Du học nghề Đức

Cách viết thư động lực và CV cho du học sinh Đức

Trong số các danh mục hồ sơ cần chuẩn bị trước khi xin visa, với chương trình du học nghề Đức thì chúng ta cần lưu tâm đến thư động lực – motivationsschreiben ausbildung cũng như bản CV cá nhân.

Điều kiện tham gia chương trình nghề tại CHLB Đức chúng ta đạt rồi, và bước tiếp theo là xin hợp đồng học nghề rồi sau đó xin visa. Cả hai bước này đều yêu cầu có một bản Thư động lực – motivationsschreiben ausbildung cũng như CV gửi trường và gửi đại sứ quán.

Đã có nhiều trường hợp các bạn học sinh phải viết lại thư động lực -motivationsschreiben ausbildung, CV thậm chí có bạn bị từ chối Visa bởi lý do viết không rõ ràng, thiếu độ tin cậy và CV thì để trống nhiều quá.

Xem thêm : Du học nghề Đức: Chỉ dẫn A-Z để có lương 75 triệu/ tháng

1. Thư động lực Motivationsschreiben là gì

Motivationsschreiben ausbildung

Thư động lực là thư bạn viết với văn phong trang trọng để gửi tới một tổ chức/cá nhân mà bạn không có quan hệ thân quen, đó là những người hoàn toàn xa lạ với bạn, nhưng bạn cần viết sao để họ bị thuyết phục và gật đầu chào đón bạn vào nơi mà bạn đang mong muốn

2. Thư động lực cần chú ý những điểm nào

Tại Đức các trường hay các cơ quan tuyển dụng sẽ thường lấy thư động lực là một trong những tiêu chí đánh giá hồ sơ,  Cho nên khi các bạn viết thư động lực, bạn không chỉ phải viết đúng, viết đủ mà còn phải viết hay nữa. Vậy trong quá trình viết Thư động lực chúng ta cần lưu ý những điểm nào?

Đầu tiên phải có những dòng đề:

  • Người gửi,
  • Người nhận,
  • Địa điểm
  • Thời gian viết Thư.
  • Giới thiệu bản thân – thông tin ngắn gọn và rõ ràng.
  • Tiếp theo là mục lý do vì sao các bạn muốn đi chương trình nghề Đức, lựa chọn nghề này mà không phải là một chương trình khác ở một nước khác.

Mình lưu ý các bạn, đây sẽ là điểm mà Đại Sứ Quán muốn nghe, để họ cân nhắc hồ sơ của bạn có đủ tin cậy và thuyết phục họ cấp visa hay không? Cho nên chúng ta cần sắp xếp các câu ý làm sao cho khớp, cho chuẩn và quan trọng là các bạn mong muốn có cơ hội được học tập và làm việc ở Đức.

Nhưng để đạt được điều kiện tham gia chương trình nghề trên thì bạn đã nỗ lực để hoàn thành nó ra sao, chúng ta cần ghi vào Thư giải trình để Đại sứ quán thấy sự nỗ lực của các bạn, đặc biệt là việc học tiếng Đức – một ngôn ngữ cũng không phải là dễ học.

Tiếp theo, chúng ta cần ghi thêm những kinh nghiệm có liên quan đến ngành nghề mà chúng ta muốn theo học bên Đức. Ví dụ, nếu muốn học nghề Điều dưỡng thì kinh nghiệm của bạn là gì? Bạn đã từng chăm sóc người già hay trẻ em bao giờ chưa? Công việc cụ thể là gì bạn nên điền vào, càng chi tiết càng tốt. Bởi qua đó cho thấy bạn đã có một chút kiến thức nền tảng cũng như trải nghiệm thực tế về lĩnh vực này. Và chính điều này thôi thúc bạn hướng đến một chương trình đào tạo bài bản để nó trở thành nghề nghiệp của bạn sau này.

Đó là những nội dung chúng ta cần có khi gửi cho trường để xin hợp đồng. Còn với đại sứ quán Đức, để xin visa các bạn cần thêm thông tin về trường học lý thuyết và cơ sở thực hành, nơi ăn chốn ở, mức lương thực hành và thời lượng làm việc ra sao. Rồi ngày nhập học là ngày nào.

Trong trường hợp nếu có khóa tiếng trước khi nhập học chính thức thì các bạn cũng cần note ra để đại sứ quán nắm được và cho phép nhập cảnh vào thời điểm trước khi khóa tiếng bắt đầu. Với nội dung này, các bạn lưu ý là đã có một số học sinh bị từ chối Visa vì hợp đồng giả. Nghe qua thật khó tin, nhưng rất tiếc đây lại là sự thật.

Chính vì vậy các bạn hãy lựa chọn những công ty uy tín để làm hồ sơ. Chúng tôi, IECS tự hào là một Tổ chức tư vấn giáo dục Quốc tế uy tín, chất lượng và là đối tác trực tiếp của nhiều trường đào tạo nghề tại Đức. Hợp đồng về nhanh bởi không qua trung gian, visa thần tốc bởi đối tác tin cậy.

Và cuối cùng là mục bày tỏ mong muốn thực hiện được ước mơ của bản thân và cảm ơn đại sứ quán đã xem xét hồ sơ.

Bố cục của một bức thư động lực chuẩn – các bạn nên tham khảo:

Tên họ
Địa chỉ
Email
Tên trường
Địa chỉ                                                                              Ho Chi Minh, den…

Motivationsschreiben für  eine Ausbildung an…
Sehr geehrte…,

Viết lời mở đầu
Thân bài
Kết luận

Mit freundlichen Grüßen
Tên họ

Xem thêm: Thực hư “phốt” hợp đồng du học nghề tại Việt Nam và Đức

3. Các viết và trình bày lý lịch cá nhân Lebenslauf

Với bản CV chúng ta nên làm theo form dạng bảng biểu. Những thông tin cần thiết cần có bao gồm:

  • Thông tin cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại, email.
  • Thông tin học vấn: tên trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, TC, CĐ, ĐH (nếu có) theo thứ tự thời gian từ mới nhất trở về sau và ngành học liên quan. Nếu bạn có kinh nghiệm ngành nghề mà bạn theo học, thì nên ghi ra, ví dụ bạn từng đi làm bồi bàn, phụ bếp từ thời gian nào đến thời gian nào và ở đâu…
  • Thời gian bạn học tiếng Đức và đạt được trình độ B1, B2.
  • Ngoài ra, thông qua mục khả năng và sở thích thì đại sứ quán cũng sẽ biết được một phần nào đó con người bạn, nên tốt nhất chúng ta hãy ghi những khả năng và ưu điểm, ví dụ như thích bóng đá, đọc sách, nấu ăn ….

Trên đây là những lưu ý trong quá trình chúng ta chuẩn bị một hồ sơ hoàn chỉnh, đẹp nhất gửi đại  sứ quán để có cơ hội nhận được visa vào Đức.

4. Mẫu thư động lực và CV để bạn có thể tham khảo.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)