Các dịch vụ của người việt tại Đức

Các dịch vụ của người việt tại Đức ra sao? Trên toàn nước Đức đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ… Ở các bang phía Tây Đức, người Việt chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.

1. Các dịch vụ của người việt tại Đức- Người Việt tại Đức sinh sống tập trung ở đâu?

Hiện nay, có khoảng hơn 170.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đức. Cộng đồng người Việt tại Đức là một trong số những cộng đồng người Việt tại nước ngoài sinh sống phân bổ đều tại khắp các khu vực trên nước sở tại. Trong đó, có nhiều người Việt sang Đức và thành công ở các thành phố như: Berlin, Frankfurt, Leipzig…

Trên toàn nước Đức đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ… Ở các bang phía Tây Đức, người Việt chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.

Lãnh đạo các cấp của phía Đức đều đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Đức. Đặc biệt đánh giá cao học sinh người Việt tại Đức học giỏi, tỷ lệ đỗ vào trường chuyên và đại học cao hàng đầu trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Đức. Học sinh người Việt đỗ vào các trường chuyên đạt tới 50%, thành tích cao nhất trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Đức.

2. Hình thức kinh doanh của người Việt ở Đức

 

Đa phần người Việt kinh doanh ở Đức theo mô hình tự kinh doanh, đó là các hộ buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ, các nhà hàng, tiệm Nail, cửa hàng hoa… Với mô hình kinh doanh này, bạn cần phải đăng ký kinh doanh tại Bürgeramt nơi bạn mở tiệm. Dưới đây là 1 vài hình thức kinh doanh ở Đức đặc trưng của người Việt.

2.1 Mở nhà hàng tại Đức / Cửa hàng bán đồ Châu Á tại Đức

Các dịch vụ của người việt tại Đức – Quán phở của người Việt tại Đức

Một điểm đáng quan tâm đó chính là ở hầu hết các thành phố tại Đức đều có mặt của các cửa hàng kinh doanh lớn hay nhỏ lẻ của người Việt, như cửa hàng Châu Á, quán ăn Việt Nam. Trong các quán ăn, người chủ sẽ đào tạo 1 vài thợ chính, còn lại đa phần sẽ thuê sinh viên làm part-time phục vụ, dọn dẹp.

Theo đánh giá khách quan, hầu hết đều nhận được sự hài lòng và tin dùng của các khách hàng bới chất lượng món ăn tốt mà giá thành lại rẻ hơn so với nhà hàng của người Đức. Đây cũng là những nghề đã mang lại nhiều tiền bạc, kinh tế khá cho người Việt và được coi là nghành nghề mang ” thương hiệu của người Việt”. 

2.2 Cửa hàng Nail tại Đức

Chủ yếu người Việt kinh doanh ở Đức sẽ thường mở cửa tiệm làm móng hoặc làm nails tại Đức. Trong những năm gần đây, xu hướng người Việt xuất khẩu lao động sang Đức để làm nail đã có sự phát triển tương đối nhanh. Về cơ bản, để mở tiệm làm móng tay ở Đức thì bạn không cần bất kỳ kiến ​​thức chuyên môn hoặc đào tạo đặc biệt nào. Vì vậy, bạn có thể mở tiệm của riêng bạn, nếu bạn đủ khả năng về nghề cũng như đủ kinh tế.

Xem thêm : Cộng đồng người Việt tại Đức

2.3 Bán hàng online

Ngoài ra, một trong những hình thức kinh doanh khá phổ biển và được sử dụng nhiều, đặc biệt trong thời điểm Covid, Lockdown, đó chính là bán hàng online, từ thực phẩm gia vị Việt, các món ăn Việt tự làm được yêu thích như nem chua, bánh chưng, giò chả,..đều được rẩt nhiều người quan tâm và đón nhận.

Đối với hình thức này, hầu hết mọi người không đăng kí kinh doanh mà chỉ trao đổi với nhau qua mạng xã hội, những trang Fanpage của hội du học sinh, hội người Việt sống ở Đức. Nó không mất phí, không cần đóng thuế và cũng không đăng kí giấy phép kinh doanh, khá tiện lợi, nhanh gọn và dễ dàng. Tuy nhiên, theo luật pháp Đức quy định, kể cả với việc bán hàng online, bạn cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh.

2.4 Kinh doanh hàng xách tay hoặc dịch vụ Vận Chuyển 2 chiều Đức – Việt

Với nhu cầu của rất nhiều khách hàng hiện nay, đó là mua hàng xách tay từ Đức vì sự tin tưởng cũng như chất lượng hàng hóa, cũng như mong muốn gửi hàng về cho gia đình người thân tại Việt Nam, chính vì vậy mà hình thức kinh doanh hàng xách tay và dịch vụ vận chuyển hàng hóa Đức – Việt cũng được ưa chuộng và ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.

2.5 Bán hoa và hoa quả tại Đức

Ở các thành phố lớn, đặc biệt như Berlin hay München, không khó để bắt gặp các cửa hàng hoa hoặc hoa quả ở khắp mọi nơi, trên các con phố, nhà ga hay trung tâm mua sắm, thu nhập từ người kinh doanh hoa được tiết lộ là lãi khá cao, tuy nhiên nghề rất vất vả vì họ thường phải thức khuya dậy sớm từ 2-3 giờ sáng để đi lấy hoa ở đầu mối.

3. Các doanh nhân và doanh nghiệp lớn ở Đức

Nhắc đến kinh doanh thì không thể không nhắc đến những doanh nhân cũng như doanh nghiệp Việt lớn và thành công tại Đức.

Cứ đến Đức là nghe danh chợ Đồng Xuân. Đây là khu chợ lớn buôn bán tất cả các mặt hàng Châu Á, tập hợp đông đảo người Việt và đem lại nguồn thu nhập mạnh cho người buôn bán cũng như tạo việc làm cho rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Đức. Chợ được thành lập vào năm 1997 bởi ông Nguyễn Văn Hiền (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm thương mại Đồng Xuân).

Ngoài ra, còn có những cá nhân tiêu biểu khác như Bà Trịnh Thị Mùi, Chủ tịch HĐQT TTTM Thái Bình Dương Berlin. Ông Võ Văn Long, Giám đốc Công ty Thăng Long ( bao gồm Nhà Hàng Việt ”Asia-Town” ), hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Việt Nam tại CHLB Đức. Bà Trần Thị Minh Tâm, người sáng làm lập chuỗi 50 nhà hàng Việt “ Asia Gourmet”.

Xem thêm : Nguyễn Văn Hiên- Tỉ phú người Việt tại Đức

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

 

 

Rate this post