Kinh nghiệm mua nhà ở Đức
Người Việt ta hay nói an cư thì mới lập nghiệp. Vậy liệu khi đã sinh sống lâu dài ở Đức rồi thì câu nói đó còn có ý nghĩa và đúng trên đất nước Đức hay không? Nhiều người sang Đức học tập rồi làm việc, có ý định sống ở Đức lâu dài cũng nghĩ đến chuyện mua nhà vì theo nếp nghĩ thông thường “chả lẽ cứ ở nhà thuê suốt đời”.
Mỗi lần gọi điện về Việt Nam hỏi thăm thì các cô các bác lại hỏi làm lương tháng bao nhiêu, mua nhà chưa khiến nhiều người Việt đang sống ở Đức cảm thấy rất áp lực và phiền toái. Nếu bạn đã kinh doanh lâu năm ở Đức, có một số tiền rảnh rỗi và nghĩ đến chuyện mua nhà để kinh doanh, cho thuê hay đơn giản là để ở hoặc có thể cho lại con.
Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc mua nhà ở Đức, có nên mua nhà ở Đức không, mua nhà ở Đức có đắt không, những điều cần lưu ý khi mua nhà ở Đức.
1. Khả năng tài chính của bạn đến đâu để có thể mua nhà ở Đức
Đầu tiên để mua được nhà ở Đức thì câu hỏi đặt ra đó là “tiền đâu” ? Khả năng tài chính của bạn ở mức độ nào? Bạn đã có cả một vài trăm ngàn Euro để mua đứt một ngôi nhà hay một căn hộ ở Đức? Hay là bạn đang chỉ có một số tiền khoảng 20% đến 50% giá trị của ngôi nhà? Và dĩ nhiên bạn phải chứng minh được số tiền mình đang có là tiền sạch.
Một tin vui cho bạn là bạn không cần phải là người có quốc tịch Đức, là công dân Việt Nam sinh sống tại Việt Nam hoặc một nước khác bạn cũng có thể mua nhà ở Đức được. Và nếu bạn lại đang sống ở Đức, đi làm, có thu nhập ổn định thì bạn có thể vay tiền ngân hàng để mua nhà. Bạn có thể vay được bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng của gia đình, tài sản thế chấp và uy tín tài chính của người vay.
Giả dụ như bạn là công nhân viên chức nhà nước thì rất dễ mua nhà ở Đức và không cần có nhiều vốn riêng. Vì những người làm cho nhà nước có công việc khá ổn định, gần như là không sợ thất nghiệp. Người tự hành nghề hay kinh doanh thì vay khó hơn nhiều vì công việc không mang tính ổn định, có thể nay lãi mai lỗ.
Hơn nữa thì những người tự kinh doanh, hành nghề cũng có thể điều chỉnh những con số trên giấy tờ liên quan đến thu chi được nên ngân hàng ít tin tưởng hơn. Những người này vay tiền cũng sẽ thường phải trả mức lãi suất cao hơn những người đi làm thuê.
Xem thêm: Quốc tịch Đức
2. Mua nhà ở Đức có đắt không?
Mua nhà ở Đức có đắt không là câu hỏi mà rất nhiều người suy nghĩ đến khi có ý định mua nhà ở Đức. Nhà ở Đức có đắt không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cũng giống như ở Việt Nam vậy nhà ở trung tâm hay các thành phố lớn, có nhiều dự án trọng điểm trong hiện tại và tương lai thì đương nhiên giá sẽ đắt hơn những nhà ở vùng ven thành phố, nơi dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Những ngôi nhà với mục đích chuyên biệt như để nghỉ dưỡng ở đảo hay ở địa thế đẹp như gần núi, sông, hồ thì chắc chắn là giá sẽ cao. Nhà thì cũng tùy thuộc vào loại nhà gì và ở đâu. Ví dụ như ngôi nhà hai đến ba tầng ở ngoại ô, nơi ít có người muốn thuê, ở thành phố bé thì giá khoảng từ 60.000€ đến vài trăm nghìn Euro.
Nhưng căn hộ hai phòng mới xây ở khu dân cư dân trí cao, xung quanh cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện vào trung tâm tại thành phố lớn như Hamburg giá lên đến 600.000€. Những ngôi nhà biệt thự (Villa) có giá dao động tùy thuộc diện tích, số phòng, có ban công, sân vườn v.v. khoản từ 1 triệu đến 5 triệu Euro.
Kể ra thì vô vàn là vậy nhưng khi có ý định mua nhà bạn nên xác định trước mục đích mua nhà của bạn là gì, để ở, hay cho thuê, kinh doanh, bán lại kiếm lời? Từ đó mới xác định loại nhà cần mua và tùy thuộc vào khả năng tài chính của bản thân để chọn ngôi nhà hoặc căn hộ phù hợp.
Xem thêm: Tìm hiểu về nước Đức
3. Những điều cần lưu ý khi mua nhà ở Đức?
3.1 Chọn địa điểm phù hợp
Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định để hình thành giá trị bất động sản. Nếu bạn chọn được một ngôi nhà hay căn hộ có địa điểm tốt thì giá trị theo thời gian sẽ không những không mất đi mà thậm chí có thể tăng và có lời khi bán lại.
Vậy địa điểm tốt là như thế nào? Là địa điểm mà hầu như ai cũng mong muốn có được: thuận tiện cho việc đi lại, đi làm, đi chơi, du lịch, gần trung tâm, đầy đủ cơ sở hạ tầng như trường học, mẫu giáo, siêu thi, phòng khám bác sĩ. Tại các thành phố lớn thì cơ hội việc làm cao hơn cho nên nhiều người cũng đổ về đây, thành ra giá cả bất động sản ở các thành phố lớn cũng luôn cao hơn so với các vùng quê hẻo lánh.
Trước khi mua nhà bạn cũng nên tìm hiểu tại Sở Xây dựng (Bauamt/ Baufaufsichtsbehörde) xem xung quanh nơi mình định mua ở có dự án gì không. Tránh trường hợp đang ở lại có công trình, đào bới bụi bặm, ồn ào.
3.2 Kiểm tra chất lượng và giá trị của căn nhà / căn hộ
Mua nhà ở Đức là một quyết định mua bán quan trọng với số tiền không hề nhỏ, cho nên mọi hành động nên cẩn trọng. Bạn không nên tự mình đánh giá ngôi nhà hay căn hộ định mua có tốt không mà nên nhờ vào „Gutachter“. Người này sẽ giúp bạn thẩm định tình trạng và giá trị căn nhà. Giá trung bình cho một „Gutachter“ khoảng 2000-3000€. Bạn nên liên hệ với họ tối thiểu 3 tháng trước khi định mua nhà.
Ngoài ra bạn cần kiểm tra xem căn nhà có đầy đủ giấy phép xây dựng (Baugenehmigung) cho mọi phần có sẵn của căn nhà hay không (ví dụ gara ô tô được xây sau). Tránh việc sau này bạn phải tự trả tiền cho việc xin giấy phép xây dựng khi bị phát hiện còn thiếu.
3.3 Đo diện tích nhà
Theo luật quy định, người bán nhà có nhiều cách để đo diện tích nhà. Tùy theo cách chủ nhà chọn, có thể diện tích giao bán nhà nhiều hơn diện tích sử dụng thực sự. Nếu giá tiền mua nhà được tính trên đơn vị mét vuông thì bạn nên nhờ chuyên gia đo lại.
Xem thêm: 8 lí do bạn muốn định cư tại Đức và trở thành công dân Đức
4. Những khoản tiền bắt buộc khi mua nhà ở Đức
Khi mua nhà ở Đức, hợp đồng mua nhà bắt buộc phải được công chứng, nếu không sẽ không có giá trị. Vì vậy bạn sẽ phải trả phí cho việc công chứng hợp đồng (Notar). Ngoài ra bạn còn phải trả tiền thuế mua nhà (Grunderwerbssteuer). Thuế này chỉ trả một lần duy nhất khi mua nhà.
Tiền thuế mua nhà được tính theo phần trăm giá mua. Mỗi tiểu bang ở Đức có mức giá khác nhau. Cuối cùng là trả phí cho người môi giới nhà đất (Makler). Nói tóm lại khi mua nhà ở Đức, bạn hãy xác định là sẽ mất thêm khoảng 10% giá tiền mua nhà để được sở hữu căn nhà bạn muốn mua.
5. Mua nhà rồi hàng tháng còn phải chi khoản gì nữa không?
Đương nhiên là có rồi. Như khi bạn ở nhà thuê cũng vậy, bạn phải chi trả cho các chi phí hàng tháng như điện, nước, gas, lò sưởi, vệ sinh đường, đổ rác. Ngoài ra là chủ sở hữu một ngôi nhà hay môt căn hộ bạn phải trả thêm bảo hiểm nhà, thuế đất (Grundsteuer). Thuế đất này phải đóng hàng tháng, khác với thuế mua nhà nói ở trên chỉ đóng một lần duy nhất khi mua nhà.
Theo kinh nghiệm của những người đã có nhà riêng thì chi phí cho một ngôi nhà ở Đức không hề rẻ hơn so với việc khi thuê một ngôi nhà bình thường. Đi kèm với việc sở hữu ngôi nhà là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với ngôi nhà đó.
Ví dụ bạn cho thuê căn hộ của mình thì vòi nước hay lò sưởi hỏng, bạn phải có trách nhiệm sửa chữa chứ không phải muốn cho thuê thế nào thì người đi thuê phải chịu. Sau này có chuyển nhượng ngôi nhà hay căn hộ cho con thì sẽ phải chịu một khoản tiền thuế nữa. Vì vậy bạn nên cân nhắc, tính toán cho kỹ trước khi quyết định mua nhà.
Xem thêm: Ưu tiên nhập cảnh vào Đức
Du học nghề Đức – Hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức – Siêu thị Đức và những điều cần lưu ý!!!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Tìm hiểu về văn hóa con người nước Đức xinh đẹp
- Tính cách người Đức
- Lợi ích sống ở Đức
- Các hoạt động vui chơi giải trí ở Đức
- Những thành phố nổi tiếng của Đức
- Rừng đen ở đức
- Socola Đức
- ô tô đức
- hoạt hình tiếng Đức
- Lâu đài Neuschwanstein
- Basel – Thủ đô văn hóa của Thụy Sĩ
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
- Bí Quyết Học Tiếng Đức Hiệu Quả Cho Giới Trẻ - 04/01/2025
- LỊCH KHAI GIẢNG KHOÁ TIẾNG ĐỨC 2024-2025 - 01/01/2025
- Du học điều dưỡng Đức 2025: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình - 01/01/2025