Mẫu thư mời thăm thân nhân Đức
Mẫu thư mời thăm thân nhân Đức ra sao? Là sinh viên đang học tập và định cư tại Đức, bạn đã có thể mời được gia đình và bạn bè tới nước Đức theo diện thăm thân.Thông thường, bạn cần mang giấy thuê nhà, tờ đơn xin bảo lãnh với thông tin về người được mời, và giấy tờ chứng minh tài chính. Nếu là người đã đi làm thì mang theo bảng kê lương ba tháng gần nhất, tùy vào việc lương cao bao nhiêu, bạn sẽ mời được một tới hai, ba người.
1. Mẫu thư mời thăm thân nhân Đức ra sao?
Thư mời là một thành phần bắt buộc trong thủ tục xin visa thăm thân, hỗ trợ cho đơn xin visa của bạn. Bức thư sẽ cho biết lý do bạn đi và bạn gặp ai, bạn sẽ đến thăm họ trong thời gian cụ thể nào.
- Bức thư phải được viết từ người thân hoặc bạn bè của bạn đang định cư hợp pháp tại Đức. Kèm theo thư là bằng chứng cụ thể về mối quan hệ với bạn như ảnh chụp, thư từ trao đổi.
- Thư mời nêu rõ mối quan hệ và nếu người quen hỗ trợ tài chính cho chuyến đi của bạn thì cũng sẽ nói rõ trong thư.
Đại sứ quán sẽ xem xét chi tiết thông tin cung cấp trong thư mời này, các bằng chứng đính kèm và biết rằng bạn đến đất nước họ có mục đích, đồng thời có thể liên lạc với người quen, thân mời để có thể tìm thấy bạn nếu bạn ở quá hạn visa.
2. Xin thư mời và chứng minh tài chính
Trường hợp 1: Người nhà bạn chứng minh tài chính
Nếu người nhà bạn chịu hoàn toàn chi phí cho chuyến đi thì bạn chỉ việc mang các giấy tờ tùy thân của bạn (passport, thẻ cư trú, anmeldung, …) và thông tin trên passport của người được mời đến Sở ngoại kiều xin thư mời. Bạn chỉ cần điền thông tin của bạn và của người được mời, với khoảng thời gian dự kiến đi rồi ký tên. Nhân viên sở ngoại kiều sẽ hướng dẫn bạn làm việc này. Thư này bạn phải chuyển bản gốc về cho người nhà kèm vào tập hồ sơ xin visa.
Trường hợp 2: Du học sinh chứng minh tài chính
Trong trường hợp bạn là người chịu chi phí cho chuyến đi thì để xin được thư mời bạn phải chứng minh đủ khả năng tài chính.
Nếu còn là sinh viên hoặc đã đi làm mà lương chưa cao, bạn có thể mở tài khoản phong tỏa với số dư tương ứng với số lượng người thân bạn muốn mời. Thường thì bạn cần 2500 – 3000€/người, tùy theo yêu cầu của Sở Ngoại Kiều nơi bạn đang ở. Khi người thân của bạn rời khỏi Đức, bạn sẽ được gỡ phong tỏa tài khoản này.
3. Các bước chuẩn bị cho mẫu thư mời thăm thân nhân Đức
Bước 1:
Đặt lịch hẹn với Sở Ngoại kiều nơi bạn ở. Có thể gọi điện từ trước, xem trên website để biết những giấy tờ cần chuẩn bị. Khi tới lịch hẹn, ngoài các giấy tờ cơ bản, bạn cần có mọi thông tin trên hộ chiếu của người được mời, tốt nhất là mang theo bảng copy hộ chiếu và cả địa chỉ nhà ở của người được mời để tiện trong việc điền đơn.
Bước 2:
Báo với Sở Ngoại kiều việc bạn muốn sử dụng tài khoản phong tỏa để chứng minh tài chính. Người phụ trách sẽ tra số tiền tương ứng bạn cần có và in một tờ thư gửi Ngân hàng của bạn, đề nghị việc phong tỏa số tiền nói trên.
Bước 3:
Bạn cầm tờ thư của Sở Ngoại kiều đến Ngân hàng, họ sẽ giúp bạn thực hiện việc phong tỏa. Trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận từ phía ngân hàng. Thông thường, ngân hàng sẽ tự động gửi xác nhận này đến Sở Ngoại kiều luôn nhưng bạn vẫn nên cẩn thận gửi thêm bản scan đến đó.
Bước 4:
Bạn sẽ nhận được thông báo của Sở Ngoại kiều về lịch hẹn lên làm thư mời/thư bảo lãnh (Verpflichtungserklärung). Mỗi gia đình (gồm vợ chồng, con cái) chỉ cần 1 tờ này thôi, chi phí 25€. Bạn gửi giấy này về cho người được mời để họ chuẩn bị làm hồ sơ nộp Visa.
Bước 5:
Sau này, để gỡ bỏ phong tỏa khỏi số tiền trong tài khoản của bạn, bạn chỉ cần gửi bằng chứng về việc người được mời đã rời khỏi Đức cho Sở Ngoại kiều, có thể sử dụng ảnh hoặc bản scan dấu đóng nhập cảnh của Hải quan Việt Nam trên hộ chiếu của người được mời.
Sau đó, Sở Ngoại kiều sẽ tự động gửi bản xác nhận trực tiếp tới Ngân hàng và mọi thủ tục đã hoàn thành.
4. Kinh nghiệm viết thư mời chuẩn nhất
Trước khi gửi thư đi, người viết thư mời cần đảm bảo chắc chắn các điểm sau đây đã kiểm tra nội dung chính xác và đầy đủ:
- Đầu tiên bạn phải đảm bảo ngôn ngữ được sử dụng viết thư phù hợp (là trang trọng để thể hiện sự tôn trọng tới cơ quan đại diện ngoại giao cấp visa là Đại sứ quán).
- Ngày tháng viết thư.
- Tên Đại sứ quán và thông tin liên hệ.
- Lời chào hoặc lời mở đầu trang trọng.
- Tên người viết thư tại Đức.
- Tình trạng định cư của người mời tại Đức (là công dân hay thường trú nhân,…).
- Điện thoại, địa chỉ và email liên hệ với người mời.
- Tên của người được mời.
- Số hộ chiếu.
- Mục đích đến nước Schengen.
- Mối quan hệ giữa 2 bên.
- Ngày khởi hành đến quốc gia Schengen.
- Hành trình chuyến đi.
- Ngày xuất cảnh, trở về từ quốc gia Schengen.
- Chữ ký của người mời, viết thư.
- Các tài liệu hỗ trợ kèm theo.
Cuộc sống ở Đức: Cùng Lena và Jenny đi hái dâu
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Tìm hiểu về văn hóa con người nước Đức xinh đẹp
- Tính cách người Đức
- Nước Đức qua lăng kính của IECS
- Lợi ích sống ở Đức
- Các hoạt động vui chơi giải trí ở Đức
- Những thành phố nổi tiếng của Đức
- Socola Đức
- Lễ hội bia oktoberfest
-
Visa thăm thân Việt Nam mới nhất 2024
- Mở tài khoản du học đức vietinbank
- Mạng xã hội nào ở Đức được ưa chuộng
- Sân bay Berlin
-
Worms – Thành phố có lịch sử lâu đời nhất nước Đức
- Ẩm thực Đức
-
Biểu tượng của đức là gì?
-
Người việt ở Đức tăng hay giảm?
- Các ngân hàng ở Đức nào thuộc hàng TOP năm 2021
- 6 thói quen kì lạ của người Đức khiến bạn ” bật ngửa”
- Mua đồ nội thất ở đâu tại Đức để được hàng chất lượng cao?
- Ăn gì và ở đâu tại Hamburg? Top 5 địa điểm HOT nên ghé qua
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp