Categories: Cẩm nang du học

Tìm hiểu ý nghĩa của “mục tiêu smart”

Khi quyết định chọn Đức làm điểm đến để học tập và làm việc, các bạn đã xác định được mục tiêu để thực hiện được điều đó chưa? Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các bạn hiện thực hóa giấc mơ của mình một cách dễ dàng hơn. Nhưng xác định mục tiêu như thế nào mới gọi là hiệu quả? Chắc các bạn cũng đã từng nghe đến “Mục tiêu Smart”, một trong những quy tắc giúp bạn thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Bài viết này, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về “Mục tiêu Smart” nhé. 

1. Mục tiêu Smart là gì?

Giống như tên gọi của nó, đây là một nguyên tắc Smart (thông minh) giúp bạn định hình mục đích và nắm bắt khả năng thực hiện mục đích đó của bạn. Mục tiêu Smart đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan về mục tiêu bạn đề ra và làm thế nào để đạt được chúng. 

SMART là tên viết tắt của 5 chữ cái đầu tiên trong 5 từ tiếng Anh đại diện cho 5 nguyên tắc cơ bản để thiết lập Mục tiêu Smart:

  • S – Specific (simple, sensible, significant) : Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable (meaningful, motivation): Đo lường được
  • A – Attainable (agreed, achievable): Có thể đạt được, tính khả thi
  • R – Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế
  • T – Time-Bound (time-based, time-limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): Giờ giấc hoàn thành

2. Nguyên tắc đặt mục tiêu Smart

Mục tiêu Smart được thiết lập từng bước theo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • S – Specific (simple, sensible, significant) : Cụ thể, dễ hiểu.

Một trong những điều quan trọng đầu tiên của việc thiết lập mục tiêu Smart đó là mục tiêu phải được lên kế hoạch cụ thể và dễ hiểu. Mục tiêu càng chi tiết, các bạn càng dễ nắm bắt được các vấn đề, khả năng thực hiện mục tiêu, cũng như đo lường được tính khả thi của việc đạt được chúng.

  • M – Measurable (meaningful, motivation): Đo lường được

Mục tiêu của bạn nên đo lường được, hay nói cách khác mục tiêu của bạn nên được gắn liền với những con số cụ thể. Điều này giúp bạn theo dõi được tiến độ và hiệu quả hoạt động của bạn trong quá trình thực hiện mục tiêu. 

  • A – Attainable (agreed, achievable): Có thể đạt được, tính khả thi

Một  nguyên tắc đặt mục tiêu Smart quan trọng khác đó là tính khả thi của mục tiêu. Mục tiêu chúng ta đặt ra phải có khả năng thực hiện được. Bước này sẽ giúp chúng ta biết được mình đang ở đâu, nắm rõ năng lực của bản thân để đề ra một mục tiêu phù hợp. Ngoài ra, khi chúng ta xác định tính khả thi của mục tiêu, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng đạt được mục tiêu đó. 

  • R – Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế

Bạn nên đặt ra một mục tiêu có tính thực tế. Mục tiêu đề ra phải nằm trong khả năng thực hiện của bạn. Do đó, bạn nên biết mục tiêu nào là thách thức nhưng trong tầm tay và mục tiêu nào mang tính chất không tưởng. Khi mục tiêu quá cao mình đề ra mà lại không đạt được, các bạn sẽ thất vọng và dễ nản lòng. Tính thực tế và tính khả thi của mục tiêu có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Mục tiêu có tính khả thi và tính thực tế càng cao, thành công của bạn sẽ càng gần. 

  • T – Time-Bound (time-based, time-limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): Giờ giấc hoàn thành

Nguyên tắc đặt mục tiêu Smart cuối cùng cần phải có đó là thời gian hoàn thành mục tiêu. Bạn cần xác định thời điểm cuối cùng bạn muốn đạt được mục tiêu là khi nào. Một thời hạn rõ ràng tuy tạo sức ép cho bạn nhưng đồng thời nó cũng giúp bạn có trách nhiệm cũng như động lực để hoàn thành mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu của bạn. 

3. Ví dụ mục tiêu Smart

Qua phần tóm tắt nguyên tắc đặt mục tiêu Smart ở phần trên, chúng ta sẽ cùng nhau đi đến ví dụ cụ thể để có thể hiểu rõ hơn về nó nhé.

Ví dụ: Tôi muốn nói tiếng Đức trôi chảy

Liệu mục tiêu bạn vừa đề ra có vận dụng nguyên tắc đặt mục tiêu Smart chưa? Chúng ta sẽ cùng nhau thiết lập mục tiêu Smart cho ví dụ này. Như đã nói ở trên, mục tiêu Smart phải hội đủ 5 nguyên tắc cơ bản sau:

  • S – Specific: cụ thể

“Tôi muốn nói tiếng Đức trôi chảy” không phải là một mục tiêu cụ thể. Chúng ta có thể đặt mục tiêu như sau: “Tôi muốn nói tiếng Đức với người bạn Đức của tôi mỗi lần 30 phút”.

Bạn có nhìn thấy sự khác biệt không? “nói tiếng Đức trôi chảy” hoàn toàn không cụ thể vì mỗi người định nghĩa nó theo cách khác nhau. Đối với một số người, “trôi chảy” ở đây có thể là gọi một ly cafe trong một quán cafe Đức mà không bị nhân viên quán cười. Hay đối với những người khác, “trôi chảy” là khi họ có thể tham gia thảo luận bằng tiếng Đức về một chủ đề phức tạp nào đó như chính trị, pháp luật, y tế, v.v… 

Mục tiêu “30 phút” giúp bạn xác định mục tiêu chính xác hơn. 

  • M – Measurable: đo lường được

Có những mục tiêu có thể đo lường được, một số khác thì lại không. So sánh hai mục tiêu sau – mục tiêu nào các bạn có thể đo lường được? 

  • Tôi muốn học 20 từ vựng mỗi ngày
  • Tôi muốn học nhiều từ vựng hơn

Mình nghĩ, các bạn có thể ngay lập tức nhận ra được rằng mục tiêu đầu tiên là mục tiêu có thể đo lường được. Khoảng thời gian hằng ngày hay lập kế hoạch dài hạn hơn thì phụ thuộc vào sở thích cũng như khả năng của bạn. 

  • A – Attainable: tính khả thi

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bạn có đang học tiếng Đức vì người bạn Đức đã thuyết phục bạn làm điều đó hay đó là mong muốn của bạn. Bạn đang học tiếng Đức cho công việc hay bạn đang tự học cho bạn? Có thể thấy rằng, bạn càng coi mục tiêu là mục tiêu của riêng mình thì bạn sẽ càng dễ học hơn. Vì vậy, đừng học vì ai đó yêu cầu bạn mà hãy tự tìm kiếm lý do để làm động lực cho mình phấn đấu đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng thái độ tích cực này sẽ tác động rất lớn đến quá trình học tiếng Đức của bạn. 

  • R – Relevant: tính thực tế

Theo nguyên tắc đặt mục tiêu Smart, mục tiêu của bạn thực tế đến mức nào? Khoảng thời gian bạn muốn đạt được mục tiêu càng dài thì điều đó càng trở nên viển vông (mặc dù sau đó bạn phải dùng nhiều năng lượng hơn để đạt được mục tiêu đó). Là một người mới bắt đầu hoàn toàn, trong một năm có một cuộc trò chuyện 30 phút với người bạn Đức là một mục tiêu thực tế. Tuy nhiên, nếu cuộc trò chuyện này diễn ra trong tuần tới thì 10 – 20 từ mỗi ngày là một mục tiêu thực tế, còn 1000 từ mỗi ngày thì không. 

  • T – Time-Bound: thời gian hoàn thành

Chính xác thì bạn muốn đạt được mục tiêu khi nào? Bạn có thể đặt khoảng thời gian cho mục tiêu lớn của mình, nhưng cũng có thể cho các mục tiêu phụ khác nhau. Vì vậy hãy xác định xem khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu hoặc một phần mục tiêu của mình. Trong 1 tuần? Hay trong 3 tháng?

Một mục tiêu Smart, mục tiêu hội đủ 5 nguyên tắc trên, ví dụ như:

“Tôi muốn có thể trò chuyện 30 phút bằng tiếng Đức với người bạn Đức vào cuối tháng 09/2021”.

Đây là một mục tiêu Smart, với:

  • S – cụ thể: trò chuyện 30 phút bằng tiếng Đức với người bạn Đức
  • M – có thể đo lường: 30 phút là thời gian chính xác
  • A – tính khả thi: tôi không muốn gì hơn là nói chuyện với người bạn Đức lâu như vậy
  • R – tính thực tế: tới cuối tháng 09 là tôi còn khoảng nửa năm để trau dồi thêm tiếng Đức
  • T – thời gian hoàn thành: cuối tháng 9/2021

Với những kiến thức cũng như ví dụ trên đây, mình nghĩ rằng các bạn đã nắm được mục tiêu Smart là gì. Đây là một trong những kỹ năng đem lại hiệu quả trong việc định hướng mục tiêu của bạn. Kỹ năng này rất cần thiết cho các bạn không chỉ trong môi trường học tập mà còn trong công việc sau này. Thiết lập mục tiêu Smart sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu của mình hơn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ xác định được mục tiêu smart cho riêng mình. 

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

THAM KHẢO THÊM:

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.Mục tiêu smart là gì

5/5 - (1 bình chọn)