Cách chia động từ trong tiếng Đức – Verbkonjugation
Học tiếng Đức đôi khi có thể khó khăn, ngữ pháp tiếng Đức cũng không dễ dàng, đặc biệt khi nói đến cách chia động từ tiếng Đức. Có rất nhiều trường hợp chia động từ khác nhau và đôi khi bạn thực sự không chắc chắn rằng liệu bạn có cách chia động từ tiếng Đức đúng hay không?
Nhưng thật ra việc chia động từ trong tiếng Đức cũng tương đối đơn giản khi chỉ cần bạn nắm được quy tắc của nó. Hầu như tất cả các động từ đều kết thúc bằng đuôi “-en” (machen, fahren, leben,…). Nếu động từ ở dạng cơ bản (Endung = “-en”) được gọi là động từ nguyên mẫu (Infinitiv).
Khi sử dụng động từ trong câu, nó phải được chia theo chủ ngữ. Việc chia động từ không quá khó ở thì hiện tại (Präsens), hầu như tất cả các động từ đều kết thúc theo một quy tắc nhất định. Ngoại trừ một số động từ thuộc Modalverben và unregelmäßigen Verben (sein, haben, wissen), cũng như một số động từ có gốc kết thúc là s, ß, z, d,… Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn về quy tắc chia động từ trong tiếng Đức nhé.
1. Gốc động từ (Verbstamm) là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy tắc chia động từ trong tiếng Đức, bạn sẽ cần phải hiểu rõ về các thành phần trong Động từ. Một động từ nguyên mẫu (Infinitiv) gồm 2 phần chính: Verbstamm + Endung “-en/-n“
Verbstamm đơn giản được gọi là gốc của động từ. Hầu hết động từ trong tiếng Đức đều kết thúc đuôi bằng -en (machen, leben…) hoặc -n (wandern, erinnern..). Khi bạn bỏ đi phần -en/-n, bạn sẽ nhận được gốc của động từ đó.
2. Quy tắc chia động từ trong tiếng Đức
Để chia động từ một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải căn cứ vào chủ ngữ trong câu. Cho dù là tên riêng – Namen (Lilly, Max, …) hay các đại từ nhân xưng – Personalpronomen (ich, du, …) sẽ luôn luôn là danh từ (Nominativ) đóng vai trò là chủ ngữ (Subjekt). Bạn phải hiểu rằng: “Nominativ + Verben” nó thuộc về nhau như “Vater + Mutter” – luôn luôn không thể tách rời chúng.
Chúng ta sẽ dùng phần gốc động từ (Verbstamm) để lắp ghép với các quy tắc cố định tương ứng lần lượt với các ngôi như sau:
Tóm lại, đối với các đại từ nhân xưng số ít (ich/du/er,sie,es/man) hay ngôi ihr quy tắc chia tương ứng với các ngôi lần lượt e/st/t. Còn đối với đại từ nhân xưng số nhiều (wir/sie) hay ngôi lịch sự Sie đều giữ nguyên động từ nguyên mẫu (Infinitiv) không thay đổi.
Về cơ bản, các động từ trong tiếng Đức đều thuộc nhóm cơ bản này và luôn luôn tuân theo quy tắc trên. Nhưng có một số nhóm động từ sẽ có bất đồng quy tắc với nhóm động từ này. Chúng ta cùng tìm hiểu ở dưới đây nhé.
2.1. Nhóm 1
Nhóm động từ này vẫn sẽ tuân theo quy tắc chia động từ cơ bản ở trên. Tuy nhiên, sẽ có một số lưu ý nho nhỏ như sau:
- Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -s (reis-en), -ß (heiß-en), -z (sitz-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng chỉ sửa -st của ngôi du thành –t. Do đó, với lần lượt các ngôi ich/du/er,sie,es+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/t/t (Bỏ của -st)
du => Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t
- Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -t (arbeit-en), -d (bad-en), -chn (zeichn-en), -dn (ordn-en ), -fn (öffn-en), -gn (begegn-en), -tm (atm-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng thêm e vào 2 cách chia ở ngôi du và er,sie,es+ihr. Do đó, với lần lượt các ngôi ich/du/er,sie,es+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/est/et (Thêm e vào trước st, thêm e vào trước t)
du => Verbstamm + est: arbeit-est, bad-est, zeichn-est …
er,sie,es+ihr => Verbstamm + et: arbeit-et, bad-et, zeichn-et …
2.2. Nhóm 2
Ở trên, bạn có nhận thấy điểm chung của Nhóm 1 với quy tắc chia động từ cơ bản là gì không?
Tuy quy tắc e/st/t bị biến đổi thành nhiều dạng khác nhau như e/est/et hay e/t/t nhưng điểm chung của chúng vẫn là: Nguyên âm gốc trong Verbstamm không hề bị biến đổi.
z.B: leben => lebe/lebst/lebt: Nguyên âm -e trong Verbstamm leb- vẫn được giữ nguyên khi ta chia động từ.
Còn nhóm 2 thì sẽ ngược lại, nguyên âm gốc trong Verbstamm sẽ bị biến đổi khi ta chia động từ.
Trong nhóm 2 này mình chia ra 2 nhóm nhỏ:
a. Nhóm 2.1
Một số động từ mà Verbstamm của nó có chứa a hoặc e (schlaf-en, seh-en, geb-en, lauf-en, nehm-en…) sẽ biến đổi nguyên âm khi chia ở ngôi du và er/sie/es (a biến thành ä, e biến thành ie hoặc i), còn ngôi ich và ngôi ihr thì nguyên âm vẫn không thay đổi.
du => Verbstamm + st: schläf-st, sieh-st, gib-st
er/sie/es => Verbstamm + t: schläf-t, sieh-t, gib-t
z.B: Đối với động từ „seh –en“:
Với ngôi du nếu chia là sehst => Sai, chúng ta phải biến đổi e thành ie => sieh-st.
Với ngôi er/sie/es, nếu chúng ta chia là seht => Sai, phải biến đổi e thành ie => sieh-t.
Với ngôi ihr, nếu chúng ta chia là seht => Đúng
b. Nhóm 2.2
Nhóm này thì hoàn toàn không có quy tắc nào cả – có thể nói là bất quy tắc. Không những cả nguyên âm gốc trong Verbstamm bị biến đổi, mà quy tắc chung e/st/t cũng không còn. Những động từ dưới đây các bạn phải học thuộc lòng nhé. Bở vì nếu không thuộc, các bạn vẫn áp dụng theo quy tắc chung e/st/t thì ngữ pháp câu đấy là SAI hoàn toàn.
- Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden
- Các động từ khiếm khuyết (Modalverben): wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen
- Động từ đặc biệt: wissen
Trên đây là quy tắc chia động từ cơ bản nhất các bạn cần phải nắm vững khi bắt đầu học tiếng Đức. Nếu muốn học sâu hơn về ngữ pháp thì đây chính là nền móng đầu tiên mà bạn cần phải dựng lên thật vững chắc, thì kiến thức ngữ pháp sau này của bạn sẽ không gặp phải quá nhiều khó khăn. Chúc các bạn thành công!!!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Động từ tách và không tách trong tiếng Đức
- Cách học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả
- Lí do tại sao nên học tiếng Đức tại IECS
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.