IBAN là gì?
IBAN là gì? Tại sao những giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam sang Châu Âu hoặc ngược lại đều cần dùng đến IBAN? Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến IBAN là gì, đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế. Đặc biệt đối với những du học sinh Việt Nam và gia đình, IBAN là thông tin cần phải nắm bắt thật rõ khi giao dịch tiền trong ngân hàng giữa các nước. Bài viết này của IECS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm IBAN và giải đáp những thắc mắc xung quanh việc chuyển tiền quốc tế, cụ thể là Đức cũng như các nước Châu Âu.
1. Iban là gì?
Khái niệm và định dạng của IBAN được quy định bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Ngân hàng Châu Âu (ECBS) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
IBAN – từ viết tắt của International Bank Account Number là số tài khoản ngân hàng tiêu chuẩn của một người để có thể chuyển tiền giữa các quốc gia. IBAN được thống nhất theo cùng một cấu tạo, tuy nhiên độ dài của nó được quy định theo đất nước phát hành IBAN đó. Một IBAN được phép dài tối đa 34 kí tự, trong đó IBAN ở Đức LUÔN bao gồm 22 kí tự.
Mã IBAN là gì? Về cơ bản, một IBAN bao gồm 4 phần, không bao gồm ký tự đặc biệt cũng như chữ viết thường, chỉ có chữ cái viết hoa và số.
Một IBAN luôn được bắt đầu bằng MÃ NƯỚC (Alpha-Ländercode), như DE là chỉ nước Đức, FR chỉ nước Pháp v..v. Hai vị trí tiếp đó là mã kiểm tra (Prüfziffe). Theo sau là 8 vị trí thể hiện MÃ NGÂN HÀNG TRONG QUỐC GIA (Bankleitzahl) và cuối cùng, gồm tối đa 10 chữ số, là SỐ TÀI KHOẢN CÁ NHÂN (Kontonummer).
Thông qua IBAN, người ta có thể biết được những dữ liệu nhận biết cơ bản của người nhận và tạo nên một hệ thống điện tử nhanh hơn và hiệu quả hơn so với hệ thống trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán tại Châu Âu.
2. Tại sao cần dùng Iban?
Sau khi hiểu khái niệm IBAN là gì, thì câu hỏi tiếp theo mọi người thường hay hỏi chính là: Tại sao lại cần dùng IBAN?
Việc sử dụng IBAN, người ta có thể tiến hành các giao dịch đối với toàn bộ các nước Châu Âu. Bạn có thể chuyển khoản trong nước Đức, hay chuyển khoản sang các nước Châu Âu khác đều hoàn toàn như nhau. Đây là quy định SEPA nhằm thống nhất về một cách chuyển tiền duy nhất giữa các quốc gia.
Ngoài ra, IBAN cũng giúp giảm thiểu những rủi ro và nhầm lẫn trong các giao dịch chuyển khoản.
3. Iban đối với du học sinh Đức
Ý nghĩ của IBAN là gì? Để các du học sinh Đức chứng minh tài chính khi đi du học, việc tìm hiểu IBAN có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên. Ngoài Ngân hàng Đức Deutsche Bank, bạn còn có thể mở IBAN ở Ngân hàng Vietinbank – Ngân hàng Việt Nam đầu tiên có chi nhánh tại Đức.
Tại Việt Nam, mã IBAN chỉ được sử dụng DUY NHẤT khi chuyển khoản từ Việt Nam sang các nước Châu Âu.
Cụ thể, khi chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức, bạn cần có các thông tin sau đây:
- Họ và tên người nhận tiền
- Số IBAN người nhận
- Số BIC/ SWIFT
Chỉ cần số IBAN là có thể xác định được người nhận tiền, họ tên cũng như số BIC/ SWIFT là những dữ liệu dùng để đối chiếu.
Trong trường hợp chuyển tiền từ Đức về Việt Nam, bạn không sử dụng số IBAN. Thay vào đó là các thông tin dưới đây:
- Số tài khoản của người nhận kèm ngân hàng
- Số SWIFT/ BIC của người nhận
- Tên và địa chỉ ngân hàng của người nhận
Xem thêm : Cách mở tài khoản phong tỏa Vietinbank
4. Định dạng Iban
Định dạng IBAN là gì? Cách viết IBAN trên giấy và hình thức điện tử có một chút khác biệt. Trong quá trình tìm hiểu IBAN , bạn cũng nên chú ý đến điều này. Ví dụ:
- DE21 3012 0400 0000 0152 28 (Viết trên giấy)
- DE21301204000000015228 (Viết trên định dạng điện tử)
5. Mã Iban của một số ngân hàng tại Việt Nam
5.1 Iban Vietinbank
VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có chi nhánh ở Đức nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sang Đức du học. Vì vậy, các tài khoản du học Đức tại VietinBank đã có số IBAN đều có thể thanh toán tại tất cả các nước Châu Âu.
5.2 Iban Vietcombank
Bạn hoàn toàn có thể nhận tiền tại Vietcombank mà không cần IBAN, chỉ cần mã SWIFT hay BIC code của Vietcombank. Một số thông tin về ngân hàng VietcomBank như sau: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam, Swift code: BFTVVNVX.
Trường hợp chưa có tài khoản VietcomBank bạn cần đưa họ tên, địa chỉ, CMND hoặc hộ chiếu để nhận tiền. Còn nếu đã có tài khoản, bạn chỉ cần số tài khoản VietcomBank là được. Ngoài ra, trường hợp bên chuyển tiền bắt buộc số IBAN thì giao dịch không thực hiện được. Bạn có thể đổi hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam như UniTeller hay MoneyGram.
5.3 Iban Techcombank, ACB hoặc BIDV
Tương tự như Vietcombank, các ngân hàng Việt Nam đều không sử dụng IBAN. Chính vì vậy, để chuyển tiền bạn chỉ cần duy nhất số tài khoản hoặc CMND / hộ chiếu.
6. Một số câu hỏi liên quan
1.Xem mã Iban ở đâu?
Mã IBAN được dập trên mặt trước của thẻ, tuy nhiên không phải thẻ nào cũng có mã IBAN mà trên thẻ dành cho Du học sinh Đức hay Châu Âu.
2. Làm sao lấy lại Iban khi mất thẻ
Khi mất thẻ bạn cần liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ tránh trường hợp bị ăn cắp hoặc rút hết tiền. Bạn phải thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, sau đó hỏi số IBAN của mình.
Thông thường, khi đăng ký tài khoản thì mã IBAN sẽ được gửi về trong bản sao kê tài khoản (Umsätze persönliches Konto hàng tháng). Còn đăng ký Online bạn có thể đăng nhập vào tài khoản để xem. Hoặc bạn có thể ra quầy hỏi nhân viên ngân hàng để biết IBAN.
3. Các khái niệm liên quan: BIC/ SWIFT CODE là gì?
BIC là Mã định dạng ngân hàng, là từ viết tắt của Bank Identifier Code.
SWIFT là từ viết tắt của Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn thông Liên Ngân hàng Quốc tế).
Mã Swift có thể tồn tại ở 2 kiểu – 8 ký tự hoặc 11 ký tự. Trong đó:
- 4 ký tự đầu tiên: Xác nhận mã ngân hàng – ví dụ ở đây là BKKB.
- 2 ký tự tiếp theo: Mã quốc gia – ví dự ở đây là VN. Nếu Đức sẽ là DE.
- 2 ký tự tiếp theo: Chỉ mã về vị trí – ở đây là VX.
- 3 ký tự tiếp theo: Mã chi nhánh ngân hàng – ở đây là HAN
Về cơ bản, ta có thể nói BIC và SWIFT Code có chức năng tương tự nhau là Mã quốc tế của ngân hàng người nhận tiền.
Cũng cần phân biệt giữa mã SWIFT và mã IBAN là gì. Mã SWIFT được sử dụng để xác định một ngân hàng cụ thể trong quá trình giao dịch quốc tế, trong khi IBAN được sử dụng để xác định tài khoản cá nhân có liên quan đến giao dịch quốc tế. Cả hai đều đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của thị trường tài chính quốc tế. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về IBAN và có thể tự tin trong các lần giao dịch tiền trong ngân hàng giữa Việt Nam và Đức hoặc Châu Âu nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Đức cho du học sinh
THAM KHẢO THÊM:
- Du học nghề điều dưỡng
- 7 ưu điểm khi du học nghề tại Đức
- Du học nghề Đức là gì?
- Du học nghề cơ khí ô tô tại Đức
- 5 phương pháp học hiệu quả khi du học nghề điều dưỡng tại Đức
- Du học Đức
- Học bổng chính phủ Đức
- Chứng minh tài chính du học Đức
- Các trường dự bị đại học ở Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.