Luật nhập cư mới của Đức 2022
Trong tháng 3/2020 này, sẽ có hàng loạt quy định mới liên quan đến chính sách nhập cư của Đức chính thức được áp dụng. Dưới quyền lãnh đạo của thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên trong lịch sử Đức , chính quyền liên ban ban hành một bộ luật mới chuyên về nhập cư . Luật mới này sẽ ảnh hưởng tích cực đối vu du học sinh viên nam đang sinh sống làm việc tại Đức. Sau đây mời các bạn cùng IECS tìm hiểu luật nhập cư mới của Đức.
Tại sao phải có luật nhập cư đầu tiên trong lịch sử nước CHLB Đức?
Để giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề, chính phủ Đức đã thông qua một đạo luật, có hiệu lực kể từ tháng 3/2020. Luật cho phép tuyển dụng nhân viên ngoài Liên Hiệp Châu Âu. Theo luật mới, những người không có bằng cấp đến từ một nước thứ 3 không thuộc EU, chứng minh được trình độ nghề nghiệp đều có thể làm việc ở Đức .
Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo : « Nước Đức có nguy cơ mất tính hấp dẫn nếu không tuyển dụng lao động giỏi người nước ngoài. Các hãng xưởng của Đức sẽ dời sang các quốc gia có nhiều tay nghề. Do vậy, Đức phải cấp visa lao động một cách nhanh chóng.Thông tin cũng phải được loan truyền giữa các công ty cần nhân công và các quốc gia có nhân tài muốn qua Đức làm việc ».
Những nội dung cơ bản của Luật nhập cư mới của Đức.
Bộ luật nhập cư mới của Đức đưa ra bộ quy tắc xác định lao động lành nghề. Lao động lành nghề bao gồm những người tốt nghiệp đại học và cả những người có bằng học nghề như cao đẳng và trung cấp ở Việt Nam.
Bỏ quy tắc so sánh với người bản địa khi yêu cầu người thuê lao động phải chứng minh họ chọn người nhập cư như là sự lựa chọn cuối cùng. Không có người Đức hay người thuộc châu âu nào thay thế được lao động đó. Đây là một điểm rất rất quan trọng và tạo điều kiện rất tốt cho các bạn trẻ đang học và sắp tốt nghiệp tại Đức.
Việc công nhận bằng cấp và cấp visa dễ dàng hơn. Đơn giản hóa thủ tục xin thị thực nhập cảnh thông qua việc can thiệp của đơn vị sử dụng lao động và của Sở ngoại kiều địa phương
Bỏ việc yêu cầu mức lương cao tối thiểu và phân biệt ngành nghề đang thiếu lao động.
Áp dụng và hiểu luật nhập cư mới của Đức như thế nào cho đúng.
Đối với người đi làm:
- Người lao động phải có một chứng chỉ đào tạo nghề được nước Đức công nhận. Hoặc nếu có chứng chỉ đào tạo nghề của nước ngoài thì người lao động có thể sang Đức tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ để được công nhận chứng chỉ đào tạo nghề của mình tại Đức.
- Người lao động phải tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình trong thời gian tìm việc làm tại Đức. Những người lao động có chứng chỉ đào tạo nghề, được công nhận được phép lưu trú 6 tháng tại Đức để tìm việc làm. Nếu sau 6 tháng không tìm được việc làm thì lại phải xuất cảnh về nước.
- Có một tài khoản riêng nhằm chứng minh khả năng tài chính đảm bảo được cuộc sống của mình trong thời gian tìm việc và chỉ sử dụng cho mục đích đó.
- Có bảo hiểm y tế và có chỗ. Khi đã tìm được chỗ làm việc thì lương phải đảm bảo đủ nuôi sống bản thân mình, Dỡ bỏ rào cản bảo vệ việc ưu tiên việc làm cho người Đức và công dân châu âu. Bộ lao động sẽ bỏ thủ tục kiểm tra xem chỗ làm mà những người này có hợp đồng lao động có người Đức hay công dân châu âu muốn làm hay không.
- Để tránh gánh nặng cho cơ quan bảo hiểm xã hội, những người nhập cư có độ tuổi trên 45, nếu muốn nhập cư thì phải có một hợp đồng lao động với mức lương hàng tháng tối thiểu là 3.685 Euro (chưa trừ thuế) . Hoặc người đó phải chứng minh được họ tự đảm bảo được cuộc sống của mình lúc tuổi già.
Đối với du học sinh và du học nghề Đức
- Không cần chứng mình tình trạng hôn nhân , trình độ tiếng Đức, tối thiểu là bằng B1.
- Những người dưới 25 tuổi cũng có thể đệ đơn xin nhập cảnh với thời hạn 6 tháng hoặc 9 tháng để tìm cơ sở đào tạo nghề hoặc chỗ học đại học.
- Hợp đồng lao động và công việc liên quan tới bảo hiểm xã hội phải đảm bảo tối thiểu 35 giờ làm việc trong một tuần.
- Những người có bằng đại học hoặc bằng đào tạo nghề với thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Nếu bằng cấp của họ được cơ quan có thẩm quyền ở Đức công nhận (tức là phải làm thủ tục đặt đơn xin công nhận bằng cấp của Việt Nam tại cơ quan nhà nước Đức). Thì được phép đặt đơn xin sang Đức làm việc hoặc tìm việc.
- Được phép đặt đơn xin vào định cư vĩnh viễn sau 02 năm đi làm. Đối với những người hoàn thành việc học nghề trên nước Đức. Thay vì sau 3,5 năm đi làm trên nước Đức như trước đây. Chỉ áp dụng với học nghề loại 03 năm.
Bài viết sưu tầm của IECS và Vuatiengduc
THAM KHẢO THÊM:
- 7 Ưu điểm khi du học nghề tại Đức
- Lí do tại sao lên học tiếng Đức tại tp lớn như tp Hồ Chí Minh
- Học bổng du học toàn phần
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp