Bí kíp chi tiêu tiết kiệm tại Đức của du học sinh

Khi bạn đã đặt chân đến Đức thì phần nào đó bạn đã đạt được thành công bước đầu trong hành trình du học của mình. Tuy nhiên, để cuộc sống của một du học sinh ở Đức được hài hòa và chi tiêu hợp lý, việc tham khảo thêm kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức của các du học sinh sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn rất nhiều.

1. Các khoản sinh hoạt phí tại Đức

Không những du học sinh mà ai cũng có những khoản cần chi tiêu trong tháng. Với du học sinh Đức thì trung bình 853 Euro/1 tháng là bạn đã có thể dư dả sống tại Đức theo chuẩn của Châu Âu. Đây là con số trung bình đưa ra của Đại Sứ Quán Đức cho các học sinh nước ngoài muốn học tập và sinh sống tại Đức. Để chứng minh được số tiền này bạn buộc phải mở một tài khoản phong toả và nộp giấy chứng minh tài chính khi nộp đơn xin visa.

Theo như kinh nghiệm của các du học sinh tại IECS thì chi phí được chia làm hai dạng như sau:

1.1. Các khoản cần chi của du học sinh Đức:

  • Các khoản chi như thuê nhà, tiền ăn uống hàng tháng, phí sinh hoạt cần thiết khác như vé tàu xe, điện thoại, mua sắm áo quần… là khoản chi cố định bắt buộc hàng tháng, mà không chi là không được.
  • Tiền nhà: Để tiết kiệm, các bạn sinh viên nên chọn và tìm cách vào được ở kí túc xá sẽ rẻ hơn thuê nhà bên ngoài rất nhiều. Thường chi phí nhà ở dao động từ 200-300 Euro/tháng tuỳ theo bạn chọn ở thành phố lớn hay nhỏ, ở trung tâm hay xa trung tâm, chọn ở nhà kí túc xá có trợ giá của trường hay tự thuê WG (Wohngemeinschaft). Nếu du học sinh chọn thành phố lớn để ở thì đương nhiên chi phí sẽ cao hơn, có thể lên đến tầm 350 Euro/tháng như tại Frankfurt, Berlin, Hamburg, München. Để tìm được nhà ở tại Đức với giá cả hợp lý các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
  • Tiền bảo hiểm: Tại Đức có nhiều dạng bảo hiểm cho sinh viên, du học sinh học nghề, bảo hiểm du lịch tư nhân. Nếu là sinh viên thì chi phí sẽ thấp hơn vì được hỗ trợ một phần. Ví dụ bảo hiểm AOK thì là 107 Euro/tháng. Đối với du học nghề thì tiền bảo hiểm sẽ thường do cơ sở đào tạo trả 50% và bạn trả 50% và tuỳ thuộc vào mức lương trợ cấp học nghề của bạn để tính ra được là bạn phải trả bao nhiêu tiền bảo hiểm mỗi tháng. Thường tiền bảo hiểm của du học sinh học nghề sẽ được trừ thẳng vào tiền lương trợ cấp hàng tháng của bạn.
  • Chi phí điện thoại: Tầm 15, 16 Euro/thàng.
  • Tiền ăn uống các bữa ăn chính: Tầm 125 Euro/tháng
  • Tiền thuốc men khi bệnh (hoặc khoản dự phòng): Tầm 17 Euro/tháng.
  • Tiền học phí: Hệ thống giáo dục tại Đức là hoàn toàn miễn phí học phí. Thường thì sinh viên sẽ đóng các phí quản lý trường học tầm 114 Euro cho 1 học kỳ 6 tháng. Đối với học viên theo chương trình du học nghề Đức thì không phải mất khoản phí này.
  • Chi phí đi lại: Đối với học sinh thì các bạn sẽ được mua vé tháng giá rẻ hoặc là mua vé kì. Tiền vé tàu chia trung bình dao động từ 20-50 Euro/tháng.
  • Chi phí giặt đồ: Trung bình một tuần một lần, 2 Euro thì tổng chi phí cho một tháng 8 Euro.

Tổng chi phí cho khoản cần chi: tầm 500-600 Euro/tháng.

1.2. Các khoản muốn chi có thể phát sinh của du học sinh Đức:

  • Các chi phí hưởng thụ cuộc sống: Mua quần áo, đi du lịch, mua đồ ăn vặt, nuôi chó mèo,…
  • Chi phí đi du lịch: Du lịch châu Âu cũng ko quá đắt đỏ nếu bạn biết lên kế hoạch và book vé sớm, tầm 300 Euro/lần/3-5 ngày du lịch
  • Mua quần áo, quà, phụ kiện,..: Tầm 70 Euro
  • Nếu bạn nuôi mèo: Bảo hiểm mèo: Tầm 25 Euro/tháng, tiền ăn cho mèo 60 Euro/tháng + chữa bệnh cho mèo, tiểu phẫu,… 203 Euro/tháng
  • Chi phí trả cho các áp trên điện thoại: 31 Euro/tháng
  • Chi mua đồ ăn vặt, snack: 51 Euro/tháng
  • Tập gym: 20 Euro/tháng

Tổng các khoản muốn chi thường là các bạn tự cân đối theo sở thích và phù hợp khả năng tài chính của mỗi bạn. Các phí trên là để cho mọi người tham khảo thôi nhé!

Và nhìn chung chi phí trung bình tầm 800 – 1000 Euro/tháng là đã có thể sống tốt tại Đức. Tính ra tiền Việt Nam với mệnh giá hiện tại 1 Euro = 26.000 VNĐ thì khoản chi tầm: 20.000.000 VNĐ – 26.000.000 VNĐ/ tháng. Những bạn tiết kiệm hơn thì chỉ tầm 500-600 Euro/tháng thôi, tiền dư thì bỏ ống :)

  • Thu nhập bình thường của sinh viên tại Đức thì kiếm được bao nhiêu/tháng

Tại Đức bạn cũng dễ dàng tìm được một số công việc làm thêm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập.  Thông thường các công việc đó như: bồi bàn, thu ngân, nướng bánh,..

Thường bạn sẽ kiếm được khoảng 450 Euro/tháng. Nếu tháng đó bạn kiếm hơn 450 Euro thì bạn sẽ bị tính thêm khoản thuế, còn dưới thì không tính.

Công việc bán thời gian tại Đức cũng giống như Việt Nam và được tính theo giờ. Nếu bạn sống ở thành phố lớn thì lương tầm 10 Euro – 12 Euro/giờ, thành phố nhỏ thì 8, 9 Euro/giờ, và được làm tối đa 20 giờ/ tuần.

2. Tips tìm được nhà thuê giá rẻ

– Để tiết kiệm được một khoản, bạn nên ở ký túc xá vì đã có trợ cấp cho sinh viên nên chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.

– Ngoài ra để tiết kiệm thêm, bạn có thể chọn nhà xa trung tâm một chút nhưng giao thông thuận lợi và có chuyến tàu công cộng trực tiếp đến trường.

– Hoặc bạn có thể chọn cách ở ghép với sinh viên khác, một căn nhà (hoặc một phòng) nhiều sinh viên ở chung, sử dụng chung nhà bếp, nhà vệ sinh và mỗi người có phòng ngủ riêng.

– Hạn chế chuyển nhà thường xuyên cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí như:

  • chi phí sơn sửa lại nhà bạn đang thuê trước khi bàn giao lại cho chủ nhà và chuyển đi nơi khác (cái này là đôi lúc bắt buộc vì có điều khoản trong hợp đồng nên mọi người lưu ý đọc kĩ hợp đồng trước khi thuê)
  • chi phí mua sắm đồ đạc mới, ví dụ bạn chuyển đến thuê nhà mới không có sẵn bếp và đồ dùng gia dụng thì bạn buộc phải mua sắm lại từ đầu hoặc mua lại với giá rẻ đồ của người chủ cũ
  • tiết kiệm được tiền đặt cọc cao thường là 3 tháng tiền thuê nhà (Kaltmieter)

3. Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức ăn uống 100 Euro/tháng

Để tiết kiệm khoản ăn uống và chi trung bình khoảng 100 Euro/tháng, bạn nên hạn chế những bữa ăn bên ngoài. Thay vì ăn ở trương từ 2 – 3 Euro cho một bữa ăn uống, bạn có thể tự nấu đem đồ ăn tới trương, hoặc kẹp bánh mỳ thịt nguội mang theo.

Hoặc thêm vào đó, bạn tìm mua ở các khu chợ hoặc siêu thị có giá sinh viên rẻ hơn bình thường, hoặc những ưu đãi nếu có cho sinh viên để giảm chi tiêu. Như thế, trung bình bạn sẽ chỉ chi tiêu ăn uống tầm 100 Euro/tháng.

4. Du học sinh học nghề điều dưỡng tại Đức chi tiêu tiết kiệm được bao nhiêu/tháng

Du học sinh theo chương trình nghề Điều dưỡng tại Đức tiết kiệm được một khoản kha khá (tầm 350-400 Euro) mỗi tháng nếu các bạn biết cách chi tiêu hợp lí và ngoài ra thêm một khoản tầm 450 Euro từ công việc làm thêm Mini Job

Với ngành điều dưỡng, không biết là mỗi tháng du học sinh sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?

Một năm theo học nghề điều dưỡng ở Đức bạn sẽ nhận được 1100 Euro/tháng trước thuế và bảo hiểm, sua thuế và bảo hiểm là bạn còn 850 Euro/tháng. Vậy theo như bảng lương trên và chi phí sinh hoạt 600 Euro/tháng thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 850-600=250Euro/tháng.

Nếu bạn có đủ thời gian học hành và muốn làm thêm thì bạn sẽ được trả theo giờ, tối đa bạn kiếm được 450 Euro/tháng nữa là tổng cộng max tiết kiệm là 600 Euro + 450 Euro = 1050 Euro/tháng.

5. Chi tiêu tiết kiệm thế nào cho hợp lý?

Đối với sinh viên thì việc thiếu trước hụt sau là rất bình thường diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên khi đã đặt chân đến Đức để du học bạn cũng luôn nhớ rằng mục đích chính của mình là học. Đùng vì kiếm tiền, muốn tiết kiệm tối đa mà tập trung hết năng lượng vào nó. Nếu vậy, bạn sẽ rất bị áp lực, bạn không dám bước chân ra ngoài khám phá thế giới, dần dần bạn nhỏ bé đi vì cứ thu mình lại. Nếu bạn có đủ thời gian để đi làm thêm mà ko ảnh hưởng đến học tập, thì bạn cũng nên chọn công việc phù hợp và bổ trợ kinh nghiệm của mình, giúp ích cho sự nghiệp sau này. Ngoài việc học trên trường, làm thêm, thì bạn cũng có thể học thêm một kỹ năng nào đó để phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ, giỏi hơn, tự tin hơn và để kiếm được tiền nhiều hơn.

Thế thì bạn chi tiêu thế nào cho hợp lý?

  • Không tiết kiệm một cách thái quá, ràng buộc và gò bó bản thân
  • Mua những sản phẩm có giá rẻ hơn, cố gắng lựa những chương trình giảm giá cho sinh viên.
  • Bạn giảm những khoản chi không thật sự cần thiết xuống hạn chế đồ ăn vặt, hạn chế đi du lịch (hoặc sắp xếp thời gian hợp lý)
  • Tự đặt cho mình giới hạn số lần ăn uống, đi cà phê với bạn bè,…

Như vậy chung quy lại nếu tính toán một chút, có sự đầu tư một chút và chịu khó tìm hiểu thông tin học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước một chút, thì bạn sẽ đã hoàn toàn có thể hiểu được cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý khi du học ở Đức. Hạn chế một vài điều không quan trọng, củng cố bản thân để kiếm nhiều tiền hơn sẽ giúp bạn sớm thành công trong lĩnh vực chi tiêu tiết kiệm.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)