Nước Đức

Beethoven nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức


Ludwig van Beethoven là ai?

Ludwig van Beethoven (1770-1827) là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và có ảnh hưởng nhất vào truyền thống âm nhạc nghệ thuật phương Tây. Ông là một người có tính cách đột phá và sự cảm thụ tuyệt vời từ tất cả các giác quan. Ông chuyển đổi âm nhạc từ phong cách Cổ điển, đầy đĩnh đạc và cân bằng, sang phong cách Lãng mạn, đặc trưng bởi cảm xúc và sự tác động từ những yếu tố khác.

Ông là một nhà soạn nhạc tài ba và ông đã viết những tác phẩm của mình gửi cho những nhà tài trợ để tổ chức những hoà nhạc cộng đồng, ông đã viết 9 bản giao hưởng, 32 bản sonata, một vở opera, năm bản hòa tấu piano và nhiều tác phẩm thính phòng. Ông có thể là một người đàn ông khó tính và khó có thể sống cùng được, ông cảm thấy cay đắng về cuộc đời và bị cô lập bởi căn bệnh điếc ở độ tuổi còn trẻ trong khi ông chưa từng kết hôn. Ông giao tiếp với mọi người bằng việc yêu cầu họ ghi ra để ông có thể trả lời những câu hỏi của họ.

Ông đã tận hưởng thành công vĩ đại trong sự nghiệp cũng như sự công nhận tài năng trong xã hội trong sự im lặng từ khi còn trẻ. Người ta nói rằng tại buổi ra mắt lần thứ chín của ông, ông ấy không thể nghe thấy tiếng vỗ tay như sấm rền ở khắm khán phòng, và buộc phải quay lại để xem phản ứng để nhìn thấy sự thích thú và tung hô của khán giả.

Hầu như tất cả các tác phẩm chính của ông đều là những tiết mục theo xu hướng tiêu chuẩn chung, và âm nhạc của ông vô cùng quen thuộc với các nhạc sĩ cũng như người nghe trên khắp thế giới.

Cuộc sống độc thân của Beethoven được đánh dấu bằng một cuộc đấu tranh gay gắt từ chính trong nội tâm về việc ông dần bị mất thình lực cho đến khi điếc 100%, và một số tác phẩm quan trọng nhất được sáng tác trong suốt 10 năm cuối đời, khi ông không thể nghe được. Ông qua đời trong cô độc ở tuổi 56.

Beethoven đã bắt đầu âm nhạc như thế nào?

Beethoven sinh ra trong một gia đình âm nhạc. Cha ông đã cố gắng biến ông thành một thần đồng, như Wolfgang Amadeus Mozart , nhưng không thành công. Tuy nhiên, Beethoven đã gặp Mozart vào năm 1787. Vào thời điểm đó, chàng thanh niên Beethoven đã xuất bản tác phẩm (Nine Variations on a March by Dressler) và đã được chọn làm người chơi Basso continuo cho vở opera Bon .

Sau cuộc gặp gỡ của họ, Mozart đã nói về Beethoven, Chàng trai trẻ này sẽ tạo nên tên tuổi lớn và tạo được vị trí của mình trên thế giới. Ba năm sau, nhà soạn nhạc Joseph Haydn phát hiện ra Beethoven, người lúc đó là một chuyên gia violin chơi trong dàn nhạc Bonn, và đưa Beethoven về cùng làm việc.

Năm 1792, Beethoven rời Bonn, ông mang theo một số vật dụng âm nhạc cũng những những kỉ niệm về một thời lừng danh được ví như những quả tên lửa của Mannheim “Mannheim rockets” trong thời gian làm việc cho dàn nhạc Bonn. Đây đồng thời là những bước đệm sự nghiệp và những ký ức suất hiện trong hầu hết các tác phẩm sau này của ông.

Sự nghiệp âm nhạc của Beethoven

Beethoven sáng tác nhạc trong giai đoạn chuyển tiếp giữa nền âm nhạc Cổ điển và Lãng mạn , và tác phẩm của ông đã được chia thành ba giai đoạn. Thời kỳ đầu tiên, giữa năm 1794 và 1800, được đặc trưng bởi kỹ thuật và âm thanh truyền thống của thế kỷ 18.

Thời kỳ thứ hai, giữa năm 1801 và 1814, được đánh dấu bằng việc tăng cường sử dụng vật liệu ngẫu hứng và sự phối hợp mới mẻ tạo nên nét độc đáo phá cách.

Thời kỳ thứ ba, giữa năm 1814 và 1827, có một loạt các hòa âm và kết cấu âm nhạc tạo nên những tác phẩm tuyệt vời nhất . Thời kỳ thứ ba trong sự nghiệp âm nhạc của Beethoven là thời kỳ sung mãn đỉnh cao nhất của ông. Vậy Beethoven viết được bao nhiêu bản nhạc giao hưởng? -> Ông đã để lại cho đời 9 bản giao hưởng.  Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, bao gồm Eroica Symphony (1805), Symphony No. 5 in C Minor (1808), Symphony No. 5 in C Minor (1808) và Symphony No. 7 in A Major (1813).

Sonate Ánh Trăng là một trong những tác phẩm piano tuyệt vời nhất của Beethoven, nhưng ông chưa bao giờ biết bản nhạc đó lại có tên là Sonata Ánh Trăng ‘Sonate Moonlight’. Ông chỉ đơn giản gọi nó là Piano Sonata số 14, và nó đã không được đặt tên thơ mộng như thế cho đến năm 1832, 5 năm sau cái chết của Beethoven.

Nhà thơ người Đức Ludwig Rellstab cho biết khi nghe bản nhạc ông cảm giác như có một sự dịch chuyển của ánh trăng chiếu vào hồ Lucerne tạo nên một cảnh sắc không khí không thể diễn tả được bởi vẻ đẹp của âm nhạc hoà quyện vào ánh trăng trên mặt hồ, cũng từ đó cái tên Sonate Ánh Trăng ‘Sonate Moonlight’ ra đời.

Beethoven bị điếc?

Beethoven bị điếc? Ông không bị điếc bẩm sinh , nhưng ông dần dần bị điếc. Bệnh điếc một phần của ổng bắt đầu trở nặng hơn dẫn đến điếc hoàn toàn cho đến 1819, các triệu chứng đầu tiên của sự suy yếu biểu hiện trước năm 1800. Ngay từ sớm, Beethoven đã có biểu hiện về việc nghe thấy tiếng ù và ù tai.

Sau đó, Ông tiết lộ, từ xa tôi không nghe thấy những nốt cao của nhạc cụ và giọng hát của ca sĩ. Việc mất đi thính lực không là lý do để ông nản chí và vùi lấp niềm đam mê âm nhạc và khao khát được sáng tác của Beethoven. Ông vẫn tiếp tục viết nhạc và thậm chí các bản nhạc của ông càng ngày trở nên tuyệt vời hơn vào những năm cuối đời.

Trên thực tế, nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất của Beethoven luôn được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị điếc một phần và hoàn toàn cho đến cuối đời. Có vẻ như Beethoven chưa bao giờ nghe thấy một nốt nhạc nào trong những kiệt tác của mình, tác phẩm Symphony No. 9 in D Minor.

Ludwig van Beethoven đã thay đổi cái nhìn về âm nhạc như thế nào?

Phải thật sự công nhận rằng Beethoven là một nhà sáng tạo nghệ thuật âm nhạc. Ông mở rộng phạm vi của các bản giao hưởng sonata, concerto, quartet đã phá vỡ những quy tắc và nhận định cũng như cái nhìn về nền âm nhạc cổ điển.

Tác phẩm Symphony No. 9 in D Minor là một vì dụ điển hình, Beethoven tái cấu trúc từ bản giao hưởng cổ điển và kết hợp nhiều biến tấu tạo nên một tác phẩm hợp xướng hoàn hảo. Đêm trình diễn cuối cùng tạo nên một bước ngoặc đột phá lớn trong lịch sử âm nhạc cổ điển: Beethoven là nhà soạn nhạc đầu tiên kết hợp âm nhạc với tiếng hát trong một bản giao hưởng – quyết định kết hợp của ông tạo nên một bản hợp xướng đầy hoang dã và táo bạo đối với nền âm nhạc thời kì đó.

Buổi trình diễn bản giao hưởng số 9 góp phần đưa nghệ thuật âm nhạc lên một tầm cao mới nhưng lại rất quen thuộc đối với người nghe trên toàn thế giới, truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc đến tận ngày nay.

Nguồn:

https://www.biography.com/musician/ludwig-van-beethoven

https://www.classicfm.com/composers/beethoven/

https://www.bl.uk/

https://www.britannica.com/

https://vi.wikipedia.org/

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)