Mạng xã hội ở Đức nào được ưa chuộng nhất? Theo kết quả khảo sát của phòng nghiên cứu Statista, tính đến quý 3 năm 2020, nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Đức là WhatsApp, với 87% người dùng internet được khảo sát khẳng định họ đã sử dụng ứng dụng này. YouTube đứng thứ hai với 69% tỷ lệ người dùng, tiếp theo là Facebook với 63%. Tumblr là nền tảng ít được sử dụng nhất, chỉ 3% trong số những người được khảo sát.
Là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Đức, WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng, thuộc sở hữu của Facebook, cho phép bạn nhắn tin miễn phí với mạng có sẵn trên thiết bị di động. WhatsApp sử dụng kết nối Internet trên điện thoại để gửi tin nhắn nên bạn sẽ không bị mất phí SMS.
WhatsApp đã hỗ trợ cho các nền tảng IOS, BlackBerry, Android, Windows Phone. Ngoài những tính năng thông dụng của một trình nhắn tin, WhatsApp có thể tạo nhóm, gửi không giới hạn ảnh, video và nhạc tới các thành viên. WhatsApp xử lý tới 27 tỷ tin nhắn mỗi ngày, và có hơn 450 triệu người dùng tích cực một tháng.
Ngày 19/2/2014 Facebook đã chi tới 19 tỷ USD để mua lại dịch vụ nhắn tin với 450 triệu người dùng này. Họ sẽ thanh toán bằng 12 tỷ USD cổ phiếu Facebook, 4 tỷ USD tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng dành cho các sáng lập viên WhatsApp cũng như nhân viên trong 4 năm. Đây là thương vụ lớn nhất của Facebook từ trước đến nay.
Tại Triển lãm công nghệ di động (MWC) lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha), CEO Facebook Mark Zuckerberg cho biết công ty WhatsApp “đáng giá hơn 19 tỷ USD rất nhiều”. Ngày 20/2, Mark đã làm cả thế giới sửng sốt khi tuyên bố chi số tiền khổng lồ để mua lại ứng dụng nhắn tin trên Internet mới vài năm tuổi.
Chắc hẳn mọi người cũng không còn xa lạ gì với mạng xã hội này, về vị trí thứ 2 với tỷ lệ người dùng là 69%, Youtube cũng mang tầm ảnh hưởng lớn đối với người dân ở Đức.
YouTube là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến của Mỹ có trụ sở chính tại San Bruno, California. Nền tảng này được tạo ra vào tháng 2 năm 2005, hiện nay nó cũng là trang web được truy cập nhiều thứ hai thế giới sau Google Tìm kiếm, theo xếp hạng của Alexa Internet.
Có thể hiểu đơn giản, Youtube là phần mềm xem và chia sẻ video, clip. Nó cho phép người dùng tải lên, xem, chia sẻ, thêm vào danh sách phát, báo cáo và nhận xét về video. Nội dung có sẵn bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới thiệu phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn và video giáo dục…
Facebok về đích ở vị trí thứ 3 với tỷ lệ người dùng ở Đức là 63%. Facebook là website kiểu như một mạng xã hội thu nhỏ, mà khi bạn mới đăng ký với họ xong. Bạn có thể giao lưu với bạn bè cũng như chia sẻ những hình ảnh, tin tức, kiến thức. Những sở thích hoặc bất cứ những gì bạn muốn cho bạn bè biết về bạn. Đây là cách rất hữu hiệu để giữ các mối liên lạc với bạn bè lâu năm không gặp, và còn là cách giới thiệu bản thân với người khác một cách kin đáo khá hiệu quả.
Hầu hết các bạn du học sinh Việt Nam đề lựa chọn mạng xã hội Facebook.
Instagram là một mạng xã hội chuyên chia sẻ ảnh và video nên bản thân nó được thiết kế dựa trên cơ sở sáng tạo ra những hình ảnh đẹp và thu hút. Trong vài năm gần đây, Instagram xuất hiện và khiến nhiều người dùng mạng xã hội còn say mê hơn cả Facebook.
Pinterest là một xã hội ở Đức được ưa chuộng ở Đức. Pinterest được thiết kế để quản lý và chia sẻ ý tưởng về hình ảnh, ra mắt vào năm 2009. Bạn có thể sử dụng Pinterest như một công cụ mạng xã hội, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Trên thực tế, Pinterest được sử dụng phổ biến hơn với vai trò một nguồn cảm hứng để thu thập những ý tưởng về trang trí nội thất, du lịch và thời trang. Tỷ lệ người dùng ở Đức vào năm 2020 là 26%.
Twitter là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 280 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Tỷ lệ người dùng ở Đức vào năm 2020 là 21%.
Nên học tiếng Đức ở đâu? Cảm nhận sau 1 tháng tại IECS
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.