Tìm hiểu tính cách đặc thù của người Đức và cách ứng xử trong giao tiếp với người Đức chuẩn nhất
Nước Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiệp. Họ rất chú trọng trong cách ứng xử của mình. Do vậy khi tiếp xúc với đời sống văn hóa ở đây, không chỉ người người châu Á chúng ta mà cả người phương tây sẽ cảm thấy một phần “bất ngờ”.
Bạn đi du lịch hay có ý định sống và làm việc lâu dài thì hãy tìm hiểu tính cách của người Đức và một số quy tắc ứng xử cơ bản ở Đức để cư xử cho đúng mực nhé. Hãy cùng IECS tìm hiểu một số quy tắc sẽ giúp ích cho bạn để tránh khó xử khi giao tiếp ở Đức nhé.
1. Tính cách của người Đức
Người Đức đôi khi bị coi là lạnh lùng, thô lỗ và không hài hước nhưng những điều này chỉ là một đánh giá phiến diện, khi bạn đã sống và làm việc lâu tại Đức bạn sẽ thấy một số đặc điểm nổi bật của người Đức sau đây.
1.1 Làm việc theo kế hoạch
So với các nền văn hóa trên thế giới. Người Đức nổi tiếng làm việc theo lịch trình, mọi thứ đều được lên kế hoạch sẵn từ rất lâu. Vì thế họ luôn trong tình trạng bận rộn và phản ứng bất ngờ khi kế hoạch thay đổi. Cách làm việc tuân thủ theo kế hoạch này giúp họ tiết kiệm thời gian. Và giải quyết công việc hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ví dụ bạn sẽ bất ngờ khi ở Đức, việc gì bạn cũng phải đặt lịch, ngay cả bồn cầu nhà bạn bị tắc. Bạn cũng phải đặt và đợi lịch sửa từ 2 đến 3 tuần, thông thường là 4 tuần.
1.2 Tính cách của người Đức là đúng giờ
Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc, vì vậy để không bị coi là mất lịch sự bạn nên đến buổi hẹn đúng giờ. Nếu bạn đến trễ hãy gọi điện để thông báo và giải thích lý do. Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy đến sớm 5 phút trước thời gian hẹn vì điều này sẽ gây ấn tượng với người Đức. Họ sẽ bị xúc phạm nếu bạn đến muộn nhiều lần.
1.3 Tính cách thẳng thắn và rõ ràng
Tính cách của người Đức nổi tiếng thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch trong mọi vấn đề. Thẳng thắn trong việc góp ý, đánh giá, từ chối hoặc yêu cầu nhờ giúp đỡ… Đừng bất ngờ và buồn nếu ai đó cho bạn lời góp ý thẳng thắn, hay từ chối, điều này chỉ tốt cho bạn thôi.
1.4 Tính truyền thống.
Người Đức rất coi trọng giá trị văn hóa truyền thống, đến với mỗi thành phố của Đức các bạn sẽ thấy đều có một ngày lễ truyền thống. Và ngày lễ đó đã được duy trì hàng trăm năm ở cùng một ngày, một nơi năm này qua năm khác.
1.5 Tính cách của người Đức – Tính sáng tạo
Đức là một trong những quốc gia sản sinh ra khá nhiều nhân tài, nhà phát minh lớn của thế giới. Đây cũng là là quốc gia công nghiệp lớn nhất Châu Âu và đi đầu trong nhiều lĩnh vực như y học, hàng không vũ trụ và xe hơi.
Do đó không ngạc nhiên khi nước này có thể sản sinh ra nhiều phát minh vĩ đại, phục vụ cho cuộc sống của con người cho đến ngày nay. Dưới đây là điểm qua một vài phát minh quan trọng mà người Đức đã tạo ra
Ví dụ: Động cơ diesel, Kính áp tròng, Máy ghi âm, Định dạng MP3 …
1.6 Phân biệt giữa cuộc sống riêng tư và công việc
Người Đức luôn tách biệt rất rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chính điều này dẫn đến các cách ứng xử khác nhau cho phù hợp. Ví dụ ứng xử trong công việc khác với ngoài đời sống. Ứng xử với đồng nghiệp, đối tác khác với bạn bè, người thân. Người Đức tỏ ra lạnh lùng, tạo khoảng cách trong công việc và thậm chí không quan tâm.
Khi làm việc, họ tập trung và chăm chỉ hết sức. Đến lúc nghỉ ngơi người Đức cũng nghỉ ngơi rất thoải mái. Điều này giúp họ cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi . Gửi email liên quan đến công việc sau giờ làm việc cũng là một hiểu hiện bóc lột người lao động. Nên nó bị cấm ở Đức. Thực sự thư giãn khiến họ trở lại với công việc đầy hào hứng và hiệu quả.
1.7 Người Đức rất lạnh lùng
Rất nhiều người nếu mới tiếp xúc với người Đức đều nghĩ người Đức có máu lạnh. Bởi trong cách suy nghĩ của họ, họ sắp xếp mối quan hệ theo kiểu ngăn kéo, người nào ngăn kéo càng gần họ thì họ càng quan tâm. Với những người quen xã giao, họ ở vị trí rất xa „ngăn kéo“ nên họ sẽ không quan tâm.
Khi mối quan hệ đủ gần, người Đức đã coi bạn là bạn thì họ sẽ rất nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ khi bạn cần.
2. Văn hóa giao tiếp thường ngày.
2.1 Văn hóa Chào hỏi
Khác với cách chào hỏi bắt tay của người người Châu Á thì người Đức có cách chào hỏi ôm – hôn. Trong cuộc sống thường ngày, nếu 2 người chưa biết nhau trước. Thì người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào nhau khi bắt tay.
2.2 Làm quen
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.
2.3 Khoảng cách đứng khi giao tiếp
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 – 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.
2.4 Trong bữa ăn,
Thực chất những phép tắc trên bàn ăn của Người Đức không khó lắm. Chỉ cần bạn biết và chú ý một số quy tắc đơn giản sau:
– Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn
– Khi được mời ngồi, bạn nên ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp.
– Bạn cũng cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn, không được dùng bữa khi chủ bữa tiệc chưa có lời mời.
– Tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống.
2.5 Cách ứng xử qua điện thoại
Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
2.6 Kết bạn với người Đức như thế nào?
Nếu bạn là một sinh viên mới toanh đến Đức thì mình nghĩ: ngoài việc bạn làm quen với hội sinh viên Việt Nam tại Đức thì bạn nên tham gia các hội sinh viên nước ngoài tại trường, các câu lạc bộ của trường về các lĩnh vực bạn yêu thích, tại đó bạn sẽ tìm được những người có cùng sở thích bạn sẽ dễ dàng kết bạn cũng như trò chuyện hơn.
Và tại các thành phố các bạn sinh sống, cũng có nhiều hoạt động do thành phố tổ chức, vì vậy mà việc bạn tham gia các hoạt động này cũng sẽ giúp bạn có cơ hôi kết bạn, những bạn hãy cố gắng là người chủ động giao tiếp cũng như kết bạn với họ.
Ngoài ra nếu bạn là một người theo đạo thì việc bạn tham gia đi lễ tại một nhà thờ thuộc đạo của bạn, thì bạn sẽ gặp rất nhiều người Đức ở đó và bạn có thể kết bạn với họ, họ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm quen và hòa nhập với môi trường và những người cũng theo đạo của bạn. Điều này cũng là một điểm giúp bạn bạn có thể kết bạn thêm với nhiều người hơn tại Đức.
Khi các bạn kết bạn được với những người bạn đức, thì sẽ ngày càng trở nên thân thiết hơn. Đặc biệt là bạn sẽ thấy được một hình ảnh khác từ con người họ, họ sẽ không còn là một người lạnh lùng nữa mà đó là một người rất ấm áp và thân thiện, cũng như họ sẽ luôn giúp đỡ bạn rất nhiệt tình.
Ví dụ như mình: may mắn mình có quen một cặp vợ chồng người Đức ở Việt Nam và luôn giữ liên lạc với họ. Sau khi đến Đức mình có cơ hội đến thăm họ, họ đã rất hào hứng, luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ mình trong thời gian ở Đức. Vậy nên khi bạn có những mỗi quan hệ thân thiết với người Đức, bạn sẽ thấy họ thật ấm áp.
2.7 Văn hóa mời , tổ chức tiệc tùng và khen chê ở Đức
Mời khách:
Sau một thời gian dài, và bạn đã ổn định, quen với môi trường cuộc sống ở Đức, cũng như đã làm quen được kha khá những người bạn bên Đức, vậy bạn hãy mời một vài người bạn đến nhà chơi và đãi họ một vài món ăn đặc biệt của đất nước mình, và sau đó cùng chơi những trò board game thú vị. Hay như nhân dịp sinh nhật của mình, hãy tổ chức một buổi tiệc và mời họ đến cùng tham gia nhé.
Việc bạn mời những người bạn thân quen đến nhà mình chơi sẽ làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp và thân thiết hơn. Và các bạn nghĩ sao, sau mỗi lần tụ tập thì bạn sẽ được biết thêm nhiều trò chơi thú vị từ những người bạn Đức của mình. Chúng mình thì mỗi khi tụ tập thường trò chuyện ăn uống và sau đó là chơi Board game, sẽ có rất nhiều trò chơi thú vị mà bạn chưa biết đến và khi bạn được giới thiệu chúng bạn sẽ cảm thấy thật thú vị và giống như được khai mở thêm một điều gì đó khá là mới mẻ.
Tiệc tùng ở Đức:
Nếu bạn là người được mời đến một bữa tiệc ở Đức, thì bạn hãy nhớ rằng người Đức rất đúng giờ, họ luôn đến sớm hơn 10-15 phút của buổi tiệc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do đầy đủ, nhưng hãy báo trước họ 30 phút.
Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc một ngày bạn nên gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà. Bạn cần chú ý bởi đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đức.
Khi vào bàn tiệc, bạn nên chú ý các phép tắc trên bàn ăn, để tránh trở thành người bất lịch sự nhé.
Sau bất cứ buổi tiệc nào, bạn đều nên gửi thư để bày tỏ lòng cảm ơn.
Nếu bạn mời mọi người đến nhà mình và tổ chức tiệc tùng, thì bạn hãy trở thành một người chuẩn bị thật chu đáo nhé, và hãy đừng chuẩn bị quá nhiều đồ Việt Nam chỉ nên chuẩn một hai món đặc trưng, vì người Đức chưa chắc đã quen ăn đồ ăn của mình, mà thay vào đó là các món như họ hay ăn như Pizza, xúc xích hay đồ ăn nhanh, dễ làm.
Đặc biệt là chuẩn bị đồ uống nhiều một chút, vì các họ thường vừa uống và cùng nói chuyện phiếm với nhau ngoài ra có nhiều trò chơi liên quan đến uống rượu nên đây là món chủ đạo không thể thiếu trong buổi tiệc tùng. Vậy nên hãy chuẩn bị chu đáo để bữa tiệc trở nên vui vẻ và thật ấm cúng.
Khen chê ở Đức:
Người Đức “kiệm” lời khen, vậy nên việc bạn ít khi nhận được lời khen từ người nào đó hãy cảm thấy bình thường. Song họ vẫn sử dụng lời khen chỉ là không quá nhiều như những người khác. Và lời khen của họ rất biết cách tiết chế để lời khen đó không quá giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận về diện mạo, trang phục… Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ.
Kết luận
Bạn phải biết quan sát để học hỏi. Có thể lúc mới đầu bạn không quen biết nhưng hãy nhìn vào những người khác để học hỏi và làm theo họ. Điều đó không phải lúc nào cũng có ích nhưng nó sẽ giúp bạn chống chay trong hoàn cảnh bất cập nào đó.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Tôi đã học tiếng Đức như thế nào
- Luật nhập cư mới của Đức từ tháng 3/2020
- Văn hóa ứng xử của người Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp