Tổ chức giáo dục IECS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Đội ngũ nhân sự IECS
    • Hình ảnh hoạt động
    • Đánh giá về IECS
    • Tuyển dụng
  • Trung tâm tiếng Đức
  • Khóa học tiếng Đức
    • Lịch khai giảng lớp tiếng Đức
    • Khóa Học Tiếng Đức Online
    • Khóa học tiếng Đức A1
    • Khóa học tiếng Đức A2
    • Khóa học tiếng Đức B1
    • Khóa học tiếng Đức B2
    • Khóa Luyện Thi Tiếng Đức
  • Tự học tiếng Đức
    • Chuyên mục học tiếng Đức
    • Ngữ pháp tiếng Đức
    • Luyện đề
    • Trung tâm tiếng Đức uy tín
  • Du học Đức
    • Du học Đức hệ đại học/ cao học
    • Du học nghề Đức
    • Du học phổ thông và trung học
    • Trao đổi văn hóa Au-pair
    • Visa du lịch
  • Nước Đức
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Deutsch
  • Click to open the search input field Click to open the search input field Search
  • Menu Menu
You are here: Home1 / BẠN CÓ BIẾT AI LÀ NGƯỜI SÁNG LẬP RA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG???2 / Thông tin du học3 / BẠN CÓ BIẾT AI LÀ NGƯỜI SÁNG LẬP RA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG???...
Bạn có biết ai là người sáng lập ra ngành điều dưỡng trên thế giới không?Hãy cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu về con người phi thuờng này nhé !!

FLORENCE NIGHTINGALE người sáng lập ra ngành điều dưỡng

Florence Nightingale đã được xem như là người sáng lập ra ngành điều dưỡng của thế giới. Đã gần 100 năm, kể từ khi Florence Nightingale – người tiền phong trong lịch sử Điều dưỡng thế giới qua đời (ngày 13 tháng 8 năm 1910) tại Anh Quốc, nhưng tên tuổi và công lao to lớn của bà vẫn luôn được hàng triệu người trên thế giới nhắc tới. Đặc biệt đối với lịch sử phát triển Ngành Điều dưỡng Thế giới nói chung và các điều dưỡng ở chiến trường nói riêng. Florence Nightingale (12 tháng 5 năm 1820 – 13 tháng 8 năm 1910), còn được tưởng nhớ là Người phụ nữ với cây đèn, là người sáng lập ra ngành y tá hiện đại và là một nhà thống kê y tế.

NHỮNG GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU

Florence Nightingale sinh tại Florence (Ý). Gia đình bà giàu có và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ.
Nhưng khi bà nghe được tiếng gọi thiêng liêng năm 1837 tại khu vườn Embley, bà quyết định cãi lời cha mẹ, đi làm y tá và dồn hết nhiệt huyết của mình vào ngành nghề y tế giúp người này từ năm 1845. Hành động này một phần là vì bà có cảm xúc khi thấy người khác bị bệnh tật đau đớn, một phần khác là vì bà muốn chống lại xu hướng hạ thấp giới phụ nữ thời bấy giờ – đòi hỏi phụ nữ phải phục tòng gia đình, làm nội trợ, sinh sản và không có quyền theo đuổi nghề nghiệp mình muốn. Bà thật là một người phụ nữ dũng cảm!!
Bà rất quan tâm về tình trạng thê thảm của các trung tâm y tế cho người nghèo và thổ dân. Tháng 12 năm 1844, khi một người ăn xin bị chết trong trạm xá ở Luân Đôn và tạo chấn động công luận, Nightingale lãnh đạo phong trào đòi cải tiến các trạm xá này. Bà được ông Charles Villiers hỗ trợ việc cải tổ luật về y tế cho người nghèo và sau đó bà tiếp tục tham gia cải tiến các phương án giúp người nghèo – trong và ngoài lãnh vực y tế.

Tại Kaiserswerth, Đức

Năm 1846 bà tham quan nhà thương tại Kaiserswerth, Đức và rất khâm phục khả năng phục vụ y tế của vùng này. Cùng lúc này, chính trị gia và nhà thơ Richard Monckton Milnes có ý muốn kết hôn nhưng Nightingale khước từ với lý do là lấy chồng sẽ làm bà xao lãng công tác y tế bà muốn thực hiện.
Năm 1847, trong lúc bà đang bị khủng hoảng tinh thần vì liên hệ với Milnes, Nightingale gặp Sidney Herbert, nhà chính trị lỗi lạc từng làm Thư ký Chiến tranh của Anh Quốc. Herbert khi đó đã có gia đình nhưng hai người rất tương đắc và trở thành bạn thân. Herbert giúp Nightingale khai thác và phát huy ngành y tá (trong thời chiến tranh vùng Krym), và ngược lại, bà là cố vấn chính yếu của ông ta trong những đường bước chính trị. Năm 1851, Nightingale không nghe lời cha mẹ, từ khước lời cầu hôn của Milnes.
Nightingale cũng có đi lại thân mật với ông Benjamin Jowett, đặc biệt là trong thời gian bà tính để di chúc dành tài sản cho khoa thống kê của Đại học Oxford.

Bắt đầu theo đuổi nghề y tá chính thức

Năm 1851 bà bắt đầu theo đuổi nghề y tá chính thức, và học được rất nhiều kinh nghiệm trong bốn tháng huấn luyện tại Kaiserswerth. Gia đình bà hết sức ngăn cản nhưng không thể thay đổi ý định của bà. Ngày 22 tháng 8 năm 1853, Nightingale lên chức y viện trưởng Trung tâm chăm sóc bệnh nhân phụ nữ tại Luân Đôn, và giữ chức này đến tháng 10 năm 1854. Cha bà mỗi năm gửi cho bà khoảng £500 để giúp bà theo đuổi nghề từ thiện này.

CHIẾN TRANH KRYM

Florence Nightingale nổi tiếng khi bà theo làm y tá chăm sóc cho thương binh quân đội Anh trong chiến tranh vùng Krym. Ngày 21 tháng 10 năm 1854, bà và 38 y tá tình nguyện được Sidney Herbert gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ nơi quân Anh đồn trú.
Nightingale đến nhà thương quân y Scutari tại Istanbul và chứng kiến một cảnh kinh hoàng: thương binh bị bỏ bê không ai chăm sóc vì các y sĩ quá mệt mỏi, thuốc men hiếm, dụng cụ dơ bẩn, và nhiễm trùng tràn lan gây thương vong rất nhiều. Ngoài ra không có hệ thống nấu và phát thức ăn cho bệnh nhân.

Cùng nhau chủi rửa nhà thương

Nightingale cùng các chị em y tá thay nhau chùi rửa nhà thương, dụng cụ y tế và sắp đặt lại hệ thống chăm sóc bệnh nhân. Tuy thế, số tử vong vẫn tăng lên. Nhà thương này quá chật, chứa quá nhiều bệnh nhân, hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm ô uế không khí. Trong thời gian Nightingale làm việc tại nhà thương Scutari, 4077 thương binh bị chết. Binh lính chết vì bệnh tật (kiết lỵ và thương hàn) gấp mười lần vì chiến thương. Đến tháng 3 năm 1855, sáu tháng sau khi Nightingale vào làm việc tại nhà thương này, chính phủ Anh mới gửi nhân viên tẩy trùng sang làm thông hệ thống ống cống và thoáng khí. Số tử vong giảm xuống ngay sau đó.

Niềm tin bất diệt

Nightingale tuy thế vẫn tin rằng bệnh nhân tử vong là do ăn uống thiếu dinh dưỡng và binh lính làm việc quá sức. Mãi cho đến khi về lại Anh, bà mới nghiên cứu các bằng chứng cụ thể do Ủy ban Sức khỏe Quân đội Hoàng gia đưa ra và nhận thức được tử vong phần lớn là do điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh. Qua kinh nghiệm này, từ đó về sau bà luôn coi vấn đề vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong môi trường sinh sống. Tử vong của bệnh nhân trong nhà thương vào thời bình nhờ đó cũng giảm nhiều.

NGƯỜI PHỤ NỮ VỚI CÂY ĐÈN cũng là người phụ nữ sáng lập ra ngành điều dưỡng

IECS gửi đến các bạn một bài thơ “Santa Filomena” của Henry Longfellow viết về bà năm 1857:
Kìa! trong giờ phút đớn đau
Tôi thấy Cô đến với cây đèn
Lướt qua những bóng mờ bi đát,
Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.

NGƯỜI SÁNG LẬP RA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

TRỞ VỀ ANH QUỐC

Florence Nightingale về Anh ngày 7 tháng 8 năm 1857 và được đón chào như anh hùng quốc gia, theo đài BBC thì bà là người nổi tiếng thứ nhì trong xứ, chỉ sau Hoàng hậu Victoria. Nightingale dọn lên khách sạn Burlington thuộc khu phố Piccadilly ở London. Bà bị mắc phải chứng sốt Krym từ khi sang làm việc ở đó. Bà tự giam mình trong phòng riêng, cấm cả mẹ và em không được vào thăm.
Theo lời mời của Hoàng hậu Victoria, Nightingale tuy bị bệnh nhưng vẫn sốt sắng tham gia vào cuộc điều tra của Uỷ ban Sức khoẻ Quân đội Hoàng gia do Sidney Herbert dẫn đầu. Vì là phụ nữ, bà không được chính thức làm giám sát uỷ ban, nhưng bà viết bản báo cáo hơn 1000 trang gồm đầy đủ thống kê danh sách liệt kê các khía cạnh của y tế quân đội, và bà đi đầu trong cuộc thiết kế những phương pháp cải tiến y tế. Qua đó, Uỷ ban này ra quyết nghị tu chỉnh hoàn toàn hệ thống quân y, thiết lập Trường Quân Y và cải tổ hệ thống lưu trữ bệnh sử.

Thành Công

Khi còn ở Thổ, ngày 29 tháng 11 1855, sau một buổi họp khen ngợi Florence Nightingale về công trạng của bà, một số người cùng bà tổ chức quyên góp tiền gây quỹ đào tạo y tá, gọi là Quỹ Nightingale. Rất nhiều người góp tiền ủng hộ. Sidney Herbert làm bí thư danh dự và Công tước Cambridge làm chủ tịch.
Nightingale là người đầu tiên đưa ra khái niệm du lịch y khoa. Bà mô tả rõ ràng những dịch vụ của các trung tâm nghỉ ngơi và chữa bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ trước khi gửi bệnh nhân về đó, thay vì gửi họ đi Thụy Sĩ là nơi rất đắt tiền.

Quỹ Nightingale

Đến năm 1859 Nightingale đem £45000 từ Quỹ Nightingale lập Trường Đào tạo Y tá Nightingale tại Nhà thương St. Thomas. Trường khai trương ngày 9 tháng 7 năm 1860 (ngày nay gọi là Trường Y tá và Hộ sản Florence Nightingale thuộc trường cao đẳng Kings ở London). Ngoài ra Nightingale cũng kêu gọi quyên góp thiết lập nhà thương Hoàng gia ở Buckinghamshire thuộc Aylesbury gần quê cũ của bà.
Năm 1860 bà xuất bản sách 136 trang tựa đề Những bài ghi chép về Y tá, sách này được dùng làm căn bản cho chương trình đào tạo y tá tại trường Y tá Nightingale và các trường y tá khác. Sách cũng bán chạy trong thị trường sách phổ thông và coi như một sách hay giới thiệu về ngành y tá. Nightingale luôn tìm cách phát huy và củng cố ngành y tá trong suốt quãng đời còn lại của mình. Nhờ bà mà ngành y tá mới phát triển và trưởng thành như ngày nay.

Nội chiến Hoa Kỳ

Trong thời Nội chiến Hoa Kỳ, chính phủ phe miền Bắc Hoa Kỳ đến viếng và nhờ Nightingale chỉ dẫn phương thức sắp xếp hệ thống y tế cho thương binh tại chiến trường. Ý kiến của bà không được chấp thuận, nhưng sau đó đưa đến sự thành lập Ủy ban Vệ sinh Hoa Kỳ.
Năm 1869 Nightingale và bác sĩ Elizabeth Blackwell mở trường Y khoa cho Phụ nữ.
Năm 1870, Nightingale huấn luyện Linda Richards, Y tá Hoa Kỳ đầu tiên và giúp bà này thiết lập các trường đào tạo y tá tại Hoa Kỳ. Linda Richards sau này là một trong những y tá tiên phong tại Mỹ và Nhật Bản.
Năm 1882, những y tá tốt nghiệp từ trường Nightingale bắt đầu có chức vụ chuyên nghiệp trong các cơ sở y tế Anh quốc. Nhiều người trở thành Y tá trưởng của các nhà thương chính tại Anh và sang cả tại Úc (nhà thương Sydney New South Wales).

Huy chương Thập tự Đỏ

Nightingale được trao tặng huy chương Thập tự Đỏ năm 1883, bằng khen Order of Merit năm 1907.
Tuy bà bị bệnh mệt mỏi kinh niên phải nằm liệt giường từ năm 1896 bà vẫn tiếp tục nghiên cứu và là người tiên phong trong ngành thiết kế nhà thương và nhiều ý kiến của bà được trọng dụng tại Anh và cả trên thế giới. Đến đây, IECS thật sự khâm phục niềm đam mê và lòng yêu nghề, yêu người ngay cả khi chịu sự hoành hành của bệnh tật.

QUA ĐỜI

Florence Nightingale mất ngày 13 tháng 8 năm 1910, thọ 90 tuổi, tại phòng số 10 South Street, Park Lane. Chính phủ Anh cho phép chôn bà tại nghĩa trang Westminster Abbey nhưng gia đình bà từ chối và đưa về chôn tại nghĩa trang nhà thờ St. Margaret tại Wellow, Hampshirez.
NGƯỜI SÁNG LẬP RA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Những nỗ lực của bà lúc còn sinh thời đến nay vẫn được các điều dưỡng trên toàn thế giới theo đuổi. Florence Nightingale còn được tưởng nhớ với danh hiệu “Người phụ nữ dưới ánh đèn”, bà là người sáng lập ngành điều dưỡng và là một nhà giáo dục.
Ngày nay chúng ta thật may mắn khi có đầy đủ điều kiện để theo đuổi sự nghiệp hoặc đam mê của mình! Hãy để #IECS giúp bạn thực hiện đam mê và giấc mơ của các bạn nhé. Nhanh tay cùng theo chân #IECS đến học hỏi và khám phá nước Đức – một đất nước có nền kinh tế mạnh nhất khối Châu Âu – để được trải nghiệm chương trình giáo dục nằm trong top của thế giới và đồng thời cho bản thân cơ hội trở thành công dân nước Đức nhé!!

THAM KHẢO THÊM:

  • Phương pháp học tập hiệu quả ngành điều dưỡng
  • Chương trình du học nghề Đức ngành điều dưỡng

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

Rate this post
  • About
  • Latest Posts
Anna Le
Anna Le
CEO at Tổ chức giáo dục tư vấn quốc tế IECS
Tôi là Anna Le - Người Sáng Lập của IECS tại CHLB Đức. Công ty chúng tôi chuyên du học nghề Đức và đào tạo tiếng Đức chất lượng cao tại TpHCM. Câu nói ưa thích "tâm có sáng thì thành công mới bền vững"
Anna Le
Latest posts by Anna Le (see all)
  • Nhân Viên Telesales Giáo Dục - 21/04/2025
  • Tuyển Thực Tập Sinh Lập Trình - 15/03/2025
  • Thực tập sinh trợ lý giám đốc - 13/03/2025

LỊCH KHAI GIẢNG

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC A1

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC A2

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC B1

KHOÁ LUYỆN THI B1

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC B2

ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC VIÊN

CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM

Nước Đức

  • Quan hệ Đức và Việt Nam
    Mối quan hệ Đức và Việt Nam09/12/2024 - 8:55 sáng
  • Cách dạy con lạ lùng của ngươì Đức
    Cách dạy con của người Đức “lạ lùng” nhưng rất đặc biệt08/12/2024 - 12:05 sáng
  • hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức
    Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tạm trú tại Đức kèm hình ảnh minh họa03/12/2024 - 9:03 sáng
  • Lễ hội ánh sáng ở Berlin có gì đặt biệt?03/12/2024 - 7:46 sáng
  • nền kinh tế số 1 Châu Âu
    Germany – Nước Đức nền kinh tế số 1 Châu Âu vẫn mang đậm nét đẹp cổ kính03/12/2024 - 12:00 sáng

Du học Đức

  • Du học ngành Công nghệ thông tin
    Du Học Nghề Đức IT21/01/2025 - 10:24 sáng
  • Du học Đức 2025
    Du Học Đức 2025: Thông tin từ A-Z01/01/2025 - 9:16 sáng
  • Phân loại rác ở Đức
    Phân loại rác ở Đức13/12/2024 - 10:19 sáng
  • testas
    Tất tần tật về TestAS cho sinh viên du học Đức10/12/2024 - 1:54 sáng
  • Xin visa du học Đức qua VFS
    Xin visa du học Đức qua VFS – Áp dụng từ 01.03.202005/12/2024 - 2:14 chiều

Du học nghề Đức

  • Du học nghề Đức 2025
    Du Học Nghề Đức 2025: Chi Phí, Điều Kiện, Học Bổng22/04/2025 - 8:56 sáng
  • Du học ngành Công nghệ thông tin
    Du Học Nghề Đức IT21/01/2025 - 10:24 sáng
  • Du học điều dưỡng Đức 2025: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình01/01/2025 - 6:31 sáng
  • thủ tục xin visa du học nghề Đức
    Chi phí du học Đức10/12/2024 - 4:14 chiều
  • du học nghề đức gồm những ngành nào
    Du học nghề Đức gồm những ngành nào? (NEW 2024)02/07/2024 - 4:19 chiều

Tự học tiếng Đức hiệu quả

  • Tự học tiếng Đức
    Bí Quyết Học Tiếng Đức Hiệu Quả Cho Giới Trẻ04/01/2025 - 1:50 sáng
  • Tiếng Việt
  • Deutsch

TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ IECS

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 48 Nguyễn Xuân Khoát, Q. Tân Phú, TP HCM
Hotline: 02862873221 – 0961178907

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Địa chỉ: 290 Đ. Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0866047981 – 0968999153

TRỤ SỞ TẠI BANG RHEINLAND-PFALZ

Địa chỉ: Ludwigshafen am Rhein (Süd)
Hotline: (+49)1703582140
Đại diện: Eric Nguyen

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

– Tư vấn du học: Số 05/GDĐT-TC
– Dạy tiếng Đức: Số 889/QĐ-GDĐT-TC
Do sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cấp và quản lý chất lượng.

TRỤ SỞ QUẢNG BÌNH

Địa chỉ: Lý Thường Kiệt, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình
Hotline: 0961178907

TRỤ SỞ TẠI BANG BADEN-WÜRTTEMBERG

Địa chỉ: Schwetzingerstadt/Oststadt
Hotline: (+49)17661456335 (Zalo/Whatsapp)
Đại diện: Anna Le

CÁC TRANG HỮU ÍCH

Về chúng tôi
Hình ảnh hoạt động
Đánh giá về IECS
Tin tức
Du học Đức
Du học nghề Đức
Học tiếng Đức

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 48 Nguyễn Xuân Khoát, Q. Tân Phú, TP HCM
Hotline: 02862873221 – 0961178907

TRỤ SỞ QUẢNG BÌNH

Địa chỉ: 457 Lý Thường Kiệt, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình
Hotline: 0961178907

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Địa chỉ: 290 Đ. Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0866047981 – 0968999153

TRỤ SỞ TẠI BANG BADEN-WÜRTTEMBERG

Địa chỉ: Schwetzingerstadt/Oststadt
Hotline: (+49)17661456335 (Zalo/Whatsapp)
Đại diện: Anna Le

TRỤ SỞ TẠI BANG RHEINLAND-PFALZ

Địa chỉ: Ludwigshafen am Rhein (Süd)
Hotline: +49 62154567494
Đại diện: Eric Nguyen

CÁC TRANG HỮU ÍCH

Về chúng tôi
Hình ảnh hoạt động
Đánh giá về IECS
Tin tức
Du học Đức
Du học nghề Đức
Học tiếng Đức

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

– Tư vấn du học: Số 05/GDĐT-TC
– Dạy tiếng Đức: Số 889/QĐ-GDĐT-TC
Do sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cấp và quản lý chất lượng.

Rate this post
  • About
  • Latest Posts
Anna Le
Anna Le
CEO at Tổ chức giáo dục tư vấn quốc tế IECS
Tôi là Anna Le - Người Sáng Lập của IECS tại CHLB Đức. Công ty chúng tôi chuyên du học nghề Đức và đào tạo tiếng Đức chất lượng cao tại TpHCM. Câu nói ưa thích "tâm có sáng thì thành công mới bền vững"
Anna Le
Latest posts by Anna Le (see all)
  • Nhân Viên Telesales Giáo Dục - 21/04/2025
  • Tuyển Thực Tập Sinh Lập Trình - 15/03/2025
  • Thực tập sinh trợ lý giám đốc - 13/03/2025
© Copyright - Tổ chức giáo dục IECS 2025 - Enfold WordPress Theme by Kriesi
Link to: DỰ ÁN TƯƠNG LAI: TRƯỜNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN ĐỨC TẠI VIỆT NAM Link to: DỰ ÁN TƯƠNG LAI: TRƯỜNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN ĐỨC TẠI VIỆT NAM DỰ ÁN TƯƠNG LAI: TRƯỜNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN ĐỨC...Trường Đức tại Việt Nam Link to: Ngày của ông già Noel (Nikolaustag – ngày 06.12) Link to: Ngày của ông già Noel (Nikolaustag – ngày 06.12) ông già noelNgày của ông già Noel (Nikolaustag – ngày 06.12)
Scroll to top Scroll to top Scroll to top