Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức?
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nước Đức được chia cách thành hai vùng với nhiều sự khác biệt về văn hóa cuộc sống và cả giáo dục. Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức có khá nhiều điểm thú vị mà ít người biết đến khi cân nhắc lựa chọn du học, định cư, làm việc hay du lịch tại đây. Chúng ta cùng IECS tìm hiểu xem liệu giữa hai vùng của nước Đức này có gì đặc biệt nhé.
1. Tại sao có sự phân chia Đông Đức và Tây Đức?
Cuộc chiến tranh lạnh qua đi, để lại là sự thất bại của nước Đức với sự chia cắt thành 4 vùng bởi các nước thuộc phe đồng minh cai quản. Phần phía Đông Đức và phía Đông thủ đô Berlin thuộc Liên Xô cai quản, phần phía Tây nước Đức và phía Tây Berlin lại thuộc về nước Anh, Pháp và Mỹ.
Những năm sau đó, thủ đô Berlin Đức trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa hai phe, chiến tranh lạnh giữa hai phe Đông Đức và Tây Đức cũng bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Cuộc khủng hoảng chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ nhất đến năm 1948, khi cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô viết diễn ra. Từ đó sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức ngày càng lớn và diễn ra nhiều hơn.
Khi cuộc chiến tranh ngày càng căng thẳng, người dân ở Đông Đức bắt đầu ồ ạt di tản sang Tây Đức để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đến ngày 13/08/1961 “Bức tường Berlin” được dựng lên bởi chính quyền Đông Đức để ngăn chặn dòng người vượt biên.
Đến 28 năm sau đó, bức tường Berlin sụp đổ và cuộc chiến tranh lạnh dần giảm nhiệt. Cuộc bầu cử tự do diễn ra ngày 18/03/1990 tại Cộng hòa Dân chủ Đức, cuộc bầu cử mang lại sự thương lượng cho hai bên Đông Đức và Tây Đức để tái thống nhất nước Đức. Ngày 03/10/1990 Cộng hòa Liên bang Đức được ra đời dưới sự thống nhất của Đông Đức và Tây Đức.
Nước Đức được thành lập dưới sự thống nhất của hai bên, nhưng từng trải qua một giai đoạn lịch sử dài với sự cải trị của hai chế độ khác nhau nên về cơ bản sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức đến nay vẫn còn. Có điều gì khác biệt giữa hai vùng của nước Đức này, hãy tìm hiểu sự khác biệt thú vị nếu bạn mong muốn du học hoặc làm việc tại đây nhé.
2. Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức
2.1 Về cơ sở vật chất
Các thành phố Tây Đức phát triển hơn Đông Đức về nhiều mặt. Từ nền kinh tế sôi động, nhịp sống năng động đến cơ sở vật chất cũng hiện đại hơn nhiều. Các thành phố tiêu biểu như Munich, Stuttgart, Frankfurt, Mainz, v.v.
Hậu quả của chính sách chia để trị của phe đồng minh thời chiến tranh lạnh, Đông Đức có nhiều sự thua kém Tây Đức về nhiều mặt, tiềm lực lẫn chất lượng cuộc sống. Sau khi thống nhất, chính phủ Đức đã đưa ra nhiều biện pháp ưu tiên để phát triển Đông Đức.
Xem thêm:
2.2 Về mức sống, con người
Ảnh hưởng từ trong suy nghĩ từ thời chiến tranh, người dân Đức lại luôn nghĩ về thời kỳ của đất nước cộng hòa dân chủ Đức bình đẳng, ai cũng có cơm ăn áo mặc và được học hành. Người dân Tây Đức lại có suy nghĩ khác, họ cho rằng mình phải gánh trách nhiệm cho người dân Đông Đức, một số người còn có thái độ kỳ thị với người dân Đông Đức.
Nền kinh tế của Đức phát triển cũng không đều giữa hai vùng, GDP trên đầu người ở Đông Đức ước tính chỉ bằng khoảng 67% của Tây Đức. Tỉ lệ thất nghiệp ở Đông Đức cũng chiếm tỉ lệ cao hơn ở Tây Đức gần 4%.
Mức sống và lương trung bình của người dân Đông Đức cũng thấp hơn nhiều so với người dân Tây Đức, chỉ khoảng ¾ so với Tây Đức. Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức cũng diễn ra ở cách họ đối xử với người nước ngoài, người dân Đông Đức thường có sự khắt khe và ít cởi mở với người nước ngoài hơn là người dân Tây Đức.
2.3 Về giáo dục Đại Học
Nếu bạn đang có quyết định du học tại Đức thì nên chọn học ở đâu nhỉ? Tây Đức được biết đến là một vùng kinh tế năng động với cơ hội việc làm và mức lương cao. Tuy nhiên Đông Đức lại là vùng đươc biết đến với nền giáo dục đang được đầu tư cao, chất lượng giáo dục ở Đông Đức đồng đều và chất lượng hơn ở Tây Đức. Từ hệ thống mẫu giáo, đến trường tiểu học đến trung học, đại học đều là các trường danh tiếng.
Các trường đại học ở Đông Đức không có quá nhiều sinh viên, cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn tập trung học tập và trải nghiệm chất lượng giảng dạy cao cấp. So với Tây Đức năng động, nhộn nhịp thì Đông Đức có phần trầm hơn nên chi phí sinh hoạt ở đây cũng khá phải chăng hơn so với Tây Đức.
Hãy cũng xem các trường đại học tại Đông Đức và Tây Đức có gì khác nhau.
Xem thêm: Hệ thống giáo dục của Đức
3. Một số trường đại học lớn tại Đông Đức và Tây Đức.
3.1 Đại học Humboldt Berlin (Đông Đức)
Đại học Humboldt Berlin là nơi khai sinh ra đặc tính giáo dục và mô hình đại học đã được các trường đại học châu âu và phương tây khác áp dụng từ thế kỷ 19.
Nguyên tắc của trường đại học là sự kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu, cả hai đều được thực hiện bởi các học giả lỗi lạc. Một số nhân vật có ảnh hưởng nhất của Đức đã theo học hoặc làm việc tại trường đại học bao gồm Karl Marx, Friedrich Engels, Walter Benjamin, Albert Einstein và Max Planck.
Tổng cộng, 55 người đoạt giải Nobel liên quan đến Đại học Humboldt, phần lớn là vật lý, hóa học hoặc y học.
Mặc dù nổi tiếng và được tôn trọng trên tất cả các lĩnh vực, trường đại học Humboldt Berlin đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn.
Thư viện của trường mở cửa vào năm 1874, là một trong những thư viện lớn nhất trong cả nước. Nó chứa khoảng 6,5 triệu cuốn sách và hàng nghìn tạp chí và tạp chí. Trong số gần 33.000 sinh viên của trường thì khoảng 16% là sinh viên quốc tế.
3.2 Charité – Universitätsmedizin Berlin (Đông Đức)
Charité – Universitätsmedizin Berlin là một trong những bệnh viện đại học lớn nhất ở Châu Âu.
Trường được thành lập từ năm 1710 khi bệnh viện được xây dựng để đối phó với bệnh dịch hạch ở Đông Phổ. Sau đó, nó được xây dựng lại và đổi tên cho đến năm 2003, khi nó hợp nhất với các viện y tế khác ở Đức và lấy tên như hiện tại.
Nhiều nhà khoa học và bác sĩ nổi tiếng đã làm việc hoặc nghiên cứu tại trường đại học bao gồm nhà thần kinh học Carl Wernicke, bác sĩ tâm thần Karl Leonhard và Rahel Hirsch, nữ giáo sư y khoa đầu tiên ở Phổ.
Hơn một nửa số người đoạt giải Nobel ở Đức về y học và sinh lý học đã học hoặc làm việc tại trường đại học.
3.3 LMU Munich (Tây Đức)
Đại học LMU Munich với tên gọi đầy đủ là Đại học Ludwig Maximilian của Munich là trường đại học có lượng sinh viên nhiều đứng thứ 2 trong những trường đại học tại Đức, trường thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế theo học, khoảng 13% tổng số lượng sinh viên của trường.
LMU Munich được thành lập từ năm 1472, là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Đức. Trường liên kết với 42 người đạt giải Nobel, bao gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Otto Hahn, Max Planck và Werner Heisenberg.
Từ cuối thế kỷ 18, trường đại học đã tập trung vào khoa học tự nhiên, đến giữa thế kỷ 19 trường đã tạo ra những nghiên cứu khám phá và đổi mới hàng đầu thế giới.
LMU Munich được chọn để rót vốn đầu tư trong dự án sáng kiến về các trường đại học xuất sắc ở Đức năm 2005 cùng với những trường đại học khác.
3.4 Đại học kỹ thuật Munich (Technical University of Munich – TUM) – Tây Đức
Được thành lập vào thế kỷ 19, TUM là trường đại học tiểu bang duy nhất dành cho khoa học và công nghệ.
Trong giai đoạn đầu thành lập và hoạt động, trường tập trung vào kỹ thuật, nhưng qua nhiều năm đã mở rộng đào tạo gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nông nghiệp, sản xuất bia, thực phẩm và y học. Nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin được đào tạo và cung cấp ở 3 phòng ban của trường.
Triết lý tổng thể của trường là “trường đại học kinh doanh” hướng dẫn sự phát triển của tổ chức, hiện có 15 phòng ban và cơ sở trên khắp Munich.
Kể từ năm 1927, có 17 giải Nobel đã được trao về vật lý, hóa học và y học cho các học giả thuộc trường đại học. Năm 2001, TUM thành lập một trường đại học con, TUM Asia tại Singapore, cung cấp nền giáo dục quốc tế cho sinh viên ở Châu Á.
3.5 Đại học Heidelberg – Tây Đức
Đại học Heidelberg được thành lập năm 1286, là trường đại học lâu đời nhất ở Đức.
Trường đào tạo và cấp bằng đại học và sau đại học trong 160 chương trình học. Trường đào tạo nhiều ngành học như di truyền tâm thần học, xã hội học hiện đại và vật lý môi trường.
Trường có gần 20% lượng sinh viên quốc tế theo học trên 130 quốc gia hơn một phần ba sinh viên là tiến sĩ quốc tế.
Trường đại học đặc biệt xuất sắc về nghiên cứu sáng tạo và đóng góp trí tuệ trong nhiều lĩnh vực. Khoảng 27 người đoạt giải Nobel đã liên kết với Đại học Heidelberg, 9 người trong số họ đã giành được giải thưởng khi làm việc tại đây.
Nhiều chính trị gia, triết gia và nhà khoa học có ảnh hưởng là cựu sinh viên hoặc chi nhánh của trường đại học, bao gồm Max Weber – người sáng lập ra xã hội học hiện đại – và triết gia Hannah Arendt.
Heidelberg được biết đến như là quê hương của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Phố cổ và lâu đài là một trong những điểm du lịch được du khách ghé thăm nhiều nhất ở Đức.
Ngày nay, Đông Đức cũng đang rất phát triển và dần thu hẹp khoảng cách với các thành phố ở Tây Đức. Dù sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức được hình thành trong lịch sử đến nay vẫn còn lưu giữ, nhưng mỗi nơi đều có điểm hay và nhiều điều để học hỏi tùy vào nhu cầu phát triển của mỗi bạn du học sinh.
Hy vọng một số thông tin bên trên sẽ giúp ích cho các bạn trong lộ trình học tập của mình ở nước Đức.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Vì sao hơn 90% du hoc sinh chọn du nghề nghề Điều dưỡng
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Du học nghề Đức
- Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
- Tính cách người Đức
- Hệ thống giao thông ở Đức
- Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
- Hướng dẫn tìm nhà tại Đức
- Ẩm thực Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
Liên hệ với IECS qua kênh khác:
https://vuatiengduc.net/cac-trang-bai-viet-cua-iecs/
- Bí Quyết Học Tiếng Đức Hiệu Quả Cho Giới Trẻ - 04/01/2025
- LỊCH KHAI GIẢNG KHOÁ TIẾNG ĐỨC 2024-2025 - 01/01/2025
- Du học điều dưỡng Đức 2025: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình - 01/01/2025