Thông tin du học

Hướng dẫn chi tiết cách tìm nhà tại Đức cho du học sinh

Nếu bạn có mong muốn du học Đức thì bạn nên chuẩn bị tinh thần là phải “tự thân vận động” trong việc lên kế hoạch tìm kiếm nhà ở. Không giống như những địa điểm du học phổ biến như Vương quốc Anh, Úc hoặc Mỹ, số kí túc xá cho sinh viên của các trường đại học ở Đức hiện nay không đáp ứng đủ cho lượng du học sinh đông đảo tăng theo hằng năm. Bạn phải chuẩn bị tư tưởng là có thể chờ 1-2 năm (tùy thành phố) để có thể may mắn nhận được một chỗ nội trú của trường. Một vài Hội Sinh Viên có chương trình hỗ trợ giúp bạn tìm nơi trú ngụ nhưng trong hầu hết trường hợp bạn vẫn phải tự mình nỗ lực tìm kiếm.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ cho bạn một số TIPP hướng dẫn tìm nhà tại Đức để quá trình kiếm nhà ở tại Đức của bạn dễ dàng hơn. Trong phạm vi bài viết sau đây, #IECS cũng sẽ liệt kê ba loại nhà ở phổ biến nhất dành cho sinh viên với giá thuê trung bình, những trang web tìm nhà tốt nhất và một số mẹo quan trọng.

Du học sinh tại Đức thường lựa chọn 3 loại hình nhà phổ biến sau:

  • Ký túc xá
  • Share 1 căn hộ chung nhiều phòng
  • Căn hộ mini khép kín

Hướng dẫn tìm nhà tại Đức tại các khu ký túc xá cho sinh viên

Giá trung bình mỗi phòng: khoảng 180-250 euro (khoảng ~5-6,5 triệu) một tháng

Hơn 40% sinh viên quốc tế chọn ở tại các kí túc xá dành cho sinh viên. Mỗi bạn sẽ có một phòng riêng biệt phục vụ cho việc học và ngủ. Ngoài ra mỗi dãy hành lang tầm 10 phòng trọ sẽ có khu vực bếp, phòng sinh hoạt chung và nhà tắm riêng. Ngoài việc các khu nhà trọ này có giá cả phải chăng thì mô hình trên còn cho bạn cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các bạn đồng trang lứa. Thực tế là nhiều cựu du học sinh đã có những người bạn thân thiết khi chọn sống tại nhà trọ sinh viên trong năm đầu đại học đấy. Giá thuê tại các khu nhà trọ này rất đa dạng tùy thuộc vào thành phố bạn sống, kích thước của gian phòng, chất lượng và số lượng đồ nội thất bên trong.

Căn hộ nhiều phòng (Wohngemeinschaft)

Giá trung bình một phòng: khoảng 200-300 euro (khoảng 5,5-8 triệu) một tháng

Hơn 30% sinh viên, thường là những nhóm bạn muốn sống chung với nhau, chọn loại hình nhà ở này. Một căn hộ lớn thường có 3-5 phòng. Mỗi bạn sẽ có một phòng ngủ riêng biệt và sử dụng chung phòng khách, bếp và nhà vệ sinh. Bạn sẽ sống chung trong một nhà với các bạn sinh viên khác bao gồm cả quốc tế lẫn địa phương. Số tiền thuê nhà hằng tháng sẽ được chia đều cho số người cùng ở trong căn hộ này. Cuối tháng hoặc cuối năm, mỗi người trong nhà sẽ chia nhau tiền sinh hoạt phí như tiền điện, nước, phí xem truyền hình, lò sưởi và internet.

Để có thể kiếm được loại nhà kiểu này, bạn cần theo dõi mục quảng cáo nhà ở của những tờ báo địa phương, bảng thông tin tại trường hoặc các trang thuê nhà trên mạng vì các chủ nhà thường dùng những nơi này để giới thiệu thông tin.

Ở căn hộ mini khép kín

Giá trung bình: 300 euro – 500 euro (khoảng 7-12 triệu) một tháng

Nếu bạn chỉ thích sống một mình thì đây là lựa chọn phù hợp nhất với bạn. Dĩ nhiên, đây cũng là lựa chọn tốn kém nhất trong mọi loại hình nhà ở. Bạn sẽ sống 1 mình trong căn hộ khép kín 1 phòng ngủ thường kèm bếp hoặc không, 1 bồn tắm đứng và nhà vệ sinh. Đối với các căn hộ này, bạn có thể tìm kiếm thông tin cho thuê nhà ở thông qua báo chí hoặc internet. Bản hợp đồng là điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm khi chọn ở riêng.

Bạn phải chắc chắn rằng mình HIỂU tất cả mọi khoản được kê trong hợp đồng. Thông thường, khi bạn thuê nguyên căn thì sẽ không có đồ nội thất đi kèm. Tuy nhiên cũng có một số chủ nhà thiết kế các căn hộ mini khép kín chuyên cho sinh viên thuê dạng ở 1 người thì đã có bếp và một số vật dụng tối thiểu như bàn, ghế, giường và tủ.

Hướng dẫn tìm nhà tại Đức – Mẹo nhỏ:

Lên kế hoạch tìm kiếm chỗ ở cho mình càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn có dự định bắt đầu nhập học. Hãy đi đọ giá trước. Nhà ở tại Đức thường có giá khá cao nên bạn hãy kiểm tra thông tin giá cả nhà ở trên những trang web trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Khi bạn chọn ở chung nhà với người khác hoặc ở nhà riêng, bạn hãy nhớ đọc bản hợp đồng thật kĩ, không hiểu chỗ nào phải hỏi ngay, để biết rõ cái gì được đi kèm cái nào không. Cần tìm hiểu về bạn ở cùng với mình để tránh phát sinh những điều không phù hợp sau này, gây ra khó xử cho cả 2.

Lưu ý rằng bạn sẽ phải tự trả sinh hoạt phí bao gồm tiền điện và internet nên bạn hãy cộng thêm khoản này vào tiền thuê nhà để biết được mỗi tháng mình phải chi bao nhiêu. Nếu 2 bạn gái thân và khá hợp nhau, mình có thể tiết kiệm chi phí bằng cách share 1 căn hộ khép kín vừa tiện lợi, giá cả lại phải chăng.

Một số điểm quan trọng cần ghi nhớ:

Nhu cầu thuê phòng và tiền thuê nhà ở những thành phố phía Tây Đức cao hơn so với các thành phố nằm ở phía Đông.

Nhu cầu thuê phòng cao nhất vào thời điểm bắt đầu kì nhập học mùa đông (tháng 10) hoặc mùa hè (tháng 4) hằng năm. Nếu bạn không thể đặt phòng kịp trong thời gian này, hầu hết các trường đại học sẽ giúp bạn tìm những chỗ trọ khẩn cấp. Các chỗ này thường chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh sống tối thiểu của bạn trong một thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể vào các hội nhóm sinh viên người Việt tại khu bạn sắp nhập học để hỏi xin ở nhờ trong thời gian ngắn hoặc có trả chút phí. Sau khi dọn vào nhà ở theo luật tại Đức trong vòng 1-2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú tại Đức ở cơ quan Bürgeramt gần nhất.

Xem thêm hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức TẠI ĐÂY

Các trang tìm nhà nổi tiếng cho sinh viên tại Đức:

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

3.8/5 - (5 bình chọn)