Bạn mong muốn có cơ hội du học Đức 2024 -2025, bạn muốn học tập và sinh sống trong một đất nước có nền giáo dục hiện đại nhất thế giới, cũng như có cơ hội tìm hiểu về văn hóa và còn người tại xứ sở này. Song bạn lại đang lo lắng về vấn đề thủ tục, điều kiện và thông tin như thế nào để có cơ hội trở thành một du học sinh Đức. Cũng như ngày nay thông tin về du học ngày càng trở nên tràn lan và không được kiểm chứng dẫn đến các bạn trở nên hoang mang và bấn loạn.
Chính vì vậy mà dưới đây là bài viết giải đáp tất cả các thông tin, điều kiện cũng như hồ sơ về du học Đức mới nhất 2024 chính thống mà chúng mình đưa ra, nhằm giúp các bạn hiểu rõ cũng như có một quá trình chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng chinh phục ước mơ đặt chân đến đất nước được mệnh danh là “ Trái tim của Châu Âu” nhé
Tại sao nên du học Đức? Có nên du học Đức không? Đây hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn khi đang phân vân chọn nước để đi du học của mình. Có rất nhiều lý do được đưa ra như Nền giáo dục của nước Đức được đánh giá chất lượng cao hàng đầu thế giới, miễn học phí, có nhiều ngành học, bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới hay có thể học đai học, cao học bằng tiếng Anh… Ở phần này IECS muốn đưa ra những lý do chính nhất mà có thể bạn xem xét du học tại Đức ngay lập tức.
Hệ thống giáo dục Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo cao và sự chú trọng vào sự phát triển toàn diện của sinh viên. Các trường đại học ở Đức thường xuyên đạt các vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế, mang lại danh tiếng cho sinh viên quốc tế.
Nền giáo dục đại học của Đức có những đặc điểm nổi bật giúp nó đứng trong số các hệ thống giáo dục trên thế giới. Dưới đây là một số điểm quan trọng:
Những đặc điểm nổi bật này đóng góp vào việc làm cho nền giáo dục đại học Đức trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Xem thêm bài viết về hệ thống giáo dục Đức
Hầu hết các trường đại học Đức đều không thu học phí của sinh viên hoặc học phí thấp nên dù gia đình bạn không có điều kiện cho lắm thì bạn vẫn có thể đi du học Đức.
Dưới đây là một số thông tin tổng quan về học phí đại học ở Đức:
Sinh Viên Quốc Tế: Đối với sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên không đến từ các quốc gia EU và EEA, có thể phải đối mặt với việc trả học phí. Mức học phí cho sinh viên quốc tế thường dao động tùy thuộc vào chương trình và trường.
Lưu ý rằng thông tin về học phí có thể thay đổi và cụ thể hơn tùy thuộc vào trường, chương trình và năm học cụ thể. Để biết thông tin chi tiết và cập nhật nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đại học mà bạn quan tâm hoặc kiểm tra trang web chính thức của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF).
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về học phí cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên châu Á, theo chuyên ngành kỹ thuật tại đại học München – Technische Universität München (TUM):
TUM có chính sách không đặt học phí cho sinh viên quốc tế trong nhiều chương trình đại học. Tuy nhiên, có một khoản phí học phí quốc tế là khoảng 129.40 EUR (~150 USD) mỗi học kỳ, và phí đăng ký khoảng 128 EUR (~150 USD).
Những khoản phí này có thể biến động và cần kiểm tra thông tin cụ thể trên trang web của trường: https://www.tum.de/
Đức là một trong những quốc gia có nền giáo dục cao cấp phát triển và thu hút sinh viên quốc tế. Nhiều trường đại học tại Đức cung cấp các chương trình đào tạo bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh để thuận tiện cho sinh viên quốc tế. Dưới đây là một số điều quan trọng bạn cần biết:
– Học Bằng Tiếng Đức: Nếu bạn muốn du học bằng tiếng Đức, bạn cần có trình độ tiếng Đức tương đương với các yêu cầu của trường. Trình độ tiếng Đức thường được chứng minh thông qua các kỳ thi như TestDaF hoặc DSH. Các chương trình học bằng tiếng Đức thường phù hợp cho những sinh viên muốn học chuyên sâu trong môi trường ngôn ngữ Đức và có kế hoạch làm việc tại Đức sau khi tốt nghiệp.
– Học Bằng Tiếng Anh: Nhiều trường đại học ở Đức cung cấp các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, đặc biệt là ở các chương trình sau đại học và các chương trình tiến sĩ. Sinh viên không cần chứng minh trình độ tiếng Đức nếu họ chọn chương trình tiếng Anh. Đối với các chương trình tiếng Anh, sinh viên thường cần chứng minh trình độ tiếng Anh qua các kỳ thi như IELTS, TOEFL hoặc các bằng chứng khác.
– Sự Kết Hợp Cả Hai Ngôn Ngữ: Một số trường có các chương trình kết hợp, nơi sinh viên có thể chọn học các môn bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh, tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân.
Trước khi quyết định du học tại Đức, hãy xem xét kỹ các chương trình, yêu cầu đầu vào, và môi trường học tập để đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn.
Tiếng Đức cũng là một trở ngại lớn với sinh viên nước ngoài. Vào đại học tất nhiên giảng viên sẽ coi bạn như người bản xứ. Tốc độ giảng rất nhanh và các bạn sẽ choáng ít nhất trong 1-2 năm đầu. Có nhiều sinh viên Việt Nam học đến 7-8 năm mới xong. Có người thi không được 1-2 môn phải chuyển ngành học lại từ đầu. Có người phải bỏ dở đại học sang làm việc khác như làm nhà hàng, làm móng tay… Do vậy nếu chỉ có lực học trung bình thì du học nghề Đức là một lựa chọn an toàn và thông minh với nhiều bạn.
Thông thường sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có 18 tháng để tìm việc. Du học sinh cần 5 năm đi làm đóng thuế đầy đủ thì có thể nộp đơn xin thẻ định cư vô thời hạn tại Đức. Tuy nhiên, thời gian này có thể rút xuống còn 2 năm tùy theo ngành nghề cụ thể. Theo luật định cư Đức, du học sinh nước ngoài cần đi làm thuê hoặc tự đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề liên quan đến ngành đã học ở bậc đại học, sau 2 năm có quyền xin cấp giấy phép định cư vĩnh viễn ở Đức.
Dưới đây là danh sách các điều kiện cụ thể để có thể xin cấp thẻ định cư dài hạn – unbefristete Niederlassungserlaubnis:
– Đã có giấy phép cư trú hợp pháp
– Không hưởng trợ cấp xã hội hay thất nghiệp
– Đã đóng đủ 5 năm thuế, tương đương với 60 tháng hưu trí.
– Không phạm tội ở Đức
– Có trình độ tiếng Đức tối thiểu B1
– Có đủ điều kiện về nhà ở như diễn tích nhà tối thiểu là 12m2 trên 1 người.
– Lệ phí xin giấy phép định cư trung bình là 113euro.
Đến nay, IECS chưa có trường hợp nào du học nghề Đức mà không xin được Visa. Mọi hợp đồng lý thuyết, thực hành tại viện đều được xin trực tiếp (đầy đủ chữ ký, đóng mộc của hiệu trưởng và viện trưởng).
Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện mà IECS tư vấn, 100% bạn sẽ được đi du học nghề ở Đức
Chi phí cho kỳ thi thẩm tra APS | Chi phí thẩm tra APS là giấy chứng nhận sau khi bạn hoàn thành kỳ thi thẩm tra để chứng minh liệu rằng bạn đủ điều kiện để du học Đức hay không. Đây là giấy chứng nhận có hiệu lực vĩnh viễn, bạn có giấy chứng nhận này đồng nghĩa bạn đủ hoàn toàn điều kiện để sang Đức. | ||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | |
– Sinh viên muốn học Đại Học tại Đức: Các bạn vừa tốt nghiệp THPT, các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp đại học và các bạn đã tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam. – 150 USD cho 10 giấy chứng nhận đầu tiên – 20 USD cho 10 giấy chứng nhận tiếp theo | –Sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và muốn học thạc sĩ, học văn bằng hai, hoặc tham gia các khóa đào tạo sau đại học – 250 USD cho 10 giấy chứng nhận đầu tiên – 20 USD cho 10 giấy chứng nhận tiếp theo | Sinh viên các ngành liên quan đến Nghệ Thuật – 150 USD cho 10 giấy chứng nhận đầu tiên – 20 USD cho 10 giấy chứng nhận tiếp theo – Phí này chuyển qua tài khoản Vietcombank theo số tài khoản quy định, chi phí mỗi lần chuyển tiền khoảng 2,2 USD | |
Chi phí cho kỳ thi TestAS | TestAS là bài kiểm tra nhằm đánh giá năng lực của sinh viên khi tham gia du học Đức cho chương trình đại học. Chi phí này khoảng 90 Euro/ lần. Tuy nhiên nếu bạn du học Đức chương trình học nghề thì không cần phải mất khoản chi này, vì nó không cần thiết. | ||
Chi phí xin cấp Visa | Từ ngày 2 tháng 3 năm 2020, Visa Đức được cấp qua đơn vị trung gian ủy quyền thay vì cấp trực tiếp tại Đại sứ quán Đức như trước đây. Chi phí cấp visa khoảng 75 Euro, phí dịch vụ cấp visa khoảng 24 Euro, phí thông báo tin nhắn cho khách hàng khoảng 60.000 đồng, chi phí vận chuyển kết quả visa về nhà khoảng 60.000 đồng,… | ||
Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng | Đây là khoản chi phí bắt buộc mà một bạn sinh viên cần có để hoàn tất thủ tục chứng minh tài chính của mình. Có hai ngân hàng ở Việt Nam cho bạn lựa chọn để mở tài khoản là tại Đức đó là ngân hàng Vietinbank và Deutsche Bank. Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên sẽ chọn ngân hàng Vietinbank đây là chi nhánh ngân hàng duy nhất của Việt Nam có mặt ở Đức nên sẽ thuận lợi hơn. Mức chi phí mở tài khoản khoảng 155 Euro. Sau khi có tài khoản ngân hàng, bạn cần nạp tiền vào tài khoản của mình để chứng minh năng lực tài chính có thể trang trải cho việc học ở Đức. Mức chi phí này khoảng 10.236 Euro. | ||
Chi phí cho thư mời nhập học | Sau khi hoàn tất hồ sơ nhập học, các bạn phải nộp hồ sơ cho đơn vị trung gian, sau đó đơn vị sẽ gửi sang Đức. Trường đại học bên Đức sẽ gửi cho bạn thư mời nhập học nếu bạn đạt các điều kiện theo quy định. Lúc này bạn sẽ đóng một khoản phí nhận hồ sơ còn gọi là Uni assist, mức phí tham gia khoảng 75 euro/ bộ cho bộ đầu tiên, bộ hồ sơ tiếp theo giảm còn 35 Euro/bộ. | ||
Chi phí dịch thuật, chứng từ tại Việt Nam | Ngoài ra bạn cũng cần tốn thêm một khoản chi phí nhỏ để chuẩn bị chứng từ, giấy tờ dịch thuật sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh khác, chi phí công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Thông thường phí dịch thuật: 120.000 VNĐ/tờ đầu tiên (các tờ sau là 20.000 VNĐ/tờ). Phí công chứng: 20.000 VNĐ/con dấu. Ngoài ra cũng cần một số chi phí phát sinh khác tùy theo yêu cầu của trường như phí khám sức khỏe, phí đi lại di chuyển,… | ||
Chi phí học tiếng Đức/tiếng Anh | Đối với các bạn chọn học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tại Đức thì không cần hoàn tất chứng chỉ tiếng Đức. Khi đó chứng chỉ tiếng Anh Ielts của bạn tối thiểu là 6.0 hoặc Toefl tối thiểu 5.0 là được. Chi phí thi Ielts là 4.750.000 VND, chi phí thi Toefl là 4.000.000 VND. Nếu bạn chưa học Ielts hoặc Toefl thì cần phải chọn nơi học để nhanh chóng có chứng chỉ và chi phí tùy trung tâm cũng như trình độ bạn đang có. Nếu bạn chọn chương trình học tiếng Đức thì bạn cần chứng chỉ B1 mới đủ điều kiện xin Visa du học. Chi phí học tiếng Đức tại Việt Nam dao động trên dưới 10 triệu VNĐ/cấp độ. |
Khi chọn du học Đức, điều lợi đầu tiên bạn nhận thấy là không cần chi trả học phí. Điều này rất khó xảy ra với các nước Châu Âu khác như Anh, Pháp… Từ tháng 10/2014, hầu hết tất cả các chương trình học bậc cử nhân ở Đức được miễn học phí cho các hệ thống trường công lập, chi phí được hỗ trợ hoàn toàn bởi nhà nước, chính phủ và các chính quyền liên bang.
Chi phí sinh hoạt các thành phố ở Đức tuỳ vào từng bang khác nhau mà chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ nếu bạn chọn sống tại các thành phố lớn như Hamburg, Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München thì chi phí cho nhà ở sẽ cao hơn so với các thành phố vừa và nhỏ.
Nhà ở tại các bang Tây Đức cũng có phần cao hơn so với các thành phố ở Đông Đức. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn mức lương của bạn được nhận khi học nghề hay sau khi tốt nghiệp dĩ nhiên cũng cao hơn. Ngoài ra cơ hội tìm việc làm thêm ở các thành phố lớn cũng dễ dàng hơn.
Mặc dù dù bạn học ở bang nào thì bạn cũng sẽ có những khoản chi bắt buộc như sau:
Theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cũng như Sở Ngoại kiều tại Đức, Du học sinh cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú, hiện nay tối thiểu là 861 EUR/ tháng. Trung bình một sinh viên nước ngoài du học tại Đức sẽ chi khoảng 850 EUR một tháng (theo study-in.de). Tuy nhiên, thực tế các bạn sinh viên Việt Nam sang Đức du học chỉ chi tiêu trung bình khoảng 500 – 700 EUR/ tháng.
Để có cơ hội được đào tạo trong môi trường chất lượng và tiên tiến và trải nghiệm cuộc sống người phương tây như ở Đức thì các bạn trẻ cần thỏa mãn các yêu cầu của một du học sinh Đức. Sau đây là điều kiện du học 2024 tại Đức mới nhất.
Trước khi được chấp nhận vào một trường đại học tại Đức, các bạn học sinh chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3 hoặc phụ huynh đang quan tâm đến du học Đức cần biết về quy trình “Thi đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP).
Đối với các bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam và đã trúng tuyển vào hệ chính quy của một trường đại học tại Việt Nam, việc tham gia Feststellungsprüfung là bước tiếp theo để được xem xét vào các trường đại học tại Đức.
Các trường dự bị đại học tại Đức (Studienkolleg) cung cấp các chương trình chuẩn bị cho kỳ thi Feststellungsprüfung này.
Lưu ý rằng, kỳ thi Feststellungsprüfung cho một trường đại học (Universität, Technische Universität) có thể khác biệt so với kỳ thi Feststellungsprüfung cho một trường đại học chuyên sâu vào khoa học ứng dụng (Fachhochschule).
Khóa GD: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành nghệ thuật.
Khóa SW: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành khoa học xã hội.
Khóa TI: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành khoa học kỹ thuật.
Khóa WW: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành khoa học kinh tế
Khóa G: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành nhân văn học, xã hội học, mỹ thuật, nhạc và ngành Đức ngữ.
Khóa M: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành y học và sinh học.
Khóa S: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành ngôn ngữ (ngoại trừ ngành Đức ngữ).
Khóa T: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành khoa học kỹ thuật, toán học và khoa học tự nhiên (ngoại trừ các ngành sinh học).
Khóa W: Được thiết kế để chuẩn bị cho các ngành kinh tế học và khoa học xã hội.
Để được nhập học tại Trường Dự bị Đại học, các sinh viên mới cần phải tham gia vào một kỳ thi đầu vào nhằm chứng minh khả năng học chương trình bằng tiếng Đức. Quá trình này là cơ hội để sinh viên chứng minh kỹ năng ngôn ngữ của họ và sẵn sàng tiếp cận nội dung học thuật bằng tiếng Đức. Nếu cần thi, sinh viên có thể thi lại kỳ thi một lần, và ở một số trường, họ được phép thi lại một lần nữa để cải thiện kết quả của mình. Đối với những sinh viên cần chuẩn bị cho kỳ thi lần thứ hai, một số trường cung cấp các khóa học chuẩn bị cấp tốc, giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Trong suốt thời gian học tại Trường Dự bị Đại học, sinh viên sẽ được coi là sinh viên chính thức của Trường Đại học g mà Trường Dự bị Đại học liên kết với. Họ sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời tiếp cận các tài liệu và tài nguyên giáo dục phong phú.
Danh sách các Trường Dự bị Đại học Đức hiện đang tổ chức các kỳ thi tuyển tại Việt Nam
1. Trường Dự bị Đại học Darmstadt
2. Trường Dự bị Đại học Kassel
3. Trường Dự bị Đại học Hamburg
4. Trường dự bị Đại học Hannover
Xem thêm thông tin tại chuyên trang về dự bị đại học của DAAD
Điều kiện học Đại học tại Đức được cập nhật như sau:
Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) cùng với Kết quả thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT cho phép Học sinh chuyển vào Dự bị Đại học dựa vào tổ hợp tự chọn đã thi, khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công một năm học Đại học cho phép Sinh viên chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng Ngành hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại Việt Nam, khi:
Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công hai năm học Đại học cho phép Sinh viên chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học tại Đức trong cùng Ngành hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại Việt Nam, khi 2 năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.
Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với việc hoàn thành thành công hai năm học Đại học cho phép Sinh viên được chuyển vào Dự bị Đại học, khi:
Bằng Tốt nghiệp THPT cùng với Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II cho phép Học sinh được chuyển vào Dự bị Đại học cho mọi Ngành, khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Để đáp ứng điều kiện học Đại học tại Đức, Học sinh, Sinh viên thuộc mục (1.) đến mục (4.) sẽ cần phải nộp Chứng nhận hoặc Chứng chỉ APS của Bộ phận Kiểm tra Học vấn thuộc Đại sứ quán Đức Hà Nội. Các điều kiện này có hiệu lực từ kỳ mùa đông 2024/25.
Yêu cầu cơ bản để được học cao học tại Đức là phải tốt nghiệp Đại học. Tuy nhiên để tìm được ngành và trường học cao học phù hợp các bạn cần lưu ý 6 điểm sau:
Tốt nghiệp Đại học Ngành phù hợp: Sinh viên cần có bằng tốt nghiệp Đại học trong ngành liên quan đến chương trình Cao học mà họ muốn theo học.
Điểm Tốt nghiệp Đại học: Điểm trung bình của tốt nghiệp Đại học cũng là một yếu tố quan trọng, thường yêu cầu từng trường hoặc ngành cụ thể.
Tốt nghiệp Đại học xếp loại như thế nào: Một số chương trình Cao học có yêu cầu về xếp loại của bằng tốt nghiệp Đại học.
Hình thức Tốt nghiệp Đại học: Có thể có yêu cầu về hình thức tốt nghiệp Đại học, chẳng hạn như hình thức chính quy hoặc từ xa.
Kinh nghiệm thực tế: Một số chương trình Cao học yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Các Chứng chỉ khác: Như GMAT, GRE và các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS 6.0 / B2 tiếng Đức
Đối với sinh viên Tốt nghiệp từ một trường Đại học ở Việt Nam, họ cũng sẽ cần thẩm tra APS (Analytical Proficiency Score).
Điều quan trọng cần nhớ là các yêu cầu này có thể thay đổi tùy theo từng chương trình Cao học và từng năm học. Sinh viên có thể cần phải làm bài kiểm tra bổ sung hoặc học bổ sung kiến thức thiếu sót.
Đặc điểm | Dự bị | Đại học | Thạc sĩ |
Yêu cầu | – Tốt nghiệp THPT/đang là sinh viên – IELTS 6.5/B1 tiếng Đức | – Tốt nghiệp THPT/ Đang là sinh viên – Đã hoàn thành chương trình dự bị – B2 tiếng Đức/ IELTS 6.5 – Tham dự kì thi đầu vào đại học (tùy trường) | – Tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành – IELTS 6.5/B2 tiếng Đức |
Học phí | – Miễn phí (tiếng Đức) – 17.000 – 23.000 Euro/năm (tiếng Anh) | – Miễn phí (tiếng Đức) – 6.000 – 10.000 Euro/năm (tiếng Anh) | Miễn phí (tiếng Đức) |
Thời gian nộp hồ sơ | Kỳ đông: tháng 7 – 4 Kỳ hè: tháng 1 hoặc cuối tháng 10 | Kỳ đông: trước 15 tháng 1 Kỳ hè: trước 15 tháng 7 | Kỳ đông: trước 15 tháng 1 Kỳ hè: trước 15 tháng 7 |
Thời gian học | 1 năm | 4 – 5 năm | 2 năm |
Tại Đức cũng như nhiều nước Châu Âu khác, Học đại học (học tại các Universität hay Hochschule) được coi là chương trình đào tạo cao cấp (higher education). Chỉ những người giỏi và mong muốn được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu (chủ yếu là lý luận), để phát triển thêm lên các bậc học cao hơn và phải có nguồn tài chính đảm bảo cho việc học thì mới lựa chọn con đường này.
Khi học đại học, bạn phải xác định mình sẽ phải tự học, tự nghiên cứu rất nhiều. Học đại học bên Đức không hề dễ dàng, nhất là với sinh viên Việt Nam, khi đã quen với phương pháp học tập thụ động, ”ăn sẵn” ở nhà. Hơn nữa không phải sinh viên nào tại Đức cũng có thể cầm bằng tốt nghiệp ra trường, do chính sách “thắt chặt đầu ra” của chính phủ nước này để đảm bảo uy tín đào tạo.
Bên cạnh đó, tính chất cạnh tranh nghề nghiệp của nhiều lĩnh vực khá cao, nên không ít sinh viên không tìm được công việc như ý muốn sau khi ra trường. Có thể thấy, thách thức là khá lớn đối với các du học sinh quốc tế.
Nước Đức nổi tiếng với những lâu đài trong truyện cổ tích, bia bằng kim loại lớn, rừng đen và lễ hội Oktoberfest,… nền văn hóa tuyệt vời hội nhập quốc tế. Người dân Đức nổi tiếng thân thiện và luôn chào đón những bạn du học Đức bằng tiếng Anh, do đó dù bạn nói tiếng Anh trên đất nước Đức cũng không phải là vấn đề to lớn quan trọng. Theo chia sẻ của bạn du học sinh ở Đức Mel Hattie, thì hầu hết những dịch vụ ở Đức đều sử dụng bằng tiếng Anh thay vì tiếng Đức.
Một cuộc khảo sát năm 2012 của Ủy ban Châu Âu cho thấy Đức không chỉ là một cường quốc với nhiều dịch vụ tiếng Anh có sẵn ở các thành phố lớn, mà 50% người Đức cảm thấy thoải mái khi nói tiếng Anh. Theo kinh nghiệm của bạn Mel Hattie, con số đó có xu hướng cao hơn trong giới trẻ và sinh viên Đức – những người bạn sẽ tương tác nhiều nhất trong thời gian du học.
Tóm lại việc học tiếng Đức hay tiếng Anh khi đi du học ở Đức phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn và các yếu tố cụ thể về chương trình học và trường đại học mà bạn quan tâm.
Nếu bạn muốn tập trung hoàn toàn vào môi trường ngôn ngữ Đức và muốn có trải nghiệm sâu hơn về văn hóa Đức, việc học tiếng Đức trước khi đi du học có thể rất hữu ích. Việc này giúp bạn hòa nhập nhanh chóng, tăng cường kỹ năng giao tiếp hàng ngày và hiểu biết văn hóa, cũng như làm cho việc học tập ở Đức dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu chương trình học mà bạn quan tâm được giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc nếu bạn không có thời gian đủ để học tiếng Đức trước khi đi du học, việc học bằng tiếng Anh cũng là một lựa chọn tốt. Đa số trường đại học ở Đức cung cấp các chương trình học bằng tiếng Anh, đặc biệt là ở các trình độ cao hơn như thạc sĩ và tiến sĩ.
Mục tiêu của bạn và cách bạn muốn tận dụng trải nghiệm du học sẽ quyết định lựa chọn về việc học tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Đôi khi, việc kết hợp cả hai ngôn ngữ cũng có thể làm tăng cường trải nghiệm học tập và sự hiểu biết văn hóa của bạn.
Có nhiều nguồn học bổng mà mà các bạn du học sinh Đức có thể tìm hiểu và ứng tuyển, sau đây là danh sách các học bổng chính của Đức:
Du học sinh tại Đức nếu có bảng điểm kì đầu tiên khá tốt và có hứng thú với chuyên ngành mình học thì có thể chọn những công việc ở trường hoặc viện mình đang theo học như xin đứng lớp trợ giảng cho các học sinh khóa dưới, trực phòng máy vi tính hay thư viện. Các công việc mà bạn có thể làm thêm tại trường:
Trợ Giảng: Sinh viên có thể làm trợ giảng cho các môn học trong trường hoặc các khóa học ngoại khóa.
Hỗ Trợ Nghiên Cứu: Sinh viên có thể làm trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư hoặc nhà khoa học tại trường. Công việc này giúp họ có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng nghiên cứu.
Công Việc Hành Chính: Sinh viên có thể làm các công việc hành chính tại các phòng ban của trường như tài chính, nhân sự, hoặc đào tạo.
Ngoài ra các bạn cũng có thể xin thực tập, làm bán thời gian tại các công ty có liên quan đến ngành mình học và muốn đi làm sau này. Đối với những bạn không may mắn xin được việc ở trường hay đơn giản bạn muốn thay đổi môi trường làm thêm thì các bạn có thể chọn các việc không liên quan đến ngành học: như đưa thư, nhân viên bán ở shop quần áo, bồi bàn, làm thêm trong nhà máy băng chuyền, quầy ăn nhanh như Mc Donald, Burger King, KFC. Các bạn sinh viên cũng có thể tranh thủ làm công việc theo thời vụ như giúp người dân thu hoạch hoa quả (dâu tây, anh đào..) hoặc có thể làm thêm tổ chức sự kiện. Công việc làm thêm ở các sự kiện lớn đôi lúc cũng khá thú vị. Nếu bạn may mắn được tham gia các sự kiện lớn bạn sẽ được gặp trực tiếp những ca sĩ diễn viên nổi tiếng hay những gia đình tỉ phú ở đức hay đơn giản là một vận động viên thể thao yêu thích nào đó…
Một số công việc các bạn có thể tham khảo:
Nhân Viên Phục Vụ: Công việc này thường có ở các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và là một trong những công việc làm thêm phổ biến nhất tại Đức.
Nhân Viên Bán Hàng: Sinh viên có thể tìm việc làm này ở các cửa hàng, siêu thị, và trung tâm thương mại.
Nhân Viên Văn Phòng: Công việc này thường xuất hiện tại các công ty, tập đoàn, và tổ chức khác.
Làm Gia Sư: Sinh viên có thể tìm được việc làm gia sư thông qua các trung tâm gia sư hoặc tự quảng cáo trên mạng xã hội.
Theo quy định của Đức, du học sinh Đức chỉ được làm thêm giờ không quá 120 ngày trong một năm. Sinh viên muốn đi làm thêm cần được sự cho phép của Agentur für Arbeit (Cơ quan Việc làm Liên bang) và Ausländerbehörde (Văn phòng Người nước ngoài). Việc bạn có được phép hay không tùy thuộc vào tình hình thị trường lao động: cơ hội tốt hơn ở những vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Trong các ngày học, du học sinh chỉ được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần. Còn trong các ngày nghỉ, họ có thể làm thêm tối đa 40 giờ mỗi tuần. Điều này giúp đảm bảo rằng du học sinh vẫn có đủ thời gian cho việc học và nghiên cứu. Sinh viên năm nhất chỉ được phép làm thêm vào kỳ nghỉ, và những sinh viên đang học tiếng hoặc chưa bắt đầu học không được phép làm thêm.
Số giờ làm thêm cho du học sinh Đức khi học nghề còn phụ thuộc vào các chương trình thực hành tại các trung tâm đào tạo. Trung bình, một sinh viên du học nghề ở Đức được phép làm thêm 10 tiếng mỗi tuần. Sinh viên cũng cần phải báo cáo với người sử dụng lao động về việc làm thêm.
Nếu thu nhập hàng tháng dưới 450 Euro, du học sinh sẽ không phải chịu thuế. Nhưng nếu thu nhập vượt quá con số này, họ sẽ phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân ở Đức được tính dựa trên một thang lũy tiến, từ 14% đến 42%.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Đức như sau:
Thuế = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất
Trong đó:
Mức lương tối thiểu ở Đức là 12,41 Euro/giờ từ ngày 01.01.2024, áp dụng cho tất cả các nhân viên, bao gồm cả du học sinh. Mức lương tối thiểu sẽ được tăng theo quy định của chính phủ Đức. Tuy nhiên, bạn có thể kiếm được bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của bạn, ngành bạn đang làm việc và thị trường lao động khu vực. Ở các thành phố như Munich hay Hamburg, tiền lương theo giờ thường cao hơn, nhưng chi phí sinh hoạt cũng vậy. Đối với trợ lý học tập, trợ lý sản xuất trong ngành công nghiệp hoặc nhân viên dịch vụ tại các hội chợ thương mại, mức lương trung bình theo giờ thường cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu.
Bảng dưới đây miêu tả mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước Đức theo từng năm 2024, 2025 và 2026.
Kể từ ngày 01.01.2024 | Từ ngày 01.01.2025 | Từ ngày 01.01.2026 |
12,41 Euro mỗi giờ | 12,82 Euro mỗi giờ | 20,24 Euro mỗi giờ |
Trước khi các bạn muốn du học tại bất kì nước nào thì mình cũng nên tìm hiểu rõ ràng các bước chuẩn bị cho vấn đề du học, cũng như đưa ra một lộ trình đầy đủ rõ ràng và đầy đủ để khi bắt tay vào thực hiện các bạn sẽ tiến hành một cách nhanh chóng cũng như không bị thiếu sót và gặp sai lầm quá nhiều cho vấn đề đi du học. Với việc du học Đức các bạn cũng phải chuẩn bị những bước như sau:
Đối với bất cứ bạn du học sinh nào chuẩn bị đặt chân đến một đất nước mới để thực hiện ước mơ học tập thì ngoài việc có một kiến thức chuyên môn bền vững, các bạn cũng cần phải trang bị cho bản thân mình thêm những kỹ năng mềm, nhằm giúp cho các bạn có một hành trang du học đầy đủ, cũng như để cho các bạn không bị bỡ ngỡ và có thể chủ động giải quyết khó khăn gặp phải một cách dễ dàng hơn tại đất nước mà mình đi đến.
Vậy nên dưới đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn những kỹ năng mà các bạn cần phải có trong hành trang du học này gồm những gì nhé:
Đây là kỹ năng mà bắt buộc ban nào cũng cần có trong hành trang du học của mình. Khi bạn đến một đất nước xa lạ so với đất nước mà mình đang sống thì việc có chủ động giao tiếp có những mối quan hệ và duy trì những mối quan hệ là vô cùng quan trong.
Việc quản lý thời gian trong cuộc sống cũng như đúng giờ đối với người Đức là vô cùng quan trong. Khi bạn biết quản lý thời gian một cách hợp lí giữa học và làm thì cuộc sống xung quanh bạn sẽ trở nên cân bằng và trở nên dễ dàng hơn.
Đây là kỹ năng mà không chỉ giúp bạn thành công trong học tập mà còn giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống sau này. Vậy nên hãy hình thành thói quen quản lý thời gian ngay bây giờ vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều thứ trong cuộc sống này nhé.
Đối với bất kì bạn nào khi bắt đầu đặt chân đến một vùng đất mới để chinh phục mơ ước của mình, thì bao giờ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề và tự bản thân phải giải quyết với mọi vấn đề cũng như tự độc lập giải quyết, chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhất.
Nếu các bạn không biết tự chăm sóc bản thân ngay từ đầu thì việc bạn đối mặt với nhiều vấn đề như ăn uống, sức khỏe hay ngay cả vấn đề về dọn dẹp bạn cũng sẽ cảm thấy khó khăn ngay từ đầu. Rèn luyện việc độc lập , biết chăm sóc bản thân thì mọi việc khi bạn sống ở một đất nước mới trở nên dễ dàng hơn, cũng như giúp bạn trưởng thành hơn rất là nhiều.
Dự bị Đại học Đức (Studienkolleg) là chương trình dành cho học sinh quốc tế muốn theo học Đại học tại Đức nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào về trình độ ngôn ngữ và học vấn của Đại học.
Tất cả học sinh muốn được nhận vào một trường Đại học ở Đức đều phải trải qua kỳ thi “Đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP). Kỳ thi sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, kiến thức chuyên ngành của học sinh. Sau đó xem xét học sinh có đủ tiêu chuẩn của chương trình Đại học hay không. Nếu là học sinh ngoại quốc, việc bạn vượt qua bài test là điều rất khó khăn và hiếm hoi vì thế các trường dự bị đại học ở Đức hình thành.
Trường Dự bị Đại học sẽ giúp học sinh chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi. Các trường Đại học tại Đức sẽ dựa vào quá trình học Dự bị Đại học và kết quả kỳ thi, họ sẽ đánh giá và chấp nhận bạn vào học Đại học hay không?
Trình độ tiếng Đức ít nhất là B1, một số trường là B2. Bạn nên liên lạc trực tiếp với trường dự bị bạn theo học để biết yêu cầu chính xác của trường.
Thông thường để đạt được trình độ B1, các bạn cần tối thiểu từ 6 đến tháng 8 tháng. Tuy nhiên cái này phải tùy vào từng bạn, các bạn phải chăm chỉ vì tiếng Đức là một ngôn ngữ khá khó.
Câu trả lời là có, có rất nhiều chương trình học dạy bằng tiếng Anh tại Đức. Khi chọn du học Đức bằng tiếng Anh, bạn sẽ được chọn giáo trình dạy học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, học thêm tiếng Đức là điều kiện đủ để bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và sinh hoạt với sinh viên quốc tế cũng như giảng viên tại đây.
Không. Nhưng nếu bạn muốn hòa đồng và giao tiếp tốt với mọi người biết chút ít tiếng Đức thì đó là một lợi thế. Vì không phải người lớn tuổi nào ở Đức cũng có thể nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh.
Tùy vào từng trường sẽ có yêu cầu cụ thể về trình độ tiếng của bạn, nhưng chắc chắn bạn phải có bằng IELTS tối thiểu 5.5 hoặc Toefl. Cách tốt nhất để có thông tin chính thống và không bị lạc giữa luồng thông tin du học thì bạn nên lên trang web trực tiếp của trường theo học để tìm hiểu nhé.
Tại Đức có sự phân biệt giữa Berufsschule ( trường học nghề), „Fachhochschulen“ (trường đại học ứng dụng) và „ Universitäten“ (trường đại học nghiên cứu), hai loại trường này đều cấp bằng cử nhân, nhưng nếu bạn muốn học lên tiến sĩ thì bạn phải học tại các trường “ Universität”. Trường đại học ứng dụng thì sẽ có nhiều kiến thức thực hành hơn trường đại học nghiên cứu.
GHI CHÚ | BERUFSSCHULE | FACHHOCHSCHULE | UNIVERSITÄT |
Đối tượng | Đã tốt nghiệp THPT và có bằng B1 | Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2023 | Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2023. |
Tính thực tiễn, cách thức học | Học song song 50% thời gian ở trường nghề (Fachschule) và 50% thời gian là trực tiếp làm việc trong công ty, xí nghiệp | Thiết thực hơn, chia theo năm học, xen kẽ các khóa thực tập, kiểm tra định kỳ, luận văn tốt nghiệp về các chủ đề thực tiễn. | Nặng về lý thuyết, tự chọn các môn trọng tâm, luận văn tốt nghiệp mang tính nghiên cứu |
Các nghành nghề đào tạo | Điều dưỡng, cơ khí, đầu bếp, nhà hàng khách sạn… | Chủ yếu các ngành Khoa học kỹ thuật, Kinh tế quản trị, Xã hội, Tạo mẫu | Tất cả các nghành |
Thời gian đào tạo | 3 năm | 3-4 năm | 4 – 6 năm |
Bằng cấp | Chứng chỉ học nghềquốc tế | Diplom (FH) Bachelor, Master | Diplom, Magister, Staatsexamen Bachelor, Master |
Cơ hội việc làm | Cơ hội việc làm cao, ổn định, sau 5 năm được cư trú vĩnh viễn | Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và các nghành nghề | Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và cũng như kết quả tại trường Đại Học |
Học phí của các trường đại học ở Đức so với các trường Đại học tại các nước phát triển khá thấp và đa phần là miễn học phí.
Mức phí sinh hoạt tại Đức tuỳ vào từng bang khác nhau mà chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ nếu bạn chọn sống tại các thành phố lớn như Hamburg, Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München thì chi phí cho nhà ở sẽ cao hơn so với các thành phố vừa và nhỏ.
Nhà ở tại các bang Tây Đức cũng có phần cao hơn so với các thành phố ở Đông Đức. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn mức lương của bạn được nhận khi học nghề hay sau khi Tốt nghiệp dĩ nhiên cũng cao hơn. Ngoài ra cơ hội tìm việc làm thêm ở các thành phố lớn cũng dễ dàng hơn.
Tiền thuê nhà | 300 EUR |
Tiền ăn uống | 120 EUR |
Bảo hiểm y tế | 80 EUR |
Điện thoại, Internet, Radio | 30 EUR |
Mua sắm, giải trí | 70 EUR |
Sách vở, dụng cụ học tập | 20 EUR |
Đi lại bằng phương tiện công cộng | 80 EUR |
Chi phí phát sinh(*) | 50 EUR |
Học phí 1 tháng | 0 EUR |
Tổng cộng | 750 EUR |
Đức có những qui định rất chặt chẽ đối với việc sinh viên đi làm Aushilfe hoặc Minijob. Cụ thể, sinh viên dưới 25 tuổi được phép đi làm tối đa 120 ngày một năm (fulltime), hay 240 ngày đối với parttime, tối đa 20h/ tuần và thu nhập không quá 500 EUR/ tháng (đối với Minijob) thì không phải đóng thuế. Mức lương tối thiểu (Mindestlohn) sẽ tăng lên 9,35 euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2020
Tùy vào các trường đạo tạo nhưng nhìn chung có thể chia là 3 loại sau:
Để sống dài hạn ở Đức bạn cần có thể cư trú, để xin được cấp thẻ này bạn cần có giấy báo nhập học, chứng minh tài chính, giấy đăng kí và hợp đồng bảo hiểm. Thẻ cư trú cho sinh viên du học kéo dài hai năm, bạn phải gia hạn trước khi thẻ bị hết hạn, và khi gia hạn thẻ bạn cần có hợp đồng bảo hiểm vẫn còn thời hạn.
Đức không giới hạn độ tuổi học thạc sĩ và tiến sĩ.
Sau khi tốt nghiệp tại Đức, bạn bắt buộc phải đổi sang dạng visa xin đi làm và bạn được phép gia hạn Visa thêm 1 năm để tìm việc.
Với sự mệnh là Định hướng và hỗ trợ cho hàng ngàn, hàng triệu học sinh và sinh viên Việt Nam có một lộ trình học tập, xây dựng sự nghiệp thực sự phát triển và ổn định lâu dài.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.