Thất nghiệp nên làm gì?
Bạn đang có một công việc ổn định nhưng quá nhàm chán và đã quyết tâm từ bỏ công việc đó và tìm một công việc mới? Nhưng loay hoay mãi mà chưa tìm được công việc nào phù hợp với mong muốn của bản thân. Và chợt nhận ra rằng mình đã và đang thất nghiệp. Nếu bạn đã có một khoản dự phòng trong thời gian thất nghiệp thì không nói, nhưng rồi thời gian cũng sẽ trôi qua và bao nhiêu khoản dự phòng rồi cũng sẽ không đủ, vì hàng tháng bạn không có thêm thu nhập.
Trong những lúc như thế này chắc hẳn ai trong trường hợp của bạn cũng sẽ rất hoang mang và không biết nên làm gì. Bao nhiêu câu hỏi “Thất nghiệp nên làm gì”, “Thất nghiệp làm gì để sống?”, “Làm gì khi thất nghiệp quá lâu?” cứ quanh quẩn trong suy nghĩ của bạn.
Bài viết này của IECS sẽ cho các bạn một vài gợi ý khi không biết làm gì lúc thất nghiệp.
Tự xin nghỉ việc vì công việc quá nhàm chán hay công việc không còn phù hợp với hoàn cảnh cũng như năng lực của bản thân, bị mất việc do dịch bệnh, suy thoái kinh tế, công ty cắt giảm nhân sự… Tất cả các lí do đó sẽ đều đưa mọi người đến một trạng thái chung là rất hoang mang khi không có việc làm, đồng nghĩa với việc không có thu nhập, sẽ phải mất bao lâu mới tìm được công việc mới mà phù hợp với mình hơn công việc cũ?
Khoảng thời gian đó sẽ trôi rất nhanh và sau này khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào một vị trí mới bạn sẽ rất lo lắng về khoảng thời gian trống đó. Liệu bạn sẽ có bị đánh giá tiêu cực bởi các nhà tuyển dụng vì khoảng thời gian thất nghiệp đó? Một cuộc khảo sát đã chứng minh điều ngược lại. Nếu bạn biết tận dụng quãng thời gian thất nghiệp cho các hoạt động phù hợp thì chắc chắn năng lực và kinh nghiệm của bản thân cũng tăng lên. 94% các nhà tuyển dụng khẳng định sẽ không đánh giá thấp năng lực của những người từng thất nghiệp.
Lúc thất nghiệp có lẽ là lúc nhàn rỗi nhất của bạn: không dậy sớm, không deadline, không OT (tăng ca), không áp lực từ cấp trên. Đây là lúc mà bạn cần sốc lại tinh thần, dành nhiều sự quan tâm cho sức khỏe của mình và dành thời gian vào những việc có ích cho con đường sự nghiệp của mình. Đừng để thời gian trôi qua một cách lãng phí. Hãy tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, đăng kí các khóa học để bổ sung các kĩ năng còn thiếu, trau dồi năng lực của bản thân.
Những gợi ý dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi “thất nghiệp nên làm gì” cho bạn:
1. Thất nghiệp nên làm gì: Hoạt động tình nguyện
Những hoạt động tình nguyện sẽ khiến bạn trở nên hoạt bát và có khả năng hơn trong công việc. Nếu bạn từng tham gia các hoạt động tình nguyện cho một vài đơn vị hay đoàn thể nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập. Bạn sẽ được đánh giá là một người biết cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác, tiền bạc có vẻ như không phải là tất cả đối với bạn. Đây chính là điểm cộng trong hồ sơ xin việc của bạn.
Xem thêm : Tình nguyện viên quốc tế
2. Tham gia một lớp học
Con người chúng ta ai ai cũng phải học, từ trẻ nhỏ tới người lớn, và ngay cả những bậc lão thành vẫn chăm chỉ nghiên cứu hàng ngày. Học không phải là học máy móc để thi, để lấy một thành tích nào đó rồi không thể áp dụng vào thực tế.
Ngay cả những người đang đi làm cũng phải thường xuyên học thêm, tu nghiệp, nâng cao tay nghề. Vậy thì trong khi thất nghiệp, bạn có một quỹ thời gian khổng lồ như vậy, tại sao lại chần chừ mà không đăng kí một khóa học bổ sung kĩ năng mà bạn còn thiếu? Nếu bạn muốn xin vào công ty đa quốc gia, hãy nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.
Nếu bạn muốn thăng tiến cao trong công việc, hãy tham gia một khóa học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và thấy được sự nghiêm túc của bạn với nghề. Hơn nữa, tham gia vào một lớp học bạn cũng có cơ hội mở rộng quan hệ của mình và biết đâu được bạn sẽ tìm kiếm được một công việc phù hợp thông qua mối quan hệ đó.
3. Mở rộng các mối quan hệ cá nhân
Như đã đề cập, nếu có ai đó trong công ty giúp bạn gửi hồ sơ xin việc trong công ty thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhận trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp.
Vì vậy, bạn nên tích cực mở rộng vòng tròn kết nối của mình thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Một số nền tảng mạng xã hội tìm kiếm việc làm phổ biến hiện nay cũng rất giúp ích cho bạn như LinkedIn, XING, Career Builder, TopCV… Hãy cho bạn bè, người thân biết rằng bạn đang tìm việc làm và cần tới sự giúp đỡ từ họ.
4. Nhận làm theo hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời
Nếu chưa thực sự tìm được một công việc ổn định, lâu dài phù hợp với nguyện vọng cá nhân, bạn vẫn có thể nhận làm các công việc mang tính chất tạm thời. Vừa có thu nhập, lại vừa thể hiện rằng bạn đang phát huy tốt kĩ năng, năng lực vốn có của bản thân. Sẽ luôn luôn có cơ hội việc làm với bạn, và việc làm tạm thời này cũng chỉ để lấp đầy quãng thời gian trống đi tìm công việc phù hợp với mình thôi. Sẽ không một ông chủ nào từ chối một ứng viên bởi vì họ đã đi làm ngắn hạn hay làm theo dự án cả.
5. Tự kinh doanh
Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh, một số vốn và tuyệt vời hơn là sự ủng hộ của mọi người xung quanh thì tự kinh doanh cũng là một việc khá thú vị và đầy màu sắc khi bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Nếu chẳng may kinh doanh có không thành công thì đam mê, sự quyết tâm trong công việc của bạn cũng được các doanh nghiệp bạn xin việc sau này ghi nhận. Nếu may mắn thì bạn sẽ không chỉ cứu mình mà còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người khác cũng đang trong hoàn cảnh thất nghiệp như bạn trước đây.
Nếu thất nghiệp quá lâu thì nên làm gì? Nhiều người sẽ nghĩ đến việc tìm kiếm cơ hội đi nước ngoài học thêm, xuất khẩu lao động. Nếu bạn có ý chí, đủ đam mê và sự hỗ trợ về tài chính thì đây là một ý tưởng không tồi. Ở các nước phát triển như Đức, Nhật, Hàn… đang và sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động có tay nghề cao. Ví dụ như ở Đức có chương trình đào tạo nghề kép vừa học vừa làm có nhận lương.
Đó cũng là một hướng đi mới, sẽ mở ra một chân trời mới cho những người đang thất nghiệp quá lâu mà không biết nên làm gì. Những bạn tốt nghiệp khóa đào tạo này vẫn có thể tiếp tục làm việc tại Đức và có cơ hội định cư lâu dài. Điều đương nhiên là sẽ không có gì là dễ dàng, làm việc ở đâu cũng vậy, bạn cũng cần chăm chỉ, quyết tâm cao độ thì mới có thể tiến xa hơn trong công việc.
Nếu ở Việt Nam mãi không tìm thấy công việc phù hợp hay đơn giản là môi trường làm việc phù hợp thì việc cân nhắc đi học hay làm ở nước ngoài cũng là một ý kiến hay. Không những được học tập và làm việc ở các quốc gia phát triển trên thế giới, mà bạn có cơ hội đi du lịch khắp châu Âu, có thể mời thân sang chơi, đoàn tụ gia đình và định cư lâu dài.
Xem thêm: Tìm hiểu về du học nghề Đức 2021
Du học nghề Đức – Giải đáp cuộc sống du học Đức từ A-Z
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức từ A tới Z mới nhất năm 2024
- Du học nghề Đức 2024 Điều kiện và chi phí không thể bỏ qua.
-
Du học Nghề cơ khí tại Đức có khó không?
- Nước Đức nền kinh tế số 1 Châu Âu
- Tất tần tật về Du học Nghề Điều dưỡng Đức 2024
- Điều kiện du học thạc sĩ Đức
-
Học nghề kém sang, không có tương lai? Đúng hay sai?
-
Hồ sơ du học nghề Đức -15 điều HOT cần lưu ý khi làm hồ sơ
- Du học nghề nhà hàng khách sạn tại Đức
-
Du học nghề nước nào HOT nhất hiên nay?
-
Lộ trình tự học tiếng Đức tại nhà – 5 bước quan trọng lưu ý
-
Du học nghề làm đẹp tại Đức – nghề HOT nhất năm 2024
-
IECS lừa đảo học viên tại Đức ra sao? Phốt HOT nhất 2024
- Du học nghề Đức tại Huế
-
Du học nghề làm bánh tại Đức năm 2024 có thật sự HOT?
-
ECL là gì? So sánh 2 đề thi Ecl và Goethe
-
Độ tuổi du học nghề Đức – 4 lưu ý HOT không nên bỏ qua
-
Điều dưỡng nhi khoa – 4 khó khăn nhất định bạn phải vượt qua
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
- Bí Quyết Học Tiếng Đức Hiệu Quả Cho Giới Trẻ - 04/01/2025
- LỊCH KHAI GIẢNG KHOÁ TIẾNG ĐỨC 2024-2025 - 01/01/2025
- Du học điều dưỡng Đức 2025: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình - 01/01/2025