Hướng dẫn đi khám bệnh ở Đức
Sức khoẻ là nguồn tài sản quý giá nhất của mỗi người. Có sức khoẻ con người có thể làm được mọi việc. Vì thế, việc đi khám bệnh ở Đức kiểm tra định kì hằng năm là điều mà mọi người phải làm dù là ở bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Hệ thống y tế và khám bệnh ở mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau. Bài viết này của IECS sẽ hướng dẫn các bạn học viên Việt Nam cách đi khám bệnh ở Đức khi mới bước chân sang đất nước xinh đẹp này.
1. Đi bác sỹ ở Đức để khám bệnh
Tại Đức, cũng giống như ở các nước khác, có hai dạng bác sĩ: các bác sĩ tư mở phòng khám tại nhà (Praxis) và các bác sĩ công làm việc tại các bệnh viện (Krankenhaus). Ở Đức, số lượng bác sĩ tư rất lớn, theo nhiều chuyên ngành rất đa dạng: bác sĩ khám phụ khoa (Frauenarzt), bác sĩ nhi (Kinderarzt), bác sĩ răng hàm mặt (Zahnarzt), bác sĩ tư đa khoa (Hausarzt)…
Sở dĩ tại Đức có rất nhiều bác sĩ tư vì nhu cầu tới kiểm tra sức khoẻ định kì của người Đức rất cao, bác sĩ công ở các bệnh viện không thể xử lí được hết nhu cầu của người dân. Vì thế, người dân Đức thường tìm tới các phòng khám tư để giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện. Các bác sĩ tư cũng có đủ năng lực và trình độ như các bác sĩ tại bệnh viện công trong việc khám, điều trị và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
2. Cách đặt lịch hẹn khi khám bệnh ở Đức
Khi đi khám bệnh ở Đức, bất kể là tới Praxis hay Krankenhaus, điều đầu tiên các bạn học viên phải nhớ đó là các lịch hẹn (Termine). Người Đức làm việc theo nguyên tắc, bạn phải có lịch hẹn mới được tới gặp bác sĩ.
Đặt lịch hẹn đi khám có rất nhiều cách, qua email, qua điện thoại hoặc có thể tới thẳng địa chỉ nơi bác sĩ bạn muốn khám bệnh ở Đức để đặt lịch hẹn trực tiếp với y tá hay trợ lý của bác sĩ đó.
Nếu bạn tới khám bệnh mà không đặt lịch hẹn trước, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới tới lượt mình để được vào khám, thậm chí có thể sang ngày hôm sau nếu bác sĩ đó hết giờ làm việc. Có một số bác sĩ thậm chí sẽ không nhận bệnh nhân nếu như họ không đặt hẹn trước.
Khi đặt lịch hẹn với bác sĩ, bạn cần đặt trước ít nhất là 2 tuần. Có lúc bạn sẽ phải chờ rất lâu cho lịch hẹn khám của mình (1-3 tháng), nhưng cũng có lúc chỉ mất 1-2 tuần, điều đó phụ thuộc vào thời gian làm việc của các bác sĩ cũng như số lượng bệnh nhân của họ nhiều hay ít.
Cần lưu ý tới thời gian nghỉ dưỡng của các bác sĩ tư (Urlaubszeit) sẽ được thông báo tại cửa các phòng khám hoặc ở trên các trang web của phòng khám đó (nếu có). Trong khoảng thời gian này, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn sẽ không có ai tiếp nhận điện thoại hay email đặt hẹn của bạn cả.
Thông thường, đối với các bệnh lí nhẹ như cảm cúm, đau bụng, ốm sốt, đau răng,…người dân thường tới khám tại phòng khám tư. Kiểm tra tổng quát cũng được thực hiện ở đây. Chỉ khi bệnh của bạn nghiêm trọng hoặc nặng, hãy cân nhắc tới các bệnh viện lớn.
Trường hợp bệnh cửa bạn cực kì nghiêm trọng không thể tự mình đi tới bệnh viện, bạn có thể gọi xe cứu thương (Notarzt) tới nhà để đưa bạn vào bệnh viện. Notarzt thường xuất hiện sau cuộc gọi của bạn từ 5-10 phút. Số điện thoại gọi xe cứu thương của Đức là 112.
Đây là số Notarzt thông dụng tại Đức, bạn được phép gọi khi có các biểu hiện bệnh sau: Có dấu hiệu đau tim, đau ngực dữ dội, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, có dấu hiệu của đột quỵ, suy giảm thị lực, giọng nói, triệu chứng tê liệt, bị tai nạn nghiêm trọng dẫn tới mất nhiều máu, ngất xỉu, bất tỉnh, sốc dị ứng, đau dữ dội, bỏng nặng, hen suyễn, khó thở…
Ngoài ra, 116117 cũng là số điện thoại gọi cứu thương mà các bạn cần biết, mặc dù không được sử dụng nhiều. Bạn sẽ được gọi 116117 trong các trường hợp: cảm lạnh, nhiễm trùng như là sốt và cúm, nhiễm trùng cổ, mũi, tai, nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiêu chảy, nôn mửa, đau nửa đầu…
Xe cứu thương của Đức và số điện thoại gọi cấp cứu 112
3. Khám bệnh ở Đức cần mang theo những gì?
Vậy khi đi khám bệnh ở Đức bạn cần phải mang theo những gì? Vật quan trọng nhất mà bạn cần phải mang khi đi khám bệnh ở Đức đó là thẻ bảo hiểm của bạn. Thẻ bảo hiểm sẽ được bạn trình ra cho bác sĩ hoặc y tá sau khi khám xong để được miễn giảm chi phí khám bệnh, chi phí thuốc thang.
Bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn một phần tiền khám bệnh và chữa bệnh tuy nhiên không phải là tất cả, điều đó tuỳ vào quy định của hãng bảo hiểm mà bạn đăng kí, bạn vẫn phải trả cho bác sĩ một khoảng tầm 20-50 euro. Vì vậy, bên cạnh thẻ bảo hiểm, bạn vẫn phải mang theo một số tiền dự trù.
Tại Đức, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ tiền khám tổng quát cho bạn 1 lần 1 năm. Nghĩa là bạn được phép khám tổng quát miễn phí 1 lần 1 năm. Đối với nha khoa, bạn cũng sẽ được miễn phí chăm sóc răng miệng 1 lần 1 năm. Ngoài ra, bảo hiểm Đức sẽ chi trả một phần phí cho bạn theo quy định của họ khi bạn khám các bệnh lí khác.
Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không hỗ trợ phí cho bạn liên quan tới vấn đề thẩm mĩ, ví dụ niềng răng, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mĩ..(đối với người nước ngoài). Ngoài ra, bảo hiểm cũng sẽ không chi trả phí gọi xe cứu thương của bạn trong trường hợp bệnh của bạn nghiêm trọng và cần gọi xe cứu thương.
Sau khi đã khám xong, bác sĩ sẽ ghi cho bạn một hoá đơn trong đó có ghi rõ khoản tiền bạn phải trả cho việc khám bệnh và khoản tiền nào bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn. Bạn cầm giấy đó về và chuyển khoản tiền khám bệnh cho bác sĩ gồm cả phần tiền bạn trả và phần tiền bảo hiểm phải trả, sau đó chụp ảnh và viết mail thông báo cho hãng bảo hiểm của bạn, họ sẽ chuyển trả lại số tiền mà bạn ứng ra trả trước cho hãng bảo hiểm vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Xem thêm: Hệ thống bảo hiểm y tế của Đức
Số lượng bác sĩ tư có rất nhiều tại mọi thành phố ở nước Đức. Bạn có thể tự tìm các bác sĩ tư cũng như bệnh viện rất đơn giản bằng cách tra Google. Bạn có thể bật định vị vị trí trên máy điện thoại của mình sau đó lên google nhập từ khoá “Hausärzte in der Nähe von mir”, google sẽ xác định vị trí của bạn và gửi cho bạn kết quả tìm kiếm những bác sĩ tư ở gần bạn.
Nếu bạn muốn tìm các bệnh viện gần nơi mình ở, cách làm cũng như vậy, tuy nhiên bạn nhập “Krankenhäuser in der Nähe von mir” vào ô tìm kiếm của Google. Hoặc nếu bạn muốn tra cứu các bệnh viện và phòng khám tư trong khu vực thành phố bạn ở, ví dụ bạn ở Heidelberg và muốn tìm các bệnh viện, phòng khám tại Heidelberg, bạn chỉ cần nhập vào ô tìm kiếm của google “Krankenhaus/Hausarzt in Heidelberg”
4. Một số mẫu câu và từ vựng được dùng khi đi khám bệnh ở Đức
- Arzt: bác sĩ
- Krankenschwester: Y tá
- Ich bin krank: Tôi bị ốm
- Ich habe Fieber: tôi bị sốt
- Ich habe Bauchschmerzen (đau dạ dày), Ich habe Kopfschmerzen (đau đầu), Ich habe Halschmerzen (đau họng)
- Allergie: Dị ứng
- Durchfall: Tiêu chảy
- Unfall: tai nạn
- Untersuchung: kiểm tra
- Grippe: cúm
- Erkältung: cảm lạnh
- Tabletten: thuốc
- Rechnung: hoá đơn
- Unfall: Tai nạn
- Ich möchte einen Termin zum Arzt vereinbaren: Tôi muốn đặt một lịch hẹn tới khám
- Vesicherung: Bảo hiểm
- Rezept: đơn thuốc
- Spritze: mũi tiêm
Trên đây là những điều cần lưu ý khi đi khám bệnh ở Đức đối với các bạn học viên mới bước chân sang Đức. Các bác sĩ tại Đức rất thân thiện và nhẹ nhàng, nhất là đối với người nước ngoài, hệ thống y tế của Đức cũng được đánh giá là hệ thống y tế tốt nhất Châu Âu. Vì vậy, các bạn học viên đừng e ngại với việc tới khám bác sĩ khi bị ho hoặc ốm, kể cả khi các bạn cảm thấy khoẻ mạnh cũng nên tới bác sĩ kiểm tra tổng quát một năm một lần nhé!
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc cuộc sống ở Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM
- Hệ thống bảo hiểm y tế của Đức
- Thành phố Stuttgart-1 điểm đến hấp dẫn của du học sinh Đức
- Tính cách người Đức
- Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
- Tìm hiểu về nước Đức
- Tính cách của người Đức
- Thành phố Frankfurt
- Phương tiện giao thông ở Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
- Bí Quyết Học Tiếng Đức Hiệu Quả Cho Giới Trẻ - 04/01/2025
- LỊCH KHAI GIẢNG KHOÁ TIẾNG ĐỨC 2024-2025 - 01/01/2025
- Du học điều dưỡng Đức 2025: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình - 01/01/2025