Chuyên mục giải đáp hàng ngàn thắc mắc: Em đang thắc mắc về du học nghề và xuất khẩu lao động cái nào tốt hơn? Bên mình có đi theo diện xuất khẩu lao động không? Đi học nghề của bên mình như thế nào? Có vất vả không? Du học nghề và xuất khẩu lao động cái nào kiếm nhiều tiền hơn? Em mới tốt nghiệp cấp 3 thì nên đi theo diện nào?…
Hàng tá những câu hỏi được gửi đến IECS trong thời gian qua, bài viết này sẽ giải đáp và giúp bạn phân biệt, đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân.
Du học là việc học tập và nâng cao kiến thức.
Du học nghề là vừa học kiến thức, vừa làm việc, thực hành chuyên môn.
Xuất khẩu lao động là việc đi làm để kiếm tiền theo hợp đồng có thời hạn.
Tuy từng ngành và từng nước, xuất khẩu lao động hay du học nghề sẽ có những điều kiện tham gia khác nhau.
Như về bằng cấp, Tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,… việc xuất khẩu lao động chỉ cần tốt nghiệp cấp 2. Còn du học nghề bạn phải tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Bạn đi qua nước nào, thì du hoặc hay xuất khẩu lao động đều yêu cầu bạn phải biết tiếng ở 1 trình độ nhất định. Kèm theo đó là hồ sơ, giấy tờ liên quan.
Về điều kiện sức khỏe, cả 2 đều yêu cầu có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và lý lịch rõ ràng. Với độ tuổi từ 18 hoặc 20 tuổi trở lên đến 40 tuổi. Tùy từng quốc gia, ngành nghề bạn muốn xuất khẩu lao động hay du học.
Chi phí du học nghề và xuất khẩu lao động khác nhau thế nào? Chi phí đầu tư đi xuất khẩu lao động thường sẽ ít hơn so với du học nghề. Tuy nhiên, với du học nghề, bạn có thể xin học bổng để tiết kiệm chi phí nếu đạt kết quả học tập tốt và đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống tại đất khách.
Đặc biệt, tại CHLB Đức, du học sinh du học nghề tại đây còn được miễn 100% học phí và được nhận lương trợ cấp trong thời gian học nghề. Đây là cơ hội cho những bạn muốn học tập và làm việc tại Châu Âu.
Về chứng chỉ của du học nghề và xuất khẩu lao động ra sao? Đối với xuất khẩu lao động, bạn chỉ có khoảng tiền tiết kiệm sau thời gian làm việc theo hợp đồng. Còn ở du học nghề, bạn sẽ được cấp văn bằng và có thể xin việc tại nhiều công ty, quốc gia khác với tấm bằng với kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian học nghề.
Tại Đức, ngoài chứng chỉ nghề, bạn còn tiết kiệm được khoản tiền nho nhỏ nhờ vào khoảng tiền trợ cấp trong thời gian học nghề.
Ở xuất khẩu lao động hay du học nghề, bạn đều nhận được mức thu nhập cao. Tuy nhiên, với du học nghề, bạn sẽ có mức lương tốt và cơ hội thăng tiến cao hơn do có bằng cấp cùng với tay nghề và trình độ chuyên môn.
Ở du học nghề, bạn có cơ hội định cư tại đất nước bạn du học nếu đáp ứng điều kiện do nước đó đưa ra. Tại Đức, sau 5 năm đi học và làm việc, có đóng đầy đủ thuế và bảo hiểm theo quy định. Bạn có thể xin thẻ xanh lưu trú vĩnh viễn tại Đức.
Còn đối với xuất khẩu lao động, sau khi hợp đồng lao động kết thúc, ngoài việc gia hạn visa và tiếp tục kí hợp đồng lao động tại chỗ làm hoặc nơi khác, bạn không có lựa chọn khác ngoài việc về nước. Vì thuộc nhóm đối tượng lao động chân tay nên sẽ khó để bạn được định cư tại đây. Tuy nhiên, bạn có thể kết hôn với người bản xứ cộng làm việc lâu dài đạt số năm chính phủ yêu cầu để xin định cư tại đất nước này.
Với những so sánh ở trên, IECS hi vọng bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho con đường tương lai của mình. Chỉ chính bạn mới quyết định được hướng đi của bản thân, cái nào phù hợp nhất với mình và gia đình. Các trung tâm chỉ đưa ra lời khuyên và giúp bạn rút ngắn định hướng, rõ ràng con đường thành công cho bạn mà thôi.
Du học nghề Đức – Sự khác nhau giữa điều dưỡng tại nhà và điều dưỡng tại viện dưỡng lão
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp