Truyền thống và phong tục đám cưới ở Đức
Đám cưới ở Đức khác lạ ra sao? Với những chính sách ưu tiên về giáo dục, CHLB Đức ngày càng thu hút đông đảo lượng sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh đều có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương cao, cùng chất lượng cuộc sống đảm bảo đã khiến cho các du học sinh quyết định ở lại sinh sống tại đất nước này.
Trong quá trình học tập và làm việc ở đây, họ gặp được người phù hợp và đi đến hôn nhân. Đám cưới là một sự kiện vô cùng trọng đại của đời người, nhiều người sẽ lựa chọn một hôn lễ truyền thống của quê hương, nhưng cũng không ít người lựa chọn một đám cưới theo phong tục của người Đức để tận hưởng cảm giác mới lạ và độc đáo. Vậy hôm nay hãy cùng IECS tìm hiểu về truyền thống đám cưới của người Đức nhé.
1. Trang phục trong đám cưới ở Đức
1.1 Trang phục
Theo một thông lệ đã trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19, nhiều cô dâu Đức ngày nay chọn váy trắng và mạng che mặt. Chú rể người Đức thường chọn một bộ vest cưới trang trọng với màu sắc trung tính, đi kèm với cà vạt, khuy măng sét và khăn tay phù hợp với váy của cô dâu. Trong ngày diễn ra hôn lễ, chú rể sẽ không được phép gặp cô dâu của mình trước khi làm lễ, bởi vì người Đức quan niệm rằng điều đó sẽ mang đến sự xui xẻo.
Xem thêm : Lễ hội bia Oktoberfest ở Munich
1.2 Giày
Không chỉ có váy cưới mà chiếc giày của cô dâu cũng là một vật rất quan trong trong ngày cưới. Ngay từ bé, các cô gái ở Đức đã được mẹ chỉ dạy là phải dành dụm từng đồng xu cất đi, điều này không chỉ dạy cho các bé gái cách tiết kiệm mà đây còn là một phong tục ở Đức. Những đồng xu tiết kiệm được từ bé của các thiếu nữ Đức sẽ được dùng để mua giày cưới, chứng mình rằng cô dâu là một người chi tiêu có trách nhiệm.
Một trong những xu này sẽ bỏ vào giày bên trái của cô dâu trong đám cưới, tượng trưng sự giàu có và tình yêu của cô dâu. Trong lễ cưới, một chiếc giày của cô dâu được bán đấu giá tượng trưng. Sau khi các vị khách đặt ‘giá thầu’ của họ vào bên trong giày, chú rể sẽ trả giá để mua lại chiếc giày và trả lại nó cho cô dâu.
Xem thêm: Tìm hiểu về ẩm thực Đức
2. Thiệp Mời
Cũng như Việt Nam, người Đức cũng sử dụng thiệp cưới để mời bạn bè, người thân và đồng nghiệp đến dự hôn lễ. Ngoài ra, còn có một phong tục mời đám cưới cổ xưa của người Bavaria, gọi là “Hochzeitslader”, tức là “người đưa thiệp mời” đám cưới. Thay vì gửi thư mời qua thư, Hochzeitslader được cử đi khắp nơi để đích thân mời từng khách đến dự đám cưới. Anh ta sẽ mặc trang phục lạ mắt được trang trí đặc sắc bằng ruy băng và tay cầm bó hoa sặc sỡ.
Anh ta đi khắp làng từ nhà này sang nhà khác để đưa ra một lời mời có vần điệu riêng cho tất cả những người trong danh sách khách mời. Cách mà những vị khách chấp nhận lời mời là ghim một trong những dải ruy băng từ trang phục của Hochzeitslader lên mũ của mình. Sau đó, họ sẽ mời anh ta vào nhà của họ ăn uống một chút gì đó. Nếu danh sách khách mời dài, nghi lễ này có thể sẽ mất vài ngày để mới hoàn thành được nó.
3. Đêm đập phá (Polterabend)
Trong nhiều nền văn hóa, một nghi lễ nhất định để xua đuổi tà ma hoặc những điều không may mắn trong lễ cưới là bắt buộc. Điều đó cũng tương tự với đám cưới ở Đức. Đêm trước lễ cưới cô dâu chú rể sẽ tổ chức một bữa tiệc có tên là Polterabend.
Các phong tục liên quan đến đêm polter ( Polterabend ) có lẽ bắt nguồn từ thời tiền Thiên chúa giáo. Ngày trước đám cưới, rất nhiều đồ đá và đồ sứ sẽ được bạn bè và gia đình đập vỡ để xua đuổi tà ma (tuyệt đối không làm vỡ các đồ dùng thủy tinh vì đây được xem như một điều không may mắn).
Các mảnh vỡ theo truyền thống được quét lên bởi người đã hứa hôn. Ở phía Bắc Đức, đêm Polter kết thúc bằng việc đốt quần của chú rể hoặc áo ngực của cô dâu vào lúc nửa đêm, để tượng trưng cho sự kết thúc của tình trạng độc thân. Tro được chôn bên cạnh một chai rượu vang, sẽ được đào ra để uống chung một năm sau đó.
Xem thêm: Tìm hiểu về nước Đức xinh đẹp
4. “Bắt cóc” cô dâu
Việc ‘đánh cắp’ cô dâu trước đám cưới từng là một truyền thống phổ biến của người Đức. Phù rể của chú rể vinh dự được giao nhiệm vụ đưa cô dâu đến quán rượu đồng thời để lại những gợi ý để chú rể tìm thấy họ. Cô dâu và ‘kẻ bắt cóc’ của cô ấy có thể uống rượu cho đến khi chú rể xuất hiện để ‘giải thoát’ cho cô dâu của mình bằng cách thanh toán hóa đơn. Ngày nay, bắt cóc cô dâu phổ biến hơn ở các ngôi làng – sẽ khá tốn kém nếu kẻ bắt cóc quyết định đầu quân cho Reeperbahn!
Ngoài ra, bạn bè của cô dâu và chú rể cũng thường chơi khăm cặp đôi. Điều này có thể bao gồm các pha nguy hiểm như lấp đầy phòng bằng bóng bay hoặc giấu đồng hồ báo thức để đánh thức “cặp vợ chồng son” vào sáng hôm sau.
Xem thêm: Tìm hiểu tính cách của người Đức
5. Nhà thờ
Đám cưới chính thức được chính phủ thừa nhận là đám cưới dân sự. Nhưng rất nhiều cặp đôi cũng kết hôn trong một nhà thờ. Phải thừa nhận rằng ngày nay ít người gắn bó với nhà thờ hơn so với trước đây, tuy nhiên, vẫn có nhiều người làm như vậy. Bên cạnh sự chấp nhận của chính phủ, họ mong muốn nhận được sự phù hộ của Chúa cho cuộc hôn nhân của họ.
Đối với đám cưới này, cô dâu chú rể sẽ mời tất cả bạn bè và thành viên trong gia đình, kể cả bạn của cha mẹ đến tham gia. Cô dâu mặc váy cưới trắng và cầm trên tay bó hoa và bước đi trong nhà thờ và cả hai sẽ đọc lời tuyên thệ trước cha sứ. Sau khi hoàn tất buổi lễ, người ta sẽ ném gạo vào người khi cặp đôi đi ra khỏi nhà thờ để chúc phúc cho họ sẽ sinh được nhiều con như những hạt gạo dính đầy ở trên tóc.
Kết thúc ngày cưới, cô dâu cô dâu sẽ nhảy “vũ điệu voan trắng” và các cô gái “độc thân vui tính” sẽ lao vào để xé voan của cô dâu, tương tự như việc dành hoa cưới của các nước khác, họ quan niệm rằng người xé được mảnh voan to nhất sẽ là người tiếp theo được bước lên xe hoa.
5. Thử thách đầu tiên
Vẫn chưa kết thúc, sau khi kết thúc lễ cưới sẽ còn có một thử thách dành cho cô dâu và chú rể. Họ sẽ phải cùng nhau cưa một khúc gỗ lớn bằng một chiếc cưa dài khá cùn có hai tay cầm. Điều này đại diện cho trở ngại đầu tiên mà cặp đôi sắp cưới gặp phải – họ phải làm việc cùng nhau để cưa thành công khúc gỗ để thể hiện tinh thần đoàn kết và sự sẵn sàng đối mặt với chướng ngại vật cùng nhau.
Xem thêm: Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
6. Ngưỡng
Sau khi hôn lễ kết thúc, theo truyền thống, chú rể bế cô dâu qua ngưỡng cửa nhà hoặc khách sạn của họ: một truyền thống có từ những ngày mê tín khi mọi người tin rằng có những linh hồn ma quỷ ẩn nấp trong khung cửa … Qua bài viết bạn thấy rằng truyền thống đám cưới ở Đức thật thú vị phải không nào? Nếu là bạn, bạn sẽ tổ chức một đám cưới như thế nào?
Xem thêm: Văn hóa khỏa thân FKK
Cuộc sống ở Đức: Cùng Lena và Jenny đi hái dâu
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Văn hóa khỏa thân FKK
- Tính cách người Đức
- Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
- Tìm hiểu về nước Đức
- Tính cách của người Đức
- Tiền thưởng mùa dịch
- Lễ hội bí ngô ở Đức – lễ hội bí ngô lớn số 1 thế giới
- Siêu thị ở Đức – 5 điều cần lưu ý khi đi siêu thị ở Đức
- Phong tục đón giao thừa ở Đức: 4 hoạt động bạn nên tham gia
- Mua ô tô ở Đức như thế nào? 4 tips cần lưu ý
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.