Phân biệt chủng tộc ở Đức
Không biết là nạn phân biệt chủng tộc ở Đức còn tồn tại đến nay hay không? Dường như khi đến Đức để học tập hay làm việc thì mọi người thường sẽ có cảm giác lo lắng không biết mình sẽ bị hay được đối xử như thế nào? Và nên ứng xử như thế nào khi gặp trường hợp này?
Thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn góc nhìn tổng quan về sự phân biệt chủng tộc ở Đức, những điều có thể sẽ xảy đến khi bạn là dân nhập cư.
1. Làn sóng phân biệt chủng tộc ở Đức từ thập niên 90
Đầu những năm 1990 là thời điểm phân biệt chủng tộc ở Đức diễn ra. Làn sóng này bắt đầu từ một làn sóng bạo lực mang tính chất phân biệt chủng tộc nhằm vào phụ nữ di cư trên nước Đức thống nhất.
Đến những năm đầu thập kỷ 2000, nhóm khủng bố tân phát xít của NSU đã giết rất nhiều người. Nước Đức từng bị sốc bởi sự tàn bạo của vụ giết người này. Alberto Adriano, một người chồng 39 tuổi và cha đến từ Mozambique, bị những tên côn đồ thời Đức Quốc xã tấn công vào ban đêm, lúc mà anh đang đi bộ về nhà sau khi xem bóng đá tại căn hộ của một người bạn.
Ba kẻ tấn công đã đấm và đá liên tục vào Alberto đến bất tỉnh ở giữa công viên Stadtpark ở Dessau, Sachsen-Anhalt. Alberto Adriano qua đời vì chấn thương đầu nghiêm trọng tại bệnh viện ba ngày sau đó, vào ngày 14/6/2000.
Đó là vụ giết người cực đoan đầu tiên ở Đông Đức cũ kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào 11 năm trước đó. Trong cơn giận dữ, đau buồn và phẫn nộ, 5.000 người đã biểu tình trên đường phố Dessau sau đó.
2. Các cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc ở Đức
Từ nhừng cuộc khủng bố và nạn phân biệt chủng tộc ở Đức lan rộng như trên, các phong trào chống lại nạn phân biệt chủng tộc đã được xây dựng và nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều vùng trên nước Đức. Trong các đối tượng biểu tình đó có cả các thế hệ trẻ Đức.
Gầy đây nhất, ngày 06/06/2020, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố ở Đức để chống phân biệt chủng tộc ở Đức và phân biệt đối xử dựa trên màu da sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd tại thành phố Minneapolis ở Mỹ.
Có khoảng 14.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình này, tập trung ở trung tâm thành phố Hamburg, và có đển khoảng 6.000 người ởTòa thị chính thành phố tham gia. Trước tình hình này, một số ga tàu điện ngầm và S-Bahn đã tạm thời bị đóng cửa để hạn chế người biểu tình.
Trong khi đó, tại Berlin cảnh sát cũng cho biết có khoảng 10.000 người biểu tình ở quản trường Alexanderplatz, một số tuyến phố đã bị chặn để hạn chế người biểu tình.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Đức cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác ở Đức như Frankfurt/Main, München, Köln, Stuttgart…
Có nhiều cuộc biểu tình diễn ra mang tên “Biểu tình im lặng” với hình thức đoàn người tuần hành im lặng trong 8 phút 46 giây để tưởng nhớ Floyd, chính là khoảng thời gian mà người này bị cảnh sát ở Minneapolis khống chế trước khi người này thiệt mạng hôm 25/5 vừa qua.
3. Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại
Nếu xét đến phạm vi toàn nước Đức, sau hai thập kỷ nước Đức vẫn đang còn phải vật lộn để đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc.
Con số về nạn phân biệt chủng tộc ở Đức gia tăng đáng kể trong báo cáo thường niên năm 2019 mà Liên bang Đức (ADS) công bố (06/2020). Có đến 1.176 trường hợp phân biệt chủng tộc đã được báo cáo cho cơ quan này vào năm ngoái, có nghĩa là tăng 10% so với năm trước và hơn gấp đôi vào năm 2015.
Tuy nhiên, xét về nhiều mặt khác thì nước Đức những năm 2020 đã cởi mở hơn nhiều. Tuy nhiên tình trạng nhập cư ồ ạt những năm qua cũng là vấn đề lớn và phức tạp ở Đức, nguy cơ về nạn phân biệt chủng tộc lại tiếp tục và tăng lên.
Khi cộng đồng người Đức đang bị đe dọa bởi các vấn đề an sinh xã hội, xung đột giữa người bản địa và cộng đồng nhập cư có thể sẽ xảy ra và một dạng phân biệt chủng tộc mới có thể sẽ xuất hiện.
4. Dư âm về phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại
Thật sự dư âm về phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại cũng còn len lỏi trong tùng tầng lớp xã hội Đức. Một bộ phận người dân Đức có góc nhìn không thiện cảm lắm với các dân tộc da vàng hay da đen. Cũng một vấn đều đó, câu chuyện giao tiếp đó nhưng với người Châu Âu da trắng thì họ vui vẻ, với người nước ngoài thì tỏ ra rất khó chịu.
Cũng có nhiều bạn sinh viên hay mới qua Đức làm việc gặp trường hợp nhóm người da trắng tụ tập lại và nhận xét hay nói xấu về bạn, vì bạn không giống họ. Nếu gặp vấn đề này, bạn hãy đừng quan tâm. Bởi vì ở môi trường học tập hay làm việc thì điểm số và hiệu quả công việc của bạn mới thật sự quan trọng nhất.
Đa số những người có tư tưởng phân biệt chủng tộc như vậy thì tâm trí của họ cũng không lành mạnh, họ tự phân biệt bạn với người Châu Âu là để họ có được cảm giác họ giỏi hơn, tốt hơn người khác. Nên tốt nhất, bạn hãy cứ lờ đi. Và hãy quan tâm đến người đối xử tốt với bạn. Hãy nỗ lực trau dồi cho năng lực bản thân nhiều hơn, đừng quan tâm đến họ.
Đa số người Châu Á thường trầm hơn, nhún nhường hơn người Châu Âu. Họ vừa có cảm giác cả nể lẫn sự tự ti trong rào cản ngôn ngữ, khiến nhiều bạn thể hiện ra sự thụ động của mình khi làm việc nhóm. Đùng đợi người khác chọn hết rồi bạn hẵng nhận phần việc của mình, bạn nên chủ động giới thiệu về mình và thể hiện là mình giỏi cái gì, sẽ làm tốt nhất việc gì trong nhóm rồi nhận việc đó. Thì có như vậy bạn mới tập trung hết 100% sự tinh túy và năng lực vào đó mà hoàn thành tốt được.
Nếu chẳng may bạn bị đối xử không công bằng hay nhận những lời chỉ trích không đáng, bạn cũng đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến bạn. Khi bạn làm sai, bạn bị góp ý thì hãy lấy đó làm động lực để nỗ lực tốt hơn. Cũng không nên quan tâm cách họ đối xử với bạn không tốt như với người tóc vàng da trắng khác.
Bạn cũng nên giữ hình tượng và phong cách của mình khi ra ngoài. Lúc ra đường hãy cố gắng ăn mặt thật chỉnh chu, xinh đẹp và lịch sự. Như vậy bạn sẽ nhận được cách đối xử lịch sự, lịch thiệp và thiện cảm tốt hơn. Trường hợp này cũng giống như ở Việt Nam, khi bạn là dân tỉnh lẻ lên các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội cũng từng bị cảm giác tự ti như vậy về vẻ bề ngoài hay ngôn ngữ địa phương.
Cách tốt nhất là bạn đừng nên để ý đến những lời xì xào sau lưng bạn, tránh xa những người tiêu cực đi. coi như họ ko nghe thấy, không liên quan đến cuộc đời bạn.
5. Một số vùng ở Đức không hề có phân biệt chủng tộc
Tuy nhiên, phân biệt chủng tộc Đức cũng chỉ diễn ra ở một số vùng, còn một số cùng khác cuộc sống rất bình yên và dễ chịu. Có một số trường hợp các bạn du học sinh Việt Nam bên Đức được đối xử rất tốt, có khi họ sẽ chào bạn trước khi trong chung cư, thang máy mặc dù không quen biết nhau. Họ rất trung thực và thẳng thắng, và điều đó cũng tùy vào cách bạn thể hiện với họ, điều đó cũng bình thường vì ở đâu cũng có người này người kia cả.
Một số vùng ở Đức cuộc sống khá là bình thường và an toàn. Bạn đi ngoài đường đi dạo phố, đi chơi rất an toàn. Nhiều xe hơi đậu ngoài đường nhưng không có bị gì cả, không cần người đứng canh giữ và xe cũng đảm bảo an toàn, không bị trộm cướp hay đâm xịt lốp. Nhiều bạn sinh viên du học ở đây có cuộc sống rất an toàn và các bạn ấy cũng rất thích sống ở Đức.
Nạn phân biệt chủng tộc ở Đức những năm trước diễn ra rất gay gắt, các cuộc biểu tình từ đó cũng nổ ra nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với cộng đồng người Đức đang nỗ lực rất nhiều để chống lại nạn phân biệt chủng tộc này. Tuy nhiên, nếu bạn đặt chân đến Đức để học tập hay làm việc thì cũng đừng quá lo sợ hay gì cả. Tất cả rồi cũng sẽ ổn, nếu bạn tự trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tại đây. Nước Đức luôn chào đón bạn.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
- Tính cách người Đức
- Hệ thống giao thông ở Đức
- Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
-
Văn hóa ẩm thực Đức – 5 tiêu chí bạn không nên bỏ qua
- Hướng dẫn tìm nhà tại Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.