Cách viết thư tiếng Đức chuẩn là như thế nào?
Ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với việc nhắn tin tức thì qua Messenger hay các ứng dụng tương tự để liên lạc. Tuy nhiên, tại Đức, thư tay và E-mail vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa giao tiếp, từ đời sống hàng ngày đến công việc và học tập. Đặc biệt, trong các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế như Goethe B1, kỹ năng viết thư (Brief schreiben) là một phần thi không thể thiếu, đánh giá toàn diện khả năng ngữ pháp, từ vựng và sắp xếp ý tưởng của bạn. Vì thế ngay từ khi chúng ta bắt đầu học tiếng Đức chúng ta đã bắt đầu học viết những mẩu thư tay từ ngắn tới dài, từ đơn giản tới phức tạp.
Vậy làm thế nào để viết một bức thư tiếng Đức “đúng form” và thể hiện sự chuyên nghiệp, chuẩn mực như người Đức? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cấu trúc chuẩn, các mẫu câu thường dùng, và những lỗi cần tránh, giúp bạn tự tin chinh phục phần thi viết thư trong kỳ thi Goethe B1!
1. Cách viết thư tiếng Đức:
Ở Đức chúng ta sẽ chia ra làm 2 cách viết thư : đó là viết thư cho người thân, bạn bè chúng ta sẽ dùng thư không mang tính quy phạm hay còn gọi là thư thân mật. Tuy nhiên nếu là bức thư gửi cho cơ quan hành chính, thư để xin gửi, cấp trên hay đối tác … khi ấy chúng ta sẽ phải sử dụng mẫu thư trang trọng thì mới có thể đảm bảo thông điệp sẽ được truyền tải một cách hiệu quả và qua thư người ta cũng có thể thấy được tính cách và con người của người viết thư.
Vì thế khi viết thư trang trọng hay thư thân mật chúng ta đều phải làm theo một cấu trúc nhất định và thể hiện được sự tôn trọng của mình tới người nhận thư.
Tiêu chí | Thư trang trọng (Formell) | Thư thân mật (Informell) |
---|---|---|
Người nhận | Cơ quan, công ty, trường học, giáo viên, đối tác, người lạ | Bạn bè, người thân, đồng nghiệp thân thiết |
Mục đích | Xin việc, đăng ký khóa học, xin thông tin, khiếu nại, xác nhận | Hỏi thăm, cảm ơn, xin lỗi cá nhân, kể chuyện, mời đi chơi |
Giọng văn | Lịch sự, chuẩn mực, theo quy tắc nghiêm ngặt | Gần gũi, tự nhiên, đôi khi dùng cảm thán hoặc từ viết tắt |
Cách xưng hô | Sehr geehrte/r… / Mit freundlichen Grüßen | Liebe/r… / Viele Grüße, Bis bald… |
Ngôn ngữ | Tuyệt đối không dùng từ lóng, viết tắt | Có thể dùng ngôn ngữ thân mật, nói chuyện thoải mái |
Ví dụ mở đầu thư | Sehr geehrte Damen und Herren, | Hallo Anna, hoặc Liebe Maria, |
2. Cấu trúc viết thư:
Bước 1 : Bạn phải xác định bạn viết loại thư gì: thư trang trọng hay thư thân mật để có thể xưng hô cho đúng mực.
Bước 2: Cấu trúc của bức thư gồm có:
- Phần mở đầu: chào hỏi
- Phần giới thiệu: lý do viết thư
- Phần nội dung chính: ở đây bạn sẽ nêu ra nội dung chủ yếu của bức thư hoặc bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của bản than
- Phần cuối: bày tỏ nguyện vọng của bản thân tới người nhận thư như sớm trả lời hay sớm gặp mặt,…
- Phần chữ kí.
3. Các mẫu viết thư:
3.1 Viết thư tiếng Đức lịch sự
Mẫu câu phần chào hỏi
- Lieber Herr Müller (Xin chào ông Müller)
- Liebe Frau Lena (Xin chào bà Mrs. Lena)
- Sehr geehrte Damen und Herren (Kính gửi Ông/ Bà)
- Sehr geehrte Frau Präsidentin (Kính gửi bà Tổng thống)
- Sehr geehrter Herr Professor Dumbledore (Kính gửi giáo sư Dumbledore)
Mẫu câu phần giới thiệu
– Vielen Dank für Ihren Brief (E-Mail) über / Vielen Dank für Ihren Brief über… Cảm ơn Ông/Bà về bức thư…
–Ich schreibe Ihnen diesen Brief, , um Informationen anzufordern / Sie darüber zu informieren / sich zu beschweren…: Tôi viết thư này để hỏi thông tin về/ thông báo tới Ông (Bà) về việc/than phiền về….
– Ich möchte Ihnen Glückwünsche aussprechen…: Tôi muốn chúc mừng bạn về…
– Ich möchte Ihnen dazu gratulieren…: Xin chúc mừng bạn về…
Mẫu câu phần kết thư
– Ich freue mich, dich bald wiederzusehen: Tôi mong được gặp bạn
– Ich freue mich darauf, unverzüglich von Ihnen zu hören: Tôi mong bạn sẽ phản hồi sớm
– Ich hoffe, Sie so bald wie möglich zu hören: Tôi hy vọng nhận được phản hồi sớm nhất có thể
Mẫu câu chào hết thư
– Nếu khi mở đầu bạn gọi người nhận là Frau/Herr thì cuối thư bạn dùng “Mit freudlichen Grüßen”
– Nếu bạn dùng “Damen und Herren” thì kết thư bạn dùng Mit herzlichen Grüßen oder Viele Grüße
Xem thêm: 7 bí quyết giúp bạn chinh phục điểm cao kỹ năng viết tiếng Đức
3.2. Viết Thư tiếng Đức thân mật
Mẫu câu phần chào hỏi
– Hallo + Name
– Liebe + Name với nam thì dùng Lieber + Name
Mẫu câu phần giới thiệu
– Vielen Dank für deinen Brief (E-Mail) über/ deine Einladung: Cảm ơn vì đã viết thư cho tôi về/ về lời mời …
– Es war schön, wieder von dir zu hören: Thật tuyệt vì biết thông tin của bạn
– Ich schreibe, um dir davon zu erzählen: Tôi viết bức thư này để kể cho bạn về…
– Wie geht es dir? / Was ist los? Bạn khỏe không?
– Es tut mir leid, dass ich dir so lange nicht geschrieben habe: Xin lỗi vì đã lâu không viết thư cho bạn.
Mẫu câu phần kết bài
– Hoffe bald von dir zu hören/ Anwort mir bald, bitte !: Hy vọng bạn phản hồi sớm
– Ich freue mich auf Sie / auf Sie: Mong chờ được gặp/ nghe tin tức từ bạn
– Ich kann es kaum erwarten, mich bald zu treffen: Tôi rất nóng lòng muốn gặp bạn sớm
– Schreib bald zurück: Phản hồi sớm nhé
Mẫu chào khi kết thúc
– Viele Grüße: Chúc mọi điều tốt lành
– Bis bald: Hẹn sớm gặp lại / hoặc Liebe( r ) Grüße: thân gửi
4. Cách viết E-Mail:
Bên cạnh cách viết thư, người Đức còn rất chú trọng về cách viết E-Mail. Viết E-Mail sao cho đúng và tôn trọng người đọc là một vấn đề được người Đức rất đề cao. Vì thế mà không tự dưng người Đức đánh giá cao hơn ứng viên có phong cách trình bày E-Mail khoa học và hợp lí. Vậy cách viết E-Mail như thế nào mới là phong cách “ chuẩn Đức „? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé:
Viết E-Mail cũng giống như viết thư trong tiếng Đức:
Đầu tiên chúng ta cũng sẽ phải xác định mình viết thư cho ai và với mục đích gì?
Sau đó chúng ta sẽ bắt tay vào việc viết E-Mail giống như hướng dẫn khi viết thư:
Gồm 5 phần: mở đầu, lý do, nội dung, kết thư và kí tên.
Về cơ bản viết E-Mail hay viết thư trong tiếng Đức đều tương tự nhau. Tuy nhiên khi viết E-Mail bạn cần chú ý tới phần tiêu đề của E-Mail là gì. Ví dụ như bạn viết E-Mail hỗ trợ thì bạn phải ghi vào phần tiêu đề của E-Mail là: Thư xin hỗ trợ ,….
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết thư động lực và CV cho du học sinh
5. Cách viết E-Mail nhờ giúp đỡ:
Cách viết E-Mail nhờ vả cũng sẽ có những mẫu câu chào hỏi và kết thúc như thư tiếng Đức. Tuy nhiên trong quá trình viết phần lý do hoặc nội dung, bạn có thể thêm các mẫu câu sau:
- Außerdem wäre wünschenswert, dass… : Cũng được hy vọng rằng…
- Ich bitte Sie, mir ein Angebot für…zu unterbreiten: Tôi thỉnh cầu ngài, cho tôi đề nghị… để trình bày.
- Ich erwarte, dass… : Tôi mong đợi rằng…
- Ich hätte gern, dass: Tôi muốn rằng…
- Ich würde mir wünschen, dass…: Tôi muốn ước rằng….
6. Cách viết Postcard tiếng Đức:
Viết thiệp thường được sử dụng trong các dịp lễ hay sinh nhật, các tấm thiệp được trình bày dễ thương và viết ngắn gọn. Tuy nhiên nó vẫn phải đầy đủ các phần như: Chào hỏi, nội dung và kí tên. Khi viết thiệp bạn không cần quá coi trọng hình thức như viết thư hay viết E-Mail. Thiệp cũng thường được viết gửi những người thân của mình vì thế quan trọng nhất là bạn bày tỏ được tình cảm của bản thân qua thư.

Đây là một mẫu thiệp tiếng Đức để chúng ta tham khảo.
7. Những Lỗi Thường Gặp Cần Tránh Khi Thi B1 Goethe
Để đạt điểm cao trong phần thi viết, bạn cần hết sức cẩn thận và tránh những lỗi phổ biến mà nhiều thí sinh mắc phải:
- Sai văn phong (Formeller/Informeller Stil): Đây là lỗi nghiêm trọng nhất và thường bị trừ điểm nặng. Luôn đọc kỹ đề bài để xác định xem bạn cần viết thư thân mật hay trang trọng. Ví dụ: Nếu đề bài yêu cầu viết thư cho một cơ quan, tuyệt đối không dùng “Liebe Grüße” hay “Hallo [Tên]”.
- Thiếu cấu trúc bài viết: Quên các thành phần quan trọng như địa điểm/ngày tháng, lời chào, lời chào kết, hoặc chữ ký. Đặc biệt với E-mail, việc thiếu tiêu đề (Betreff) sẽ khiến bài viết của bạn mất điểm ngay lập tức.
- Lỗi ngữ pháp cơ bản: Ở trình độ B1, giám khảo kỳ vọng bạn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp trọng tâm. Các lỗi thường gặp bao gồm:
- Chia động từ sai thì, sai ngôi.
- Dùng sai quán từ (der/die/das).
- Nhầm lẫn giới từ (ví dụ: in thay vì an).
- Cấu trúc câu phụ (Nebensätze) chưa chính xác (đặc biệt là vị trí động từ).
- Sai chính tả và viết hoa/thường: Đây là những lỗi “không đáng có” nhưng lại rất dễ mắc phải. Trong tiếng Đức, việc viết hoa danh từ là bắt buộc, hãy đặc biệt chú ý.
- Không đủ số từ quy định: Bài viết dưới 80 từ sẽ bị trừ điểm. Cố gắng viết vừa đủ số lượng, tránh viết quá dài mà dễ sai.
- Lạc đề hoặc thiếu ý: Đề bài Goethe B1 thường đưa ra 3-4 ý nhỏ bạn cần triển khai. Hãy đảm bảo bạn đã đề cập và phát triển tất cả các ý đó một cách rõ ràng.
- Sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp: Ở trình độ B1, mục tiêu là sự rõ ràng và chính xác. Đừng cố gắng dùng những cấu trúc hay từ vựng quá cao siêu mà bạn chưa thực sự thành thạo, vì điều đó dễ dẫn đến sai sót.
8. Mẹo “Chinh Phục” Phần Viết Thư B1 Goethe
Để tối ưu hóa hiệu suất trong phòng thi và đạt điểm cao ở phần viết, hãy áp dụng những mẹo sau đây trong quá trình ôn luyện và khi làm bài:
- Đọc kỹ đề bài (5 phút): Đây là bước quan trọng nhất. Dành thời gian đọc và gạch chân các yêu cầu chính:
- Ai là người nhận? (Xác định văn phong thân mật hay trang trọng).
- Mục đích của bức thư? (Lý do chính bạn viết thư).
- Các ý nhỏ cần triển khai? (Thường là 3-4 gạch đầu dòng trong đề bài).
- Lập dàn ý nhanh (5 phút): Trước khi viết, hãy phác thảo ngắn gọn các ý chính và từ vựng, cụm từ bạn định dùng cho mỗi phần. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng thể, sắp xếp ý tưởng mạch lạc và không bỏ sót yêu cầu nào.
- Viết nháp (20-25 phút): Bắt đầu viết theo dàn ý đã lập. Tập trung vào việc triển khai đầy đủ các ý và sử dụng đúng cấu trúc câu.
- Kiểm tra lại kỹ lưỡng (5-10 phút): Sau khi hoàn thành, hãy đọc lại toàn bộ bài viết một cách cẩn thận:
- Cấu trúc: Đã có đầy đủ địa điểm/ngày tháng, lời chào, lời chào kết, chữ ký, và tiêu đề (nếu là E-mail) chưa?
- Văn phong: Đã đúng thân mật hay trang trọng chưa?
- Nội dung: Đã triển khai đủ và rõ ràng tất cả các ý trong đề bài chưa? Có đủ 80 từ không?
- Ngữ pháp & Chính tả: Kiểm tra các lỗi chia động từ, mạo từ, giới từ, cấu trúc câu và lỗi chính tả.
- Luyện tập thường xuyên: Viết ít nhất 2-3 bức thư mỗi tuần với các chủ đề khác nhau (cả thân mật và trang trọng). Bạn có thể tìm các đề thi thử Goethe B1 để thực hành.
- Học thuộc lòng các mẫu câu: Ghi nhớ các cụm từ chào hỏi, giới thiệu, kết thư đã trình bày ở mục 3. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian suy nghĩ trong phòng thi và đảm bảo tính chuẩn xác.
- Đa dạng hóa từ nối: Tránh lặp đi lặp lại một vài từ nối. Học và sử dụng linh hoạt các từ như denn, aber, oder, weil, dass, obwohl, trotzdem, deshalb, dann, danach, außerdem, jedoch, da… để câu văn mượt mà và logic hơn.
Viết thư tiếng Đức không hề khó nếu bạn nắm vững cấu trúc, các mẫu câu cơ bản và chịu khó luyện tập đều đặn. Chúc các bạn ôn thi Goethe B1 thật tốt và đạt được kết quả mong muốn!
Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn biết về cách viết thư, cách viết E-mail, mẫu viết thư, viết postcard cho chuẩn. Chúc các bạn thành công!
Du học nghề Đức – Hồi ức 4 năm ở Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Du học nghề Đức
- Giảng giải ngữ pháp tiếng Đức
- 7 ưu điểm khi du học nghề tại Đức
- Bảng chữ cái tiếng Đức
- 5 bí quyết học tiếng Đức hiệu quả
- 8 cách học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả
- Bảng chữ cái tiếng Đức
- Gia sư tiếng Đức
- Tự học tiếng đức A1 – Khó hay dễ?
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp