Triết học Đức
Nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của triết học vào thế kỷ XVIII – XIX ở Châu Âu, người ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp, hoặc học thuyết kinh tế chính trị tư sản của Anh, hay như Triết học cổ điển của Đức.
Ba nền tảng tư tưởng lý luận tiêu biểu này đã góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành tư tưởng của Chủ nghĩa Marx-Lenin, hệ tư tưởng chính trị cho giai cấp công nhân được nhiều nền Xã hội chủ nghĩa áp dụng vào công cuộc xây dựng đất nước. Là một trong những nước đi đầu về nghiên cứu lý luận triết học, triết học Đức luôn được nhiều người đón nhận, nghiên cứu và vì thế có tầm ảnh hưởng đặc biệt trên thế giới.
1. Triết học Đức : Triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức ra đời trong hoàn cảnh nước Đức được nhận xét là “thời kỳ nhục nhã về chính trị và xã hội”. Đối lập với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các nước láng giềng như Pháp, Ý, Anh, …, nước Đức trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX vẫn đang vận hành dưới chế độ phong kiến, nền kinh tế, chính trị lạc hậu một cách trầm trọng.
Nhận thấy sự yếu kém này, nhiều thành phần giai cấp tiến bộ, trong đó có giai cấp tư sản Đức đã tiến hành nhiều cuộc cách mạng tư tưởng, góp phần cải thiện tình hình đất nước. Đây là bước đệm cho sự hình thành trào lưu triết học cổ điển Đức.
Chính trong giai đoạn đất nước yếu kém và lạc hậu như vậy, những cái tên như Goethe, Immanuel Kant, Beethoven, … lại làm rực rỡ nền văn học, tư tưởng và nghệ thuật của Đức.
2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức
Đánh giá một cách tổng quát, triết học cổ điển Đức đã mở ra những tư tưởng lý luận mới mẻ, tiến bộ về con người và lịch sử. Theo đó, con người trong thời kỳ này được nhìn nhận như nền tảng của triết học, là đối tượng mà triết học hướng đến. Bên cạnh đó, các nhà triết học còn khẳng định con người sở hữu sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động, bởi vậy con người có thể làm chủ hoặc thay đổi vận mệnh của mình, xa hơn nữa là cải tạo thế giới. Con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của toàn bộ nền văn minh do mình tạo ra.
Về khía cạnh lịch sử, lịch sử nhân loại được coi là lịch sử phản ánh phương thức tồn tại của con người. Từ những tư tưởng lý luận tiến bộ trên, có thể thấy rằng vị thế của con người đã được nâng lên một tầm cao mới.
Mặt khác, tầm quan trọng của khoa học trong giai đoạn này cũng được khẳng định hơn. Triết học được cho là khoa học của các bộ môn khoa học, chân lý của triết học nằm trong chính quá trình nhận thức và trong sự phát triển lịch sử lâu dài của khoa học.
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng giải phóng, tư tưởng cách mạng từ các triết học gia người Pháp, triết học cổ điển Đức lại chưa tác động vào bộ mặt chính trị, xã hội, không công khai phản đối mà thỏa hiệp với bộ máy phong kiến. Chính mặt hạn chế này đã làm nảy sinh mâu thuẫn của tư tưởng lý luận triết học thời kỳ này với lập trường chính trị. Một mặt, các nhà triết học mở ra một cuộc cách mạng về tư tưởng, nhưng mặt khác họ lại tránh đối kháng trực tiếp với nhà nước phong kiến, không kêu gọi những cuộc cải cách triệt để như ở Pháp.
Điều này cũng khiến những tư tưởng tiến bộ mất đi tính thực tiễn. Nguyên nhân của sự hạn chế trên nằm ở xuất thân từ tầng lớp thượng lưu của đa số các nhà tư tưởng lớn thời kỳ này. Ý thức của tầng lớp thượng lưu đã tác động không nhỏ vào hệ tư tưởng của các nhà triết học, hạn chế ý thức cách mạng, lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu trong tư tưởng của họ. Mặc dù vậy, triết học cổ đại Đức đã khắc phục được những hạn chế siêu hình của triết học duy vật, đồng thời góp phần đổi mới tư tưởng lý luận trên thế giới.
3. Những gương mặt tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức
3.1 Immanuel Kant (1724 – 1804)
Là nhà triết học người Đức đi đầu về chủ nghĩa duy tâm và có tầm ảnh hưởng lớn đến Triết học cổ đại đức. Ông được mọi người kính trọng như những nhà triết học vĩ đại nhất từ trước tới nay. Tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến “Phê phán lý tính thuần túy”.
3.2 Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)
Với đóng góp to lớn trong các chủ đề như logic phân tích, biện chứng, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần, …, ông xứng đáng là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Đức. Cùng với một số nhà triết học khác, ông được coi là người đã tạo nên chủ nghĩa duy tâm
3.3 Ludwig Andreas Feuerbach (1804-1872)
Tiếp bước, học hỏi và rút ra bài học từ những nhà tư tưởng đi trước cũng như từ người thầy Hegel, Feuerbach đã tiếp cận, vận dụng, phát triển thuyết duy vật biện chứng và bày tỏ quan điểm về thế giới quan theo cái nhìn của phương pháp luận siêu hình. Ông còn là nhà triết học lớn cuối cùng của triết học cổ đại Đức.
4. Du học Đức ngành triết
Vốn là nơi sinh ra nhiều nhà triết học có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, Đức luôn nằm trong top đầu những quốc gia thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên, bao gồm cả sinh viên quốc tế muốn theo học ngành triết hay các chuyên gia có nhu cầu đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về triết học.
Ở Đức, triết học từ lâu luôn là một trong những chuyên ngành quan trọng trong các trường đại học tổng hợp hoặc đại học khoa học ứng dụng. Khi theo học ngành triết học ở Đức, sinh viên có cơ hội tham gia các học kỳ từ cơ bản đến nâng cao và nghiên cứu chuyên sâu, tham dự nhiều hội thảo nâng cao. Bên cạnh đó, sinh viên được lựa chọn định hướng triết học theo hướng nghiên cứu lịch sử hoặc theo định hướng có hệ thống của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
Ngoài ra, các trường đại học ở Đức thường nhận được nhiều hỗ trợ bởi các tổ chức giáo dục, có mạng lưới liên kết rộng với nhiều đại học nước ngoài và cả các doanh nghiệp uy tín, nên sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, học tập, giao lưu với một số trường đại học ở nước ngoài và được tạo điều kiện thực tập sau khi tốt nghiệp.
Nhờ chương trình đào tạo như trên, sinh viên sau khi ra trường không chỉ thành thạo về kiến thức chuyên ngành triết học mà còn có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là một trong những mặt tích cực giúp sinh viên nâng cao cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, phạm vi nghề nghiệp cho cử nhân hoặc các chuyên gia nghiên cứu ngành triết học ở Đức cũng rất đa dạng, từ việc giảng dạy trong các trường đại học đến tham gia vào các lĩnh vực khác như xuất bản, thư viện, báo chí, truyền thông, quản lý khoa học, …
Xem thêm: Top các trường đại học ở Đức
Cuối cùng có thể kết luận rằng, tuy ra đời vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị – xã hội, tồn đọng nhiều hạn chế trong bước đầu hình thành và phát triển nhưng không thể phủ nhận rằng triết học cổ đại Đức thế kỷ XVIII – XIX đã nở rộ và là niềm tự hào của nhân dân Đức. Những nhà triết học kiệt xuất thời kỳ này đã mang đến nhiều thuyết tư tưởng mới mẻ tác động đến lối suy nghĩ của các tầng lớp giai cấp.
Mặc dù chưa ảnh hưởng sâu sắc đến gốc rễ của chế độ phong kiến lúc bấy giờ nhưng những tư tưởng tiến bộ của các triết gia thời kỳ đầu ấy đã góp phần hình thành nền móng cách mạng trong hệ tư tưởng của thế hệ các nhà tư tưởng sau này, để nước Đức có thể dần đổi mới bộ máy chính trị lạc hậu, phát triển con người và xã hội. Không những vậy, triết học cổ đại Đức nói riêng và triết học Đức nói chung còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện tư tưởng con người trên thế giới.
Xem thêm: Du học ngành thiết kế đồ họa tại Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
- Du học đức ngành logistics
- Du học đức ngành quản trị kinh doanh
- Du học đức ngành quan hệ quốc tế
- Du học đức ngành công nghệ thực phẩm
- Du học đức ngành marketing
- Du học đức ngành công nghệ thông tin
- Du học đức ngành thiết kế đồ họa
- Du học đức ngành thiết kế nội thất
- Du học đức ngành công nghệ sinh học
- Du học đức ngành luật
- Du học đức ngành kinh tế
- Du học đức ngành tâm lý học
- Tại sao bạn lại chọn nước Đức để đi du học
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
- Du học nghề Đức gồm những ngành nào? (NEW 2024) - 02/07/2024
- Múi giờ Đức và sự chênh lệch múi giờ Đức so với Việt Nam - 05/06/2024
- Học bổng du học Đức: Các loại học bổng Đức mới nhất 2024 - 10/04/2024