm nhỏ từ 8-10 học viên.
Nghiên cứu cho thấy nếu bạn dành nhiều thời gian tiếp xúc và sử dụng tiếng Đức trong thực tế, thì khả năng sử dụng tiếng Đức của bạn sẽ tốt hơn. Bạn có thể tham gia các khoá giao tiếp về văn hoá miễn phí ngoài giờ học hoặc tìm kiếm kết bạn với người bản xứ để tăng khả năng giao tiếp. Việc chọn trung tâm có phương pháp dạy với thời lượng giáo viên bản xứ cao là cách các bạn có cơ hội tiếp xúc tăng khả năng giao tiếp hiệu quả khi còn ở Việt Nam.
2. Động cơ & thái độ học tập
thai-do-cua-ban
Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Theo Gardner động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành công và thái độ đối với hoạt động học tập. Động lực học tiếng Đức của học sinh chủ yếu là học để vượt kỳ thi chứ chưa hướng đến kỹ năng thực hành ngôn ngữ trong thực tế. Vì thế các nên tự ý thức học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết từ trình độ tiếng Đức cho người mới bắt đầu (khoá A1). Đây cũng là tiêu chí lựa chọn một trung tâm có giờ giáo viên bản xứ nhiều thay vì học với giáo viên việt nam 100% thời gian.
Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các hoạt động dạy và học. Thái độ và động cơ của người học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử thách hay khó khăn trong học tập. Yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ. Nếu người học có động cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn người học đến thành công. Ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học. Việc người học nhận thức được nhu cầu phải học tiếng Đức và vai trò của tiếng Đức trong tương lai có tác động đến sự thành công của họ.
3. Cách quản lí thời gian học hiệu quả
Quản lý thời gian hiệu quả
Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được. Vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian một cách vô bổ. Vậy thời gian quan trọng thế nào và làm sao để có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả!?!
Tipp 1: Xác định mục tiêu & các công việc cần làm
Xác định mục tiêu: Mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng nhất mà bạn phải xác định trước khi bắt tay vào làm một công việc gì. Có mục tiêu rõ ràng với mốc thời gian hoàn thành cụ thể bạn sẽ dễ dàng theo dõi được tiến độ học tiếng Đức của bạn. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi một cách lãng phí. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu sẽ hoàn thành chương trình tiếng Đức B1 trong vòng 8 tháng. Sau đó bạn sẽ chia nhỏ mỗi cấp độ cụ thể như: học A1 trong vòng 2 tháng, A2 trong vòng 2 tháng, B1 trong vòng 2,5 tháng và 1 tháng ôn tập luyện thi B1 và đăng kí thi. Từ đó bạn xác định cho mình lộ trình học là phải đăng kí các khoá học tiếng Đức cấp tốc và thời gian biểu tự học tiếng Đức ở nhà như thế nào để đạt được đúng lộ trình mà bạn đã đặt ra.
Liệt kê những công việc cần làm: Liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian quý giá của mình. Bạn sẽ không phải mất thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo sau khi hoàn thành xong công việc nào đó. Ví dụ: bạn có thể vẽ một bảng thời gian biểu cụ thể về lịch học tiếng Đức tại trung tâm cũng như tự học tiếng Đức tại nhà vào các khung giờ nào trong ngày, khung giờ nào là thời gian ôn tập các kiến thức đã học trong ngày. Thời khoá biểu là trợ thủ đắc lực đối với việc học tiếng đức cho người mới bắt đầu để tạo thói quen học tập hiệu quả mỗi ngày.
Sau khi có bảng danh sách chi tiết những phần phải học tiếng Đức thì mình sẽ chọn ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên của việc học, phần nào quan trọng cần phải hoàn thành trước, phần nào có thể để lại sau. Việc sắp xếp kiểu này giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác vẫn được giải quyết đúng thời hạn. Ví dụ: Trong một ngày khi thức dậy bạn cần phải bắt tay ngay vào việc ôn lại từ vựng tiếng Đức vừa mới học ngày hôm qua và tiếp tục hoàn thành danh sách từ vựng mới của ngày hôm nay. Vì thời gian buổi sáng là lúc đầu óc chúng ta có thể tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh và nhớ lâu nhất. Việc phân chia thời gian và công việc sẽ giúp việc học của bạn nhẹ nhàng và hiểu quả hơn rất nhiều đấy.
Tipp 3: Tổng kết công việc vào cuối ngày
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối ngày để xem bạn đã học được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không. Quỹ thời gian bạn dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ nào chưa hợp lý hãy tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian vàng ngọc để dành cho việc khác. Ví dụ: Bạn nhận thấy là ngày hôm nay mình học vẫn chưa thuộc hết được danh sách các từ mới cô giao và chưa hoàn thành bài tập tiếng Đức ở nhà. Bạn tìm hiểu lí do tại sao? Có phải mình chưa thật sự tập trung trong thời gian tự học tiếng Đức ngày hôm nay? Hay thời gian biểu bạn chia cho việc học từ vựng ít quá nên không thể học kịp được hết danh sách từ tiếng Đức. Bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu và phân chia việc học các kĩ năng trong ngày lại cho phù hợp và thử lại vào ngày hôm sau nhé!
Tipp 4: Tính kỉ luật & nâng cao sự tự nhận thức của bản thân
Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công. Việc tự học tiếng Đức của bạn cũng cần phải kỉ luật và kiên trì tạo thành thói quen học tập tốt trong thời gian dài.
Không nói từ “không” dù không thích! Thật sự khó để có thể bắt đầu việc tự học tiếng Đức một cách nghiêm túc. Vì thế hãy tập nói “không” với sự lười biếng của bạn. Hãy vượt qua chính bản thân, cố gắng thêm một ít mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ dần quen với quĩ đạo học tiếng Đức và sẽ cảm thấy mỗi ngày học của mình hiệu quả càng cao hơn.
Bạn hãy cố gắng nâng cao sự tự Nhận Thức của bản thân đối với mục tiêu học tiếng Đức. Kỷ luật phụ thuộc vào sự nhận thức có ý thức về những gì bạn đang làm và không làm. Bạn cần tự ý thức được hành vi vô kỷ luật của mình. Dần dần, bạn sẽ nhận thức được hành động sai trái trước khi thực hiện chúng. Điều này cho bạn cơ hội sửa chữa và hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
Bạn hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân, thực hiện đúng thời gian biểu đã đề ra. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý. Khi ngồi vào bàn học hãy nghiêm khắc tuân thủ lịch học tiếng Đức của bạn theo thời gian biểu để có thể học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết trong ngày. Việc học này cũng giúp bạn không bị học lệch kĩ năng, dẫn đến trượt 1 trong các kĩ năng khi thi bằng tiếng Đức B1 hoặc B2.
Bạn không được để công việc hay sự vui chơi khác phá hỏng kế hoạch học tập đã được đặt ra. Hãy can đảm từ chối những lời mời gọi đi chơi hấp dẫn nếu bạn chưa hoàn thành chương trình học tiếng Đức theo thời gian biểu đã đặt ra. Hãy dời các cuộc hẹn vào cuối tuần! Đây là thời gian nghỉ ngơi hợp lí của bạn.
Tipp 5: Rèn luyện độ tập trung khi học
Rèn luyện độ tập trung khi học như sư thiền
Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy sức tập trung của mỗi học viên khi học tiếng Đức là khác nhau. Vì vậy bạn hãy để ý và đo xem độ tập trung của mình dài bao lâu, 30 phút hay 45 phút hay dài hơn. Các chuyên gia khuyến cáo 45 phút là thời gian tối đa để một học viên bình thường có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Khi bạn không thể tập trung được nữa hãy giải lao ngắn 5-10 phút để thư giãn đầu óc. Bạn có thể đứng lên ra ngoài hít thở không khí trong lành, hoặc tập vài động tác thể dục trong phòng hay chỉ đơn giản là nghe một bản nhạc ưa thích.
Tipp 6: Làm việc khoa học với Deadline
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như: xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu. Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá. Nếu như bạn không hoàn thành được việc học trong khoảng thời gian quy định thì cứ hãy tạm dừng lại việc học kĩ năng đó và chuyển sang kĩ năng khác như trong thời gian biểu. Sau đó cuối ngày bạn sẽ quay lại làm nốt phần học chưa xong của mình. Và bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu của mình cho kĩ năng này dài hơn một chút nhé!
Tipp 7: Nơi học tập yên tĩnh
Nơi học tập cũng đóng một vai trò quan trọng không khác gì với thái độ học tập của bạn đâu nhé! Một nơi học tiếng Đức với khoảng không gian yên tĩnh, đủ không khí sẽ giúp cho não bộ hoạt động tối ưu nhất. Màu sắc của phòng học cũng tác động lớn đến khả năng ghi nhận của bộ não. Ví dụ màu xanh lá cây, trắng, vàng sẽ giúp não bộ thư thái, tràn đầy năng lượng khi học tập. Màu đỏ là màu không phù hợp với không gian học tập vì gây căng thẳng cho người học tiếng Đức.
4. Trình độ đầu vào của học viên
Trình độ đậu vào quyết định khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bạn nhanh hay chậm
Trình độ của học viên cũng quyết định quan trọng trong việc áp dụng phương pháp học dạy và học nào cũng như tiến độ dạy của mỗi khoá học. Đối với các học viên có khả năng ngôn ngữ tốt như giỏi tiếng Anh hay giỏi một ngôn ngữ khác thì việc các bạn học tiếng Đức là một lợi thế vì 80% từ cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Đức là tương tự nhau. Các bài viết khoa học đã minh chứng rằng sinh viên nào có khả năng tiếng Anh đầu vào tốt thì tiến bộ nhiều hơn những sinh viên nào có trình độ đầu vào kém hơn. Tuy nhiên các trung tâm có thể khắc phục điều này bằng cách kiểm tra đánh giá đầu vào của học viên để chia các nhóm dạy phù hợp theo trình độ học viên. Ngoài ra các học viên có khả năng tiếp thu chậm hơn nên được hỗ trợ các giờ học phụ đạo ngoài giờ học chính để củng cố kiến thức cho các em. Việc lựa chọn một giáo trình phù hợp với trình độ đầu vào của học viên cũng không kém phần quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của học viên học tiếng Đức, đặc biệt là các khoá học tiếng Đức cấp tốc.
5. Khả năng tự học của học viên
Tự học tiếng Đức tại nhà
Tự học có vai trò rất quan trọng đối với kết quả học tập và là yếu tố quan trọng nhất của chương trình học theo hệ thống tín chỉ (Trần Thanh Ái, 2013). Theo Little (2007), khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân người học ngoại ngữ quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ đó. Hedge (2000) đã mô tả chi tiết khả năng này: đó là người học hiểu rõ nhu cầu và mục đích của mình, cố gắng đạt được mục tiêu đặt ra, biết khai thác nguồn liệu một cách độc lập, luôn năng động trong tư duy, biết điều chỉnh phương pháp học để cải thiện kết quả và biết quản lý thời gian học tập hợp lý.
Nghiên cứu tìm thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực tiếng Đức của học viên là sự chủ động khai thác nguồn liệu thông qua hoạt động đọc và nghe bên ngoài lớp học. Hầu hết đa số các học viên giành thời gian tự học tiếng Đức rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ 2 giờ, học không có định hướng rõ ràng, không hiểu rõ cách học, hoặc không chủ động tìm kiếm các phương pháp học tập, ít tham gia vào các hoạt động rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Đức ngoài giờ học trên lớp. Điều này có thể lí giải tại sao một số lượng học viên không nhỏ đã không tiến bộ sau khi đã trải qua một khoảng thời gian tương tự như bạn học của mình.
Lộ trình học tiếng Đức hiệu quả từ A1 – B2
Sau đây là lộ trình học tiếng Đức cấp tốc được IECS nghiên cứu và áp dụng hiệu quả cho rất nhiều bạn du học sinh theo chương trình Du Học Đại Học và Du Học Nghề tại Đức để các bạn có thể tham khảo. Lộ trình học cấp tốc cần 8 tháng để bạn đạt trình độ từ A1 đến B1 và 11 tháng để đạt được trình độ từ A1 đến B2.
Các lớp tiếng Đức cấp tốc đều học 5 buổi/tuần liên tục từ thứ 2 đến thứ 6. Ngoài ra các bạn sẽ có giờ phụ đạo miễn phí vào thứ 7 hàng tuần và một giờ ngoại khoá về văn hoá Đức kết hợp luyện đề thi nói Goethe đối với các bạn sắp thi B1/B2.
1. Học tiếng Đức A1 cho người mới bắt đầu
Lộ trình khoá cấp tốc A1:
– Sách học tiếng Đức: “Motive A1” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 40 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:
Giáo viên Đức: 2-3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), khoảng 60% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn từ trình độ đầu tiên
Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), tương đương 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp A1 và hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách học tiếng Đức hiệu quả từ những ngày đầu tiên.
– Ở trình độ A1 – học tiếng đức cơ bản các bạn nên cố gắng tìm cho mình hứng thú khi học tiếng Đức. Điều này quan trọng cho sự khởi đầu của việc học tiếng Đức của bạn hơn bất cứ một phương pháp học nào. Đừng quá tạo áp lực cho bản thân vì đây là một môn ngoại ngữ mới và khá khó so với tiếng Anh. Hãy bắt đầu việc tự học tiếng Đức và thói quen học mỗi ngày thật chậm mà hiệu quả nhé!
– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại. Khi đã phát âm đúng rồi dần bạn sẽ tự đọc được các từ tiếng Đức nâng cao, vì bản chất tiếng Đức nhìn mặt chữ thế nào là đọc như vậy (trừ một số lưu ý ngoại lệ bạn cần nhớ).
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Và đừng quên ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.
– Một điểm quan trọng nữa là nên học và làm chủ cách sử dụng từ điển tiếng Đức và cài đặt các phần mềm để học tiếng Đức tại nhà nhé.
– Vì đây là học tiếng đức cho người mới bắt đầu, trong thời gian đầu này bạn nên tập trung học theo sách, và không nên nghĩ tới học vượt cấp. Có thể trong lúc học bạn gặp phải cấu trúc phức tạp, bạn có thể ghi chú lại nó trong một quyển vở mà khoan tìm hiểu, phân tích để học ngay nó. Bạn nên học ngữ ngữ pháp đơn giản cơ bản trong sách đưa ra trước. Còn chủ điểm ngữ pháp cao hơn, bạn có thể lưu ý lại, sau này học lên trình độ cao hơn bạn sẽ gặp lại nó.
– Sau mỗi bài học đều có phần tổng hợp ngữ pháp rất dễ hiểu. Và đây chính là những kiến thức bạn cần phải nắm khi kết thúc bài học. Hãy giở phần tóm tắt này ra tự ngồi nghiên cứu lại xem mình đã hiểu thật kĩ chưa. Nếu chưa bạn hãy tham gia ngay buổi học phụ đạo vào cuối tuần ở trung tâm tiếng Đức để được củng cố ngay kiến thức nhé!
– Lưu ý các danh từ trong tiếng Đức đều phải viết hoa và có giống của từ đi kèm. Bạn nên học từ mới đi kèm theo giống Der Die Das và số nhiều nhé. Vì nếu không biết giống của từ thì mình sẽ không thể nào áp dụng sử dụng ngữ pháp đúng được.
– Và hãy cố gắng học thuộc và bắt chước những câu nói của người Đức như những đứa trẻ. Đây là cách học hiệu quả nhất trong các khoá học cơ bản đầu tiên. Đừng sợ sai hay cứ nói và bắt chước theo giáo viên. Một khi bạn đã vượt qua được sự ngại ngùng của bản thân thì bạn đã bước đầu thành công trong việc học tiếng Đức rồi đó.
– Trình độ A1 thật sự không khó chỉ xoay quanh những chủ đề cơ bản hằng ngày nhưng có nhiều điều mới mẻ nếu bạn so sánh với việc học tiếng Anh, đặc biệt là phần ngữ pháp. Hãy cố gắng chăm chỉ học và ôn tập đều đặn. Nếu bạn học vững kiến thức từ đầu thì lên A2, B1 bạn sẽ dần quen với tiếng Đức và cảm thấy đây là một ngôn ngữ thú vị đấy!
2. Học tiếng Đức A2 cho trình độ trung cấp
Lộ trình khoá cấp tốc A2:
– Sách học tiếng Đức: “Motive A2” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 40 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:
Giáo viên Đức: 3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), hơn 60% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn từ trình độ đầu tiên
Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp A2 và hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách viết các bài luận nhỏ, bài viết thư, viết Email về các chủ đề quen thuộc thực tiễn trong cuộc sống.
– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
-Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ A2 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên tập nghe và viết lại chính tả. Cách học này sẽ giúp các bạn tăng vốn từ vựng, cách dùng câu của người Đức và tăng khả năng phản xạ khi nghe.
– Trong khoá học A2 các bạn sẽ được tập trung nâng cao thêm phần nói theo chủ đề. Mỗi tuần trung tâm sẽ cho các bạn từ 1-2 chủ đề theo dạng đề nói của viện Goethe để các bạn có thể luyện tập dần không bị bỡ ngỡ khi lên B1. Các chủ đề nói nên được chuẩn bị trước dưới dạng bài viết hoặc liệt kê từ chính ra giấy. Sau đó nhờ giáo viên sửa và các bạn tự tập luyện lại tại nhà. Việc quay video đoạn nói chuyện bằng tiếng Đức của các bạn cũng là một phương pháp bổ ích giúp bạn tự tin cải thiện khả năng nói của mình đáng kể đấy!
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.’
– Ngữ pháp ở khoá học tiếng Đức A2 rất quan trọng, gần như là toàn bộ kiến thức nền tảng chính trong hệ thống tiếng Đức, và đặc biệt quan trọng khi bạn học lên B1. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại kiến thức ngữ pháp riêng cho bản thân để sau này ôn tập đỡ mất thời gian hơn.
– Và đừng quên duy trì việc ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.
Kinh nghiệm bản thân:
– Khi đến trình độ A2, bạn đã có một vốn từ vựng nhất định. Bạn có thể tìm các video về học tiếng Đức online trên Youtube, DW hay một số trang web khác. Hoặc bạn có thể lựa chọn các video ngắn và liên quan đến chủ đề hàng ngày để làm quen trước và đẩy dần độ khó lên từ từ. Việc đọc lại Transkript (phần dịch) đi kèm cũng là cách học nghe vượt cấp hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
– A2 chiếm hơn 50% ngữ pháp tiếng Đức cơ bản. Hầu như, ngữ pháp tiếng Đức đều tập trung ở A2. Nếu bạn nắm chắc phần này, thì sang B1 bạn sẽ học nhẹ hơn nhiều. Bạn nên chia nhỏ mỗi ngày học 1 phần ngữ pháp để hiểu sâu hơn, mà không nên nóng vội đốt cháy giai đoạn khi chưa hiểu kỹ nó. Bài tập ngữ pháp chuyên sâu có rất nhiều ở cuốn Grammatik Aktiv. Các bạn có thể mua và luyện tập thêm ở nhà vì sách có kèm phần đáp án phía cuối.
– Để ghi nhớ và phân biệt ngữ cảnh đúng, bạn nên học từ vựng theo chủ đề. Khi học hãy tưởng tượng và đặt từ ngữ vào các hoàn cảnh thực tế phù hợp. Cách này sẽ giúp não bộ của bạn liên tưởng, gợi nhớ và liên kết dễ dàng với từ tiếng Đức mà mình cần ghi nhớ.
– Việc tập luyện viết bài theo những chủ đề nhỏ sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và quen tay hơn. Khi bạn viết đoạn văn, bạn sẽ thông qua đó ghi nhớ thật nhiều từ vựng hơn và cải thiện ngữ pháp. Hãy nhớ lưu lại tất cả bài viết để lên B1 hoặc luyện thi B1 có thể tự ôn tập lại, giảm bớt thời gian soạn bài đáng kể đấy.
3. Học tiếng Đức B1 cho trình độ cuối trung cấp
Lộ trình khoá cấp tốc B1:
– Sách học tiếng Đức: “Motive B1” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 50 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:
Giáo viên Đức: 3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), hơn 60% tiết học với giáo viên bản xứ tiếp tục hỗ trợ học viên tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn các từ khó của tiếng Đức. Giáo viên Đức hỗ trợ mô phỏng các bài thi nói trình độ B1 giúp các em tự tin trong phần thi nói của đề B1 trong thời gian tới.
Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), tương đương 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên hệ thống lại kiến thức ngữ pháp A2 và B1. Giáo viên hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách đọc hiểu và chuẩn bị phần viết thư. Ở lớp học B1 này giáo viên cũng cho các bạn tập làm quen và giải trước một vài đề thi B1 để rút ngắn thời gian ôn luyện.
– Ở trình độ B1 các bạn vẫn phải duy trì học từ vựng như ở trình độ A2. Ở trình độ này lượng từ vựng sẽ nhiều hơn, đặc biệt các câu đồng nghĩa. Bạn nên ghi chú lại các câu đặc biệt để sử dụng khi thi B1 sẽ dễ đạt điểm cao hơn.
– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen tự học tiếng Đức bằng cách luyện nghe mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
-Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ B1 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên tập nghe và viết lại chính tả. Cách học này sẽ giúp các bạn tăng vốn từ vựng, cách dùng câu của người Đức và tăng khả năng phản xạ khi nghe.
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Và đừng quên duy trì việc ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.
Kinh nghiệm bản thân:
– Trong khoá B1 bạn sẽ tập trung nâng cao thêm phần nói theo chủ đề. Mỗi tuần trung tâm sẽ giao cho bạn từ 2-3 chủ đề theo dạng đề viện Goethe giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi học lớp luyện thi, đặc biệt học cách thuyết trình và xây dựng đoạn hội thoại.
– Bạn nên tạo dựng cho mình một mẫu thuyết trình nêu lên ý kiến của bản thân hay miêu tả bức tranh. Việc bạn tạo dựng các câu hội thoại giao tiếp cho bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào thực tế nhanh hơn. Các chủ đề nói nên chuẩn bị trước dưới dạng bài viết hoặc liệt kê từ chính ra giấy. Sau đó nhờ giáo viên sửa và các bạn tự tập luyện lại tại nhà. Việc học tiếng đức bằng cách quay video đoạn nói chuyện của các bạn cũng là một phương pháp bổ ích giúp bạn tự tin cải thiện khả năng nói của mình đáng kể đấy!
– Học nói một mình mãi cũng chán và không có ai sửa lỗi. Bạn có thể tìm kiếm bạn học cùng online. Các bạn có thể trao đổi về cách học tiếng Đức, cũng như gọi cho nhau giao tiếp bằng tiếng Đức cải thiện khả năng nói của bản thân. Bạn có thể kết hợp song song học và ôn thi B1 bằng cách giải đề, luyện nghe, luyện nói theo chủ đề thi với bạn học cùng nhóm.
– Ngữ pháp ở khoá B1 rất quan trọng, chiếm toàn bộ kiến thức nền tảng chính trong hệ thống tiếng Đức. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại kiến thức ngữ pháp riêng cho bản thân để sau này ôn tập đỡ mất thời gian hơn.
4. Luyện thi cấp tốc B1
Điều kiện để đi du học Đại Học hoặc du học nghề tại Đức hiện nay yêu cầu tối thiểu là bằng tiếng Đức B1. Các bạn có thể tham gia kì thi tiếng Đức B1 Telc, viện Goethe hoặc ÖSD. Các bạn có mục đích tham gia khoá dự bị tại Đức hoặc tham gia các khoá học nghề đòi hỏi trình độ tiếng Đức cao hơn thì có thể học thêm và lấy bằng tiếng Đức B2. Ngoài ra chúng ta còn có thể tham gia các kì thi DSH và TestDaF là hai chứng chỉ bắt buộc yêu cầu đầu vào của các chương trình đại học tại Đức. Thông tin chi tiết hơn về các chứng chỉ này các bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết tại đây.
Trong phần bài viết hôm nay IECS sẽ hướng dẫn cho các bạn lộ trình cũng như kinh nghiệm thi chứng chỉ B1 Goethe – đây là một chứng chỉ phổ biến nhất được các bạn học viên có ý định du học Đức lựa chọn hiện nay.
– Giáo trình: Biên soạn riêng của trung tâm, tổng hợp từ các bộ đề thi Goeth/Telc qua các năm và cập nhật đề mới thường xuyên
– Sách đề luyện thi: So geht’s noch besser, Werkstatt, Zertifikat B1 neu (15 Übungsprüfungen)
– Thời lượng: 20 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:
Giáo viên Đức: 1-2 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), luyện phản xạ phần thi nói thiết kế y như đề thi B1
Giáo viên VN: 3-4 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7). Giáo viên Việt Nam giúp học viên tổng hợp lại hệ thống kiến thức ngữ pháp cho học viên, hướng dẫn giải bộ đề thi, truyền đạt các kinh nghiệm làm bài thi nhanh, hiệu quả và điểm cao.
Tipp làm bài thi B1 điểm cao – kỹ năng đọc
Để làm tốt được bài đọc các bạn nên cố gắng học nhiều từ vựng càng tốt, nhất là học các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Vì trong bài thi B1 ở phần đọc hay có nhiều chỗ gài bẫy lắm, có chỗ mình nghĩ đó là đáp án đúng nhưng thật tế lại là sai. Ngoài ra, các bạn nên học thật chắc ngữ pháp, đặc biệt chú ý học thuộc phần danh sách các động từ đi với giới từ.
Trình tự làm bài sẽ là: 4-1-3-2-5
Chúng ta sẽ gạch chân từ khoá phần câu trả lời, sau đó so sánh với đề bài. Thứ tự so sánh (địa điểm, thời gian, chủ ngữ, hành động, tính chất) sẽ theo ta ở tất cả các bài đọc.
Kinh nghiệm thi Teil 1:
Các bạn hãy đọc câu hỏi trước, sau đó mới đọc đoạn text. Khi đọc các bạn nên gạch chân từ khoá, rồi làm theo thứ tự so sánh. Khi bạn nhận thấy trong bài text có chỗ nào giống về địa điểm, thời gian thì chúng ta đọc 2 câu ở phía trên và phía dưới của đoạn text đó để hiểu rõ thêm ý nghĩa của đoạn text này (chú ý từ đồng nghĩa và từ phủ định như nicht, ohne, kein). Sau bước làm này là các bạn đã xác định được câu trả lời của mình và đánh vào phần kết quả cuối cùng.
Kinh nghiệm thi Teil 2:
Đây là phần khá khó cần phải có vốn từ vựng chuyên ngành nhiều. Cách làm phần này chúng ta sẽ đọc đoạn text trước, sau đó mới đọc phần câu hỏi. Câu đầu tiên trong đoạn text luôn luôn đề cập đến chủ đề của toàn bài. Các bạn hãy gạch chân lại các từ khoá chính của bài text, song song đó viết tóm tắt vấn đề (ý chính) đấy ra ngoài lề bài đọc. Vậy là khi các bạn dịch xong chúng ta chỉ việc nhìn tóm tắt + từ khoá là có thể giải được các câu hỏi trong đề.
Kinh nghiệm thi Teil 3:
Đây là phần mà chúng ta hay bị rối trong lúc thi. Vì vậy theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta nên đọc Anzeige trước, sau đó mới đọc câu hỏi. Khi đọc Anzeige, các bạn chú ý gạch chân từ khoá chứa các thông tin đặc biệt trong Anzeige. Các bạn nhớ chú ý thời gian, địa điểm, mình tìm hay họ tìm, đối tượng, loại hình.
Sau khi đọc xong phần Anzeige thì các bạn chuyển sang đọc câu hỏi và gạch chân từ khoá trong câu hỏi (từ khoá trong câu hỏi thường là yêu cầu của câu hỏi). Tipp: Thông thường 1 câu hỏi có 3 yêu cầu, nếu Anzeige nào đáp ứng được 2 trên 3 thì đó là đáp án đúng.
Kinh nghiệm thi Teil 4:
Trong phần này, đầu tiên là chúng ta phải xác định được là đề bài đồng ý hay từ chối với vấn đề đang bàn luận. Nếu chúng ta chưa xác định được rõ ràng thì chúng ta nên đọc ví dụ và xem đáp án là „ja“ oder „nein“. Khi xác định được rồi chúng ta sẽ đọc phần bình luận.
Chú ý phần bình luận bắt buộc phải đọc từ đầu đến cuối vì có nhiều trường hợp người nói bên trên đồng ý xong bên dưới lại từ chối, hoặc ngược lại. Ngoài ra khi đọc bình luận chúng ta phải xem ngữ điệu đoạn văn gay gắt hay tán thành và gạch chân những đoạn động từ, danh từ, tính từ mang tính chất đồng ý hay từ chối. Nếu hiểu cách làm các bạn sẽ làm phần này rất nhanh và chính xác.
Kinh nghiệm thi Teil 5:
Phần này thường là phần về thông báo, và rất dễ dàng nhận biết trong bảng thông báo nào cũng có từng mục.Các bạn nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc đoạn text. Chúng ta đọc câu hỏi và gạch chân từ khoá và xác định nó nằm ở mục nào trong đoạn Text. Sau đó, chúng ta dùng bảng so sánh để đối chứng, câu nào dùng nhiều hơn thì sẽ là đúng. Lưu ý: các câu trong bài và trong câu hỏi có thể được dùng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, bạn sẽ có thể suy luận ra và chọn đúng sai.
Khi bắt đầu nghe vào đề hay chuyển Teil bạn sẽ có thời gian nghỉ ngắn. Hãy tận dụng khoảng thời gian này đọc hiểu nhanh từ câu hỏi đến các đáp án. Và cố gắng hình dung trong đầu và tưởng tượng về đoạn Thema đó đang nói về bối cảnh gì sẽ giúp ích cho ta làm bài và tìm từ khóa. Đọc hiểu đề, gạch chân các từ quan trọng, sắp xếp các ý của đề trong não theo trình tự để khi mình nghe lỡ hụt 1 đoạn nào đó thì có thể nhảy đến ý gần nhất.
Khi nghe thì tập trung và cần nhất là bình tĩnh vì nhỡ có trượt 1 ý thì nghe tiếp ý sau chứ không cố ngồi suy nghĩ đáp án cho ý đó rồi lại mất ý tiếp theo nữa. Các ý không nghe được, mình có thể đoán dựa trên ngữ cảnh của bài nghe.
Trong thời gian nghỉ chờ sang Teil tiếp theo phải chọn thật nhanh đáp án và lập tức đọc hiểu nhanh phần Teil mới để kịp vào bài nghe. Chứ đừng có làm hết phần thời gian nghỉ đó và khi vào Teil mới, mới ngồi đọc dịch thì không còn thời gian mà nghe với chọn đáp án đâu.
Teil 1: Chọn A,B,C là bài dễ lấy điểm nên sai rất phí. Thường đáp án sai họ sẽ nói to và rõ nhất. ZB: câu” Anh ấy về lúc 20h hôm qua”, họ sẽ nói câu khác rất rõ” Bạn anh ấy về 20h hôm qua” và câu này sẽ sai nếu bạn không nghe được chủ ngữ. Bài này tuy dễ nhưng dễ bị đánh lừa, phải nghe kỹ, cố nghe được chủ ngữ và động từ. Tuy nhiên nếu không nghe rõ thì có lúc bạn phải suy diễn sao cho hợp lý với tình huống.
Teil 4: Dễ bị loạn vì là bài phỏng vấn giữa 1 Moderatorin với 2 người vậy là có 3 người trong hội thoại nói với nhau. Sẽ có 2 nữ 1 nam oder 2 nam 1 nữ. Nhiệm vụ của các bạn là tập trung ngay vào câu đầu tiên khi họ nói để nhận dạng giọng nói đó là của ai.
Kinh nghiệm tự học tiếng Đức – kĩ năng nghe
Về việc luyện nghe các bạn nên vừa nghe vừa đọc Transkription giúp ta nhận dạng mặt chữ khi nghe, tăng vốn từ, luyện mắt nhanh nên rất hiệu quả. Phần thi nghe này từ vựng sẽ không bao la rộng lớn như phần đọc. Muốn nghe tốt phải chăm luyện nghe từ ngay khi học tiếng Đức trình độ mới bắt đầu.
Nghe hàng ngày, nghe tắm não thường xuyên. Mình thích nghe khi ngủ. Cứ bật DW lên và mở nghe đến khi nào bản thân thấy buồn ngủ và ngủ trong khi vẫn nghe tiếng đức . Mọi người có thể luyện nghe qua các kênh: Tagesschau, ZDF, Extra 3…
Lúc mới học nghe họ nói sẽ k hiểu gì và thấy họ: ôi sao nói nhanh thế, nhưng nghe nhiều và học lên cao bạn sẽ thấy họ nói nghe bình thường và không thấy nhanh nữa. Muốn nghe tốt phải chú ý đến phát âm ngay từ đầu. Phần này nên được đầu tư kĩ càng ngay từ đầu khi học A1.
Và từ nào phát âm sai chưa chuẩn nên dùng app oder google dịch để nghe họ phát âm hoặc nhờ giáo viên sửa. Ghi âm lại và nghe xem mình đã phát âm đúng chưa cũng là một cách luyện phát âm hiệu quả. Dần dần bạn học lên cao sẽ có nhiều lợi thế trong kĩ năng nghe-nói. Muốn luyện nghe tốt bạn hãy chịu khó hàng ngày dành 1 khoảng thời gian nghe theo phương pháp Checklist, đây là phương pháp mà thầy giáo đã dạy cho mình cải thiện nghe rất tốt nhé.
Phương pháp nghe Checklist:
– Chuẩn bị: + Đọc và dịch bài –> Ghi lại từ mới và tra nghĩa –> Nghe 10 lần đầu+ môi mấp máy nói theo –> Nghe lần 11: Bật, tắt+ chép từng câu lại không sai lỗi nào –> Nghe lần 12: nghe không cần script
– Lên lớp: Nghe tốc kí –> Nhắm mắt và bắt động từ
Teil 1: 4’ –> Teil 2: 4’( 8’ 2 người) –> Teil 3: 3’- 2 người
Phần thi nói Teil 1 – gemeinsam etwas plannen:
Để có thể đạt được điểm cao ở phần thi nói này thì các bạn phải chú ý các điểm sau:
– Bài hội thoại phải đầy đủ ý được nêu trong đề bài (wann, wo, was mitbringen, wie, …)
– Tương tác tốt với Partner, nêu rõ câu trả lời đồng ý hay không đồng ý và tại sao
– Dùng đúng ngôi và có vốn từ vựng/cấu trúc câu tương đương B1
– Không cần sử dụng quá phức tạp, chỉ nên dùng các cấu trúc câu đơn giản đúng trình độ B1
– Cần học thuộc trước câu vào đề gây thiện cảm tốt cho giám khảo và giảm bớt run cho bản thân nếu bạn có một bắt đầu hoàn hảo :)
– Nói to, rõ ràng, tự nhiên, tránh nói nhanh như học vẹt
– Nói tự nhiên, rành mạch
– Nếu Partner bị lạc đề thì mình cần hướng phần nói của mình đúng theo đề bài
– Nếu gặp phải Partner giỏi thì bạn nên sử dụng ý tưởng độc đáo, ví dụ: Tôi có người quen ở đó, chúng ta có thể qua đêm ở đó 1 hôm, nó sẽ an toàn hơn, và miễn phí nữa
– Nếu gặp Partner yếu thì bạn chỉ cần nói đơn giản, kèm theo câu dẫn và sử dụng nhiều câu hỏi “ja”, “nein”, nhưng quan trọng là mình vẫn kiểm soát đề và đưa ra quyết định và chốt lại các điểm chính để lấy điểm
Phần thi nói Teil 2 – Präsentation:
Để có thể đạt được điểm cao ở phần thi nói này thì các bạn phải chú ý các điểm sau:
– Vào đề 1 cách thoải mái giới thiệu về cấu trúc bài nói của mình: cụ thể mấy phần, từng phần là gì để giám thị dễ hiểu- Không được nói quá 3 phút 30 giây thì khả năng bài nói của mình sẽ bị trừ rất nhiều điểm (theo thang điểm của giám khảo viện goethe)
– Chú ý phải có câu dẫn/liên kết/từ nối giữa các phần sẽ được nhiều điểm hơn
– Trình bày đầy đủ ý (Thema, persönliche Erfahrungen, wie ist es in Vietnam, Vorteile, Nachteile, Schluss)
– Sử dụng từ vựng chính xác, dễ hiểu, chú ý sử dụng cấu trúc ngữ pháp B1
– Phần persönliche Erfahrungen không nên nói dài dòng, quan trọng là phải rõ ý của mình và liên quan đến chủ đề
– Phần liên quan đến Vietnam thì bạn nên nêu rõ tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện tại như thế nào, tại sao lại như thế
– Phần Vorteil/Nachteil bạn không cần phải đưa ra quá nhiều luận điểm (2-3 ý là đủ) nhưng quan trọng mỗi 1 luận điểm phải đi kèm chứng minh đúng + ví dụ cụ thể. Ví dụ: bạn nói lợi ích của việc sử dụng xe máy là tiện lợi –> chứng minh đúng vì không phải phụ thuộc vào phương tiện công cộng như xe buýt –> ví dụ ở VN các tuyến xe thường không có bảng giờ rõ ràng và phải đợi rất lâu….
Phần thi nói Teil 3 – Đặt câu hỏi
– Với phần đặt câu hỏi chúng ta phải lắng nghe bài thuyết trình để tránh trường hợp phải nghe toàn bộ, chúng ta nghe đến câu cảm thấy đặt câu hỏi được nên đặt luôn.
– Nếu phần câu hỏi nghe không rõ hoặc không hiểu chúng ta có thể hỏi lại. Nếu hỏi lại mà vẫn không hiểu được ý thì chúng ta vẫn phải trả lời, không được im lặng vì nếu may mắn chúng ta vẫn có được một ít điểm phần này.
Aufgabe 1: Đây là bài viết thư cơ bản, bạn chỉ cần bám sát yêu cầu đề bài là được.
Aufgabe 2: Bạn cần đưa ra ý kiến của mình về một Kommentar nào đó trên mạng về một Thema nào đó. Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Điểm quan trọng là bạn cần phải đưa ra các quan điểm logic bảo vệ cho ý kiến của mình một cách thuyết phục
Aufgabe 3: Đây là bài viết thư xin lỗi, cảm ơn về một điều gì đó. Bài này không khó, bạn viết thư theo Form lịch sự như A2 là được.
– Giáo trình tiếng Đức: Sách “Sicher B2” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 60 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:
Giáo viên Đức: 4 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7) à 80% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm cũng như giúp các bạn có thể dễ dàng thích nghi với giọng và nhịp độ nói chuyện của người Đức. Điều này là rất quan trọng trong thời gian đầu học viên hội nhập với cuộc sống tại Đức khi du học và làm việc tại Đức
Giáo viên VN: 1 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7) à 20% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên hệ thống nắm chắc kiến thức ngữ pháp B1+ và B2 và hỗ trợ học viên trong việc luyện thi lấy bằng tiếng Đức B2 Telc
Các chủ điểm chính cần nắm:
Cách củng cố kiến thức tại nhà:
– Bạn nên tiếp tục hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
– Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ B2 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên luyện nghe radio các tin tức của Đức hoặc xem phim có phụ đề Đức. Bạn cố gắng nghe vừa nhẩm theo lại y như lời thoại trong phim hoặc bài hát sẽ giúp các bạn ngày một tự tin hơn trong việc diễn đạt ý của mình khi giao tiếp hoặc làm bài thuyết trình tại lớp.
– Ở trình độ B2 bạn phải tập làm quen với thói quen đọc sách, truyện, bài báo bằng tiếng Đức để tăng vốn từ vựng phong phú của bản thân và văn phòng Đức. Việc này cũng hỗ trợ cho bạn sau này rất nhiều khi đọc các tài liệu bằng tiếng Đức ở trường hoặc nghiên cứu.
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Cấu trúc câu ở khoá học tiếng Đức B2 là sự mở rộng từ cấu trúc cơ bản ở khoá B1, và thường được trong văn phong viết nhiều hơn nói. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại và bổ sung tiếp kiến thức ngữ pháp hay nhé!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/Tự-học-tiếng-Đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-03 01:50:312023-08-02 01:19:25Bí quyết học tiếng Đức hiệu quả để đạt trình độ B1 B2 từ 6 đến 8 tháng