Một ngày làm việc của điều dưỡng viên tại Đức sẽ diễn ra thế nào? Chắc đó là câu hỏi của các bạn tham gia chương trình du học nghề điều dưỡng viên tại Đức. Hãy cùng IECS tìm hiểu một ngày làm việc của các bạn điều dưỡng tại Đức nhé.
Điều dưỡng viên tại Đức là gì
Điều dưỡng viên làm việc viên Đức trước hết đây là một trong những nghề nghiệp trong hệ thống sức khỏe và y tế, nhằm bảo về cũng như chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho mọi người một cách tối ưu nhất, dự đoán bệnh qua chuẩn đoán và điều trị bệnh cho cộng đồng.
Những người mà làm việc trong ngành nghề điều dưỡng này sẽ được gọi là y tá hoặc điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên tại Đức sẽ là người phụ trách công tác, chăm sóc sức khỏe và kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân sau đó là làm công việc phục vụ cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân trước và sau khi thăm khám tại bệnh viện.
Một ca làm việc của điều dưỡng viên tại Đức
Thời gian làm việc của điều dưỡng viên tại Đức là khoảng 8 tiếng/ ngày và chia theo từng ca làm việc khác nhau: ca sáng, ca chiều và ca đêm. Trong bài viết và video dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể 1 ca làm việc buổi sáng của điều dưỡng viên nhé. Thông thường ca sáng sẽ bắt đầu từ 6h30 và kết thúc vào 15h.
1. Vệ sinh cá nhân, ăn sáng và kiểm tra sức khỏe
Sau đó, vào lúc 7h, các điều dưỡng viên sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu cho người cao tuổi. Đây là công việc đặc biệt quan trọng, nhất là với những người mắc bênh tiểu đường. Và phải được thực hiện trước khi ăn sáng.
Khi mọi việc vệ sinh cá nhân đã được hoàn thành, bữa ăn sáng sẽ bắt đầu vào lúc 7h30. Bữa ăn là một cơ hội tốt để nâng cao mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và những người già. Trong bữa ăn, các cụ sẽ tự lựa chọn món ăn theo sở thích của mình. Đây cũng là lúc điều dưỡng viên thể hiện sự ân cần, chăm sóc quan tâm đến các cụ.
2. Giờ thư giãn và vận động của các cụ
Sau khi ăn xong và nghỉ ngơi, 8h15 sẽ là thời điểm các cụ đi tắm. Phương pháp tắm bồn được lựa chọn bởi phương pháp này không chỉ để chăm sóc cơ thể mà còn để thư giãn. Không cần dùng quá nhiều sức lực, điều dưỡng viên có thể sử dụng thiết bị nâng để đưa những người lớn tuổi không thể tự đi lại vào trong bồn tắm.
Tiếp đó, 10h30 là thời điểm thích hợp để các cụ vận động, phòng chống té ngã. Lúc này điều dưỡng viên sẽ là những người trực tiếp giúp đỡ các cụ để các cụ có thể tự đứng lên vận động. Mỗi sự vận động sẽ giúp các cụ giữ được sự linh hoạt. Còn những biện pháp phòng chống té ngã sẽ giúp giảm bớt những rủi ro tai nạn khi di chuyển.
3. Uống thuốc và ăn trưa
11h30 các điều dưỡng viên sẽ kiểm tra lại thuốc men dành cho các cụ. Mỗi bệnh nhân sẽ được nhận thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Thời gian, liều lượng và những loại thuốc theo đơn của bác sĩ đều được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ điều dưỡng.
13h00 khi các cụ đã ăn xong và nghỉ trưa, các điều dưỡng viên sẽ có buổi họp thảo luận với nhau những vấn đề như: Có cụ nào cần chăm sóc đặc biệt thêm hay không? Tiền sử bệnh của người đó như thế nào? Hay những lý do nào làm lượng đường trong máu cao hơn bình thường?
4. Giờ tập phục hồi chức năng
13h45: Chăm sóc vết thương cho các cụ. Quá trình phục hồi vết thương đều được ghi chép trong hồ sơ. Tất cả những sự thay đổi sẽ được ghi chép lại. Những chuyên gia điều dưỡng sẽ giải thích cho những bệnh nhân về quá trình và hỏi thăm về tình trạng sức khoẻ. Khi băng bó vết thương, các điều dưỡng viên cần phải chú ý đến sự lưu thông của máu, và không được xuất hiện nếp gấp vì điều này sẽ làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
Độ tuổi trung bình của các cụ là 85 tuổi và ở độ tuổi này không phải ai cũng giữ được sự minh mẫn nữa. Vì thế 14h sẽ là lúc các điều dưỡng viên giúp đỡ người già gợi nhắc ký ức thông qua các trò chơi. Đây là một phần quan trọng trong việc điều dưỡng, vì điều này sẽ giúp điều dưỡng viên hiểu hơn về sở thích và cách cư xử của những người lớn tuổi cũng như biết được nhiều hơn về cuộc sống của họ.
5. Kết thúc ca sáng của điều dưỡng viên tại Đức
Công việc của Điều dưỡng viên tại Đức làm ca sáng sẽ kết thúc lúc 15h00. Trước đó các điều dưỡng viên phải kiểm tra lại những nhiệm vụ cần được hoàn thành và báo cáo cho những đồng nghiệp trong ca trực tiếp theo về tình hình trong ngày. Có những sự cố đặc biệt gì diễn ra hay không? Sau đó họ thay đồng phục của mình và kết thúc ngày làm việc.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/MotNgayLamViecDieuDuong.jpg6671000Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2023-02-02 22:43:292023-02-20 20:53:16Một ngày làm việc của điều dưỡng viên tại đức
Trước khi đặt ra câu hỏi có nên đi học bằng lái xe ở Đức hay không thì chúng ta nên biết rằng mình có được phép học hay không? Có thể các bạn không biết rằng người nước ngoài đi học, đi làm hay đoàn tụ cũng có quyền học bằng lái xe ở Đức, với điều kiện là người đó đã ở Đức hợp pháp tối thiểu 185 ngày, tức là khoảng trên 6 tháng.
Bằng lái xe ở Đức
Trở lại với câu hỏi có nên học lái xe ở Đức không thì trước tiên chúng ta phải xác định mình có thực sự cần lái xe ở Đức không. Bởi vì thi bằng lái xe ở Đức không đơn giản, bao gồm cả thi lý thuyết và thực hành. Khoảng 1,8 triệu bài kiểm tra sát hạch lái xe lý thuyết được thực hiện ở Đức mỗi năm, và hơn một phần ba người dự thi không vượt qua được kì thi này, hay nói cách khác là trượt. Ngay cả với bài thi thực hành thì tỉ lệ trượt cũng rơi vào khoảng gần 30%. Nói như vậy để thấy được rằng thi bằng lái xe ở Đức không hề đơn giản ngay đối cả với người Đức.
Nếu vì tính chất công việc hay cuộc sống mà bạn bắt buộc phải lái xe ở Đức hoặc du học sinh Đức xác định ở lại Đức làm việc và sinh sống lâu dài thì bạn nên học bằng lái xe ở Đức để thuận tiện cho công việc của bản thân. Đặc biệt là đối với sinh viên, bạn có thể tận dụng được thời gian rảnh trong kỳ nghỉ của mình để học và thi bằng lái xe.
Có một ưu điểm nữa khi sở hữu bằng lái do Chính phủ Đức cấp là bạn có thể lái xe ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA), tức là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cộng với Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Ở các quốc gia này, giấy phép lái xe của Đức có giá trị không giới hạn, như vậy sẽ rất thuận tiện nếu bạn sở hữu một chiếc xe và đi du lịch cùng bạn bè hay gia đình sang các nước lân cận.
Hiện nay tại Đức và các quốc gia châu Âu còn cung cấp hệ thống thuê xe theo giờ (Car Sharing), bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng của nhà cung cấp (ví dụ như DriveNow, Car2Go…) rồi tìm chiếc xe gần nhất và đến đó lấy xe đi. Như vậy chỉ cần sở hữu bằng lái xe ở Đức thôi mà chưa cần sở hữu một chiếc xe với chi phí mua cũng như bảo dưỡng đắt đỏ bạn cũng có thể lái xe khi có việc cần đến rồi.
2. Thủ tục đăng kí học bằng lái xe ở Đức?
Sau khi xác định được bản thân nên thi bằng lái xe ở Đức rồi thì việc tiếp theo các bạn cần làm là tìm hiểu quy trình để có được bằng lái xe ở Đức. Để có được một bằng lái xe ở Đức bạn cần làm 7 bước sau.
Bước 1: Đăng kí với một trường dạy lái xe (Anmeldung bei einer Fahrschule). Bạn nên tìm hiểu trước các trường và so sánh chi phí của các trường hoặc hỏi kinh nghiệm của bạn bè, người quen biết đã từng thi lái xe ở Đức.
Bước 2: Kiểm tra thị lực mắt của bạn và đăng kí tham gia 1 khóa học sơ cứu (Sehtest und Erste-Hilfe-Kurs). Cái này bạn cần làm để nộp cho cơ quan cấp giấy phép lái xe (Führerschein-Behörde) sau này.
Bước 3: Nộp đơn xin thi bằng lái xe (Antrag). Thường thì các trường dạy lái xe sẽ làm việc này giúp bạn. Thời gian xử lí kéo dài tối thiểu 5 tuần. Trong thời gian này bạn có thể học lái xe nhưng chưa thể thi.
Bước 4: Giờ học lý thuyết (Theorieunterricht). Sau khi trả học phí thì bạn có thể ngay lập tức tham gia khoá học lái xe gồm 14 phần khác nhau, mỗi phần kéo dài 90 phút. Và bạn phải có mặt tối thiểu 12 lần học thì mới đủ điều kiện để được thi bằng lái xe ở Đức, tức là người học được phép nghỉ tối đa 2 lần trong khoá học.
Bước 5: Giờ thực hành (Praxisunterricht). Thời gian học thực hành lái xe thì bạn thảo luận với thầy dạy của mình, thông thường là 90 phút (2 tiết học). Không có quy định về số thời gian tối thiểu mà người học lái xe ở Đức phải học nhưng trung bình thì khoảng 18 tiết học, tùy khả năng tiếp thu của mỗi người mà số tiết học thực hành có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.
Bước 6: Kì thi lý thuyết (Theorieprüfung). Khi bạn hoàn thành hết tất cả các giờ học của khoá lí thuyết về lái xe ở Đức thì bạn có thể đăng kí thi. Có tất cả khoảng 1000 câu hỏi trong bộ đề luyện thi, tuy nhiên đề thi sẽ có 30 câu và bạn chỉ được phép sai nhiều nhất là 10 câu.
Bước 7: Kì thi thực hành (Praxisprüfung). Sau khi bạn thi đỗ bài thi lý thuyết thì mới được thi thực hành. Thầy giáo dạy bạn sẽ là người biết khi nào thì bạn có thể đi thi thực hành. Và đương nhiên là bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi giờ dạy thực hành lái xe (khoảng 30-40€). Nếu lái tốt bạn sẽ tiết kiệm được chi phí học, còn nếu thầy thấy bạn vẫn chưa đủ khả năng để thi thì phải mất một khoản nhiều hơn. Thông thường một người sẽ phải trả khoảng 2.000€ để có thể sở hữu được bằng lái xe ở Đức.
Dù là ở Việt Nam bạn có sở hữu bằng lái xe quốc tế (Internationaler Führerschein) hay chỉ sở hữu bằng lái xe trong nước thì bạn vẫn sẽ được phép sử dụng tại Đức trong vòng 6 tháng đầu kể từ ngày bạn đăng kí thường trú. Sau đó giấy phép lái xe của bạn sẽ không còn hiệu lực nữa.
Việc lái xe sử dụng giấy phép hết hiệu lực tại Đức sẽ bị phạt. Nếu muốn tiếp tục lái xe tại Đức thì bạn phải thực hiện việc đổi bằng. Với nhiều bằng ở các quốc gia EU khác thì việc đổi bằng đơn giản hơn. Tuy nhiên đối với bằng lái xe ở Việt Nam và đa số các quốc gia khác thì người tham gia giao thông vẫn phải tham gia kì thi lý thuyết và thực hành.
Như đã nói ở trên, việc thi bằng lái xe ở Đức không hề đơn giản ngay với cả người Đức. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thi đỗ ngay lần đầu dù là người nước ngoài. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể đậu ngay bằng lái xe lần đầu tiên thi tại Đức.
Không học thuộc lòng. Việc học thuộc lòng sẽ không giúp bạn vượt qua kì thi một cách dễ dàng mà thậm chí còn tạo cảm giác lo sợ, hồi hộp nếu gặp câu chưa ôn hay quên đáp án. Lời khuyên là bạn nên nắm chắc những luật chung cơ bản nhất trong việc lái xe, như vậy thì không có câu hỏi nào „hơi lạ“ làm khó được bạn cả.
Tận dụng thời gian chết để ôn tập. Bạn có thể ôn tập ở nhà với bộ đề thi trên giấy hay thậm chí lúc ngồi trên tàu, chờ Bus với các App ứng dụng trên smartphone. Quan trọng là bạn phải tận dụng thời gian chết và ôn đi ôn lại bộ đề1000 câu hỏi này để có thể trả lời nhanh và chính xác trong thời gian ngắn nhất. Vì hầu hết không phải ai cũng dành nguyên cả mấy tháng trời ra chỉ để học bằng lái xe mà còn phải đi học, đi làm nữa.
Tìm hiểu chi tiết của xe. Trong giờ thi thực hành thì giám thị ngoài việc xem bạn có lái được hay không, lùi xe, đỗ xe, thái độ và trách nhiệm khi lái sẽ còn đặt ra cho bạn một vài câu hỏi về cái xe bạn đang lái. Ví dụ như làm thế nào để bật đèn gầm cao, độ sâu gai lốp tối thiểu hoặc ý nghĩa của đèn điều khiển cá nhân trong buồng lái. Tốt nhất là bạn nên hỏi người hướng dẫn lái xe trong mỗi giờ tập lái, rồi viết các câu hỏi kèm trả lời đó ra sổ tay, tập hợp lại và học đi học lại nhiều lần.
Tự tạo động lực cho bản thân. Thi bằng lái xe ở Đức cũng giống như các kì thi khác trong cuộc đời học sinh, sinh viên vậy. Tốt nhất là bạn nên lập ra một kế hoạch học cụ thể, chia lượng kiến thức thành các phần nhỏ rồi học. Sau mỗi phần học có thể thưởng cho mình một thứ gì đó ví dụ một tập phim trên Netflix hay nấu một món ngon như để tạo động lực cho chính bản thân vậy.
Chú ý cung đường mà giáo viên hay cho chạy xe. Thường đa số giáo viên cũng hay cho bạn chạy những cung đường mà sẽ có thể giám khảo cho chạy trong bài thi. Trên các cung đường này thường có những lỗi mà học viên hay mắc phải như có đoạn đường đèn xanh cho người đi bộ băng qua đường mà mình thường hay không chú ý, đoạn đường có tốc độ chậm dưới 30 ở khu dân cư. Đoạn đường phải đổi làn 2 lần liên tiếp nhau cũng có thể làm khó nếu bạn mới lái xe vì trong thời gian tích tắc bạn phải quyết định được là chọn làn đường nào (trái, phải hay giữa) để chạy xe. Nói chung những dặn dò của giáo viên trong các giờ thực hành là hết sức quan trọng, các bạn cần ghi nhớ và chú ý để không bị giám khảo đánh rớt trong kì thi vì một bất cẩn nhỏ nào của bạn.
Tự tin, bình tĩnh, chiến thắng. Trong tiếng Đức có câu „kein Preis ohne Fleiß“, có nghĩa là thành công chỉ có thể đạt được nếu bạn đã đủ cố gắng. Nếu đã cố gắng đủ, học nghiêm túc và chăm chỉ rồi thì không còn gì mà bạn phải lo sợ nữa. Giữ cho mình tâm thế bình tĩnh và cái đầu tỉnh táo để chinh phục kì thi thôi.
Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về việc học bằng lái xe ở Đức và có thể đưa ra được quyết định cho bản thân mình. Nếu các bạn đã quyết định học thi lái xe ở Đức thì chúc các bạn thành công! Viel Erfolg!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/01/Lai-xe-o-Duc-scaled.jpg14462560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-01-07 03:23:562021-11-30 02:04:46Có nên học lái xe ô tô ở Đức không?
IBAN là gì? Tại sao những giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam sang Châu Âu hoặc ngược lại đều cần dùng đến IBAN? Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến IBAN là gì, đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế. Đặc biệt đối với những du học sinh Việt Nam và gia đình, IBAN là thông tin cần phải nắm bắt thật rõ khi giao dịch tiền trong ngân hàng giữa các nước. Bài viết này của IECS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm IBAN và giải đáp những thắc mắc xung quanh việc chuyển tiền quốc tế, cụ thể là Đức cũng như các nước Châu Âu.
1. Iban là gì?
Khái niệm và định dạng của IBAN được quy định bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Ngân hàng Châu Âu (ECBS) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
IBAN – từ viết tắt của International Bank Account Number là số tài khoản ngân hàng tiêu chuẩn của một người để có thể chuyển tiền giữa các quốc gia. IBAN được thống nhất theo cùng một cấu tạo, tuy nhiên độ dài của nó được quy định theo đất nước phát hành IBAN đó. Một IBAN được phép dài tối đa 34 kí tự, trong đó IBAN ở Đức LUÔN bao gồm 22 kí tự.
Mã IBAN là gì? Về cơ bản, một IBAN bao gồm 4 phần, không bao gồm ký tự đặc biệt cũng như chữ viết thường, chỉ có chữ cái viết hoa và số.
Một IBAN luôn được bắt đầu bằng MÃ NƯỚC (Alpha-Ländercode), như DE là chỉ nước Đức, FR chỉ nước Pháp v..v. Hai vị trí tiếp đó là mã kiểm tra (Prüfziffe). Theo sau là 8 vị trí thể hiện MÃ NGÂN HÀNG TRONG QUỐC GIA (Bankleitzahl) và cuối cùng, gồm tối đa 10 chữ số, là SỐ TÀI KHOẢN CÁ NHÂN (Kontonummer).
Thông qua IBAN, người ta có thể biết được những dữ liệu nhận biết cơ bản của người nhận và tạo nên một hệ thống điện tử nhanh hơn và hiệu quả hơn so với hệ thống trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán tại Châu Âu.
2. Tại sao cần dùng Iban?
Sau khi hiểu khái niệm IBAN là gì, thì câu hỏi tiếp theo mọi người thường hay hỏi chính là: Tại sao lại cần dùng IBAN?
Việc sử dụng IBAN, người ta có thể tiến hành các giao dịch đối với toàn bộ các nước Châu Âu. Bạn có thể chuyển khoản trong nước Đức, hay chuyển khoản sang các nước Châu Âu khác đều hoàn toàn như nhau. Đây là quy định SEPA nhằm thống nhất về một cách chuyển tiền duy nhất giữa các quốc gia.
Ngoài ra, IBAN cũng giúp giảm thiểu những rủi ro và nhầm lẫn trong các giao dịch chuyển khoản.
3. Iban đối với du học sinh Đức
Ý nghĩ của IBAN là gì? Để các du học sinh Đức chứng minh tài chính khi đi du học, việc tìm hiểu IBAN có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên. Ngoài Ngân hàng Đức Deutsche Bank, bạn còn có thể mở IBAN ở Ngân hàng Vietinbank – Ngân hàng Việt Nam đầu tiên có chi nhánh tại Đức.
Tại Việt Nam, mã IBAN chỉ được sử dụng DUY NHẤT khi chuyển khoản từ Việt Nam sang các nước Châu Âu.
Cụ thể, khi chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức, bạn cần có các thông tin sau đây:
Họ và tên người nhận tiền
Số IBAN người nhận
Số BIC/ SWIFT
Chỉ cần số IBAN là có thể xác định được người nhận tiền, họ tên cũng như số BIC/ SWIFT là những dữ liệu dùng để đối chiếu.
Trong trường hợp chuyển tiền từ Đức về Việt Nam, bạn không sử dụng số IBAN. Thay vào đó là các thông tin dưới đây:
Định dạng IBAN là gì? Cách viết IBAN trên giấy và hình thức điện tử có một chút khác biệt. Trong quá trình tìm hiểu IBAN , bạn cũng nên chú ý đến điều này. Ví dụ:
DE21 3012 0400 0000 0152 28 (Viết trên giấy)
DE21301204000000015228 (Viết trên định dạng điện tử)
5. Mã Iban của một số ngân hàng tại Việt Nam
5.1 Iban Vietinbank
VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có chi nhánh ở Đức nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sang Đức du học. Vì vậy, các tài khoản du học Đức tại VietinBank đã có số IBAN đều có thể thanh toán tại tất cả các nước Châu Âu.
5.2 Iban Vietcombank
Bạn hoàn toàn có thể nhận tiền tại Vietcombank mà không cần IBAN, chỉ cần mã SWIFT hay BIC code của Vietcombank. Một số thông tin về ngân hàng VietcomBank như sau: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam, Swift code: BFTVVNVX.
Trường hợp chưa có tài khoản VietcomBank bạn cần đưa họ tên, địa chỉ, CMND hoặc hộ chiếu để nhận tiền. Còn nếu đã có tài khoản, bạn chỉ cần số tài khoản VietcomBank là được. Ngoài ra, trường hợp bên chuyển tiền bắt buộc số IBAN thì giao dịch không thực hiện được. Bạn có thể đổi hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam như UniTeller hay MoneyGram.
5.3 Iban Techcombank, ACB hoặc BIDV
Tương tự như Vietcombank, các ngân hàng Việt Nam đều không sử dụng IBAN. Chính vì vậy, để chuyển tiền bạn chỉ cần duy nhất số tài khoản hoặc CMND / hộ chiếu.
6. Một số câu hỏi liên quan
1.Xem mã Iban ở đâu?
Mã IBAN được dập trên mặt trước của thẻ, tuy nhiên không phải thẻ nào cũng có mã IBAN mà trên thẻ dành cho Du học sinh Đức hay Châu Âu.
2. Làm sao lấy lại Iban khi mất thẻ
Khi mất thẻ bạn cần liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ tránh trường hợp bị ăn cắp hoặc rút hết tiền. Bạn phải thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, sau đó hỏi số IBAN của mình.
Thông thường, khi đăng ký tài khoản thì mã IBAN sẽ được gửi về trong bản sao kê tài khoản (Umsätze persönliches Konto hàng tháng). Còn đăng ký Online bạn có thể đăng nhập vào tài khoản để xem. Hoặc bạn có thể ra quầy hỏi nhân viên ngân hàng để biết IBAN.
3. Các khái niệm liên quan: BIC/ SWIFT CODE là gì?
BIC là Mã định dạng ngân hàng, là từ viết tắt của Bank Identifier Code.
SWIFT là từ viết tắt của Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn thông Liên Ngân hàng Quốc tế).
Mã Swift có thể tồn tại ở 2 kiểu – 8 ký tự hoặc 11 ký tự. Trong đó:
4 ký tự đầu tiên: Xác nhận mã ngân hàng – ví dụ ở đây là BKKB.
2 ký tự tiếp theo: Mã quốc gia – ví dự ở đây là VN. Nếu Đức sẽ là DE.
2 ký tự tiếp theo: Chỉ mã về vị trí – ở đây là VX.
3 ký tự tiếp theo: Mã chi nhánh ngân hàng – ở đây là HAN
Về cơ bản, ta có thể nói BIC và SWIFT Code có chức năng tương tự nhau là Mã quốc tế của ngân hàng người nhận tiền.
Cũng cần phân biệt giữa mã SWIFT và mã IBAN là gì. Mã SWIFT được sử dụng để xác định một ngân hàng cụ thể trong quá trình giao dịch quốc tế, trong khi IBAN được sử dụng để xác định tài khoản cá nhân có liên quan đến giao dịch quốc tế. Cả hai đều đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của thị trường tài chính quốc tế. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về IBAN và có thể tự tin trong các lần giao dịch tiền trong ngân hàng giữa Việt Nam và Đức hoặc Châu Âu nhé.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/01/z2275030723807_15fa7e85f9d6446ff15a9b5be4a8f249-1-scaled.jpg14402560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-01-07 03:11:572021-11-30 02:04:46IBAN là gì?
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam tìm cách nhập cư vào Đức, trong đó có cả hình thức nhập cư hợp pháp và cả hình thức nhập cư trái phép vào Đức để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên ngoài những hình thức nhập cư chính thống, có những hình thức nhập cư trái phép vào Đức mà nhiều người đã phải trả một cái giá khá đắt hoặc có một kết thúc không có hậu.
1. Nguồn lao động nhập cư trái phép từ Việt Nam vào Đức trước 1990
Nhập cư trái phép tại Đức
1.1. Thực trạng tại các vùng Tây Đức
Nguồn lao động nhập cư trái phép của người Việt tại Tây Đức từ những năm trước 1990 là những người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ, có tất cả 208 gia đình người Việt Nam với tổng cộng 644 người đến Hannover vào năm 1978. Một tập thể vào Đức nhưng chẳng ai biết nói tiếng Đức. Trong nhóm dân này họ đã trải qua:
– Họ nhận được trợ cấp chính phủ bởi phúc lợi xã hội và giúp đỡ tìm việc làm.
– Cơ hội hồi hương khi đến vùng đất mới khá thấp.
– Họ tham gia thị trường lao động với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau để kiếm sống, nhưng hầu hết là tập trung vào ngành kim loại.
Đến khi Đức thống nhất, Tây Đức lúc này có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và người thân của họ được vào Đức theo diện đoàn tụ gia đình.
1.2. Thực trạng tại các vùng Đông Đức
Người Việt buôn bán thuốc lá lậu để kiếm sống
Các giai đoạn của người Việt tại Đông Đức:
Khi xưa Đông Đức có một số lượng lớn những sinh viên miền Bắc được mời tham gia vào các chương trình học tập và đào tạo từ thập niên 1950. Đến những năm 1973, sự hợp tác được mở rộng, họ hứa sẽ có thêm 10.000 người nữa được đào tạo trong 10 năm kế tiếp. Sau đó có những giai đoạn chuyển tiếp:
– Năm 1980, Đông Đức ký hiệp định với nước CHXHCN Việt Nam để các hàng Đông Đức đào tạo người Việt.
– Giữa năm 1987 và 1989, Chính phủ Đông Đức tận dụng hình thức đào tạo này để viện trợ phát triển cho các thành biên nghèo trong khối xã hội chủ nghĩa.
– Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Ngoài ra có một bộ phận không có học thức chỉ có thể tìm kiếm cơ hội qua việc buôn bán thuốc lá một cách trái phép.
– Từ một dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đã tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung trong các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.
Cuộc sống của lao động Việt Nam tại Đông Đức:
Cuộc sống của người lao động Việt Nam tại Đông Đức
– Những người lao động khách Việt Nam nhận tiền lương khoảng M 400/tháng, trong đó chính phủ Việt Nam lấy 12%, và một phần khác được trả bằng hàng hóa tiêu dùng—chủ yếu là máy may, xe đạp, quần áo, đường và xà phòng—thay vì tiền mặt vì lạm phát.
– Sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số người lao động khách ở miền Đông bằng cách cho mỗi người M3.000 để rời khỏi Đức và hồi hương. Hàng chục nghìn người đã đồng ý và về Việt Nam, nhưng những người này lại được thay thế bởi những người Việt làm lao động hợp đồng ở những nước Đông Âu khác xin tị nạn.
– Trong suốt thập niên 1990, các cố gắng của chính phủ Đức để đưa những người nhập cư trái phép này về quê hương không được hiệu quả, vì Đức không muốn cưỡng bức những người này hồi hương và Việt Nam lại không muốn tiếp nhận họ; tuy nhiên, gần 40% bị cấm ở lại Đức dài hạn.
2. Các hình thức nhập cư trái phép vào Đức phổ biến
Hiện nay, các hình thức nhập cư trái phép vào Đức thông qua các trung gian tổ chức đen cứ hàng ngày diễn ra. Từ những cuộc hôn nhân giả, làm giấy tờ giả để được đến Đức, hay cả buôn lao động hiện đại. Dù đó là những hành vi trái pháp luật, nhưng rất nhiều người không hiểu, cố chấp hoặc cố tình không hiểu đã sa vào con đường phạm pháp và hậu quả là rất lớn.
2.1. Thực trạng Hôn nhân giả
Nhập cư bất hợp pháp tại Đức thông qua việc kết hôn giả
Có một sự thật là dù thời hiện đại nhưng vẫn có nhiều nhóm người Việt Nam chọn con đường hôn nhân giả để được định cư tại Đức. Mọi suy nghĩ cứ đơn giản là chuẩn bị một cuộc hôn nhân trên giấy tờ trị giá vài nghìn Euro để được quyền cư trú 2-3 năm tại Đức sau khi xong xuôi giấy tờ, rồi lại đường ai nấy đi. Cứ nghĩ là như thế là xong, chính mình sẽ trở thành một công dân ở Đức thực thụ. Nhưng sau đó là một loạt các hệ lụy vô cùng lớn mà người ngoài không thể biết được.
Một cuộc hôn nhân giả diễn nếu không may gặp đối tượng người vợ hoặc chồng ở Đức một người không tốt, mình chưa biết gì về họ, chưa tìm hiểu kỹ để đánh chân đi liều. Đau đớn khi đó là những người Đức (hoặc người Việt định cư lâu năm) thất nghiệp, nát rượu, nghiện ngập hay có vấn đề gì đó mới chấp nhận hợp tác dịch vụ này. Bạn sẽ mất đi một khoảng tiền lớn có thể lên đến 30 nghìn Euro, suốt ngày lãnh hậu quả khi sống và đối mặt với họ.
Kéo theo đó là những câu chuyện bạo hành, đối xử bất công, mất thêm những khoản tiền khác, chịu thiệt thòi nơi đất khách mà không ai chia sẻ. Nhiều người bị như vậy và trở thành người phụ thuộc của đối phương, nhiều người phải sống trong cảnh bị khủng hoảng tâm lý, bị đe dọa sẽ bóc mẽ câu chuyện giả tạo hôn nhân này với chính quyền. Và kết cục là sau khi mất cả những khoản tiền lớn, bị bạo hành về tâm lý, những người Việt với hình thức nhập cư trái phép vào Đức ấy sẽ tay trắng trở về nước.
Có một thực tế gần đây, tháng 09/2019 chính phủ Đức đã huy động lực lượng 300 cảnh sát đã truy quét một đường dây nhập cư trái phép vào Đức ở 5 tiểu bang. Cảnh sát đã lục soát 33 căn hộ, cũng như các địa điểm cư trú khác. Có 9 người Việt Nam đã bị bắt sau cuộc truy quét này.
Qua điều tra, cảnh sát cho biết ngoài dịch vụ kết hôn giả, nhóm buôn người trái phép này còn cung cấp dịch vụ chứng minh quan hệ bố-con giả, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng của Đức để xin quyền cư trú. Theo các nhà chức trách, mỗi năm có khoảng 5000 trường hợp ‘‘bố giả‘‘ như vậy. Những người Đức đồng ý hợp tác với những đường dây này thường không có công ăn việc làm, chỉ hưởng trợ cấp xã hội.
2.2. Buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu
Nhập cư trái phép vào Đức từ nước thứ 3 như Ba Lan bằng đường bộ hoặc xe
Một hình thức nhập cư trái phép vào Đức nữa của người Việt để được vào Đức đó là buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu. Trong vài năm gần đây, số lượng người Việt Nam nhập cư trái phép vào Đức ngày một tăng, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Một sự thật đau lòng và đầy thương xót mà ít ai biết đến.
– Tháng 6/2018, cảnh sát Đức đã bắt được một nhóm buôn người ở gần biên giới Đức – Ba Lan, trong đó có hai kẻ cầm đầu và 12 người Việt Nam, trong đó có 2 trẻ vị thành niên.
– Hai kẻ cầm đầu đã bị bắt, nhóm người lớn được trả về Ba Lan, còn hai đứa trẻ đã được đưa về các trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, cả hai đứa trẻ đều biến mất không lâu sau đó.
Ở Ba Lan, một phiên tòa đã được tổ chức để xét xử các đối tượng có hành vi buôn người trái phép sang Đức. Trong phiên tòa này, một thanh niên Việt Nam đã cho biết: cậu thường xuyên bị đánh đập, đe dọa, bỏ đói cũng như bị bóc lột sức lao động. Hành trình qua Đức để chạm được “giấc mơ Tây Âu” này của cậu đã trải qua rất nhiều khó khăn:
– Từ lúc bà của cậu phải thế chấp nhà của mình cho các tay môi giới
– Sau đó cậu được đưa sang Ba Lan, cậu bị giam trong một căn phòng nhỏ suốt một tuần lễ trước khi được đưa sang Đức với một nhóm 9 người Việt khác.
Theo các nhà chức trách, đã có không ít trường hợp người Việt bị vận chuyển trong các thùng chứa hàng, các thùng đồ đông lạnh và phải chịu những tổn thương về thân thể, thậm chí là tính mạng.
Nhà chức trách Ba Lan gọi đây là hành động buôn người, một dạng nô dịch thời hiện đại. Rất nhiều nạn nhân của những đường dây này là thanh thiếu niên từ các gia đình nghèo, không ít trong số đó là trẻ mồ côi. Trên con đường từ Việt Nam sang Đức, rất nhiều người trong số các thanh, thiếu niên này đã bị bỏ đói, bị ép làm việc không công, đánh đập, thậm chí quấy rối (bản gốc: cưỡng hiếp). Địa điểm cuối cùng của những cuộc hành trình này thường là các sa-lông mát-xa, các cơ sở lao động không có đăng kí rõ ràng.
3. Cái giá phải trả của việc nhập cư trái phép
Cái giá phải trả cho việc nhập cư trái phép tại Đức có khi là rất đắt và đánh đổi bằng mạng sống của bản thân
Những hình thức nhập cư trái phép vào Đức trên đều phải trải qua một cái giá rất đắt.
Trong vụ triệt phá đường dây kết hôn giả gần đây, cảnh sát đã thu giữ được khoản tiền lên tới 5 chữ số. Theo thống kê của Cục phòng chống tội phạm và ma túy của Mĩ, chỉ riêng trong năm 2016, các đối tượng đã thu về 6 triệu đô tiền lợi nhuận. Đối với các vụ án đã được phá, cảnh sát và chính phủ Đức luôn có những biện pháp trừng phạt thích đáng cho các đối tượng chống lại pháp luật.
Một số hình thức phạt cho các đối tượng này tùy theo mức độ và thời gian phạm tội, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng là phạt tù. Đối với các dịch vụ đưa người sang Đức trái phép, tùy theo mức độ nghiêm trọng, hình phạt cho đối tượng tổ chức đường dây sẽ là từ 03 tháng đến 10 năm tù giam.
Nhập cư trái phép tại Đức
Dẫu có thể những người phạm tội trước đó đã có biết được những hậu quả này, nhưng sự ham muốn và ước mơ thay đổi cuộc đời ở bầu trời Tây Âu không chính thức đã khiến họ lâm vào cảnh như vậy. Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, tương lai rộng lớn hơn khi chọn định cư tại Đức là hoàn toàn được mơ ước. Tuy nhiên, thực hiện giấc mơ đó như thế nào, làm gì để đạt được nó mà không phạm pháp, không ảnh hưởng đến hệ quả sau này con cháu phải nhận lấy, không bị vết dơ trong lý lịch thì hãy thực hiện. Có thể bạn sẽ sống sung túc, tốt hơn hoặc sống trong sự hối hận, hổ thẹn, nghèo khó là do bạn chọn. Các bạn trẻ có khả năng học có thể chọn con đường du học nghề với chính sách định cư sau 5 năm tại Đức. Đây là cơ hội giúp các bạn nhập cư hợp pháp vào Đức một cách đường đường chính chính và có một cuộc sống tốt đẹp cho cả thế hệ sau của bạn.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên tư vấn du học Đức, tư vấn du học nghề tại Đức ngành điều dưỡng và trung tâm học tiếng Đức tại TpHCM uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp. IECS công ty số 1 về du học Đức, du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Đức tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính công ty ở tại quận Tân Phú gần sân bay Sài Gòn.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/suNguyHiemCuaNhapCuTraiPhep.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-07 19:04:092023-08-02 01:19:54Sự nguy hiểm của việc nhập cư trái phép vào Đức
Văn hóa ứng xử của người Đức có rất nhiều điều thú vị và hay ho, được cả thể giới ngưỡng mộ và tôn trọng. Tìm hiểu thêm một vài điều mới mẻ sẽ giúp cuộc sống của bạn có thêm nhiều màu sắc. Hãy cùng IECS khám phá những nét đẹp ấy qua qua văn hóa ứng xử của người Đức nhé.
1. Bắt tay
Người Đức rất hay bắt tay trong nhiều dịp khác nhau, lúc chào hỏi và tạm biệt là lúc mà họ bắt tay nhiều nhất. Một người mới khi bước vào một nhóm và đi chào hỏi bắt tay những người khác là chuyện rất bình thường.
Băt tay được xem là một trong những văn hóa của người Đức
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, họ luôn nhìn thẳng vào mắt đối phương để trò chuyện, ngay cả khi bắt tay và cả chạm cốc nhau. Nếu bạn mới qua Đức, bạn nên lưu ý điểm này khi bắt tay ai đó nhé. Nếu bạn quên không nhìn thẳng vào họ khi bắt tay thì đối phương sẽ ngầm hiều là bạn không tôn trọng họ đấy.
Người Đức họ được đánh giá là rất lịch sự và tinh tế. Lời cảm ơn và xin lỗi ở Đức họ sử dụng rất thường xuyên, điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác của họ mặc dù có thể họ không có lỗi, hoặc không có gì để nói cảm ơn.
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hai từ này được dùng rất nhiều vì họ được nuôi dạy dạy về tầm quan trọng của nó từ nhỏ, kể cả một đứa trẻ ở Đức cũng luôn luôn sử dụng hai từ này.
Uống rượu và bia được xem là một phần không thể thiếu của văn hóa Đức
Uống rượu và bia được xem là một phần không thể thiếu của cả những bữa tối bình thường ở Đức. Nhưng bạn có quyền được từ chối và đó là điều được chấp nhận rất bình thường khi trong một bữa ăn.
Một người Đức họ từ chối rất lịch sự và không có gì phải gọi là ngại ngùng cả, trong văn hóa ứng xử của người Đức điều đó được xem là rất bình thường và được chấp nhận. Độ tuổi hợp pháp được uống rượu bia ở Đức là 16, với rượu mạnh là 18 tuổi.
4. Đúng giờ
Người Đức luôn luôn đúng giờ
Đến đúng giờ trong một cuộc hẹn hoặc họp kinh doanh là điều mà hầu hết người Đức luôn luôn làm. Họ thường đến sớm tầm 5 đến 10 phút trước khi các cuộc hẹn quan trọng diễn ra, và sẽ gọi điện cho bạn nếu họ không thể đến đúng giờ. Văn trong hóa ứng xử của người Đức, họ không chấp nhận một người đến trễ dù là chỉ vài phút, vì điều đó được xem làm bất lịch sự và không đáng tin cậy.
Người Đức rất có ý thức về môi trường và luôn phân loại rác của họ để giúp tái chế dễ dàng hơn. Phân loại rác thải được xem là một điều rất quan trọng ở Đức, và là điều tối quam trọng trong văn hóa ứng xử của người Đức. Nếu như chẳng may bạn bị hàng xóm phát hiện đang ném chai thủy tinh vào thùng giấy, có thể bạn sẽ bị đánh giá và nhìn với ánh mắt tức giận, đôi khi chỉ việc nhỏ như thế lại có thể ảnh hưởng đến quan hệ hàng xóm của bạn.
Vậy nên bạn nên chú ý nếu sống ở Đức nhé: Có các thùng riêng cho rác thải nhựa và giấy cũng như phân trộn – mỗi thùng có màu sắc riêng. Chỉ những thứ được gọi là chất thải còn lại mới đi vào thùng màu xám. Hãy bỏ chúng đúng vào nơi mà chúng thuộc về.
6. Văn hóa ứng xử của người Đức trong cách ăn uống
Thói quen vừa nhai vừa nói chuyện trong các bữa ăn thì được cho là không lịch sự ở Đức, họ sẽ rất khó chịu với bạn đấy bởi vì văn hóa ứng xử của người Đức họ không bao giờ làm vậy cả.
Vì vậy đừng bao giờ nói chuyện mà trong miệng còn thức ăn nhé, hãy luyện cho mình thói quen không vừa nhai vừa nói nhé. Nếu đi ăn ở nhà hàng, bạn cũng có thể tip cho người phục vụ bàn của bạn 5 – 10% hóa đơn. Điều đó là lịch sự và được xem là lời cảm ơn của mình đến người phụ vụ.
7. Đừng chọn nhầm loại hoa hồng
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hoa hồng đỏ được xem là tình yêu, sử dụng trong các tình huống đặc biệt lãng mạn.
Người Đức có nghi thức cắm hoa rất phức tạp, nếu chọn nhầm loại hoa, màu hoa cho dịp đặc biệt thì rất là buồn cười đấy. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hoa hồng đỏ được xem là tình yêu, sử dụng trong các tình huống đặc biệt lãng mạn.
Hoa hồng trắng được xem là vật trang trí mộ và được sử dụng tại các đám tang. Để tránh xảy ra các tình huống hiểu lầm xấu hổ, bạn nên nhờ người bán hoa tư vấn nên chọn hoa nào là phù hợp nhé.
8. Đứng bên phải khi chờ thang cuốn
Khi bạn ở Đức và đi vào các bến tàu hay các trung tâm thương mại, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mọi người đều đứng ở phía phải khi sử dụng thang cuốn. Lý do là họ nhường cho người bên trái thang cho những người vội vã cần đi nhanh. Đừng quên quy tắc này nhé khi sống ở Đức nhé.
9. Chờ người trong thang máy ra trước
Người Đức có một quy tắc khi sử dụng thang máy là không bao giờ bước vào thang máy khi còn người ở trong. Có nghĩa là, khi thang máy mở cửa, họ sẽ đợi hết người ở trong ra trước rồi mới vào.
Tương tự khi chờ tàu bạn cũng nên để mọi người đi ra trước. Điều này được gọi là văn hóa ứng xử của người Đức mà ai cũng nên biết, một việc nhỏ thôi nhưng có thể do vội hoặc không kịp quan sát mà bạn bỏ qua mất điều này.
10. Giữ cửa cho người phía sau
Bạn sẽ bị xem là rất bất lịch sư khi không giữ cửa cho người phía sau khi vào trường học hay trung tâm thương mại. Bởi vị họ có thể bị cửa đập vào mặt nếu bạn vô tư thả ra. Chỉ cần bỏ ra vài giây để giữ cửa cho người vào sau, bạn vô tình sẽ nhận được một nụ cười thân thiện hay lời cảm ơn từ họ. Như vậy chẳng phải vui hơn sao.
11. Vượt đèn đó là điều rất cấm kỵ
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, vượt đèn đỏ, đó là điều cấm và hiếm khi được chấp nhận
Người Đức rất yêu luật lệ và các quy tắc và điều này cũng áp dụng cho cả đền giao thông. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, họ không chấp nhận một người đàn ông trưởng thành vượt đèn đỏ, nó là điều cấm và hiếm khi được chấp nhận.
Bởi vì có thể chính hành động phạm luật của người lớn sẽ khiến những đứa trẻ bắt chước theo. Và nếu bạn vô tình gặp đèn đỏ mà không dừng lại thì bận sẽ bị nhận một phiếu phạt là điều rất bình thường.
12. Văn hóa khỏa thân ở Đức
Chủ nghĩa khỏa thân, văn hóa khỏa thân, rất phổ biến ở Đức.
Bạn có bao giờ từng có kế hoạch đi đến phòng tắm hơi mà không mặt đồ bơi không. Chủ nghĩa khỏa thân, văn hóa khỏa thân, rất phổ biến ở Đức. Điều đó có thể lạ với nhiều nước Châu Á như Việt Nam nhưng trong văn hóa ứng xử của người Đức thì đó là một điều hết sức bình thường.
Nhiều người Đức thích cởi đồ trên các bãi biển theo chủ nghĩa khỏa thân và đi dạo xung quanh như Adam và Eve. Buổi thăm quan tắm hơi cũng có đông đảo người hâm mộ nước này. Trong cả hai trường hợp, không thể để mặc đồ tắm vào. Trong các khu khỏa thân và trong phòng tắm hơi, mọi người thả rông vỏ bọc hoặc bị coi là thiếu thận trọng.
Hôn cũng là một trong những văn hóa ứng xử của người Đức
Khi bạn bè thân thiết chào nhau, thường hôn cả má trái và má phải. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra trong môi trường kinh doanh vì nó không phù hợp.
14. Tại bàn
Một điều nhỏ bé trong các bữa ăn sử dụng dao nĩa của người Đức sẽ giúp bạn trở thành một người tinh tế vô cùng. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, khi bạn để dao và nĩa trên đĩa là dấu hiệu cho thấy bạn chưa hoàn thành bữa ăn của mình. Đặt dao và nĩa song song ở phía bên phải đĩa là tín hiệu cho người phục vụ biết rằng bạn đã hoàn thành và họ có thể đến dọn đĩa của bạn đi.
15. Sinh nhật
Văn hóa của người Đức cũng rất đặc biệt trong tổ chức sinh nhật. Nếu không tổ chức thì cũng không sao, nhưng nếu bạn tổ chức sinh nhật cho riêng mình thì bạn nên cung cấp đủ đồ ăn và thức uống cho tất cả khách mời nhé. Đổi lại bạn sẽ nhận được rất nhiều quà sinh nhật. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, nó cũng là phong tục để mang bánh cho đồng nghiệp vào ngày sinh nhật.
16. Cửa đóng
Người Đức thích hòa bình và sự riêng tư. Họ thường xuyên đóng cửa khi có ở nhà, nhưng bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt khi gõ cửa. Cánh cửa đóng không có nghĩa là người đó không thể bị quấy rầy và không tiếp đón bạn.
Văn hóa ứng xử của người Đức là nét đẹp rất riêng và hiện đại. Có nhiều điểm hay mà bất kỳ bạn bè quốc tế nào đến Đức cũng sẽ rất vui khi học được nó. Biết thêm một chút về văn hóa ứng xử của người Đức rất là thú vị đúng không nào?!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/Van-hóa-ung-xu.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-10-15 09:36:342021-11-25 06:50:3316 văn hóa ứng xử của người Đức bạn nên biết
Hôm nay (24/7/2020) là ngày kỉ niệm 5 năm sống và làm việc ở Đức của tôi – nước Đức với bao kỳ vọng và mơ ước. Như vậy tôi đã đạt được điều kiện cần và quan trọng nhất để xin lên định cư vô thời hạn sau 5 năm đi làm và đóng tiền hưu trí, còn thiếu điều kiện đủ là B1 tiếng Đức.
Tôi đã không dám mơ đến ngày đó khi nỗ lực để đạt được học bổng qua Đức du học diện nghiên cứu sinh bị thất bại. Khi ấy tôi 27 tuổi, không còn trẻ gì nữa để tiếp tục chờ đợi cơ hội khi làm việc ở một trường Đại học ở Hà Nội, không phải là diện đào tạo nguồn của trường.
Tầm tuổi đó, bạn bè học Đại học cùng tôi ngành IT đã ra trường, đi làm nhiều năm, không nhiều nhưng có những người nổi bật, tích luỹ kinh nghiệm, có thu nhập khá tốt và rồi họ lập gia đình. Còn tôi thì chỉ có thể kỳ vọng một cơ hội ra nước ngoài học tập để có thể thay đổi cuộc đời, nhưng điều đó đã không đến, tôi đã cảm thấy tuyệt vọng khi biết tin hồ sơ xin học bổng không thành công.
Sau đó vài tháng, một cơ hội khác đến với tôi, một ông người Ý giới thiệu cho tôi một ông người Ý khác đang làm việc ở Bremen và cần nghiên cứu sinh qua làm dự án cùng. Tôi không có hy vọng gì nhiều lắm nhưng mà không biết vì lý do gì, ông ấy đã nhận tôi.
Ngày nhận được tập hồ sơ của DHL gửi về, tôi thấy tự hào vô cùng, từ mức thu nhập ít ỏi ở cơ quan nhà nước, sang một mức lương cao vút (dĩ nhiên trước thuế – nhưng sau tôi cũng không nghĩ là cao lắm khi sống và làm việc ở Đức), tôi thấy tự hào vô cùng. Sắp được đi du học, cuộc đời tôi sẽ thay đổi, mọi người sẽ phải nhìn tôi với ánh mắt khác, tôi tự hào và nghĩ là như vậy bố mẹ tôi cũng có dịp được nở mày nở mặt.
Nhận được hợp đồng lao động rồi, tôi nhanh chóng đăng ký lịch xin VISA, nhưng không có bất kỳ một vị trí trống nào cả trong vài tháng sau đó, trong khi hợp đồng lao động của tôi bắt đầu vào tháng 7. Mỗi ngày tôi vào trang Web Đại sứ quán Đức ở Hà Nội để trông chờ và rồi tôi may mắn có được 1 buổi đến nộp hồ sơ khi đăng ký được lịch qua website. Đúng ra, vị trí mà tôi đăng ký là dành cho người đi du học, còn tôi thực chất là đi làm cho trường Đại học ở Bremen, nhưng dù sao thì tôi đã không bị bắt bẻ gì, dù trước đó tôi đã nhiều lần gửi email tới Đại sứ quán Đức và bị họ nói sẽ không trả lời email nữa vì hỏi nhiều quá.
Một tuần sau đó, tôi nhận được cuộc gọi để lên nhận VISA, tôi chưa từng ra nước ngoài, hộ chiếu trắng, giờ được dán tờ giấy xanh xanh mà tôi cũng không biết là ghi gì vì là tiếng Đức. Tuy vậy, tôi đã phải xin lùi hợp đồng lại 1 tháng vì công việc ở VN không cho đi, do dự án phải báo cáo và cũng bị chậm lại. Do vậy, tới gần cuối tháng 7 tôi mới qua Đức, thay vì lẽ ra phải qua từ tháng 6 để bắt đầu làm việc từ tháng 7.
Phần 2: Ấn tượng đầu đời với nước Đức
Cái gì lần đầu làm cũng luôn khiến người ta nhớ đến, mối tình đầu tiên, nụ hôn đầu tiên,…và lần đầu tiên tôi ra nước ngoài, là lần đầu tiên tôi lên máy bay, rời thủ đô Hà Nội yêu dấu để tới Đức dù chẳng biết 1 chữ tiếng Đức bẻ đôi.
Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Frankfurt, nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay, tôi thấy một khung cảnh hoàn toàn khác, tôi tự tin rằng mình sẽ không gặp trở ngại gì. Dĩ nhiên, thực tế không đơn giản vậy, khi di chuyển từ Terminal 2 qua Terminal 1 để lên chuyến bay từ Frankfurt tới Bremen sau đó, tôi không làm đúng tư thế khi qua máy kiểm tra an ninh và bị họ giữ lại rà quét từ đầu đến chân. Tôi cố gắng nói, đây là lần đầu tôi tới Đức nhưng họ bỏ ngoài tai và làm công việc của mình. Đó là lần đầu tôi hiểu tính cách của người Đức, họ không tin vào bất cứ thứ gì, nếu không qua kiểm tra hay có bằng chứng xác thực.
Sau đó, tôi lên máy bay tới Bremen và ông người Ý cùng 1 PhD student của ông ấy ra đón và đưa tôi về 1 Hostel ở gần Bremen Hauptbahnhof mà tôi đã đặt khi ở VN.
WOW!!! Mọi thứ bên ngoài thật tuyệt vời, đường phố trông khác hẳn ở Hà Nội, lại còn có những ngôi nhà, quảng trường, nhà thờ cổ kính, mọi thứ choáng ngợp với tôi. Dù do chênh lệch múi giờ, tôi cảm thấy mệt mỏi nhưng họ vẫn dành thời gian đưa tôi đi chơi rồi ăn tối trong trung tâm, rất lịch sự khi đã đón tiếp tôi tử tế.
Đó cũng là lần đầu tiên tôi thấy buổi tối sao dài đến vậy, ở VN, 7h tối đã tối rồi mà ở Đức 10h tối trời vẫn sáng, ở trong Hostel, tôi không nói chuyện với ai, chỉ âm thầm khám phá những điều mới mẻ ở nước Đức.
Tuần đầu tiên này là tuần mà tôi cảm thấy hứng thú nhất vì tôi được tự do làm những gì mình thích, không còn ở nhà sống với bố mẹ, giờ tôi có thể đi đâu cũng được, không ai nói gì, tôi đi bộ xung quanh trung tâm của Bremen, tôi chưa từng nghĩ mình có thể đi bộ được nhiều và xa đến thế.
Rồi thì tự đi siêu thị nấu ăn những đồ mình muốn, thay vì mẹ ở nhà đi chợ. Ngày qua ngày, tôi cảm nhận được phần nào đó của nước Đức hối hả, hiện đại và công nghiệp. Đó là khoảng thời gian mà tôi thấy bình yên nhất khi đặt chân tới nước Đức.
Phần 3: Những gáo nước lạnh của cuộc sống
Không biết tiếng Đức nên tôi gặp khó khăn khi đi đăng ký địa chỉ nhà và đặc biệt là đi đăng ký dịch vụ bảo hiểm AOK, khi tôi cố giải thích tôi cần cho người đi làm với bà quản lý có thể nói tiếng Anh, tôi không phải là sinh viên, thì bà đó nói tôi im lặng và liên lạc với bộ phận quản lý sinh viên của trường Đại học để kiểm tra tôi có phải sinh viên không. Sau cùng, nhờ có một cô nhân sự ở trường nói rõ tình hình thì AOK mới hiểu vấn đề. Tôi thấy người Đức thật sự cứng nhắc và đến giờ tôi luôn nghĩ vậy, nên không còn bị sốc như lần đầu đó nữa.
Tôi bắt đầu công việc từ đầu tháng 8, ông người Ý đón tôi qua không phải là quản lý trực tiếp mà là ông giáo sư người Đức. Lúc đầu ông ấy cũng tỏ ra thân thiện, nhưng rồi mọi thứ chuyển theo chiều hướng xấu. Dù học ngành IT nhưng tôi không có kinh nghiệm lập trình với ngôn ngữ Java, tôi không biết làm gì hết với những việc mà ông ấy giao cho. Thêm vào đó, ông ấy chê tiếng Anh của tôi, nói không thể hiểu. Quả thật, trong một nhóm những người làm việc cho ông ấy thì tôi là người kém cỏi nhất. Trong những buổi họp nhóm, những người kia hồ hởi trao đổi, thảo luận những vấn đề, còn tôi thì im lặng, tôi không thể nói gì vì tôi không hiểu gì, cũng như việc bị chê nói tiếng Anh dở ngay trong cuộc họp, điều đó làm tôi thấy vô cùng thất vọng.
Nhịp độ sống và làm việc ở Đức
Và rồi điều mà tôi không bao giờ nghĩ đến đã đến, ông giáo sư nói rằng, tôi không nên tiếp tục việc làm nghiên cứu sinh nữa ngay trong tháng sau đó. Mới chỉ bắt đầu làm việc được 1 tháng mà nhận được tin như vậy, tôi đã nghĩ rằng, mọi việc với mình đã chấm dứt. Hy vọng mình sẽ có cuộc sống và làm việc ở Đức khác với Việt Nam, để có cơ hội đổi đời, đã không còn nữa. Nếu công việc bị chấm dứt thì mình sẽ phải về VN, là nỗi thất bại không chỉ cho bản thân mà gia đình. Rồi về VN thì làm gì để sống, khi đã từ bỏ vị trí làm việc ở cơ quan nhà nước đó. Nếu trẻ hơn, 20, 21 tuổi, tôi không sợ, nhưng khi đã 27 tuổi rồi, tôi hiểu cơ hội không đến với mình thêm lần nữa.
May thay là, ông giáo sư không cho tôi về nước mà giữ lại công việc tôi làm ở trường, cũng vẫn làm vị trí cũ nhưng không nghiên cứu gì hết, chỉ làm những gì liên quan đến lập trình phần mềm. Tuy vậy, trong 3 tháng đầu, tôi cũng không nhận được sự giúp đỡ của cả ông giáo sư hay những người đồng nghiệp, mọi thứ phải mò mẫm và nhiều lần nhận những email than phiền hay trách mắng của ông giáo sư sao làm chậm, tốn kém tiền của. Dĩ nhiên, tôi cũng đã cố gắng chủ động hỏi đồng nghiệp nhưng không mấy ai giúp đỡ, có người có giúp nhưng chỉ khi họ rất rảnh. Đó thật sự là những ngày tháng, mà tôi không thể quên, khi giấc mơ tan tành và bản thân thấy kém cỏi và bị coi thường.
Phần 4: Cuộc sống và làm việc ở Đức mỗi ngày như thế nào
Sau 3 tháng đầu chật vật với công việc thì tôi dần dần theo được với những công việc, phát triển những chắc năng, tìm những lỗi đơn giản của phần mềm. Nói thật là tôi thấy sinh viên học ở trường còn giỏi hơn tôi nhiều, nhưng tính cách của ông giáo sư thì không mấy người thấy dễ chịu nên dần dần những người làm cùng cũng chuyển đi gần nửa.
Do cũng biết việc một chút nên tôi ít dần nhận được những email than phiền. Sau này, khi tôi hiểu tính cách của ông giáo sư thì tôi đôi khi tôi cũng tỏ thái độ, không mềm nữa nếu thấy ông ấy nói gì không đúng. Dù sao thì khi bạn sống và làm việc ở Đức thì bạn cũng nên học theo người Đức, thấy gì chướng tai, gai mắt phải phản ứng liền.
Và rồi công việc của tôi ở trường Đại học cứ thế trôi qua đến nay được 5 năm. Tôi không nghĩ rằng thời gian tôi làm việc ở đây đã giúp tôi thay đổi nhiều trong kinh nghiệm IT của mình, đó không phải là công việc chỉ cần chăm chỉ, quen tay là làm được nhưng vì chỉ làm một vài công nghệ đã cũ nên tôi tự cảm thấy việc nếu phải chuyển đổi qua vị trí làm việc khác sẽ khó khăn. Do vậy, tôi đã lựa chọn là, dù không thích nhưng cũng phải cố gắng chờ đến khi có giấy tờ ổn định, lúc đó có thể đi tìm một vị trí công việc khác, ở thành phố khác. Tôi luôn nghĩ đến Berlin hay đến Munich để có được thu nhập cao hơn và hơn hết là có thể gặp gỡ được nhiều người, tìm người yêu.
Ở VN tôi cũng không có bạn, ban ngày đi làm, tối về nhà, không đi chơi tối bao giờ và qua Đức này thì cũng tương tự nhưng tệ hơn là vì tôi có thể làm việc ở nhà, nên phần lớn là tôi không ra ngoài. Mỗi ngày trôi qua là sáng dậy ngồi làm việc đến chiều, tối xem Youtube, trước đây là xem clip tiếng Anh, giờ thì tôi tự học tiếng Đức và phần nhiều thời gian là vào FB. Đó là một cuộc sống và làm việc ở Đức vô cùng tẻ nhạt dành cho người bị trầm cảm, muốn cách ly xã hội vì ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài vì kỹ năng ngoại ngữ không tốt.
Những ngày tháng đầu tiên bị vùi dập đó đã làm tôi nghĩ rằng, mình luôn phải để phòng, vì nếu chưa có giấy tờ vô thời hạn, nếu phải về nước mà không có tiền thì rất kém cỏi. Do vậy, tôi đã hạn chế chi tiêu tối thiểu, chỉ mua những thứ đồ ăn rẻ tiền và sau nhiều lần thì thấy là có thể sống được với 60 Euro / tháng cho tiền ăn và 265 Euro cho tiền nhà. Mỗi tuần đi siêu thị, tôi chỉ mua:
2 kg gạo (2 Euro)
2 kg cánh gà (8 euro)
1 hộp trứng (1.25 euro)
1 kg cà chua (2 euro) hoặc 1 kg cà rốt (1 euro)
500 g mỳ Ý (40 cent)
1 gói kẹo bạc hà (75 cent)
Hàng tháng đóng góp 1 euro vật dụng chung cho WG với 2 người khác.
Cũng như những gì lần đầu, khi tôi có 100 triệu thì tôi có thấy vui 1 chút nhưng 200 triệu hay 500 triệu thì vẫn vậy mà thôi. Khi lên đến 1 tỷ thì lại có niềm vui nhưng 1 tỷ 200 triệu thì cũng vẫn vậy.
Nói như vậy, không phải để khoe số tiền tôi có, ý tôi muốn nói là, số tiền tiết kiệm đó không là gì cả. Vẫn không đủ để mua được một ngôi nhà khi sống và làm việc ở Đức và để đánh đổi nó là 5 năm nhịn ăn, nhịn mặc. Tôi không khuyên các bạn trẻ tuổi làm như tôi, tương lai của các bạn còn dài, học tập ở Đức, thông thạo tiếng Đức thì sao phải sống khổ sở như vậy. Vì tôi không giỏi thứ gì nên tôi mới tính đến việc tiết kiệm như vậy, nhưng khi có số tiền như trên thì tôi cũng không thấy là nó giúp ích được gì cho mình cả. Tôi không vào trang web của ngân hàng nhìn số tiền mỗi ngày mà thấy hạnh phúc.
Nhưng quả thực, nếu một ngày mà tôi không còn việc làm thì những đồng tiền mà tôi tích góp 1 cách có nhiều người nghĩ là keo kiệt, bủn xỉn đó, sẽ giúp tôi tìm một giải pháp khi sống và làm việc ở Đức, như mở 1 quán ăn nhỏ hay cửa hàng. Tôi luôn nghĩ đến tình huống này và lúc đó, không có tiền thì có muốn cũng không làm gì được.
Phần 5: Những bài học khi sống và làm việc ở Đức
Vì chỉ ở nhà, nên có nhiều thời gian rảnh, trước đây, mỗi năm tôi có đi Urlaub loanh quanh các nước châu Âu một mình, nên tôi có nhiều thời gian và chủ yếu là lướt FB, đi comment dạo trên group hội sinh viên Đức. Dần dần, tôi được nhiều người biết đến vì những suy nghĩ trái chiều và được gọi là Idol sau bài tâm sự về nguy cơ ế vợ khi sống và làm việc ở Đức, miêu tả cuộc sống và làm việc ở Đức nhàm chán của tôi và muốn tìm người yêu mà không biết làm thế nào.
Đó là một dấu ấn kinh hoàng khi đọc những comment từ bài viết đó. Nhưng dù mạng ảo, cảm xúc là thật thì tôi cũng muốn chia sẻ với mọi người bên dưới. Tôi không phải là nghệ sĩ hài, điều tôi muốn là mọi người có thể vui vẻ, cuộc sống và làm việc ở Đức diễn ra hằng ngày bên ngoài xã hội đã đủ mệt mỏi rồi, có thể chia sẻ gì đó qua mạng, giúp đem lại tiếng cười cũng là điều tốt để đóng góp cho cộng đồng (và kết giao bạn bè / tìm người yêu).
Hãy học tập tốt tiếng Đức: việc này rất rõ ràng. Ngôn ngữ là rào cản trong cuộc sống, khiến mọi người không thể hoà đồng. Việc học tập tốt ngoại ngữ giúp bạn tự tin trong học tập, làm việc. Nói ra những điều bạn nghĩ, bạn muốn nói để người khác hiểu được, là điều căn bản nhất trong giao tiếp mà ngoại ngữ cản trở. Vì vậy, tôi ngưõng mộ những bạn được học tập ở Đức và có khả năng ngoại ngữ tốt, vì tôi thấy tương lai của họ rất ổn định.
Có ít nhất một người bạn thân để tâm sự: mỗi người có một cuộc sống và làm việc ở Đức riêng, dù ở xa hay gần thì nếu bạn có một người bạn thân, sẵn sàng lắng nghe khi bạn gặp khó khăn, hay nếu ở gần thì tuyệt vời hơn nữa. Người bạn đó có thể là Việt Nam hay Đức, không quan trọng, quan trọng là không chất chứa những ưu tư, phiền muộn trong lòng và lâu dần dẫn đến trầm cảm.
Đối nhân xử thế ngoài đời hay trên mạng xã hội: khi sống và làm việc ở Đức, bạn hoàn toàn phải độc lập và tự quyết định mọi thứ, có rất nhiều cám dỗ, những kẻ muốn trục lợi từ tình cảm hay tiền bạc của bạn. Nếu bạn có cơ hội va chạm, giao tiếp nhiều, dần dần bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Tôi không có cơ hội như vậy, thời gian tôi dành nhiều cho FB để giao lưu với người khác và tôi hiểu rằng, mình không thể sống và làm việc ở Đức trái ngược với quan điểm của đám đông được, nhưng cũng không phải vì một ý kiến chê bai, dè bỉu của ai đó mà khiến cảm xúc hậm hực, chỉ muốn đôi co với người đó. Ý tôi muốn nói là, tranh luận ở ngoài đời hay trên FB, nếu tôn trọng lẫn nhau, không dùng những từ ngữ thù địch, thì sẽ không ai bị block, mà có thể kết nối thêm được nhiều bạn bè.
Hãy có 1 đam mê hay sở thích: bất kỳ việc gì, giúp bạn thấy có niềm vui mỗi ngày, thấy cuộc sống có ý nghĩa, đều có giá trị. Nếu đam mê đó đóng góp cho sự phát triển tương lai của bạn thì càng tốt. Bởi vì cuộc sống và làm việc ở Đức có nhiều khó khăn, nếu không có những niềm vui nho nhỏ đem lại, cảm giác sẽ thấy sống vô nghĩa và dẫn đến trầm cảm.
Hãy nghĩ tích cực hơn về thất bại: chắc chắn không phải tất cả những ai qua Đức đều có thể ở lại được dù muốn, nếu bạn qua học tập thì khi thành công rồi, nếu không tìm kiếm được công việc phù hợp ở Đức, việc quay về VN không phải là đường cùng. Ở Đức thu nhập có thể gấp 4 – 5 lần ở VN nhưng chi tiêu cũng cao hơn và phải sống và làm việc ở Đức – nghĩa là bạn phải chấp nhận xa gia đình, bạn bè. Nếu thất bại khi sống và làm việc ở Đức thì không có nghĩa bạn cũng sẽ thất bại khi sống ở VN, nếu bạn đã có được thành thích, kết quả học tập.
Cuối cùng, tôi không biết 5 năm tới của mình sẽ ra sao. Tôi biết là phải lấy vợ, sinh con và sẽ có nhiều bộn bề của cuộc sống. Tôi nghĩ rằng, 5 năm đầu ở Đức là những năm tháng khó khăn nhất đối với mỗi người, để tốt nghiệp, đi làm. Qua được rồi thì không có nghĩa phần còn lại sẽ chỉ toàn mầu hồng, nhưng ít ra cũng sẽ đỡ vất vả hơn vì những cố gắng đã đạt được.
Đây là bài viết tâm sự cuối cùng của tôi, vì tôi thấy sau 5 năm nhìn lại, mình cũng không có bước tiến gì nổi bật, không phải là người thành công trong cuộc sống để có gì khác chia sẻ. Nhưng tôi nghĩ rằng, bài viết có thể hữu ích cho các bạn trẻ trước và khi mới bắt đầu tới Đức. Sẽ có những ngày tháng mà cảm giác chỉ muốn trở về VN, từ bỏ mọi thứ, nhưng hãy nghĩ rằng, vì sao lại đến đất nước này, có lẽ bạn sẽ muốn thử thêm 1 lần nữa để vượt qua những khó khăn, để giúp bạn khôn lớn và trưởng thành hơn.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/5-năm-sống-và-làm-việc-ở-Đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-08-05 07:30:422021-11-25 06:56:165 năm sống và làm việc ở Đức – Những thăng trầm khó quên
Tất cả các thực phẩm khi được cung ứng vào siêu thị ở đức, đặc biệt các sản phẩm chế biến từ thịt đều được kiểm tra rất nghiêm ngặt – các loại rau củ quả phải luôn trong tình trạng tươi mới có thể trưng bày hoặc trưng bán tại siêu thị ở Đức. Tại đây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy đa dạng các loại xúc xích, phô mai, lúa-yến mạch, những sản phẩm được ưu chuộng nhất ở Đức.
1/ SỰ ĐA DẠNG Ở CHUỖI CỬA HÀNG TRONG SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Ở Đức có khá nhiều những chuỗi cửa hàng lớn cung ứng đủ loại thực phẩm. Trong đó phải kể đến những chuỗi siêu thị ở Đức mặt hàng đa dạng và giá cả phải chăng như Kaufland, Aldi, Lidl, Netto, Penny và Norma. Kaufland là một chuỗi siêu thị ở Đức trực tuyến lớn nhất. Nó mang một lựa chọn đầy đủ các sản phẩm trong nhiều thương hiệu khác nhau. Ngoài ra còn có Edeka điều hành khoảng 4.100 cửa hàng trải rộng từ các cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị lớn. Các chuỗi cửa hàng thực phẩm thường ở mức giá thấp, thậm chí là thực phẩm ở Đức có thể là rẻ nhất so với ở các nước khác ở Châu Âu. Nếu bạn có cơ hội đi du lịch ở các nước lân cận thì nhớ so sánh giá nhé. Một số siêu thị ở Đức như REWE, EDEKA có nhiều mặt hàng thực phẩm với thương hiệu riêng, mặt hàng đa dạng nhiều chủng loại nhưng giá thường nhỉnh hơn một chút so với siêu thị LIDL – 1 trong những chuỗi siêu thị ở Đức rẻ nhất. Nếu bạn là một sinh viên chưa có nhiều thu nhập thì bạn có thể cân nhắc để “săn đón” các chương trình giảm giá tại các siêu thị ở Đức hàng tuần, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi tiêu đáng kể.
Siêu thị ở Đức -Edeka
2/ SIÊU THỊ Ở ĐỨC CŨNG BÁN ĐỒ CHÂU Á
Chợ Châu Á tại Đức – Đồng Xuân Berlin
Nghe có vẻ hơi hiếu kì nhưng kì thực vẫn có rất nhiều cửa hàng tại Đức bán thực phẩm và thức ăn Á, không khó để bắt gặp ở Go Asia, Orient Master, Vinh Loi, Asia Mekong, Dong Xuan Center. Có thể nói, Chợ Đồng Xuân không chỉ là địa chỉ thân thuộc, mà còn là một nét văn hóa riêng của của cộng đồng người Việt Nam ở CHLB Đức, là điểm du lịch hấp dẫn đối với người dân bản địa và du khách quốc tế. Ngay cả trong các chuỗi cửa hàng siêu thị ở Đức như REWE, Kaufland cũng có một số mặt hàng châu Á như gạo, bún, phở, nước cốt dừa…
Siêu thị ở Đức – Kaufland
3/VĂN HÓA XẾP HÀNG KHI ĐI SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Warteschlange
Ở Đức, chờ tính tiền ở siêu thị hay kể cả chợ trời chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn, mua thực phẩm. Trong môi trường chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy. Thực tế ở các nước phía Đông nói chung và người Việt nói riêng thì văn hóa xếp hàng cũng đang dần được hình thành nhưng nhìn chung vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người Việt, đâu đó vẫn còn tình trạng chen lấn, xô đẩy và thậm chí gây ra ồn ào đặc biệt ở các siêu thị hoặc các khu có chương trình giảm giá khủng.
4/”LỢI NHUẬN” thu được khi siêu thị ở Đức
Pfandflaschen abgeben
Nếu ở Việt Nam chai nhựa thường bị vứt lung tung và không được tái chế bởi những cửa hàng tiện lợi bán ra thì ở Đức ta có thể dễ dàng bắt gặp điều ngược lại. Nếu một thức uống trên kệ có giá là 3,8 € nhưng khi tính tiền phải phải trả cho thu ngân là 4,05 €. Bất ngờ không? Vì bạn phải trả 0,25 € cho chai đựng mà bạn đã mua. Nhưng đối với những thức uống có nhãn hiệu hoặc logo, người mua có thể trả lại chai lọ nhựa cho bất kì cửa hàng tiện lợi nào gần đó, bạn sẽ được thu ngân hoàn lại khoản tiền mà đã chi trả cho chai nhựa trước đó-cũng là một trong những lí do đáng giá giúp cho đất nước này trở thành một trong những đất nước sống sạch nhất thế giới.
5/ PHẢI TRẢ TIỀN TÚI ĐỰNG KHI ĐI SIÊU THỊ Ở ĐỨC
Nếu đây là lần đầu đi siêu thị ở Đức thì chắc chắn bạn sẽ không thoát khỏi ngỡ ngàng rằng phải “chi trả” cho khoản túi nylong. Không giống như Việt Nạm, đa số các dịch vụ ở Đức đều phải trả phí. Nếu không mang theo túi đựng, bạn bắt buộc phải mua túi chứ không được cho túi miễn phí như ở Việt Nam. Tại quầy thu ngân ở mỗi cửa hàng, bạn sẽ thấy người dân thường mang theo túi và giỏ đựng thay vì dùng túi ni lông bày bán ở đó.
Nước Đức đã ký một hiệp định để giảm lượng tiêu thụ túi nylon và vào năm 2016 Đức đánh thuế cao hơn vào việc sử dụng túi ni lông, vậy nên sẽ không còn thấy các cửa hàng Đức “cho không” người mua túi nylong.
6/ KHÔNG CÓ XU LẺ KHÔNG LẤY ĐƯỢC XE ĐẨY
Einkaufwagen
6/ Nếu bạn muốn lấy xe đẩy hàng trong siêu thị ở Đức thì bạn phải chuẩn bị 1 đồng xu (1 Euro hoặc 2 Euro tuỳ xe) cho mỗi lần. Sau mỗi lần sử dụng xong, chỉ cần để lại nơi quy định thì bạn sẽ được trả lại khoản tiền đó – tránh tình trạng ồn áo, gây chiếm không gian cho người mua ở siêu thị ở Đức.
Cuối cùng, một điều đặc biệt cũng như khá bất tiện ở đất nước này là hầu hết tất cả siêu thị ở Đức, hàng quán, các cửa hàng dịch vụ sẽ đóng cửa vào chủ nhật. Bên này họ cho là tất cả mọi người ở các ngành nghề, kể cả khối dịch vụ đều phải có ngày nghỉ. Thế nên cuối tuần rất ít người làm việc. Tất nhiên, sẽ vẫn có một số cửa hàng mở cửa nhưng có thể khoảng cách là rất xa nên tốt nhất bạn nên dự trữ thực phẩm đầy đủ cho cuối tuần.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/6-dieu-can-biet.jpg6281200Lê Hoàng Việt Anhhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngLê Hoàng Việt Anh2020-06-19 10:08:252021-11-25 06:59:306 điều cần biết khi đi siêu thị ở Đức
Nước Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiệp. Họ rất chú trọng trong cách ứng xử của mình. Do vậy khi tiếp xúc với đời sống văn hóa ở đây, không chỉ người người châu Á chúng ta mà cả người phương tây sẽ cảm thấy một phần “bất ngờ”.
Bạn đi du lịch hay có ý định sống và làm việc lâu dài thì hãy tìm hiểu tính cách của người Đức và một số quy tắc ứng xử cơ bản ở Đức để cư xử cho đúng mực nhé. Hãy cùng IECS tìm hiểu một số quy tắc sẽ giúp ích cho bạn để tránh khó xử khi giao tiếp ở Đức nhé.
1. Tính cách của người Đức
Người Đức đôi khi bị coi là lạnh lùng, thô lỗ và không hài hước nhưng những điều này chỉ là một đánh giá phiến diện, khi bạn đã sống và làm việc lâu tại Đức bạn sẽ thấy một số đặc điểm nổi bật của người Đức sau đây.
1.1 Làm việc theo kế hoạch
So với các nền văn hóa trên thế giới. Người Đức nổi tiếng làm việc theo lịch trình, mọi thứ đều được lên kế hoạch sẵn từ rất lâu. Vì thế họ luôn trong tình trạng bận rộn và phản ứng bất ngờ khi kế hoạch thay đổi. Cách làm việc tuân thủ theo kế hoạch này giúp họ tiết kiệm thời gian. Và giải quyết công việc hiệu quả, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Ví dụ bạn sẽ bất ngờ khi ở Đức, việc gì bạn cũng phải đặt lịch, ngay cả bồn cầu nhà bạn bị tắc. Bạn cũng phải đặt và đợi lịch sửa từ 2 đến 3 tuần, thông thường là 4 tuần.
1.2 Tính cách của người Đức là đúng giờ
Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc, vì vậy để không bị coi là mất lịch sự bạn nên đến buổi hẹn đúng giờ. Nếu bạn đến trễ hãy gọi điện để thông báo và giải thích lý do. Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy đến sớm 5 phút trước thời gian hẹn vì điều này sẽ gây ấn tượng với người Đức. Họ sẽ bị xúc phạm nếu bạn đến muộn nhiều lần.
1.3 Tính cách thẳng thắn và rõ ràng
Tính cách của người Đức nổi tiếng thẳng thắn, rõ ràng, minh bạch trong mọi vấn đề. Thẳng thắn trong việc góp ý, đánh giá, từ chối hoặc yêu cầu nhờ giúp đỡ… Đừng bất ngờ và buồn nếu ai đó cho bạn lời góp ý thẳng thắn, hay từ chối, điều này chỉ tốt cho bạn thôi.
1.4 Tính truyền thống.
Người Đức rất coi trọng giá trị văn hóa truyền thống, đến với mỗi thành phố của Đức các bạn sẽ thấy đều có một ngày lễ truyền thống. Và ngày lễ đó đã được duy trì hàng trăm năm ở cùng một ngày, một nơi năm này qua năm khác.
1.5 Tính cách của người Đức – Tính sáng tạo
Đức là một trong những quốc gia sản sinh ra khá nhiều nhân tài, nhà phát minh lớn của thế giới. Đây cũng là là quốc gia công nghiệp lớn nhất Châu Âu và đi đầu trong nhiều lĩnh vực như y học, hàng không vũ trụ và xe hơi.
Do đó không ngạc nhiên khi nước này có thể sản sinh ra nhiều phát minh vĩ đại, phục vụ cho cuộc sống của con người cho đến ngày nay. Dưới đây là điểm qua một vài phát minh quan trọng mà người Đức đã tạo ra
Ví dụ: Động cơ diesel, Kính áp tròng, Máy ghi âm, Định dạng MP3 …
1.6 Phân biệt giữa cuộc sống riêng tư và công việc
Người Đức luôn tách biệt rất rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chính điều này dẫn đến các cách ứng xử khác nhau cho phù hợp. Ví dụ ứng xử trong công việc khác với ngoài đời sống. Ứng xử với đồng nghiệp, đối tác khác với bạn bè, người thân. Người Đức tỏ ra lạnh lùng, tạo khoảng cách trong công việc và thậm chí không quan tâm.
Khi làm việc, họ tập trung và chăm chỉ hết sức. Đến lúc nghỉ ngơi người Đức cũng nghỉ ngơi rất thoải mái. Điều này giúp họ cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi . Gửi email liên quan đến công việc sau giờ làm việc cũng là một hiểu hiện bóc lột người lao động. Nên nó bị cấm ở Đức. Thực sự thư giãn khiến họ trở lại với công việc đầy hào hứng và hiệu quả.
1.7 Người Đức rất lạnh lùng
Rất nhiều người nếu mới tiếp xúc với người Đức đều nghĩ người Đức có máu lạnh. Bởi trong cách suy nghĩ của họ, họ sắp xếp mối quan hệ theo kiểu ngăn kéo, người nào ngăn kéo càng gần họ thì họ càng quan tâm. Với những người quen xã giao, họ ở vị trí rất xa „ngăn kéo“ nên họ sẽ không quan tâm.
Khi mối quan hệ đủ gần, người Đức đã coi bạn là bạn thì họ sẽ rất nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ khi bạn cần.
2. Văn hóa giao tiếp thường ngày.
2.1 Văn hóa Chào hỏi
Khác với cách chào hỏi bắt tay của người người Châu Á thì người Đức có cách chào hỏi ôm – hôn. Trong cuộc sống thường ngày, nếu 2 người chưa biết nhau trước. Thì người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào nhau khi bắt tay.
2.2 Làm quen
Giao tiếp ở Đức
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.
2.3 Khoảng cách đứng khi giao tiếp
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 – 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.
2.4 Trong bữa ăn,
Thực chất những phép tắc trên bàn ăn của Người Đức không khó lắm. Chỉ cần bạn biết và chú ý một số quy tắc đơn giản sau:
– Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn
– Khi được mời ngồi, bạn nên ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp.
– Bạn cũng cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn, không được dùng bữa khi chủ bữa tiệc chưa có lời mời.
– Tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống.
2.5 Cách ứng xử qua điện thoại
Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
2.6 Kết bạn với người Đức như thế nào?
Kết bạn với người Đức
Nếu bạn là một sinh viên mới toanh đến Đức thì mình nghĩ: ngoài việc bạn làm quen với hội sinh viên Việt Nam tại Đức thì bạn nên tham gia các hội sinh viên nước ngoài tại trường, các câu lạc bộ của trường về các lĩnh vực bạn yêu thích, tại đó bạn sẽ tìm được những người có cùng sở thích bạn sẽ dễ dàng kết bạn cũng như trò chuyện hơn.
Và tại các thành phố các bạn sinh sống, cũng có nhiều hoạt động do thành phố tổ chức, vì vậy mà việc bạn tham gia các hoạt động này cũng sẽ giúp bạn có cơ hôi kết bạn, những bạn hãy cố gắng là người chủ động giao tiếp cũng như kết bạn với họ.
Ngoài ra nếu bạn là một người theo đạo thì việc bạn tham gia đi lễ tại một nhà thờ thuộc đạo của bạn, thì bạn sẽ gặp rất nhiều người Đức ở đó và bạn có thể kết bạn với họ, họ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm quen và hòa nhập với môi trường và những người cũng theo đạo của bạn. Điều này cũng là một điểm giúp bạn bạn có thể kết bạn thêm với nhiều người hơn tại Đức.
Khi các bạn kết bạn được với những người bạn đức, thì sẽ ngày càng trở nên thân thiết hơn. Đặc biệt là bạn sẽ thấy được một hình ảnh khác từ con người họ, họ sẽ không còn là một người lạnh lùng nữa mà đó là một người rất ấm áp và thân thiện, cũng như họ sẽ luôn giúp đỡ bạn rất nhiệt tình.
Kết bạn với người Đức
Ví dụ như mình: may mắn mình có quen một cặp vợ chồng người Đức ở Việt Nam và luôn giữ liên lạc với họ. Sau khi đến Đức mình có cơ hội đến thăm họ, họ đã rất hào hứng, luôn quan tâm, hỏi han và giúp đỡ mình trong thời gian ở Đức. Vậy nên khi bạn có những mỗi quan hệ thân thiết với người Đức, bạn sẽ thấy họ thật ấm áp.
2.7 Văn hóa mời , tổ chức tiệc tùng và khen chê ở Đức
Mời khách:
Sau một thời gian dài, và bạn đã ổn định, quen với môi trường cuộc sống ở Đức, cũng như đã làm quen được kha khá những người bạn bên Đức, vậy bạn hãy mời một vài người bạn đến nhà chơi và đãi họ một vài món ăn đặc biệt của đất nước mình, và sau đó cùng chơi những trò board game thú vị. Hay như nhân dịp sinh nhật của mình, hãy tổ chức một buổi tiệc và mời họ đến cùng tham gia nhé.
tiệc tùng ở Đức
Việc bạn mời những người bạn thân quen đến nhà mình chơi sẽ làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp và thân thiết hơn. Và các bạn nghĩ sao, sau mỗi lần tụ tập thì bạn sẽ được biết thêm nhiều trò chơi thú vị từ những người bạn Đức của mình. Chúng mình thì mỗi khi tụ tập thường trò chuyện ăn uống và sau đó là chơi Board game, sẽ có rất nhiều trò chơi thú vị mà bạn chưa biết đến và khi bạn được giới thiệu chúng bạn sẽ cảm thấy thật thú vị và giống như được khai mở thêm một điều gì đó khá là mới mẻ.
Tiệc tùng ở Đức:
Nếu bạn là người được mời đến một bữa tiệc ở Đức, thì bạn hãy nhớ rằng người Đức rất đúng giờ, họ luôn đến sớm hơn 10-15 phút của buổi tiệc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do đầy đủ, nhưng hãy báo trước họ 30 phút.
tiệc tùng ở Đức
Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc một ngày bạn nên gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà. Bạn cần chú ý bởi đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đức.
Khi vào bàn tiệc, bạn nên chú ý các phép tắc trên bàn ăn, để tránh trở thành người bất lịch sự nhé.
Sau bất cứ buổi tiệc nào, bạn đều nên gửi thư để bày tỏ lòng cảm ơn.
tiệc tùng ở Đức
Nếu bạn mời mọi người đến nhà mình và tổ chức tiệc tùng, thì bạn hãy trở thành một người chuẩn bị thật chu đáo nhé, và hãy đừng chuẩn bị quá nhiều đồ Việt Nam chỉ nên chuẩn một hai món đặc trưng, vì người Đức chưa chắc đã quen ăn đồ ăn của mình, mà thay vào đó là các món như họ hay ăn như Pizza, xúc xích hay đồ ăn nhanh, dễ làm.
Đặc biệt là chuẩn bị đồ uống nhiều một chút, vì các họ thường vừa uống và cùng nói chuyện phiếm với nhau ngoài ra có nhiều trò chơi liên quan đến uống rượu nên đây là món chủ đạo không thể thiếu trong buổi tiệc tùng. Vậy nên hãy chuẩn bị chu đáo để bữa tiệc trở nên vui vẻ và thật ấm cúng.
Khen chê ở Đức:
tiệc tùng ở Đức
Người Đức “kiệm” lời khen, vậy nên việc bạn ít khi nhận được lời khen từ người nào đó hãy cảm thấy bình thường. Song họ vẫn sử dụng lời khen chỉ là không quá nhiều như những người khác. Và lời khen của họ rất biết cách tiết chế để lời khen đó không quá giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận về diện mạo, trang phục… Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ.
Kết luận
Bạn phải biết quan sát để học hỏi. Có thể lúc mới đầu bạn không quen biết nhưng hãy nhìn vào những người khác để học hỏi và làm theo họ. Điều đó không phải lúc nào cũng có ích nhưng nó sẽ giúp bạn chống chay trong hoàn cảnh bất cập nào đó.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/văn-hóa-đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-06-02 06:31:592021-11-25 06:59:55Tìm hiểu tính cách đặc thù của người Đức và cách ứng xử trong giao tiếp với người Đức chuẩn nhất