Chuẩn bị hồ sơ xin việc tại Đức
Đức là một trong những nền kinh tế lớn ở Châu Âu. Nơi có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc có sẵn. Vì thế bạn không cần quá lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp ở đây.
Đức cũng là điểm đến du học số 1 thế giới. Môi trường sống và học tập lí tưởng khiến Đức càng có thêm sức hút với các bạn trẻ. Không chỉ vậy sau khi tốt nghiệp cơ hội tìm việc làm ở Đức là rất lớn. Cơ hội việc làm ở phía Tây và phía Nam của nước Đức nhiều hơn hẳn. Do đây là nơi tập trung các trụ sở, nhà máy của các tập đoàn lớn.
Sinh viên đến từ các nước không thuộc EU được phép ở lại Đức tối đa 18 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm kiếm việc làm. Đó là chưa kể tới Hiện tại có 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.
1. Làm thế nào để có được một cơ hội việc làm tốt tại Đức?
Ngoài những điều kiện khách quan đó thì bạn cũng cần nỗ lực thật nhiều để có thề nhanh chóng tìm được việc làm ở Đức. Trước tiên bạn cần xác định được những nơi bạn có thế tìm kiếm thông tin việc làm . Bạn có thể tìm kiếm qua các
Hoặc bạn có thể tìm kiếm thông tin tại các hội chợ việc làm hay các trung tâm hướng nghiệp. Hoặc tìm kiếm thông tin qua người quen hoặc bạn bè.
Một điều kiện không thể thiếu nữa đó là bạn phải thành thạo tiếng Đức. Khả năng trúng tuyển việc làm của bạn sẽ rất thấp nếu bạn không nói được tiếng Đức. Chính vì vậy, bạn nên trau dồi học tiếng Đức mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi có thể nhé.
2/ Chuẩn bị hồ sơ xin việc tại Đức
Cố gắng tạo sự khác biệt trong hồ sơ và nộp hồ sơ càng sớm càng tốt. Bí quyết là bạn nên chăm chút hồ sơ từ những thứ nhỏ nhất, điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp lại vừa tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
Bằng cấp là điều kiện cần để được xét, nhưng thật sự không quá có ý nghĩa trong việc bạn có được nhận hay không. Điều quan trọng là bạn cần có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, hãy làm cho những kinh nghiệm bạn có thật nổi bật trong CV.
2.1 Hồ sơ xin việc gồm những gì?
Hồ sơ xin việc chính là tấm vé để bạn có được công việc mình luôn mơ ước! Hồ sơ của bạn phải thật ấn tượng và thu hút, vì nhà tuyển dụng thường chỉ nhìn lướt qua một bộ hồ sơ trong vòng vài giây mà thôi. Hồ sơ xin việc là tập hợp tất các các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết bạn dùng để đi xin việc. Bao gồm:
- Túi đựng hồ sơ
- Đơn xin việc
- CV
- Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận
- Chứng chỉ: Chứng chỉ ngôn ngữ, chứng chỉ tin học…
- Giấy phép , giấy tờ, tài liệu khác
Hồ sơ xin việc thường được gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp, tùy theo yêu cầu được ghi trong bài tuyển dụng. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể nộp online, nhanh, tiết kiệm và thực tế hơn rất nhiều.
2.2 Thứ tự sắp xếp hồ sơ xin việc.
- Túi đựng hồ sơ:
Điều này phụ thuộc vào vị trí ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển vị trí thực tập, thì một chiếc bìa đơn giản bằng nhựa là đủ. Còn nếu bạn ứng tuyển vị trí giảng dạy thì nên chọn một chiếc bìa có chất lượng cao, được làm từ cardboard.
Hồ sơ xin việc nên thể hiện được tính cách, dấu ấn riêng của bạn. Nhưng cũng đừng quên chú ý đến tính nghiêm trang nhé. Bìa hồ sơ nên bằng những màu cơ bản và đơn giản.
- Đơn xin việc (Cover letter)
Cover letter là cách để bạn trình bày động lực, lý do vì sao bạn muốn nộp cho công việc này. Nội dung lá thư của bạn phải thể hiện được mối liên hệ với công ty. Bạn đừng nên viết dài quá nhé, tốt nhất là một trang, có thể dài hơn nhưng tuyệt đối không vượt quá hai trang. Trong thư, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao bạn lại nộp cho vị trí này? – vì công việc thú vị, cơ hội nghề nghiệp, hay những thử thách mới mẻ?
- Tại sao bạn lại chọn công ty? – vì định vị của công ty trong thị trường, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm hay vì hình ảnh của công ty?
- Bạn có những kỹ năng chuyên ngành nào? – trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tế, năng lực liên văn hóa, hay khả năng giao tiếp tốt?
- Tại sao công ty nên chọn bạn? – kiến thức chuyên ngành tốt, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm, hay một lý do đặc biệt nào khác?
- CV
CV thường không nên vượt quá 2 trang A4, bao gồm 5 phần được sắp xếp hợp lí:
- personal details (thông tin cá nhân): họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ tạm trú, số điện thoại, email, chân dung (không bắt buộc)
- professional background (kinh nghiệm làm việc): các vị trí từng làm, tên công ty đã từng làm việc, thời gian làm việc, mô tả các công việc từng làm, kinh nghiệm thực tập
- academic background (trình độ học vấn): trường và ngành ở bậc đại học và sau đại học, các chương trình học đã hoàn thành, thời gian học, chuyên ngành, và điểm cuối kì (không bắt buộc)
- special knowledge (kiến thức đặc biệt): ngoại ngữ, bằng cấp, giấy chứng nhận, kỹ năng tin học, giải thưởng, vân vân
- interests (bạn quan tâm đến): sở thích, các hoạt động tình nguyện, các hoạt động xã hội vân vân
- ngày tháng viết CV và chữ ký.
Để thuyết phục nhà tuyển dụng bằng CV của mình, bạn cần phải sắp xếp kinh nghiệm làm việc của mình theo thứ tự thời gian từ gần tới xa. Kinh nghiệm làm việc gần nhất phải để đầu tiên rồi và cứ tiếp tục như vậy. Hãy dùng những từ khóa ngắn gọn và súc tích, viết thời gian ở trên link và ghi các thông tin vào cột bên phải. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến bốn thông tin sau:
- Thời gian: bạn đã làm việc trong bao lâu?
- Công ty: bạn đã làm việc cho những công ty nào?
- Các vị trí bạn đã từng làm
- Nhiệm vụ và thành quả: bạn đã chịu trách nhiệm những phần nào? Bạn đã đạt được?
Giấy chứng nhận, bằng cấp (trường/học tập/học nghề)
Chứng chỉ (ngôn ngữ, vi tính, giải thưởng)
Giấy chứng nhận thực tập, nghề nghiệp
Hồ sơ xin việc nên thể hiện tất cả các điểm mạnh của bạn, chứng minh rằng bạn là người thích hợp nhất trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy đọc đi đọc lại thật kỹ để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều chính xác nhé! Cấu trúc rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công việc đó. Chúc bạn may mắn
Ai sẽ là người chăm sóc bạn khi du học nghề tại Đức?
THAM KHẢO THÊM:
- Du học nghề điều dưỡng
- 7 ưu điểm khi du học nghề tại Đức
- Du học nghề Đức là gì?
- Du học nghề cơ khí ô tô tại Đức
- 5 phương pháp học hiệu quả khi du học nghề điều dưỡng tại Đức
- Socola Đức
- Lễ hội bia oktoberfest
- Rừng đen ở đức
- Du học Đức
- Học bổng chính phủ Đức
- Lợi ích sống ở Đức
-
Bia Đức – 1 thứ “bánh mì lỏng” trong bữa ăn của người Đức
- Chứng minh tài chính du học Đức
- 6 thói quen kì lạ của người Đức khiến bạn ” bật ngửa”
-
Cơ hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì mới?
-
Mua ô tô ở Đức như thế nào? 4 mẹo cần lưu ý
-
Ngày hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì HOT
-
Định cư ở Đức theo diện tay nghề có khó? 3 điểm cần lưu ý
-
Phong tục đón giao thừa ở Đức: 4 hoạt động bạn nên tham gia
- Mùa dâu tây ở Đức – Địa điểm hái dâu Tây nổi tiếng ở Đức
- Mua đồ nội thất ở đâu tại Đức để được hàng chất lượng cao?
- Ăn gì và ở đâu tại Hamburg? Top 5 địa điểm HOT nên ghé qua
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
- Du học nghề Đức gồm những ngành nào? (NEW 2024) - 02/07/2024
- Múi giờ Đức và sự chênh lệch múi giờ Đức so với Việt Nam - 05/06/2024
- Học bổng du học Đức: Các loại học bổng Đức mới nhất 2024 - 10/04/2024