Đi du học cần những gì?

“Du học đi để được đổi đời”, “Du học vui lắm, khí hậu bốn mùa thích lắm” hay “Du học dễ lắm, học xong ra kiếm việc lương ngàn đô” chắc là những câu không quá xa lạ mỗi khi được nghe về du học. Thế nhưng thực tế có phải lúc nào cũng “hồng” mà không có lấy một mảng xám như những lời mời gọi ngon ngọt, liệu du học có phải “cứ đi là sẽ đến”?

Thực tế những lời trên không hẳn là tô hồng quá mức về đời sống du học, có không ít du học sinh thấy mãn nguyện khi quyết định đi nhưng đó chỉ là “quả ngọt” của một sự dày công chuẩn bị từ trước. Vậy, đi du học cần những gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

1. Đi du học cần những gì?

1.1. Sức khỏe

“Sức khỏe là vàng”, thật vậy, kể cả có đủ điều kiện về tài chính và học lực, nếu sức khỏe không đảm bảo cũng khó lòng đi du học. Một số nước như Úc, Nhật,…, yêu cầu du học sinh phải có giấy khám sức khỏe đạt chuẩn, bảo đảm không mắc các bệnh truyền nhiễm được liệt vào danh sách cấm (mỗi nước sẽ có quy định riêng) thì mới cấp thị thực để du học.

Ngoài ra, còn có những bệnh tuy không cấm nhưng gặp môi trường thời tiết không thích hợp có thể trở nặng (viêm xoang, bệnh lý về cột sống, hen suyễn,…), cần lưu ý về mức độ nặng nhẹ cũng như tham vấn trước với bác sĩ chuyên môn để được kê thuốc trước khi du học.

1.2. Điều kiện tài chính

So với sức khỏe, tài chính cũng đóng vai trò quan trọng không thua kém gì. Bởi nếu chỉ thỏa mỗi sức khỏe và học lực, giấc mơ du học chắc sẽ cần thêm thời gian để bạn chuẩn bị tài chính mới thực hiện được. Kể cả khi bạn có học bổng giá trị cao (toàn phần, bán phần) hay khoản hỗ trợ tài chính, bạn cũng phải có khoản dư để chi trả cho chi phí sinh hoạt hằng ngày, phí rủi ro liên quan đến sức khỏe, chỗ ở và phí để mua dụng cụ, đồ dùng học tập.

Ít có ai để ý đến loại chi phí này nhưng thật chất lại “ngốn” khá nhiều chi phí phát sinh của sinh viên quốc tế. Giả sử nếu bạn chọn ngành Thiết kế thời trang, các dự án đòi hỏi bạn phải chuẩn bị vải, nguyên phụ liệu và dụng cụ may thêu để ra thành phẩm, hoặc như ngành Công nghệ – Thông tin, máy tính cá nhân cũng nên là loại tốt để đảm bảo chất lượng học tập.

Ít nhất thì đây là điều kiện có thể vun đắp, chứ với điều kiện về sức khỏe, nếu không đạt là gần như cơ hội được du học là rất rất thấp. Nếu bạn đã quyết tâm được đi, chắc chắn sẽ có cách và thời gian cũng không thể đánh bại được nếu ý chí bạn đủ “sắt thép”. 

1.3. Định hướng rõ ràng

Không ít người lâm vào tình trạng “lúc đi hết mình, lúc về hết hồn” khi du học. Thực chất, đây là trường hợp có thể vì quá “cuồng du học”, mong muốn được chinh phục con chữ ở phương trời mới lớn đến độ quên cân nhắc xem thật sự là mình thích gì, mong muốn nghề nghiệp của mình là gì và cả mình trông đợi về chất lượng học tập.

Cuộc sống nơi nước bạn như thế nào, dẫn tới khi mọi thứ diễn tiến trái với kỳ vọng ban đầu, ta dễ rơi vào nỗi thất vọng, ảo não. Vậy nên tốt nhất bạn nên xác định tư tưởng rõ ràng ngay từ bước chuẩn bị du học. Tự vấn bản thân xem “tại sao mình lại chọn du học chứ không phải là ở lại Việt Nam?” cũng như tự đặt câu hỏi về các lý do bạn chọn ngành học đó, tại sao học ngành đó thì bạn lại chọn nước này chứ không phải nước kia,…, từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp bản thân.

Bước này không mất phí nhưng nếu bỏ qua nó, bạn sẽ thấy “phí” thời gian ở nơi mình không thật sự thuộc về. Vì thế đừng phớt lờ mà hãy nghiêm túc suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nhé!

1.4. Ngôn ngữ

Ai cũng ngầm hiểu rằng, khi du học tức bạn phải sử dụng một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ 24/7, từ chương trình học, giao tiếp đời sống, tra cứu bài học,…, tất cả sẽ đều bằng ngôn ngữ đó. Nếu lựa chọn ở các quốc gia nói tiếng Anh, hãy xem kỹ các yêu cầu của quốc gia đó cho mức điểm tối thiểu cần đạt ở các văn bằng tiếng Anh thường thấy như IELTS, TOEIC, TOEFL,…để có sự chuẩn bị trước.

Có khả năng ngôn ngữ tốt cũng là lợi thế lớn, khi có một số trường sẵn sàng cấp học bổng nếu bạn có điểm thi IELTS cao, trên 7.5 Overall hay thậm chí là toàn phần, tài trợ cả tiền sinh hoạt nếu bạn chọn du học ở các nước châu Âu và nói tốt ngôn ngữ của họ (Đức có học bổng cho sinh viên quốc tế theo học khối ngành STEM và có bằng tiếng Đức B2 trở lên). 

 Vậy nên, có được ngành học mong muốn, quốc gia mục tiêu thì tiếp đó là trau dồi ngoại ngữ. Nếu có đủ khả năng và thời gian, học thêm ngoại ngữ thứ 3 như tiếng Pháp, Đức hay Nhật sẽ là điểm cộng trong hồ sơ của bạn và là “vũ khí” lợi hại giúp con đường kiếm việc làm rộng mở hơn.

Nếu đang quan tâm đến tiếng Đức thì chắc chắn, bài viết này là thông điệp mà vũ trụ muốn bạn nhìn thấy! Giới thiệu bạn tổ chức IECS, chuyên tư vấn du học Đức và cung cấp các khóa học tiếng Đức từ A1 đến B2, với tiêu chí “học là phải dùng được”, có nhiều trường hợp học viên đến với IECS chỉ 8 tháng là đã có bằng B1 nên câu hỏi “tiếng Đức có khó học không?”, IECS xin trả lời bằng thành tích của học viên! 

Tham khảo thêm:

1.5. Kỹ năng

Đi du học là hành trình “tự túc”, nghĩa là từ những việc nhỏ nhất, bạn đều làm một mình. Thực tế ở Việt Nam, có nhiều bạn trẻ được bao bọc khá kỹ dẫn đến các kỹ năng mềm như đi phương tiện công cộng, nấu ăn hay giặt áo quần đều chưa từng thử qua.

Được bao bọc không sai, thậm chí còn là điều đứa trẻ nào cũng mong được nhận từ gia đình, chỉ là khi đã lựa chọn du học, bạn cần nhớ đây là lúc để trưởng thành và sống tự lập, kỹ năng mà bạn cần có không chỉ để phục vụ nhu cầu sống cơ bản mà còn cần biết thêm cách để bảo vệ bản thân khi ở một mình.

Dù có là quốc gia an ninh bậc nhất thế giới, bạn cũng nên cảnh giác với mọi tình huống, bởi “bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn” thì con người cũng vậy! 

1.6. Kế hoạch cụ thể

Tất cả những yếu tố trên chỉ là những đề mục nhỏ của một “kế hoạch cụ thể”. Đi du học là một quyết định liều lĩnh nhưng đầy cảm hứng, tuy nhiên sự hào hứng ấy có còn nguyên vẹn cho tới cuối hành trình du học hay không, phụ thuộc rất nhiều vào quyết định hôm nay của bạn.

Lời khuyên là bạn nên liên hệ đến các trung tâm tư vấn du học có tiếng, có kinh nghiệm trong mảng du học bạn chọn để giúp bạn chuẩn bị hồ sơ du học nhanh chóng hơn.

Dĩ nhiên bạn vẫn tự làm được nhưng nếu có sự giúp sức từ bên thứ 3, bạn sẽ có dư giả thời gian để trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm hơn. Còn có một số nước yêu cầu bạn đến phỏng vấn mới cấp visa thì bạn sẽ rất cần các trung tâm hỗ trợ thêm để chắc rằng tỷ lệ đậu cao. Nói chung, câu trả lời cho câu hỏi “Đi du học cần những gì?” sẽ là “kế hoạch cụ thể”.

Tóm lại, du học xuất phát từ “con tim” muốn chinh phục cái mới nhưng lựa chọn du học ở đâu, ngành nào và cần những gì thì nên để “lý trí” giải quyết các vấn đề hóc búa mà hành trình du học cần.

Trên đây là những hạng mục cơ bản cho câu hỏi “Đi du học cần những gì” và thực tế có thể còn nhiều hơn thế, thế nhưng nếu đã thực sự yêu thích và khao khát được xuất ngoại đủ lớn, chắc chắn những điều kiện trên cũng không khuất phục được bạn. Nếu đã như vậy thì IECS rất mong được thấy thành công của bạn trong tương lai gần nhất nhé! 

Du học nghề Đức – Chính sách tuyển Điều Dưỡng Viên tại CHLB Đức

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)