6 điều cần biết khi đi siêu thị ở Đức
Tất cả các thực phẩm khi được cung ứng vào siêu thị ở đức, đặc biệt các sản phẩm chế biến từ thịt đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt – các loại rau củ quả phải luôn trong tình trạng tươi mới có thể trưng bày hoặc trưng bán tại siêu thị ở Đức. Tại đây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các loại xúc xích, phô mai, lúa-yến mạch, những sản phẩm được ưu chuộng nhất ở Đức.
1/ SỰ ĐA DẠNG Ở CHUỖI CỬA HÀNG TRONG SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Ở Đức có khá nhiều những chuỗi cửa hàng lớn cung ứng đủ loại thực phẩm. Trong đó phải kể đến những chuỗi siêu thị ở Đức mặt hàng đa dạng và giá cả phải chăng như Kaufland, Aldi, Lidl, Netto, Penny và Norma. Kaufland là một chuỗi siêu thị ở Đức trực tuyến lớn nhất. Nó mang một lựa chọn đầy đủ các sản phẩm trong nhiều thương hiệu khác nhau. Ngoài ra còn có Edeka điều hành khoảng 4.100 cửa hàng trải rộng từ các cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị lớn. Các chuỗi cửa hàng thực phẩm thường ở mức giá thấp, thậm chí là thực phẩm ở Đức có thể là rẻ nhất so với ở các nước khác ở Châu Âu. Nếu bạn có cơ hội đi du lịch ở các nước lân cận thì nhớ so sánh giá nhé. Một số siêu thị ở Đức như REWE, EDEKA có nhiều mặt hàng thực phẩm với thương hiệu riêng, mặt hàng đa dạng nhiều chủng loại nhưng giá thường nhỉnh hơn một chút so với siêu thị LIDL – 1 trong những chuỗi siêu thị ở Đức rẻ nhất. Nếu bạn là một sinh viên chưa có nhiều thu nhập thì bạn có thể cân nhắc để “săn đón” các chương trình giảm giá tại các siêu thị ở Đức hàng tuần, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi tiêu đáng kể.
2/ SIÊU THỊ Ở ĐỨC CŨNG BÁN ĐỒ CHÂU Á
Nghe có vẻ hơi hiếu kì nhưng kì thực vẫn có rất nhiều cửa hàng tại Đức bán thực phẩm và thức ăn Á, không khó để bắt gặp ở Go Asia, Orient Master, Vinh Loi, Asia Mekong, Dong Xuan Center. Có thể nói, Chợ Đồng Xuân không chỉ là địa chỉ thân thuộc, mà còn là một nét văn hóa riêng của của cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức, là điểm du lịch hấp dẫn đối với người dân bản địa và du khách quốc tế. Ngay cả trong các chuỗi cửa hàng siêu thị ở Đức như REWE, Kaufland cũng có một số mặt hàng châu Á như gạo, bún, phở, nước cốt dừa…
3/VĂN HÓA XẾP HÀNG KHI ĐI SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Ở Đức, chờ tính tiền ở siêu thị hay kể cả chợ trời chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn, mua thực phẩm. Trong môi trường chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy. Thực tế ở các nước phía Đông nói chung và người Việt nói riêng thì văn hóa xếp hàng cũng đang dần được hình thành nhưng nhìn chung vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người Việt, đâu đó vẫn còn tình trạng chen lấn, xô đẩy và thậm chí gây ra ồn ào đặc biệt ở các siêu thị hoặc các khu có chương trình giảm giá khủng.
4/”LỢI NHUẬN” thu được khi siêu thị ở Đức
Nếu ở Việt Nam chai nhựa thường bị vứt lung tung và không được tái chế bởi những cửa hàng tiện lợi bán ra thì ở Đức ta có thể dễ dàng bắt gặp điều ngược lại. Nếu một thức uống trên kệ có giá là 3,8 € nhưng khi tính tiền phải phải trả cho thu ngân là 4,05 €. Bất ngờ không? Vì bạn phải trả 0,25 € cho chai đựng mà bạn đã mua. Nhưng đối với những thức uống có nhãn hiệu hoặc logo, người mua có thể trả lại chai lọ nhựa cho bất kì cửa hàng tiện lợi nào gần đó, bạn sẽ được thu ngân hoàn lại khoản tiền mà đã chi trả cho chai nhựa trước đó-cũng là một trong những lí do đáng giá giúp cho đất nước này trở thành một trong những đất nước sống sạch nhất thế giới.
5/ PHẢI TRẢ TIỀN TÚI ĐỰNG KHI ĐI SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Nếu đây là lần đầu đi siêu thị ở Đức thì chắc chắn bạn sẽ không thoát khỏi ngỡ ngàng rằng phải “chi trả” cho khoản túi nylong. Không giống như Việt Nạm, đa số các dịch vụ ở Đức đều phải trả phí. Nếu không mang theo túi đựng, bạn bắt buộc phải mua túi chứ không được cho túi miễn phí như ở Việt Nam. Tại quầy thu ngân ở mỗi cửa hàng, bạn sẽ thấy người dân thường mang theo túi và giỏ đựng thay vì dùng túi ni lông bày bán ở đó.
Nước Đức đã ký một hiệp định để giảm lượng tiêu thụ túi nylon và vào năm 2016 Đức đánh thuế cao hơn vào việc sử dụng túi ni lông, vậy nên sẽ không còn thấy các cửa hàng Đức “cho không” người mua túi nylong.
6/ KHÔNG CÓ XU LẺ KHÔNG LẤY ĐƯỢC XE ĐẨY
6/ Nếu bạn muốn lấy xe đẩy hàng trong siêu thị ở Đức thì bạn phải chuẩn bị 1 đồng xu (1 Euro hoặc 2 Euro tuỳ xe) cho mỗi lần. Sau mỗi lần sử dụng xong, chỉ cần để lại nơi quy định thì bạn sẽ được trả lại khoản tiền đó – tránh tình trạng ồn áo, gây chiếm không gian cho người mua ở siêu thị ở Đức.
Cuối cùng, một điều đặc biệt cũng như khá bất tiện ở đất nước này là hầu hết tất cả siêu thị ở Đức, hàng quán, các cửa hàng dịch vụ sẽ đóng cửa vào chủ nhật. Bên này họ cho là tất cả mọi người ở các ngành nghề, kể cả khối dịch vụ đều phải có ngày nghỉ. Thế nên cuối tuần rất ít người làm việc. Tất nhiên, sẽ vẫn có một số cửa hàng mở cửa nhưng có thể khoảng cách là rất xa nên tốt nhất bạn nên dự trữ thực phẩm đầy đủ cho cuối tuần.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Khí hậu ở Đức
- Múi giờ Đức và chênh lệch giờ giữa Đức và Việt Nam
- Tính cách người Đức
- Hệ thống giao thông ở Đức
- Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
- Văn hóa ứng xử của người Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp