Mối quan hệ Đức và Việt Nam
Ở Châu Âu, Đức là một trong những quốc gia có quan hệ ngoại giao vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Mối quan hệ này đã được thiết lập từ năm 1975 giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và trước đó là Việt Nam với Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào năm 1955. Sau giai đoạn nước Đức thống nhất, mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức càng được chú trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả hai nước. Hãy cùng IECS tìm hiểu mối quan hệ này nhé!
1. Quan hệ Đức và Việt Nam – Mối quan hệ ngoại giao
Từ năm 1990 đến nay, Đức và Việt Nam đã ký kết nhiều bản hiệp định nhằm thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước về nhiều mặt như: Hiệp định hợp tác Văn hóa (1990), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1993), Hiệp định hợp tác hàng không (1994), … Hai bên còn tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, trong đó phải kể đến chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011.
Cũng vào thời gian này, Đức và Việt Nam đã ký kết Tuyên bố Hà Nội nhằm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tương lai của hai nước. Lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhiều lần tổ chức các chuyến thăm Đức.
Năm 2020 vừa qua, Đức và Việt Nam kỷ niệm 45 năm hợp tác hữu nghị Đức-Việt. Đây là cột mốc quan trọng, giúp khẳng định mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững của hai nước. Trong lễ kỷ niệm diễn ra tại Hà Nội, hai bên đều đưa ra nhiều chiến lược để tiếp tục phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Đức và Việt Nam.
Xem thêm: Tổng quan về nước Đức
2. Hợp tác thương mại hai nước Đức – Việt
Trong khối liên minh Châu Âu và trong cả khu vực Châu Âu, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 10,9 tỷ USD, giá trị xuất khẩu của Đức sang Việt Nam đạt 4,8 tỷ USD.
Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức bao gồm: giầy dép, hàng dệt may, nông sản, hải sản, sản phẩm điện tử, đồ gỗ. Còn Đức xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, trang thiết bị chuyên dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất.
Đức không chỉ là bạn hàng quốc tế quan trọng của Việt Nam mà còn là cửa ngõ chính giúp hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực Châu Âu. Ước tính khoảng 20% sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Châu Âu nhờ sự hỗ trợ của Đức.
Hiện nay, hợp tác thương mại giữa Đức và Việt Nam dự kiến sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn, vì từ ngày 1/8/2020 Hiệp định thương mại tự do giữa khối Liên minh Châu Âu EU và Việt Nam (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, một số nhóm hàng của Việt Nam như nông, lâm, thủy sản sẽ được giảm thuế khi xuất khẩu sang các nước EU, trong đó có Đức. Đồng thời các mặt hàng từ Đức nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ được đa dạng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của Đức ở Việt Nam so với mặt hàng của các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Xem thêm: Visa du lịch Châu Âu
3. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học
Với thế mạnh về công nghệ tiên tiến, trong những năm vừa qua, Đức đã hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ. Từ nhiều năm trước đây Đức đã cử các đoàn lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành sang thăm Việt Nam, trao đổi, góp ý với các chuyên gia phía Việt Nam trong quá trình xây dựng các cơ sở khoa học–kĩ thuật ở Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao chất lượng khoa học–kĩ thuật.
Ngoài ra, hai nước còn thường xuyên trao đổi thông tin, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo và thực hiện nhiều dự án nghiên cứu chung. Có thể nói, Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước trọng tâm hợp tác với Đức về khoa học–công nghệ ở khu vực Châu Á. Mũi nhọn trong hợp tác khoa học–công nghệ Đức–Việt tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và nước thải; nghiên cứu vật liệu, … Có thể nhận định rằng, tiềm năng hợp tác phát triển khoa học–kĩ thuật của hai nước là vô tận.
Xem thêm: Hòa nhập văn hóa Đức trong công việc và kinh doanh
4. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch
Trong chuyến thăm Đức của Thủ tướng Phan Văn Khải, Đức và Việt Nam đã ký tuyên bố chung về hợp tác du lịch. Thông qua thỏa thuận này, ngành du lịch hai nước đã có thêm bước phát triển mới.
Khách du lịch từ Đức đến Việt Nam trong những năm vừa qua đạt mức tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì người dân Đức có khoảng 30 ngày nghỉ phép mỗi năm và có nhu cầu du lịch cao, kể cả du lịch trong và ngoài nước, nên Đức luôn là một trong 10 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam.
Ước tính hàng năm nước ta đón khoảng 96.000 lượt khách du lịch đến từ Đức. Khi đến Việt Nam du lịch, du khách Đức thường có nhu cầu tắm biển, du lịch đồng quê, thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng miền và tận hưởng lòng mến khách của người dân địa phương. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam hiện nay cũng tích cực tham gia các chuyến du lịch nước ngoài, du lịch kết hợp thăm thân tại Đức. Điều này đã góp phần trao đổi du lịch hai nước.
5. Hợp tác giáo dục Đức – Việt
Bên cạnh thế mạnh về khoa học – kỹ thuật, Đức còn là một trong những nước thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến tham gia học tập, trao đổi nhờ vào nền giáo dục hấp dẫn, cách ngành học được định hướng thực tiễn theo thị trường lao động. Hiện nay có khoảng 7.500 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại Đức. Với hơn 50% học sinh vào được các trường loại ưu (Gymnasium), người Việt được đánh giá là một trong những nhóm nhập cư giàu thành tích học tập nhất ở Đức.
Sinh viên không chỉ được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhờ vào chương trình đào tạo nghề kép trong các trường đại học, trường nghề của Đức. Ưu thế này đã giúp sinh viên sau khi ra trường nâng cao cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Những ngành đào tạo có tiếng ở Đức gồm các ngành liên quan đến công nghệ – kỹ thuật như công nghệ thông tin, chế tạo máy, tài chính ngân hàng, …
Xem thêm: Du học nghề Đức 2021: Chỉ dẫn A-Z để có lương 75 triệu/tháng
Mặt khác, Đức cũng tiến hành nhiều chương trình trao đổi sinh viên với Việt Nam, xây dựng một số trường học, trung tâm giáo dục tại Việt Nam, đồng thúc đẩy việc học và giảng dạy tiếng Đức trong một số trường học tại Việt Nam. Viện Goethe và các Trung tâm Việt-Đức ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh luôn là những môi trường tin cậy để các sinh viên Việt Nam yêu thích tiếng Đức và nước Đức có cơ hội học tập, giao lưu, tìm hiểu văn hóa hai nước.
Nhờ vào sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam ngày càng trở nên gắn bó, phát triển về cả bề sâu và bề rộng. Trên tinh thần hợp tác song phương, hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đất nước và con người. Mối quan hệ tốt đẹp này còn mở ra nhiều cánh cửa hội nhập cho nhân dân hai nước.
Xem thêm: Du học Đức 2021: Hướng dẫn chi tiết A-Z điều kiện, quy trình
Du học nghề Đức – Chia sẻ của CEO Anna Le về 15 năm học và làm việc tại Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Tìm hiểu về văn hóa con người nước Đức xinh đẹp
- Tính cách người Đức
- Lợi ích sống ở Đức
- Các hoạt động vui chơi giải trí ở Đức
- Những thành phố nổi tiếng của Đức
- Rừng đen ở đức
- Socola Đức
- Những nước nào nói tiếng Đức
- Trang phục truyền thống Đức
- Tiền Đức
- Bản đồ nước Đức
-
Có nên nhập quốc tịch Đức – 6 tips cần lưu ý khi nhập tịch
- Cuộc sống ở Đức
-
Các dịch vụ của người Việt tại Đức năm 2024
-
Một trong những vĩ nhân của nền văn chương thế giới – Johann Goethe
-
Luật 2 quốc tịch ở Đức có lợi ích gì cho người nước ngoài?
- cách dạy con của người đức
- thủ tục xin visa đi Đức thăm thân nhân
- Mỹ phẩm của Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.