Các hình thức kinh doanh ở Đức
Đức là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong cộng đồng châu Âu (EU). Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên đến 843 tỷ Euro vào quý 3 năm 2020 và thu nhập bình quân đầu người là 40.033 Euro, Đức là nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và có vai trò dẫn dắt kinh tế của khối Liên minh Châu Âu.
Có thể nói, đây là thị trường vàng để đầu tư kinh doanh, là “miếng mồi ngon” mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng đối với nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng những những cá thể nhỏ lẻ trong và ngoài nước.
1. Hình thức kinh doanh ở Đức của người Việt:
Trước hết, ta cần có cái nhìn khái quát về thị trường kinh doanh ở Đức, đặc biệt đối với người Việt hiện đã và đang sinh sống tại Đức. Hiện nay, Có 4 mô hình chính:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn GmbH
- Công ty mini-GmbH hay còn gọi UG
- Công ty theo luật dân sự GbR
- Công ty cá thể Einzelunternehmen ( mô hình tự kinh doanh)
Đa phần người Việt kinh doanh ở Đức theo mô hình tự kinh doanh, đó là các hộ buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ, các nhà hàng, tiệm Nail, cửa hàng hoa… Với mô hình kinh doanh này, bạn cần phải đăng ký kinh doanh tại Bürgeramt nơi bạn mở tiệm. Dưới đây là 1 vài hình thức kinh doanh ở Đức đặc trưng của người Việt.
1.1 Mở nhà hàng tại Đức / Cửa hàng bán đồ Châu Á tại Đức
Một điểm đáng quan tâm đó chính là ở hầu hết các thành phố tại Đức đều có mặt của các cửa hàng kinh doanh lớn hay nhỏ lẻ của người Việt, như cửa hàng Châu Á, quán ăn Việt Nam. Trong các quán ăn, người chủ sẽ đào tạo 1 vài thợ chính, còn lại đa phần sẽ thuê sinh viên làm part-time phục vụ, dọn dẹp.
Mức lương dao động từ 7-10 eu/h cho phục vụ và đối với đầu bếp là từ 1500-3000 tùy từng thành phố. Những người làm ở đây thường bao gồm cả người hợp pháp và người không có giấy tờ. Theo đánh giá khách quan, hầu hết đều nhận được sự hài lòng và tin dùng của các khách hàng bới chất lượng món ăn tốt mà giá thành lại rẻ hơn so với nhà hàng của người Đức. Đây cũng là những nghề đã mang lại nhiều tiền bạc, kinh tế khá cho người Việt và được coi là nghành nghề mang ” thương hiệu của người Việt “.
1.2 Cửa hàng Nail và làm móng tại Đức
Chủ yếu người Việt kinh doanh ở Đức sẽ thường mở cửa tiệm làm móng hoặc làm nails tại Đức. Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt xuất khẩu lao động sang Đức để làm móng tại Đức đã có sự phát triển tương đối nhanh. Về cơ bản, để mở tiệm làm móng tay ở Đức thì bạn không cần bất kỳ kiến thức chuyên môn hoặc đào tạo đặc biệt nào. Vì vậy, bạn có thể mở tiệm của riêng bạn, nếu bạn đủ khả năng cũng như đủ kinh tế.
Còn đối với những người muốn học nghề làm nail tại Đức thì có 2 sự lưạ chọn: học tại trung tâm dạy nghề nail hoặc vừa học vừa làm trong các tiệm nail. Mức thu nhập khi làm móng tay ở Đức nằm trong khoảng 1500 – 2500 Euro. Hiện nay vì lí do dịch Covid, có rất nhiều người bán lại tiệm nails với giá rẻ, chính vì vậy đối với một bộ phận người muốn làm chủ một tiệm làm móng tại Đức thì đây được xem là một cơ hội tốt để có thể sở hữu cửa tiệm của riêng mình với mức giá phải chăng.
1.3 Bán hàng online
Ngoài ra, một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biển và được sử dụng nhiều, đặc biệt trong thời điểm Covid, Lockdown, đó chính là bán hàng online, từ thực phẩm gia vị Việt, các món ăn Việt tự làm được yêu thích như nem chua, bánh chưng, giò chả,..đều được rẩt nhiều người quan tâm và đón nhận.
Đối với hình thức này, hầu hết mọi người không đăng kí kinh doanh mà chỉ trao đổi với nhau qua mạng xã hội, những trang Fanpage của hội du học sinh, hội người Việt sống ở Đức. Nó không mất phí, không cần đóng thuế và cũng không đăng kí giấy phép kinh doanh, khá tiện lợi, nhanh gọn và dễ dàng. Tuy nhiên, theo luật pháp Đức quy định, kể cả với việc bán hàng online, bạn cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh.
1.4 Kinh doanh hàng xách tay hoặc dịch vụ Vận Chuyển 2 chiều Đức – Việt
Với nhu cầu của rất nhiều khách hàng hiện nay, đó là mua hàng xách tay từ Đức vì sự tin tưởng cũng như chất lượng hàng hóa, cũng như mong muốn gửi hàng về cho gia đình người thân tại Việt Nam, chính vì vậy mà hình thức kinh doanh hàng xách tay và dịch vụ vận chuyển hàng hóa Đức – Việt cũng được ưa chuộng và ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
1.5 Bán hoa và hoa quả tại Đức
Ở các thành phố lớn, đặc biệt như Berlin hay München, không khó để bắt gặp các cửa hàng hoa hoặc hoa quả ở khắp mọi nơi, trên các con phố, nhà ga hay trung tâm mua sắm, thu nhập từ người kinh doanh hoa được tiết lộ là lãi khá cao, tuy nhiên nghề rất vất vả vì họ thường phải thức khuya dậy sớm từ 2-3 giờ sáng để đi lấy hoa ở đầu mối.
2. Các doanh nhân và doanh nghiệp lớn ở Đức
Nhắc đến kinh doanh thì không thể không nhắc đến những doanh nhân cũng như doanh nghiệp Việt lớn và thành công tại Đức.
Cứ đến Đức là nghe danh chợ Đồng Xuân. Đây là khu chợ lớn buôn bán tất cả các mặt hàng Châu Á, tập hợp đông đảo người Việt và đem lại nguồn thu nhập mạnh cho người buôn bán cũng như tạo việc làm cho rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Đức. Chợ được thành lập vào năm 1997 bởi ông Nguyễn Văn Hiền (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm thương mại Đồng Xuân).
Ngoài ra, còn có những cá nhân tiêu biểu khác như Bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT TTTM Thái Bình Dương Berlin. Ông Võ Văn Long, Giám đốc Công ty Thăng Long ( bao gồm Nhà Hàng Việt ”Asia-Town” ), hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức. Bà Trần Thị Minh Tâm, người sáng làm lập chuỗi 50 nhà hàng Việt “ Asia Gourmet”.
Xem thêm : Nguyễn Văn Hiền – Tỉ phú người Việt tại Đức
3. Các cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại Đức:
Hiện nay có rất nhiều cộng đồng cũng như hội nhóm hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh ở Đức. Có thể kể đến như:
- Tài trợ khởi nghiệp từ Cơ quan việc làm liên bang
- Tài trợ khởi nghiệp từ Dịch vụ khởi nghiệp EU.
- Các khoản vay cho người sáng lập, khoản vay khởi nghiệp ERP “StartGeld” hoặc “Universell” từ KfW.
Đặc biệt đối với riêng cộng đồng người Việt, bạn có thể tìm thêm thông tin cũng như sự trợ giúp từ:
- Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại Đức de
- Luật Pháp Đức https://www.facebook.com/groups/LuatPhapDuc
- Hội sinh viên Việt Nam tại Đức https://www.facebook.com/groups/SinhVienDuc
4. Hỗ trợ của nước Đức trong mùa Covid:
Trong thời điểm Covid tăng cao, chính phủ và nhà nước cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ và cho vay đối với các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp đang kinh doanh tại CHLB Đức. Về Mặt Tài Chính, Nhà Nước Đức đồng thời tung ra 2 sự hỗ trợ bao gồm cho Chủ: Soforthilfe & Cho Nhân Viên: Kurzarbeitergeld (KUG)
Bạn có thể tra mức Kurzarbeitergeld chính xác tại đây:
Thông qua bài viết, hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về việc Kinh Doanh ở Đức. Với tình hình dịch Covid ở thời điểm hiện tại, không chỉ ở Đức mà toàn thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Người Việt kinh doanh ở Đức cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những chính sách hỗ trợ của Đức cùng với sự hảo tâm tương thân tương ái của cộng động người Việt tại Đức, hi vọng chúng ta có thể vượt qua được khủng hoảng này.
Bên cạnh đó, với vô số ưu đãi về cư trú như: không yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu, không cần ngôn ngữ, không cần cam kết tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời có thể mang gia đình, kể cả con cái trên 18 tuổi cùng định cư. Có thể nói, đây là 1 cánh cửa sáng để dẫn đến tương lai với cộng đồng người Việt kinh doanh tại Đức.
Xem thêm: Cộng đồng người Việt tại Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Thành phố Stuttgart-1 điểm đến hấp dẫn của du học sinh Đức
- Tính cách người Đức
- Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
- Tìm hiểu về nước Đức
- Tính cách của người Đức
- Thành phố Frankfurt
- Phương tiện giao thông ở Đức
- Nước Đức có gì nổi tiếng
- Thụy Sĩ – Sự pha trộn giữa hiện đại và nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
- Không khí Giáng sinh ở Đức ra sao?
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.