Khi bạn không hiểu một vấn đề gì đó, tất nhiên bạn sẽ đặt câu hỏi. Người ta thường phân biệt thành 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức:
Dạng câu hỏi trong tiếng Đức với từ để hỏi (W-Fragen)
Dạng câu hỏi trong tiếng Đức với câu trả lời có/không (Ja/Nein Fragen)
1. W-Fragen
7-W-Frage
Là dạng câu hỏi trong tiếng Đức luôn bắt đầu bằng từ để hỏi (W) và yêu cầu một thông tin nhất định. Bạn có thể yêu cầu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích,… Với câu hỏi trong tiếng Đức dạng W-Fragen bạn không thể trả lời với “Ja” hoặc “Nein” mà phải đưa ra mô tả chi tiết hơn.
z.B: Woherkommst du? – Ich komme aus Deutschland. (Bạn đến từ đâu? – Tôi đến từ nước Đức.)
Wasmachst du? – Ich spiele Fußball. (Bạn đang làm gì? – Tôi chơi bóng đá.)
Dạng câu hỏi trong tiếng Đức với từ để hỏi được hình thành như thế nào?
Một số từ để hỏi trong tiếng Đức:
2. Ja/Nein Fragen
Ja/Nein Fragen
Là dạng câu hỏi trong tiếng Đức với câu trả lời lựa chọn. Nếu trong câu không có từ để hỏi (W), mà bắt đầu bằng động từ của câu thì câu trả lời thường là “Ja” hoặc “Nein“.
Ngoài ra, bạn có thể trả lời là “Doch” hoặc “Nein” nếu câu hỏi là phủ định. “Doch” sẽ được sử dụng khi một câu hỏi phủ định được hỏi về điều gì đó không đúng sự thật hoặc điều gì đó mà chúng ta không đồng ý.
z.B1: Kommst du zur Party nicht? (Bạn không đến dự tiệc à?)
Antwortsatz:
Doch, ich komme zur Party. (Có, tôi đang đến bữa tiệc)
Nein, ich komme zur Party nicht. (Không, tôi sẽ không đến bữa tiệc.)
z.B2: Kaufen Sie kein Auto? (Bạn không mua xe hơi?)
Antwortsatz:
Doch, ich kaufe ein Auto. (Có, tôi đang mua một chiếc xe hơi.)
Nein, ich kaufe kein Auto. (Không, tôi không mua xe hơi.)
Lưu ý: Với dạng câu hỏi trong tiếng Đức ở thể phủ định, không bao giờ trả lời Ja.
W-Fragen và Ja/Nein Frage là các dạng câu hỏi trong tiếng Đức cơ bản ở trình độ A1. Các câu hỏi W-Frage sẽ đi theo các bạn trong suốt các phần học sau này và cả ứng dụng thực tiễn trong các bài viết tự luận hoặc đặt câu hỏi để giải quyết 1 vấn đề nào đó. Để kiểm tra xem bản thân có hiểu được phần ngữ pháp hôm nay chưa thì các bạn có thể luyện thêm phần bài tập kèm theo ở đây nha.
Ngoài 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức chính được đề cập ở trên, chúng ta còn có 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức khác, đó là: Dạng câu hỏi với giới từ (Fragen mit Präpositionen) và dạng câu hỏi gián tiếp (indirekte Fragen). Chúng ta sẽ tìm hiểu 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức này ở bài sau nhé.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/2-dạng-câu-hỏi-trong-tiếng-đức.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-01 13:20:332021-11-25 06:59:29W-Fragen và Ja/ Nein Fragen: 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức (A1)
Trong câu nếu có 2 động từ cùng xuất hiện thì sẽ chỉ duy nhất 01 động từ bị chia theo ngôi. Và khi đó chúng ta có được Infinitivsatz – hay còn gọi là câu với động từ nguyên thể.
Trong tiếng Đức, một câu thông thường chỉ chứa một động từ duy nhất (trừ trường hợp trong câu có các liên từ nối như: und, oder, aber, …)
z.B: Ich lerne Deutsch. (Tôi học tiếng Đức) -> trong câu chỉ chứa 1 động từ duy nhất là “lernen”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta sử dụng 2 động từ trong một câu để bổ nghĩa cho nhau và làm rõ ý của câu đó.
z.B: Sie gehteinkaufen. (Cô ấy đi mua sắm) -> động từ “einkaufen“-mua sắm được sử dụng ở đây để bổ nghĩa thêm cho động từ “gehen“-đi. Nếu như chỉ có “Sie geht” có nghĩa là Cô ấy đi – nhưng cô ấy đi đâu? Để làm rõ nghĩa hơn cho câu này, chúng ta thêm động từ thứ 2 để bổ nghĩa cho động từ thứ nhất.
Lưu ý: Trong một câu có 2 động từ, thì chỉ có 1 động từ chính được chia theo chủ ngữ (Subjekt) và động từ còn lại phải để ở dạng nguyên mẫu (Infinitiv).
Chúng ta cùng tìm hiểu về các dạng câu với động từ nguyên thể ở trong tiếng Đức trong bài viết dưới đây nhé.
1. Infinitivsatz ohne “zu” – Câu với động từ nguyên thể không có “zu”
Các trường hợp có 2 động từ trong câu mà không cần “zu” đi kèm với động từ nguyên mẫu
a. Đi với các động từ khiếm khuyết (Modalverben)
Các động từ khiếm khuyết: können, wollen, sollen, müssen, möchten, dürfen, mögen hay còn được gọi là trợ động từ, luôn luôn đi kèm với 1 động từ nguyên mẫu (Infinitiv)
z.B: Ich kann Deutsch und Englisch sprechen. (Tôi có thể nói tiếng Đức và tiếng Anh)
Sie muss ins Krankenhaus gehen. (Cô ấy phải đi đến bệnh viện)
b. Đi với động từ: gehen, fahren, sehen, hören, lernen, lassen, bleiben
Tất cả những động từ trên đều có thể đứng độc lập một mình trong một câu.
Ich gehe ins Kino. (Tôi đi đến rạp chiếu phim)
Nhưng chúng cũng có thể kết hợp với một động từ nguyên mẫu khác để bổ sung ý nghĩa cho nó.
z.B: Sie lernt Klavier spielen. (Cô ấy học chơi Piano)
Bei klarem Himmel sieht man am Horizont viele Flugzeuge fliegen. (Khi bầu trời quang đãng bạn có thể nhìn thấy rất nhiều máy bay đang bay ở phía chân trời)
Früh morgens hört man auf dem Land sehr viele Vögel zwitschern. (Vào sáng sớm ở nông thôn, bạn có thể nghe thấy rất nhiều tiếng chim hót líu lo.)
Sonntags bleibt meine Frau liebend gerne bis mittags im Bett liegen. (Chủ nhật, vợ tôi thích nằm trên giường đến tận trưa.)
Seit Anfang des Monats lasse ich mir morgens die Brötchen an die Tür bringen. (Bắt đầu từ đầu tháng tôi đã có những chiếc bánh mì được mang đến cửa vào buổi sáng.)
c. Futur I (Thì tương lai)
Ở trong thì tương lai, một câu sẽ có 2 động từ. Động từ nguyên mẫu sẽ luôn đi kèm với động từ bổ trợ “werden“. Công thức: werden + Infinitiv.
z.B: Nächste Woche wird unser Chef für eine Woche nach Amsterdam fliegen. (Tuần tới ông chủ của chúng tôi sẽ bay đến Amsterdam một tuần.)
d. Konjunktiv II (Thể giả định)
Konkunktive 2 – Infinitiv
Ở trong thể giả định, một câu sẽ có 2 động từ. Động từ nguyên mẫu sẽ luôn đi kèm với động từ bổ trợ “würden“. Công thức: würden + Infinitiv.
z.B: Wenn ich Zeit hätte, würde ich einen Urlaub machen.(Nếu có thời gian, tôi sẽ đi nghỉ.)
Am liebsten würde ich jetzt ins Bett gehen. (Tôi muốn đi ngủ bây giờ.)
2. Infinitivsatz mit “zu” – Câu với động từ nguyên thể có “zu”
Các trường hợp sau bắt buộc phải có “zu” đi kèm động từ nguyên mẫu trong câu:
a. Đi với động từ
Như ở phần trên, có một số động từ kết hợp với động từ nguyên mẫu không cần “zu“. Tuy nhiên, ngoài những động từ trên có một số động từ cũng có thể kết hợp với động từ nguyên mẫu để làm rõ ý nghĩa của nó, nhưng cần phải có “zu” đi kèm phía trước.
Các động từ đó là: beginnen/anfangen(bắt đầu … làm cái gì đó), vergessen(quên … làm cái gì đó), versprechen(hứa … làm cái gì đó), versuchen(thử/cố gắng … làm gì đó),vorhaben(lên/có kế hoạch … làm gì đó), aufhören/stoppen(dừng/chấm dứt … làm cái gì đó), schaffen es hoặc es gelingt + (mir/dir/ihr)…(có thể … làm cái gì đó) …
z.B: Ich habe vor, um 20 Uhr ins Restaurant zugehen. (Tôi dự định đến nhà hàng lúc 8 giờ tối.)
Sie schafft es, das Geschirr zuspülen und gleichzeitig zutelefonieren = Es gelingt ihr, das Geschirr zuspülen und gleichzeitig zutelefonieren. (Cô ấy có thể rửa chén bát và gọi điện thoại cùng một lúc)
*** 25 Động từ thường dùng bắt buộc đi với “zu” các bạn có thể học theo video tại đây nha.
25 Verben mit Infinitiv + zu
b. Đi với một số tính từ miêu tả thông qua cụm từ: Es ist + Adjektiv hoặc finden es + Adjektiv
Một số tính từ miêu tả điển hình chúng ta hay sử dụng như: gut, schön, einfach, schwer, schwierig, leicht, kompliziert, wichtig, wunderbar …
z.B: Ich finde es nicht einfach, einen Job zufinden. (Tôi cảm thấy không dễ dàng khi tìm kiếm một công việc)
Es ist wichtig, gute Noten zuhaben. (Việc có điểm cao là quan trọng.)
c. Đi với một số danh từ cụ thể như: Zeit, Lust, Angst, Chance, Wunsch …
Er hat keine Lust, im Meer zubaden. (Anh ấy không có hứng thú tắm biển vào mùa đông)
Ich habe kein Angst, einsam zusein. (Tôi không sợ cô đơn.)
Lưu ý:
– Chỉ có thể lược bỏ chủ ngữ để dùng cấu trúc Infinitiv mit zu khi chủ ngữ ở 2 mệnh đề là một.
Sie versucht, dass sie Deutsch lernt. = Sie versucht, Deutsch zulernen.
– Không bắt buộc nhưng nên đặt dấu phẩy phân tách giữa mệnh đề chính (Hauptsatz) và mệnh đề phụ (Nebensatz).
– Đối với động từ thường, zu được đặt trước chính động từ đó:
Ich fange an, die Eier zubraten
– Đối với động từ tách (trennbare Verben), zu được đặt nằm giữa phần tiền tố tách và phần thân của động từ tách
Es ist wichtig, dein Zimmer aufzuräumen
– Đối với động từ khiếm khuyết, zu được đặt trước động từ khiếm khuyết đó.
Es ist wunderbar, viel Geld verdienenzukönnen.
d. Chú ý: Một số động từ trong tiếng Đức sẽ bị thay đổi ý nghĩa trong câu khi sử dụng cấu trúc động từ + zu
Bedeutung bei Verwendung von Infinitiv mit zu
3. Infinitivsatz mit “um…zu” – Câu với động từ nguyên thể đi kèm “um … zu”
a. Câu với động từ nguyên thể – Cấu trúc “um … zu”
Khác với Infinitiv mit zu, um…zu miêu tả rất rõ ràng mục đích của hành động trong vế chính (Hauptsatz) và trả lời được cho các câu hỏi:
Wozu? (Để làm gì?)
Wofür?(Để làm gì?)
Zu welchem Zweck?(Vì mục đích gì?)
Mit welcher Absicht?(Với ý định gì?)
Mit welchem Ziel?(Với mục tiêu gì?)
z.B: Wofür arbeitest du so viel? (Bạn làm việc nhiều để làm gì?) – Ich arbeite so viel, um (ich) die Rechnungen bezahlen zukönnen. (Tôi làm việc nhiều để có thể thanh toán các hóa đơn)
Bạn có thể hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Infinitiv mit zu và Infinitiv mit um…zu qua 2 ví dụ sau:
– Es ist schwer, gute Noten zubekommen.(Thật khó đạt điểm cao) -> câu này không nói về một mục đích cụ thể nào mà chỉ là một câu cảm thán.
– Ich lerne fleißig, umgute Noten zubekommen.(Tôi học chăm chỉ để đạt điểm cao) -> câu này thì đã đề cập đến mục đích rõ ràng: “đạt điểm cao”.
b. Khi nào dùng um…zu? Khi nào dùng damit?
z.B: Ich lerne Deutsch, um in Deutschland zustudieren. = Ich lerne Deutsch, damit ich in Deutschland studiere. (Tôi học tiếng Đức để có thể học tập ở nước Đức)
Cả 2 cấu trúc um…zu và damit đều là loại câu chỉ mục đích (Finalsatz), ám chỉ trực tiếp tới chủ ngữ ở mệnh đề chính. Tuy nhiên, cấu trúc “um…zu” chỉ được sử dụng trong trường hợp chủ ngữ ở mệnh đề chính và mệnh đề phụ là một.
Trong khi đó, damit có thể sử dụng ngay cả khi chủ ngữ ở vế chính và vế phụ khác nhau.
z.B: China baut einen großen Staudamm, damit die Menschen Strom nutzen können. (Trung Quốc đang xây dựng một con đập lớn để mọi người có thể sử dụng điện.)
Bài tập về phần câu với động từ nguyên thể các bạn có thể tự làm thêm ở nhà tại đây nhé! Viel Spaß beim Lernen!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/Infinitivsätze-Các-câu-với-động-từ-nguyên-thể.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-01 11:35:162021-11-30 01:45:50Infinitivsatz – Các câu với động từ nguyên thể
Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức thường đứng ở vị trí số 2 (Position 2) trong câu. Nhưng không phải lúc nào vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức cũng đứng nguyên ở vị trí số 2 mà nó có thể di chuyển về cuối câu hay chạy lên đứng vị trí đầu câu. Vậy làm cách nào để sắp xếp đúng vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức? Cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu rõ về vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức nằm ở những vị trí nào trong câu nhé!
1. Động từ luôn luôn đứng ở vị trí thứ 2 (Position 2)
Cấu trúc câu cơ bản: S + V + O => động từ luôn luôn nằm ở vị trí thứ 2 trong câu, phía sau chủ ngữ (S).
Nếu như có 2 câu (Hauptsatz) tách rời được nối với nhau bằng các liên từ nối sau: und, oder, aber, sondern và denn thì trật tự trong câu cũng không thay đổi, Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức của câu sau vẫn đứng ở vị trí thứ 2.
Đối với động từ tách (Trennbare Verben), động từ tách vẫn đứng ở vị trí thứ 2 và tiền tố tách được đưa về cuối câu
Đối với động từ khiếm khuyết (Modalverb), vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức ở thể nguyên mẫu (Infinitiv) sẽ đứng ở vị trí cuối câu và Modalverb đứng ở vị trí thứ 2.
2. Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức khi nào sẽ đứng ở vị trí số 1? (Position 1)
Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức khi nào sẽ được đứng ở vị trí số 1 trong câu? Chỉ có 2 trường hợp vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức luôn luôn đứng ở vị trí số 1 trong câu là câu hỏi lựa chọn (Ja/Nein – Fragen) và câu mệnh lệnh (Imperativsätzen)
3. Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức khi nào sẽ đứng ở cuối câu?
Ở trong câu phụ (Nebensatz), động từ luôn luôn đứng cuối câu.
Một số liên từ nối trong câu phụ: weil, wenn, da, während, bis, bevor, nachdem, obwohl, dass,seitdem, ob, …
Lưu ý: Nếu trong một câu bao gồm cả Hauptsatz và Nebensatz, thì vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức ở Hauptsatz luôn luôn đứng ở vị trí từ 2 (Position 2), còn Nebensatz được xem như là một bộ phận ở trong câu.
Tiếng Đức là một ngôn ngữ có thể khẳng định là khó hơn tiếng Anh về phần giống của từ vựng, cấu trúc câu trong phần ngữ pháp và cách dùng từ. Vị trí của động từ trong câu là phần ngữ pháp căn bản nhất trong tiếng Đức. Hy vọng qua bài viết này của IECS, các bạn có thể hiểu được từng trường hợp để có thể xếp được vị trí động từ trong câu. Bài tập phần Verbposition các bạn có thể học thêm tại nhà ở đây nhé!
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về Nebensatz là gì nhé! Viel Spaß beim Lernen!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/Verbposition-–-Vị-trí-của-1-động-từ.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-01 09:41:412021-11-25 06:59:29Verbposition – Vị trí của 1 động từ trong tiếng Đức
Bất kì ngôn ngữ nào cũng có nghĩa diễn đạt khẳng định hay phủ định. Trong tiếng Đức cũng thế, bạn sẽ được học cách nói phủ định. Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về negation phủ định trong tiếng đức của “kein” và “nicht”. Trong bài này, IECS và Vuatiengduc sẽ làm rõ các trường hợp phủ định trong tiếng Đức còn lại nhé.
Negationswörte
1. Andere Negationswörter – Những từ phủ định trong tiếng Đức khác
Đối với trường hợp đại từ và trạng từ không xác định (Indefinitpronomen und Adverbien), người ta thường sử dụng các từ: jemand, etwas, überall, jemals, … với nghĩa khẳng định. Và đồng thời, tương ứng với mỗi từ đó cũng sẽ là một từ phủ định trong tiếng Đức (Negationswörter). Các bạn xem bảng dưới đây:
2. Konjunktionen – Các liên từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Đức
Phủ định trong tiếng Đức có thể nằm ở cả 2 mệnh đề của câu với “weder…noch“
z.B1: Der neue Freund von Martina ist nicht reich. Er ist auch nicht gut aussehend. (Bạn trai mới của Martina không giàu. Anh ấy cũng không đẹp trai.)
= Der neue Freund von Martina ist weder reich noch(ist er) gut aussehend. (Bạn trai mới của Martina không giàu cũng không đẹp trai.)
z.B2: Sebastian hat keine Arbeit. Er hat auch kein Geld. (Sebastian không có việc làm. Anh ấy cũng không có tiền.)
= Sebastian hat weder Arbeit noch(hat er) Geld. (Sebastian không có việc làm cũng không có tiền.)
Đối với “ohne…zu“, mệnh đề sau nó được xem như một bộ phận trong câu. Có nghĩa là 2 câu riêng biệt, có cùng chủ ngữ; trong đó có một câu mang nghĩa phủ định thì chúng ta dùng “ohne…zu” để viết lại thành một câu ngắn gọn hoàn chỉnh. Lưu ý: sau zu luôn luôn là động từ nguyên mẫu (Infinitiv) nhé.
z.B1: Gustav geht zur Arbeit. Er frühstückt nicht. (Gustav đi làm. Anh ấy không ăn sáng.)
= Gustav geht zur Arbeit ohne zu frühstücken. (Gustav đi làm mà không ăn sáng.)
z.B2: Der Gast hat das Lokal verlassen. Er hat die Rechnung nicht bezahlt. (Vị khách đã rời khỏi nhà hàng. Anh ta đã không thanh toán hóa đơn.)
= Der Gast hat das Lokal verlassen ohne die Rechnung zu bezahlen. (Vị khách rời khỏi nhà hàng mà không thanh toán hóa đơn.)
3. Präpositionen – Giới từ với câu phủ định
Chúng ta cũng có thể dùng giới từ phủ định trong tiếng Đức để sử dụng trong câu. Có 2 giới từ mang ý nghĩa phủ định trong tiếng Đức:
“ohne” + Akkusativ
z.B1: Mein Mann trinkt den Kaffee immer schwarz. Er nimmt auch keinen Zucker. (Chồng tôi luôn uống cà phê đen. Anh ta cũng không uống đường.)
= Mein Mann trinkt den Kaffee immer ohne Milch und Zucker. (Chồng tôi luôn uống cà phê mà không có sữa và đường.)
z.B2: Die junge Frau sonnt sich. Sie trägt keinen Bikini. (Người phụ nữ trẻ tắm nắng. Cô ấy không mặc bikini.)
= Die junge Frau sonnt sich ohne Bikini. (Người phụ nữ trẻ tắm nắng mà không mặc bikini.)
=> “ohne” sử dụng thay thế cho “kein“. Khi 2 câu có cùng chủ ngữ, trong đó có 1 câu phủ định với “kein“, bạn có thể dùng “ohne” thay thế và viết ngắn gọn thành 1 câu.
“außer” + Dativ
z.B1: Fast alle Studenten haben die Prüfung bestanden. Nur Heiner nicht. (Hầu như tất cả học sinh đều vượt qua kỳ thi. Nhưng không phải Heiner.)
= Alle Studenten außer Heiner haben die Prüfung bestanden. (Tất cả học sinh ngoại trừ Heiner đều thi đỗ.)
z.B2: Im Urlaub hatten wir nur schönes Wetter. Aber am letzten Tag nicht. (Trong kỳ nghỉ của chúng tôi thời tiết rất đẹp. Nhưng vào ngày cuối cùng thì không.)
= Im Urlaub hatten wir außer dem letzten Tag nur schönes Wetter. (Trong kỳ nghỉ của chúng tôi thời tiết rất đẹp ngoài ngày cuối cùng.)
=> “außer” sử dụng thay thế cho “nicht“. Khi 2 câu có cùng chủ ngữ, trong đó có 1 câu phủ định với “nicht“, bạn có thể dùng “außer” thay thế và viết ngắn gọn thành 1 câu.
4. Präfixe und Suffixe – Tiền tố và hậu tố mang ý nghĩa phủ định
Tiền tố (Präfixe) và hậu tố (Suffixe) được thêm vào từ gốc (Wortstamm) để hình thành một từ mới. Tiền tố (Präfixe) đứng trước từ gốc (unsympathisch) còn hậu tố (Suffixe) đứng sau từ gốc (fantasielos). Các tiền tố và hậu tố mang ý nghĩa phủ định:
Tiền tố (Präfixe) – tất cả tiền tố mang ý nghĩa “nicht“:
Hậu tố (Suffixe) – tất cả các từ gốc đi kèm với hậu tố “-los” đều mang ý nghĩa phủ định
z.B: Nach stundenlanger Tagung brach der Vorsitzende die Sitzung ergebnislos ab. (Sau nhiều giờ họp, chủ tịch kết thúc cuộc họp mà không có kết quả.)
Der Verletzte lag stundenlang hilflos am Berghang, bevor er gerettet wurde. (Người đàn ông bị thương nằm bất lực trên sườn núi hàng giờ trước khi được giải cứu.)
Phần bài tập về “phủ định trong tiếng Đức” thật sự không khó. Các bạn có thể tham khảo và làm thêm bài tập ở nhà về phần phủ định trong tiếng Đức tại đây.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/Negation-2-Phủ-định-trong-tiếng-Đức.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-01 09:14:082021-11-25 06:59:29Negation: Phủ định trong tiếng Đức (phần 2)
Trong tiếng Đức thể “phủ định với kein và nicht” thường được sử dụng mang ý nghĩa phủ định. Phần ngữ pháp “phủ định với kein và nicht” là một trong những phần ngữ pháp cơ bản nhất của kiến thức A1. Phần phủ định với kein và nicht này các bạn có thể dễ dàng tự học tại nhà với phần hướng dẫn của IECS bên dưới, và có kèm links bài tập ở phần cuối bài viết. Ngoài ra người Đức còn sử dụng các từ mang nghĩa phủ định khác như: weder … noch, nichts, niemand, … Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phủ định vớikein và nicht.
1. Phủ định với kein (sử dụng quán từ phủ định Negativartikel)
Khi nào thì sử dụng kein?
a. Phủ định những danh từ đi kèm với những quán từ không xác định
z.B: Ist das einAuto? – Nein, das ist keinAuto. -> Trong câu hỏi sử dụng quán từ không xác định “ein” nên câu trả lời sẽ bắt buộc phải dùng “kein”
Hay danh từ số nhiều, tuy quán từ không xác định được bỏ qua nhưng ở phủ định chúng ta vẫn dùng “kein“.
z.B: Sind das _Tische? – Nein, das sind keineTische. ( Plural !!! )
Lưu ý: Bảng phủ định với “kein” ở 4 cách và các giống khác nhau:
b. Phủ định những danh từ không đi kèm với quán từ (không áp dụng với tên riêng)
z.B: Hast du Angst? -> Ich habe keineAngst.
Ich habe Geld -> Ich habe keinGeld.
Như vậy, kein chỉ có thể phủ định cho danh từ đi kèm quán từ không xác định và các danh từ không đi kèm quán từ.
Vậy các danh từ khác như tên riêng, danh từ đi với quán từ xác định (bestimmte Artikel), danh từ đi với quán từ sở hữu (Possessivartikel); động từ, trạng từ, tính từ… chúng ta phủ định nó như thế nào? – Trường hợp này chúng ta sẽ dùng nicht.
2. Phủ định với nicht
Vậy nicht sẽ nằm vị trí nào trong câu? – Rất đơn giản! Chỉ cần đặt nicht trước bộ phận nó phủ định trong câu là được.
a. Phủ định tên riêng
z.B: Das ist nichtPaul.
Nicht được đặt ở trước bộ phận nó sẽ phủ định – đó là danh từ tên riêng “Paul”
b. Phủ định danh từ đi kèm với quán từ xác định
Rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt nicht đứng trước quán từ xác định đó.
z.B: Bist du der Soldat? – Nein, ich bin nichtder Soldat.
c. Phủ định danh từ đi với quán từ sở hữu
Tương tự như ở trên, bạn chỉ cần đưa nicht vào trước quán từ sở hữu đó.
Đây là trường hợp phủ định mang ý nghĩa rộng nhất trong các loại phủ định. Trường hợp phủ định động từ là đang phủ định cả câu đó chứ không còn là phủ định một bộ phận riêng trong câu nữa. Do vậy, nicht sẽ được đặt ở vị trí cuối câu.
z.B: Sitzt du? Nein, ich sitzenicht.
Tuy nhiên, các động từ đi kèm với Modalverben hay Hilfsverben thì nicht vẫn sẽ đặt trước bộ phận mà nó phủ định.
z.B: Sitzt du? Nein, ich daft nichtsitzen.
e. Phủ định tính từ
Tương tự, nicht được đặt trước tính từ nó phủ định.
z.B: Tanzt dieser Sänger gut? Nein, er tanzt nichtgut.
f. Phủ định trạng từ
Spielst du gern Skifahren? Nein, ich spiele nichtgern Skifahren. -> nicht được đặt trước trạng từ mà nó phủ định – đó là trạng từ “gern“.
Chú ý: Nếu trong câu có đầy đủ động từ, tính từ, trạng từ, … thì việc đặt nicht vào vị trí nào phụ thuộc vào bạn muốn phủ định thành phần nào trong câu. (Vị trí của nicht ở mỗi thành phần sẽ có một nghĩa khác nhau)
z.B: Das Bild hängt heute an der Wand.
Phủ định động từ hängen (phủ định mang ý nghĩa rộng toàn câu): Das Bild hängt heute an der Wand nicht. (Bức tranh không được treo trên tường vào hôm nay, không nhấn mạnh vào đâu cả).
Phủ định trạng từ heute: Das Bild hängt nicht heute an der Wand. (Bức tranh không được treo trên tường vào hôm nay, mà ngày mai nó sẽ được treo lên).
Phủ định giới từ an: Das Bild hängt heute nicht an der Wand (Bức tranh không được treo trên tường vào hôm nay, mà nó đang được treo ở một nơi khác).
Phủ định danh từ với quán từ xác định das: Nicht das Bild hängt heute an der Wand (Không phải là bức tranh được treo trên tường vào hôm nay, mà là một đồ vật khác thay vào đó).
3. Phủ định dùng được cho cả “kein” và “nicht”
Chúng ta có thể hiểu sơ là phủ định với với các danh từ không đi kèm quán từ sẽ dùng kein, còn các trường hợp còn lại sẽ dùng nicht. Vậy trường hợp nào có thể dùng được cả hai – phủ định với kein và nicht mà không bị sai về mặt ngữ pháp? – Đó chính là phủ định các danh từ bình thường. Tuy nhiên, mặc dù nó sẽ không sai về ngữ pháp nhưng sẽ khác nhau về mặt ý nghĩa của câu. Có 2 trường hợp như sau:
Nicht dùng với những danh từ cụ thể, đã xác định; còn kein dùng với những danh từ chung chung, chưa xác định.
Ich esse nichtdiese Erdbeere. (Tôi không ăn những quả dâu tây này – chúng là những quả dâu tây tôi đang nhìn thấy, tức là những quả dâu tây đã được xác định).
Ich esse keineErdbeere. (Tôi không ăn dâu tây – Dâu tây ở đây mang ý nghĩa chung chung. Câu này có nghĩa là tôi không thích ăn dâu tây).
Nicht nhấn mạnh phủ định vào hành động, quá trình; còn kein nhấn mạnh phủ định vào chính sự vật, danh từ đó.
Ich spiele nichtKlavier, sondern ich lese Bücher. (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào cả hành động, quá trình chơi đàn piano. Mà tôi đọc sách – chuyển sang một hành động, quá trình khác).
Ich spiele keinKlavier, sondern ich spiele Gitarre (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào sự vật, đối tượng ở đây là chiếc đàn piano. Mà tôi chơi ghi-ta).
Phần bài tập về “phủ định với kein và nicht trong tiếng Đức” thật sự không khó. Các bạn có thể tham khảo và làm thêm bài tập ở nhà về phần phủ định với kein và nicht tại đây.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/phuDinhTrongTiengDuc.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-01 08:20:132021-11-25 06:59:29Negation: Phủ định với kein và nicht trong tiếng Đức
Nếu bạn đang phân vân học nghề cơ khí điện tử ở đâu để phát triển sự nghiệp nhanh nhất thì lựa chọn du học nghề cơ khí điện tử tại Đức là một lựa chọn rất nên cân nhắc. Bạn sẽ có cơ hội làm việc với các tập đoàn nổi tiếng hàng đầu của Đức như Mercedes-Benz, Siemens,… Ngoài chính sách miễn học phí 100% thì bạn còn được nhận lương trợ cấp hàng tháng trong suốt thời gian học tập. Sau khi Tốt nghiệp đây cũng là ngành được nước Đức săn đón hiện nay.
1. Tại sao du học nghề cơ khí điện tử tại Đức thu hút giới trẻ đến vậy?
Nếu thuộc nhóm đam mê cơ điện tử, thích tìm hiểu về công nghệ điện tiên tiến thì ngành cơ điện tử là dành cho bạn. Nhưng tại sao không là nước nào khác trên thế giới này mà giới trẻ hiện nay lại lựa chọn Đức là điểm đến? Bởi vì du học nghề cơ khí điện tử tại Đức có những điểm nổi bật sau:
Nền kinh tế lớn, hệ thống kỹ thuật cơ điện tử nổi tiếng từ lâu đời
Văn hóa Đức là môi trường tuyệt vời để bạn tôi luyện bản thân: Văn hóa chiến và dẫn đầu.
Gía trị bằng cấp, kinh nghiệm, trải nghiệm của bạn tại Đức có giá trị quốc tế, điều kiện dễ dàng để bạn vươn mình ra thế giới nếu muốn tự kinh doanh sau này
Cơ hội thực tập tại các công ty nổi tiếng ngay lúc đang học với mức lương cao.
Nhận được mức trợ cấp sinh hoạt khoảng 650-750 Euro/tháng trong quá trình học.
Nhận được mức lương 2000 – 2700 Euro trước thuế, khả năng có việc sau có việc gần như 100%.
Cơ hội làm việc tại các công ty nổi lớn rong lĩnh vực như BMW, Porsche, Mercedes-Benz, Volkswagen.
Được quyền xin định cư lâu dài tại Đức sau 2 năm học và bảo lãnh cả gia đình sau khi tốt nghiệp và làm việc được 3 năm.
Ngành cơ khí tại Đức
2. Những điều kiện cần có để trở thành du học sinh du học nghề cơ khí điện tử tại Đức
Để có thể tham gia chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức rất đơn giản, miễn bạn có đam mê và hội đủ những điều kiện sau:
– Nam, nữ thuộc độ tuổi từ 18 – 25 đã tốt nghiệp PTTH. Với những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học thì lấy độ tuổi từ 25 – 35.
– Không mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là viêm gan B và C.
– Không được có tiền án tiền sự trước đó.
– Tình trạng sức khỏe tốt, đạt điều kiện của Bộ Y tế.
– Có bằng A2/B1 tiếng Đức để nộp hồ sơ xin Visa.
– Sự tự tin trong giao tiếp ngôn ngữ để bạn dễ tiếp cận được với kiến thức tại đây
– Nếu tiếng Anh của bạn tốt cũng là một lợi thế, vì đôi khi bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để giao tiếp.
3. Ưu điểm khi chọn du học nghề cơ khí điện tử tại Đức?
Praxis Theorie Schild
Đức là quốc gia hàng đầu trên thế giới về công nghiệp, nổi tiếng là công nghiệp ô tô, chế tạo máy móc, đồ gia dụng, thiết bị công nghiệp nặng. Khi chọn du học nghề cơ khí điện tử tại Đức bạn đã có được một cơ hội vô cùng lớn để phát triển con đường sự nghiệp của mình. Từ nền công nghiệp tiên tiến bật nhất, đến đội ngũ kĩ sư có trình độ cao, tất cả đều có tại đất nước này. Tuy nhiên, nguồn nhân lực thiếu thốn về lượng công nhân lành nghề là rất lớn. Do đó các ngành nghề ở Đức như thợ sửa máy, công nhân điện, điều khiển máy, kỹ thuật ô tô,… đang cần rất nhiều nhân lực. Khi học nghề ở Đức, bạn sẽ được học song song kiến thức về kiến thức về lý thuyết lẫn thực hành. Vì thế mà bạn sẽ được nhận mức lương trợ cấp hàng tháng đủ cho mọi chi tiêu của bạn ở Đức. Ngoài ra, chương trình đào tạo kép này cũng giúp bạn sớm thành thạo công việc của mình, nâng cấp tay nghề qua các giờ thực hành, các lớp thực tập thì có việc làm liền sau tốt nghiệp là điều không hề khó khăn.
4. Bạn chọn định cư hay về Việt Nam sau khi kết thúc khóa du học nghề cơ khí điện tử tại Đức?
Có thể tùy vào mục đích ban đầu. lựa chọn định cư hay về Việt Nam lập nghiệp lại tùy vào mỗi bạn.
Nếu bạn chọn định cư tại Đức sau chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức:
Sau khi tốt nghiệp bạn nên làm đúng chuyên ngành của mình. Bạn đảm bảo được mức lương trung bình (khoảng 40.000 Euro tùy vào công việc) thì sau 2 năm bạn có thể đệ đơn xin thẻ định cư lâu dài (unbefristet) tại Đức. Sau khi có được thẻ định cư lâu dài tại Đức, bạn có thể sống ở Đức hay về Việt Nam nếu muốn, tuy nhiên không được phép rời khỏi Đức quá 6 tháng.
Nếu bạn chọn tích lũy vốn rồi về Việt Nam lập nghiệp với chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức:
Xét một cách toàn diện thì mức lương sau khi tốt nghiệp của các bạn khi chọn du học nghề cơ khí điện tử tại Đức sẽ ở mức trung bình ở Đức. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ hàng tháng sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên tiết kiệm như vậy trong 5 – 7 năm thì không nhiều. Để có thể kiếm được nhiều tiền hơn thì bạn phải có năng lực, linh hoạt và nắm bắt cơ hội kiếm tiền nhiều hơn hoặc tự kinh doanh bằng chính ngành nghề mà mình đã theo học. Dĩ nhiên, lúc này ngoài chuyên môn và tiếng Đức, bạn phải học rất nhiều kiến thức về thuế và luật trong kinh doanh tại Đức. Đây là thử thách không hề nhỏ với những bạn sang đây học nghề.
Tuy nhiên cũng không khó lắm nếu bạn thật sự chuẩn bị tinh thần, xác định mục tiêu rõ rang ngay từ đầu khi chọn đi du học nghề cơ khí điện tử tại Đức. Những điểm lợi mà nó mang lại là rất lớn nếu thật sự đầu tư. Gía trị bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm, kiến thức đầy túi là hành trang vô cùng lớn cho bạn. Cũng rất nhiều bạn đã thành công, đã đạt được tấm bằng danh giá khi theo chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức và đã về Việt Nam lập nghiệp với mức lương nhiều người mơ ước.
5. Tiết lộ về chương trình đào tạo tại Zurbrüggen cho du học sinh du học nghề cơ khí điện tử tại Đức
Chương trình du học nghề Cơ khí Điện tử tại Đức
Cơ hội được đào tạo thành một kỹ sư điện tử về năng lượng và công nghệ xây dựng, học hỏi mọi thứ về điện tử tại các tòa nhà, điện và ánh sáng, kết nối điện thoại và internet.
Bạn được học cách lên kế hoạch bạn cài đặt hệ thống sau đó đưa chúng vào hoạt động.
Bạn được đào tạo thực tế bổ sung qua các bài học ở trường dạy nghề và lớp học thực hành. Tại các trường dạy nghề, bạn sẽ được dạy các lý thuyết kỹ thuật cần thiết.
Trong quá trình đào tạo để trở thành một kỹ thuật viên điện tử cho các hệ thống xây dựng và cơ sở hạ tầng, bạn sẽ biết tất cả các hệ thống điện tử có thể tìm thấy trong các tòa nhà. Bạn sẽ sớm nắm bắt được hết kiến thức về hệ thống điện, hệ thống an ninh, hệ thống lò sưởi điều hòa không khí.
Bổ sung đầy những kiến thức về tua vít, kìm, máy khoan, thiết bị đo và sơ đồ mạch, các thiết bị điện sẽ là bạn đồng hành của bạn. Bạn làm việc tay trong tay với các đồng nghiệp của mình và trải nghiệm những điều mới mẻ mỗi ngày trong một công việc hàng ngày khác nhau tại.
Yêu cầu đầu vào: Áp dụng ngay năm 2020 nếu:
Bạn đam mê công nghệ.
Bản chất thân thiện và kỹ năng thủ công của bạn phân biệt bạn.
7. Lựa chọn chương trình đào tạo tại Minimax GmbH & Co. KG cho du học nghề cơ khí điện tử tại Đức
Chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức của Minimax:
Minimax là một trong những thương hiệu hàng đầu về phòng cháy chữa cháy trong hơn 110 năm. Tập đoàn Viking Minimax hiện đang sử dụng hơn 8.800 người và gần đây nhất là doanh thu hàng năm đạt hơn 1,6 tỷ euro trên toàn thế giới. Tập đoàn này là một trong những công ty phòng cháy chữa cháy lớn nhất thế giới và duy trì một số cơ sở nghiên cứu, phát triển và sản xuất riêng. Cho dù trong các nhà máy ô tô, nhà máy điện, trung tâm hậu cần, tòa nhà văn phòng và hành chính, trung tâm dữ liệu hoặc trên tàu – Minimax cung cấp các giải pháp phù hợp và cũng có sẵn một loạt các dịch vụ sau khi hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt.
Khám phá và học hỏi được sự chuyên nghiệp trong nhà máy trong nước, hiện đại hóa và kinh doanh dịch vụ của chúng tôi và tăng cường chi nhánh của công ty tại Berlin từ tháng 9 năm 2020.
Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức tại Minimax bạn sẽ học được:
Một nền giáo dục đa năng, thiết thực và định hướng tương lai trong hơn 3,5 năm
Học kỹ năng trong lĩnh vực cơ khí và điện tử
Đào tạo cơ bản về điện tử và kim loại tại một trung tâm đào tạo liên công ty
Lắp đặt, đo lường, kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy
Hoạt động trong các hội thảo của chúng tôi, trên các trang web xây dựng và bảo trì
Một công ty hiện đại với triển vọng nghề nghiệp rất tốt
Tùy thuộc vào khu vực làm việc, giờ làm việc linh hoạt và thời gian giải trí bù
Chương trình tài trợ, ngày giới thiệu và hội thảo chuyên gia
Đảm bảo tiếp quản sau khi đào tạo với hiệu suất tương ứng tốt
Yêu cầu đầu vào của chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức:
Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung cấp (MSA), bằng cấp đại học hoặc bằng tốt nghiệp trung học
Tư duy logic tốt
Sự khéo léo và hiểu biết về kỹ thuật
Ái lực cho toán học và vật lý
Thích tiếp xúc với khách hàng là một lợi thế
Vui lòng nộp đơn cùng với các tài liệu ứng dụng có ý nghĩa của bạn (thư xin việc, sơ yếu lý lịch, bản sao giấy chứng nhận trường gần đây và, nếu có, chứng chỉ thực tập)
Khi bạn chọn Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc rất nhiều, lập kế hoạch cho chính mình để lộ trình của bạn đạt hiệu quả cao nhất với thời gian bỏ ra nhanh nhất. Tuy nhiên không ai lại tự nhiên không đánh đổi gì mà lại thành công. Sự thành công của mỗi con người thể hiện qua những vấp ngã và khó khăn họ đi qua. Càng khó thì càng giỏi. Khi bạn bạn học nghề để tiếp cận môi trường công việc nhanh hơn, khi bạn chọn Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức để đầu tư tương lai cho mình. Xin chúc mừng! Đó là một lựa chọn nhiều cơ hội và không ít thách thức. Ngoài chương trình du học nghề cơ khí điện tử tại Đức cũng thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế tham gia các chương trình đào tạo nghề với nhiều ngành nghề hấp dẫn vì đảm bảo đầu ra sau tốt nghiệp. Ở Đức có những ngành học nào các bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác tại đây nhé!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/Du-hoọc-nghề-cơ-khí-điện-tử-tại-Đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-01 07:55:422023-08-02 01:19:56Du học nghề cơ khí điện tử tại Đức – 100% cơ hội việc làm
Học tiếng Đức đôi khi có thể khó khăn, ngữ pháp tiếng Đức cũng không dễ dàng, đặc biệt khi nói đến cách chia động từ tiếng Đức. Có rất nhiều trường hợp chia động từ khác nhau và đôi khi bạn thực sự không chắc chắn rằng liệu bạn có cách chia động từ tiếng Đức đúng hay không?
Nhưng thật ra việc chia động từ trong tiếng Đức cũng tương đối đơn giản khi chỉ cần bạn nắm được quy tắc của nó. Hầu như tất cả các động từ đều kết thúc bằng đuôi “-en” (machen, fahren, leben,…). Nếu động từ ở dạng cơ bản (Endung = “-en”) được gọi là động từ nguyên mẫu (Infinitiv).
Khi sử dụng động từ trong câu, nó phải được chia theo chủ ngữ. Việc chia động từ không quá khó ở thì hiện tại (Präsens), hầu như tất cả các động từ đều kết thúc theo một quy tắc nhất định. Ngoại trừ một số động từ thuộc Modalverben và unregelmäßigen Verben (sein, haben, wissen), cũng như một số động từ có gốc kết thúc là s, ß, z, d,… Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn về quy tắc chia động từ trong tiếng Đức nhé.
1. Gốc động từ (Verbstamm) là gì?
Trước khi tìm hiểu về quy tắc chia động từ trong tiếng Đức, bạn sẽ cần phải hiểu rõ về các thành phần trong Động từ. Một động từ nguyên mẫu (Infinitiv) gồm 2 phần chính: Verbstamm + Endung “-en/-n“
Verbstamm đơn giản được gọi là gốc của động từ. Hầu hết động từ trong tiếng Đức đều kết thúc đuôi bằng -en (machen, leben…) hoặc -n (wandern, erinnern..). Khi bạn bỏ đi phần -en/-n, bạn sẽ nhận được gốc của động từ đó.
2. Quy tắc chia động từ trong tiếng Đức
Để chia động từ một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải căn cứ vào chủ ngữ trong câu. Cho dù là tên riêng – Namen (Lilly, Max, …) hay các đại từ nhân xưng – Personalpronomen (ich, du, …) sẽ luôn luôn là danh từ (Nominativ) đóng vai trò là chủ ngữ (Subjekt). Bạn phải hiểu rằng: “Nominativ + Verben” nó thuộc về nhau như “Vater + Mutter” – luôn luôn không thể tách rời chúng.
Chúng ta sẽ dùng phần gốc động từ (Verbstamm) để lắp ghép với các quy tắc cố định tương ứng lần lượt với các ngôi như sau:
Tóm lại, đối với các đại từ nhân xưng số ít (ich/du/er,sie,es/man) hay ngôi ihr quy tắc chia tương ứng với các ngôi lần lượt e/st/t. Còn đối với đại từ nhân xưng số nhiều (wir/sie) hay ngôi lịch sự Sie đều giữ nguyên động từ nguyên mẫu (Infinitiv) không thay đổi.
Về cơ bản, các động từ trong tiếng Đức đều thuộc nhóm cơ bản này và luôn luôn tuân theo quy tắc trên. Nhưng có một số nhóm động từ sẽ có bất đồng quy tắc với nhóm động từ này. Chúng ta cùng tìm hiểu ở dưới đây nhé.
2.1. Nhóm 1
Nhóm động từ này vẫn sẽ tuân theo quy tắc chia động từ cơ bản ở trên. Tuy nhiên, sẽ có một số lưu ý nho nhỏ như sau:
Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -s (reis-en), -ß (heiß-en), -z (sitz-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng chỉ sửa -st của ngôi du thành –t. Do đó, với lần lượt các ngôi ich/du/er,sie,es+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/t/t (Bỏ của -st)
du => Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t
Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -t (arbeit-en), -d (bad-en), -chn (zeichn-en), -dn (ordn-en ), -fn (öffn-en), -gn (begegn-en), -tm (atm-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng thêm e vào 2 cách chia ở ngôi du và er,sie,es+ihr. Do đó, với lần lượt các ngôi ich/du/er,sie,es+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/est/et (Thêm e vào trước st, thêm e vào trước t)
du => Verbstamm + est: arbeit-est, bad-est, zeichn-est …
Ở trên, bạn có nhận thấy điểm chung của Nhóm 1 với quy tắc chia động từ cơ bản là gì không?
Tuy quy tắc e/st/t bị biến đổi thành nhiều dạng khác nhau như e/est/et hay e/t/t nhưng điểm chung của chúng vẫn là: Nguyên âm gốc trong Verbstamm không hề bị biến đổi.
z.B: leben => lebe/lebst/lebt: Nguyên âm -e trong Verbstamm leb- vẫn được giữ nguyên khi ta chia động từ.
Còn nhóm 2 thì sẽ ngược lại, nguyên âm gốc trong Verbstamm sẽ bị biến đổi khi ta chia động từ.
Trong nhóm 2 này mình chia ra 2 nhóm nhỏ:
a. Nhóm 2.1
Một số động từ mà Verbstamm của nó có chứa a hoặc e (schlaf-en, seh-en, geb-en, lauf-en, nehm-en…) sẽ biến đổi nguyên âm khi chia ở ngôi du và er/sie/es (a biến thành ä, e biến thành ie hoặc i), còn ngôi ich và ngôi ihr thì nguyên âm vẫn không thay đổi.
Với ngôi du nếu chia là sehst => Sai, chúng ta phải biến đổi e thành ie => sieh-st.
Với ngôi er/sie/es, nếu chúng ta chia là seht => Sai, phải biến đổi e thành ie => sieh-t.
Với ngôi ihr, nếu chúng ta chia là seht => Đúng
b. Nhóm 2.2
Nhóm này thì hoàn toàn không có quy tắc nào cả – có thể nói là bất quy tắc. Không những cả nguyên âm gốc trong Verbstamm bị biến đổi, mà quy tắc chung e/st/t cũng không còn. Những động từ dưới đây các bạn phải học thuộc lòng nhé. Bở vì nếu không thuộc, các bạn vẫn áp dụng theo quy tắc chung e/st/t thì ngữ pháp câu đấy là SAI hoàn toàn.
Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden
Các động từ khiếm khuyết (Modalverben): wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen
Động từ đặc biệt: wissen
Trên đây là quy tắc chia động từ cơ bản nhất các bạn cần phải nắm vững khi bắt đầu học tiếng Đức. Nếu muốn học sâu hơn về ngữ pháp thì đây chính là nền móng đầu tiên mà bạn cần phải dựng lên thật vững chắc, thì kiến thức ngữ pháp sau này của bạn sẽ không gặp phải quá nhiều khó khăn. Chúc các bạn thành công!!!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/cachChiaDongTu.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-06-29 01:28:492021-11-25 06:59:30Cách chia động từ trong tiếng Đức – Verbkonjugation
Kasus được gọi là biến cách trong tiếng Đức, dùng để xác định vị trí của các bộ phận trong câu và ý nghĩa của chúng. Các bạn có thường nhần lẫn giữa các biến cách trong tiếng Đức? Các biến cách này rất dễ gây nhầm lẫn cho người học tiếng Đức và dẫn đến những sai lầm không đáng có nếu như bạn không nắm chắc cách sử dụng của những cách này. Mình sẽ làm rõ bản chất và cách sử dụng các biến cách qua bài viết dưới đây:
1. Có bao nhiêu biến cách trong tiếng Đức
Trong tiếng Đức có 4 biến cách
4 biến cách này sẽ tác động đến sự liên kết các bộ phận trong câu (Subjekt, Objekt, Adjektive, Adverb) và làm biến đổi các bộ phận: Danh từ, Mạo từ, Tính từ, Đại từ, các cụm Danh từ.
Cả 4 biến cách đều có thể đặt được câu hỏi W-Fragen. Bạn có thể căn cứ vào sự biến đổi của W-Fragen để nhanh chóng xác định biến cách nào là chủ ngữ và tân ngữ trong câu.
2. Cách sử dụng 4 biến cách
a. NOMINATIV – Cách 1
Nominativ là hình thức cơ bản của Danh từ và luôn đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu – chủ thể tác động
z.B: 𝘋𝘪𝘦 𝘚𝘵𝘶𝘥𝘦𝘯𝘵enlernt Deutsch sehr fleißig.(Những học sinh học tiếng Đức rất chăm chỉ) – die Studenten đóng vai trò là chủ ngữ
Thường được sử dụng đi với động từ “sein” hoặc “werden”.
z.B: Das ist 𝘮𝘦𝘪𝘯𝘦 𝘓𝘦𝘩𝘳𝘦𝘳𝘪𝘯.(Đây là cô giáo của tôi) – meine Lehrerin không nằm ở vị trí chủ ngữ nhưng nó đóng vai trò ngang bằng với chủ ngữ trong câu.
=> die Studenten và meine Lehrerin đều sử dụng cách 1 – Nominativ
Mạo từ (Artikel) và tính từ (Adjektive) ở Nominativ
Đại từ nhân xưng (Pronomen) ở Nominativ
b. GENATIV (sở hữu cách) – Cách 2
Genitiv là biến cách 2 được sử dụng khi muốn nói đến sự sở hữu: „của ai/ vật gì đó“.
z.B: Das ist ein Buch 𝘮𝘦𝘪𝘯𝘦𝘴 𝘒𝘪𝘯𝘥𝘦𝘴. (Đó là quyển sách của con tôi) => meines Kindes sử dụng cách 2 – Genitiv
Mạo từ (Artikel) và tính từ (Adjektive) ở Genitiv
Đại từ nhân xưng (Pronomen) ở Genitiv
Giống cái và số nhiều ở G có đuôi -er, giống đực và trung tính có đuôi -es. z.B: die Katze meiner Freundin (con mèo của bạn gái tôi)
Tên riêng đóng vai trò là Genitiv thì thêm -s vào sau tên riêng. z.B: Ankes Mutter. (mẹ của Anke)
Genitiv cũng có thể được thay thế bằng giới từ “von“. z.B: (nach ‘von’ ist) Der Schuessel 𝘷𝘰𝘯 𝘥𝘦𝘳 𝘎𝘢𝘳𝘢𝘨𝘦 ist weg. (Chìa khóa của Garage bị mất)
Đi sau một số giới từ là danh từ chia ở dạng Genitive: anstatt, trotz, waehrend, wegen. z.B: 𝘛𝘳𝘰𝘵𝘻 𝘥𝘦𝘴 𝘙𝘦𝘨𝘦𝘯𝘴, spielten die Kinder draussen.
c. DATIV – Cách 3
Thường được sử dụng trong câu như là một đối tượng tân ngữ gián tiếp chịu tác động của chủ ngữ, ví dụ như : tặng (schenken) quà (cho ai), mua (kaufen) cho ai, nói (sprechen) với ai, đưa (geben) cho ai, …
z.B: Ich schenke 𝘪𝘩𝘳 eine Blume. (Tôi tặng cho cô ấy một bông hoa) => cô ấy là người nhận quà – đối tượng gián tiếp, còn bông hoa là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của tôi, vì tôi mang nó đến đưa cho cô ấy.
Nó thường đứng sau các giới từ đi với Dativ như: mit, bei, nach, seit, von, zu, dank, gegenüber, zufolge, … z.B: 𝘕𝘢𝘤𝘩 𝘥𝘦𝘮 𝘚𝘵𝘶𝘥𝘪𝘶𝘮 suche ich einen Job (Sau khi tốt nghiệp tôi tìm kiếm một công việc)
Khi mà nó đứng sau các động từ đặc biệt: antworten, zuhören, zustimmen, widersprechen, glauben, vertrauen, folgen, helfen, gratulieren, danken, gehorchen, verzeihen, gehören, gefallen, leidtun, wehtun, liegen (+ Präposition + Ort), sitzen (+ Präposition + Ort), stehen (+ Präposition + Ort), … z.B: Ich helfe 𝘥𝘪𝘳 gern. (Tôi giúp đỡ bạn rất nhiều)
Và sử dụng với một số tính từ như ví dụ dưới đây:
+ Wie geht es dir ? – 𝘔𝘪𝘳 ist gut.(Bạn khỏe không? – Tôi khỏe)
Giới từ “in” cũng rất hay dùng trong Dativ nó chỉ vị trí của vật, việc, người được nói đến. z.B: Die Frau ist 𝘪𝘯 𝘥𝘦𝘳 𝘒𝘶̈𝘤𝘩𝘦. (Người phụ nữ ở trong bếp)
Trả lời cho câu hỏi Wo? z.B: Setzen Sie sich an den Tisch 𝘪𝘯 𝘥𝘦𝘳 𝘌𝘤𝘬𝘦. (Ngồi xuống bàn phía trong góc)
Mạo từ (Artikel) và tính từ (Adjektive) ở Dativ
Đại từ nhân xưng (Pronomen) ở Dativ
d. AKKUSATIV – Cách 4
Akkusativ là tân ngữ – đối tượng được nói đến chịu tác động trực tiếp của chủ ngữ trong câu. Ai hoặc cái gì đang bị nói đến. z.B: Ich habe 𝘦𝘪𝘯𝘦𝘯 𝘏𝘶𝘯𝘥. (Tôi có 1 con chó)
Đa số các động từ đều tác động trực tiếp lên tân ngữ (Objekt), nên Akkusativ thường được sử dụng thường xuyên hơn Dativ.
Thường được sử dụng khi đi kèm với giới từ: durch, für, gegen, ohne, um,… z.B: Der Hund lauft 𝘶𝘮 𝘮𝘪𝘤𝘩. (Con chó chạy xung quanh tôi)
Từ chỉ thời gian như jeden tag, letzten Sommer, den ganzen Tag, diesen Abend, … z.B: 𝘫𝘦𝘥𝘦𝘯 𝘔𝘰𝘳𝘨𝘦𝘯 laufe ich 5 km. (Mỗi sáng tôi chạy 5km)
Trả lời cho các câu hỏi Wohin? z.B: Setzen Sie sich 𝘢𝘯 𝘥𝘦𝘯 𝘛𝘪𝘴𝘤𝘩 in der Ecke. (Ngồi xuống bàn phía trong góc)
Mạo từ (Artikel) và tính từ (Adjektive) ở Akkusativ
Đại từ nhân xưng (Pronomen) ở Akkusativ
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/bienCachTrongTiengDuc.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-06-29 01:21:342022-12-22 09:19:04Kasus – 4 biến cách trong tiếng Đức
Có ba mạo từ xác định trong tiếng Đức: der (giống đực), die (giống cái) và das (giống trung). Đối với người bản xứ thì der die das được dùng như phản xạ vì đã hình thành từ nhỏ. Người nước ngoài học tiếng Đức thì thường chỉ ghi nhớ der die das, vì hầu như nó không có bất kỳ quy tắc nào.
Mình sẽ chia sẻ cho các bạn về quy tắc của mạo từ trong tiếng Đức ở bài viết dưới đây.
1. Quy tắc cho mạo từ “der”
Các danh từ thuộc nhóm sau đi với mạo từ “der”
Danh từ chỉ người và nghề nghiệp là nam giới: Vater, Pilot, Polizit…
Tên của các mùa trong năm: Frühling, Sommer, Herbt, Winter
Tên của các tháng trong năm: Januar, Juli, Dezember…
Phương hướng: Nordwest(en), Süd(en)…
Hiện tượng thời tiết: Regen, Schnee, Hagel…
Tên các thương hiệu Auto: Audi, BMW, Posche…
Tên của tàu: IC…
Danh từ hóa của động từ không có Endung “-en”: Gang, Fang
Tên của các đồ uống có cồn: Wein, Whiskey… Ngoại trừ: das Bier
Tên của các con sông nằm ngoài châu Âu: Amazones, Mississippi, …
Tên của các ngọn núi: Mont Blanc, Everest,… Ngoại trừ: die Zugspitze
Các danh từ có đuôi kết thúc dưới đây là giống đực
-e: Grenze, Lampe… Ngoại trừ: der Junge, der Friede
-ei: Abtei, Metzgerei… Ngoại trừ: das Ei, der Papagei
-ie: Diplomatie, Psychologie… Ngoại trừ: der Junkie, der Hippie
-in: Ärztin, Studentin… Ngoại trừ: das Benzin, der Harlekin
Lưu ý: Các danh từ giống die chuyển đổi về danh từ mang ý nghĩa nhỏ bé thì luôn luôn đi kèm với mạo từ “das“, z.B: die Hand –> das Händchen
3. Quy tắc cho mạo từ “das”
Các danh từ thuộc nhóm sau đi với mạo từ “das”
Các danh từ mang ý nghĩa nhỏ bé (thường kết thúc bằng đuôi -chen, -lein): Kaninchen, Fräulein…
Động từ được danh từ hóa: Essen, Schreiben…
Tính từ được danh từ hóa: Gute, Böse…
Danh từ chỉ màu sắc: Rot, Gelb…
Tên của 112 nguyên tố hóa học đã được tìm thấy: Aluminium, Kupfer… Ngoại trừ 6 nguyên tố: der Kohlenstoff, der Sauerstoff, der Stickstoff, der Wasserstoff, der Phosphor, der Schwefel
Tên của kim loại: Blei, Messing, Zinn… Ngoại trừ: die Bronze, der Stahl
Danh từ của phân số: Drittel, Viertel… Ngoại trừ: die Hälfte
Các danh từ có đuôi kết thúc dưới đây là giống trung
-ment: Instrument, Parlament… Ngoại trừ: der Konsument, der Zement
-nis: Ergebnis, Tennis… Ngoại trừ: die Fahrerlaubnis, die Wildnis
-o: Auto, Konto… Ngoại trừ: die Avocado, der Euro
-um (die aus dem lateinischen kommen): Publikum, Museum…
-tum: Quantum, Ultimatum… Ngoại trừ: der Reichtum, der Irrtum
Lưu ý: Đây là quy tắc cho danh từ số ít. Nếu là số nhiều thì tất cả danh từ đều đi với mạo từ “die“.
4. Một từ có thể kết hợp với mạo từ der die das
Có nhiều từ có thể có nhiều giống. Đôi khi mạo từ đi kèm sẽ xác định nghĩa của từ
– der Band (ein gebundenes Buch), die Band (Musikgruppe), das Band (Tonband)
– der Lama (ein buddhistischer Preister), das Lama (Tier)
– der Kiwi (Vogel), die Kiwi (Frucht)
Đôi khi có thể có hai hoặc cả ba giống đi kèm, nhưng vẫn có chung một nghĩa: der/ die/ das Joghurt, der/ das Meter, der/ das Virus.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/meoGhiNhoDongTu.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-06-26 09:44:482022-12-22 09:19:04Mẹo ghi nhớ mạo từ DER, DIE, và DAS trong tiếng Đức
Dự bị Đại học Đức (Studienkolleg) là chương trình dành cho học sinh quốc tế muốn theo học Đại học tại Đức nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào về trình độ ngôn ngữ và học vấn của Đại học.
Tất cả học sinh muốn được nhận vào một trường Đại học ở Đức đều phải trải qua kỳ thi “Đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP). Kỳ thi sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, kiến thức chuyên ngành của học sinh. Sau đó xem xét học sinh có đủ tiêu chuẩn của chương trình Đại học hay không. Nếu là học sinh ngoại quốc, việc bạn vượt qua bài test là điều rất khó khăn và hiếm hoi vì thế các trường dự bị đại học ở Đức hình thành.
Trường Dự bị Đại học sẽ giúp học sinh chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi. Các trường Đại học tại Đức sẽ dựa vào quá trình học Dự bị Đại học và kết quả kỳ thi, họ sẽ đánh giá và chấp nhận bạn vào học Đại học hay không?
2. Điều kiện nhập học dự bị đại học Đức
Điều kiện học dự bị đại học Đức như sau:
Về học vấn
-Học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia:
Phải có bằng tốt nghiệp THPT. Không thay thế bài thi Ngoại ngữ bằng chứng chỉ Ngoại ngữ.
Tổng 6 môn từ 36 điểm trở lên, không có môn nào dưới 4 điểm. Có ít nhất 4 môn trên 6 điểm.
Xác nhận trúng tuyển vào Đại học chính quy ở Việt Nam.
-Kèm các điều kiện trên cùng việc học 4 kì tại Đại học chính quy ở Việt Nam thì có thể:
Chuyển vào năm nhất cùng nhóm ngành ở một trường Đại học.
Chuyển vào Dự bị Đại học và không giới hạn nhóm ngành học.
-Tốt nghiệp Cao đẳng thì được chuyển vào Dự bị Đại học cùng nhóm ngành.
Chứng chỉ, giấy tờ
Trình độ tiếng Đức ít nhất là B1, một số trường là B2. Bạn nên liên lạc trực tiếp với trường dự bị bạn theo học để biết yêu cầu chính xác của trường.
Kết quả APS
Visa được cấp bởi Đại sứ quán Đức ở Việt Nam.
Cung cấp các bằng cấp, chứng chỉ bản gốc và bản dịch sang tiếng Đức có dấu công chứng hợp lệ của đại sứ quán hay Lãnh sự quán Đức.
Bảng báo cáo chứng minh tài chính đủ để trang trải cuộc sống ở Đức trong thời gian học.
3. Phân chia các loại dự bị đại học Đức
3.1 Dự bị đại học STK thuộc Universitätskolleg và Fachochschulkolleg
Các ngành học ở Uni tiếp cận nhiều hơn về lí thuyết. Ở FH thì ngược lại, các ngành học thiên về những vấn đề thực tiễn. Ở FH các buổi học mang tính thảo luận cao hơn, quy mô lớp học cũng nhỏ hơn so với trường Uni. Buổi học ở FH có quy mô nhỏ, tầm 30 người, ngược lại ở Uni lớp học thường có hàng trăm người trong 1 buổi học.
Nếu bạn đã tốt nghiệp Universitatskolleg, bạn có thể học tại một trường đại học Uni hoặc đại học khoa học Ứng dụng Fachochschule. Còn nếu bạn theo học Fachochschulkolleg, bạn chỉ có thể đăng ký học tiếp tại một đại học Fachochschule. Sinh viên tốt nghiệp các trường này có thể nộp đơn xin học tại tất cả các trường đại học tại Đức.
3.2 Dự bị đại học STK công lập và tư thục
Giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác, ở Đức cũng có STK công lập và tư thục, Với STK công lập, sinh viên sẽ được miễn học phí (học viên chỉ phải đóng một khoản rất nhỏ cho phí quản lí của trường), tấm bằng sẽ được tất cả các trường đại học khác ở Đức công nhận.
Các STK tư thục thì có học phí cao, thậm chí là hơi đắt đỏ (1500-3000 EUR/học kì) so với sinh viên ngoại quốc. Quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu rằng bằng cấp đó có được công nhận trên toàn nước Đức không, sinh viên nếu muốn chuyển lên hệ đại học sau khi hoàn thành chương trình thì cũng phải tốn các khoản phí khác.
4 Các khối ngành chính của trường dự bị đại học STK ở Universitätskolleg
4.1 Khóa học M
Đây là khóa học dành cho sinh viên tương lai của nha khoa, y học, y học tập trung, dược phẩm, hóa sinh, tin sinh học, sinh học và các chương trình cấp bằng y tế, sinh học hoặc dược phẩm khác. Sinh viên có cơ hội học các khóa sau tại các trường đại học: ứng dụng sinh học, hóa sinh, công nghệ sinh học, khoa học dinh dưỡng, sinh học phân tử, khoa học y tế, kĩ thuật y khoa.
Về cơ bản bài kiểm tra sẽ không thể bao gồm tất cả những gì đã học nhưng chủ yếu sẽ bao gồm tất cả các môn học được học trong khóa học. Danh sách các thành phố có trường đại học thuộc khóa M: Heidelberg, München, Berlin, Frankfurt am Main, Marburg, Greifswald, Hannover, Mettinggen, Mainz, Saarbrucken, Dresden, Leipzig, Halle, Nordhausen.
4.2 Khóa học W
Đây là khóa học dành cho sinh viên tương lai của quản trị kinh doanh và kinh tế (BWL và VWL) và các chương trình cấp bằng kinh tế và khoa học xã hội khác. Khóa học kéo dài 10 tháng, thời gian là 32 giờ 45 phút mỗi tuần. Các thành phố có trường đại học khóa W: Heidelberg, Konstanz, München, Berlin, Hamburg, Frankfurt am Main, Kassel, Marburg, Wismar, Hannover, Mettinggen, Mainz, Glauchau, Leipzig, Halle, Kothen, Nordhausen.
4.3 Khóa học G
Đây là khóa học dành cho sinh viên thuộc mọi chương trình nhân văn và ngoại ngữ. Sau khi kết thúc khóa học, bạn sẽ có 1 bài kiểm tra bao gồm kiểm tra giấy và nói . Khóa học cung cấp kiến thức cần thiết cho bài kiểm tra đánh giá (FSP) trong các môn văn học Đức, lịch sử và khoa học xã hội.
4.4 Khóa học T
Đây là khóa học dành cho sinh viên của tất cả các chương trình cấp bằng khoa học tự nhiên, ngoại trừ hóa sinh và sinh học, và các chương trình cấp bằng toán học, khoa học hoặc kỹ thuật khác. Chữ “T” là viết tắt của công nghệ.
Nếu bạn muốn học 1 môn khoa học, toán học hoặc kĩ thuật, tin học kinh doanh ở Đức? Khóa học T sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ cho bài kiểm tra đánh gia (FSP). Giáo viên sẽ kiểm tra chất lượng thường xuyên nhưng ngoài ra cũng sẽ có những buổi ngoại khóa và thực hành để bạn cân bằng chất lượng học tập.
4.5 Khóa học M+T
Đây là khóa học dành cho những ứng viên chưa chắc họ muốn học gì: y học , sinh học, dược học hoặc thích công nghệ, toán học, khoa học tự nhiên hoặc mỹ thuật
5. Các khối ngành chính của trường dự bị đại học STK ở Fachochschulkollegs
5.1 Khóa học TI
Đây là khóa học dành cho sinh viên của các chương trình cấp bằng công nghệ và khoa học tự nhiên. Nếu bạn vẫn không thể quyết định học ngành nào bạn muốn học ở Đức, khóa học M+T sẽ chuẩn bị cho bạn cơ sở lí thuyết và chuẩn bị cho cả 2 lĩnh vực nghiên cứu
5.2 Khóa học WW
Đây là khóa học dành cho sinh viên của chương trình cấp bằng kinh tế và kinh doanh.
5.3 Khóa học GD
Đây là khóa học dành cho sinh viên của chương trình cấp bằng thiết kế và nghệ thuật.
5.4 Khóa học SW
Đây là khóa học dành cho sinh viên của các chương trình cấp bằng khoa học xã hội và nhân văn.
6. Tại sao nên học dự bị đại học Đức?
6.1 Thuận lợi
Cơ chế tuyển sinh đại học ở Đức khá dễ dàng. Họ mở cửa đón chào tất cả những ai có nhu cầu học Đại học. Tuy nhiên, học đại học ở Đức không dễ dàng chút nào. Các trường thực hiện cơ chế “thắt chặt đầu ra”.
Theo kết quả được rút ra từ một khảo sát cho thấy, những sinh viên đã từng tham gia chương trình dự bị đại học tại Đức đều thích nghi nhanh hơn với môi trường đại học và đạt được kết quả học tập cao hơn hẳn những bạn sinh viên nước ngoài khác.
Học dự bị đại học trước khi chính thức bước vào đại học tại Đức không phải là một thủ tục bắt buộc dành cho những bạn du học sinh, đó là nền tảng để giúp bạn làm quen với môi trường giáo dục của Đức, để nắm rõ được cách học của các bạn người Đức, củng cố lại kiến thức chuyên ngành, cũng là cách giúp cho trình độ tiếng Đức của bạn tiến bộ và tốt hơn.
6.2 Bất lợi
Bên cạnh mức học phí khá thấp nhờ sự giúp đỡ của chính phủ, bạn cũng cần có một kế hoạch chi tiêu hợp lí cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị thêm một khoản tiền để chuyển vào tài khoản của bạn theo yêu cầu của Đại Sứ Quán. Khoản yêu cầu này là không cố định tùy từng nơi. Berlin yêu cầu tài khoản là 15,500 EUR, trong khi đó các thành phố khác yêu cầu 7,020 Euro.
Nếu bạn không có đủ trình độ tiếng Đức, bạn sẽ mất khoảng 6-8 tháng để học ngôn ngữ tại các trường đại học ở Đức. Nếu vậy, bạn sẽ mất tầm 1-2 năm để học chương trình dự bị đại học tại Đức- điều đó khá tốn thời gian nên các bạn sinh viên có thể cân nhắc nếu muốn học nhanh để có cơ hội việc làm tại Đức.
6.3 Trải nghiệm khi học dự bị đại học tại Đức
Học STK không chiếm hết thời gian của bạn, hãy tận dụng thời gian còn lại để tìm hiểu về ngành học tương lai, về xã hội Đức và rất nhiều điều có thể khám phá ở một đất nước Tây Âu phát triển hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, sinh viên còn có thể làm thêm trong các kì nghỉ đông, nghỉ hè. Công việc làm thêm ở đây rất đa dạng tùy thuộc vào kinh nghiệm, thời gian và trình độ tiếng Đức của bạn. Trung bình bạn có thể nhận được 8-10 Euro/giờ. Và sinh viên được phép làm thêm tối đa fulltime 180 ngày/năm.
Dự bị đại học tại Đức sẽ mang đến tương lai sáng lạn sau khi ra trường, tuy nhiên thử thách để có được tấm bằng là không nhỏ. Nếu không phải là học sinh khá giỏi ở Việt Nam thì lời khuyên là cần cân nhắc thật kỹ khi quyết định du học đại học Đức. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các chương trình du học nghề hoặc dự bị đại học với áp lực và yêu cầu học thấp hơn để có thể thực hiện giấc mơ Đức của bạn.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/chuong-trinh-du-bi-dai-hoc-duc.jpg6281200Lê Hoàng Việt Anhhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngLê Hoàng Việt Anh2020-06-24 01:30:142021-11-30 01:50:43Chương trình dự bị đại học Đức ( Studienkolleg)