Có lẽ rất nhiều bạn chuẩn bị qua Đức sẽ rất tò mò về khí hậu và thời tiết ở Đức như thế nào, cũng có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng nước Đức là đất nước lạnh giá ở Châu Âu và là đất nước luôn được bao phủ đầy tuyết. Nhưng thực tế khí hậu và thời tiết ở Đức như thế nào, và nó có nét đặc biệt gì của thời tiết châu Âu?
Khí hậu nước Đức chung:
Khí hậu ở Đức
Khí hậu ở Đức là kiểu khí hậu ôn đới, cũng là kiểu khí hậu điển hình cho Trung Âu. Nó tạo thành một sự chuyển tiếp giữa khí hậu biển Tây Âu và khí hậu lục địa Đông Âu. Tuy nhiên, do sự mở rộng về phía đông-tây và sự mở rộng đáng kể về phía nam-bắc cũng như nhiều dãy núi thấp, có sự khác biệt đáng kể về khí hậu khu vực. Phần lớn nước Đức nằm trong khu vực khí hậu mát mẻ / ôn đới, trong đó gió tây ẩm ướt chiếm ưu thế.
Khí hậu ở miền tây nước Đức ấm áp, ôn hòa được đặc trưng bởi mùa đông mưa và mùa hè ấm áp vừa phải .
Ảnh hưởng của đại dương giảm đáng kể ở phía đông và đông nam. Rõ ràng có khí hậu lục địa của khí hậu với sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa hè ấm đến nóng và mùa đông lạnh .
Ở phía bắc nước Đức về khí hậu mùa hè mưa và mùa đông ôn hòa với những cơn bão lớn đặc trưng cho bờ biển Bắc và vùng nội địa của nó .
Phía tây nam nước Đức với khí hậu cận nhiệt đới ẩm .
Đông Nam Đức có khí hậu lục địa rõ rệt với nhiều tuyết vào mùa đông lạnh và mùa hè nóng, tương đối khô .
Khí hậu ở dãy Alps tương ứng với khí hậu miền núi điển hình
Kiểu thời tiết đặc trưng cho từng mùa.
Không như các mùa ở Việt Nam, Ở Đức có đầy đủ 4 mùa, bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi rõ rệt qua các mùa, đây là điều hiếm khi bạn cảm nhận được ở Việt Nam.
Mùa xuân ở Đức:
Mùa xuân nước Đức
Bạn nào may mắn đến đức ngay vào thời điểm mùa xuân thì thật tuyệt vời. Bởi vì đây là mùa đẹp nhất trong năm, xong cũng rất ngắn và không có kéo dài như các mùa khác, nó thường diễn ra vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 6. Với cái thời tiết dần dần ấm lên sau khi kết thúc của mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thì mát mẻ, không còn quá lạnh của thời tiết mùa đông, cũng không nóng nực như mùa hè.
Vào mùa này thì hoa cỏ bắt đầu tưng bừng nở rộ, cây cối thì đâm chồi nảy lộc sau một thời gian ngủ vùi của mùa đông lạnh giá. Các bạn sẽ được ngắm nhìn những sắc hoa đào, lê xinh tươi nở rộ khắp mọi con đường, với cái thời tiết này sẽ giúp tinh thần của bạn thêm phấn chấn và vui tươi.
Ngoài ra thỉnh thoảng thời tiết vào mùa này sẽ có những cơn mưa bất chợt, vậy nên bạn cũng nên mang theo dù bên mình nhé.
Mùa hè ở Đức:
Mùa hè nước Đức
Thời tiết mùa hè bắt đầu tháng 6 đến cuối tháng 8. Thời tiết mùa này hơi nóng, nhiệt độ sẽ tầm từ 15-30 độ, nhưng cũng có những tuần nhiệt độ lên tới 40 độ giống Việt Nam. Mọi người sẽ cảm thấy khá là oi bức và khó chịu, những lúc thế này mọi người rất thích đi bơi ở hồ bơi để giải tỏa sự nóng nực của thời tiết.
Và điều đặc biệt của mùa hè chính là mặt trời lặn khá là trễ, nhiều khi đến 9, 10 giờ đêm trời vẫn còn sáng sẽ giúp bạn cảm thấy rất lợi ích khi đi du lịch nhé. Điều thú vị nữa là vào thời tiết này thì mọi người thường kéo nhau ra công viên nằm trải dài trên bãi cỏ vui cùng bạn bè và gia đình , cùng với đó là thường xuyên tổ chức những buổi picnic hay tiệc nướng ngoài trời vào cuối tuần.
Mùa thu ở Đức:
Mùa thu nước Đức
Đối với nhiều bạn sẽ lựa chọn mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm bởi thời tiết và phong cảnh của nó, song với mình thì mùa thu chỉ đẹp thứ 2 sau mùa hè, bởi sau một thời gian dài, khi mùa xuân là mùa đâm chồi này lộc, mùa hè là mùa phát triển của cây lá, thì mùa thu cũng là mùa bắt đầu của những điều cô đơn.
Thời tiết mùa thu sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến cuối tháng 1, nhiệt độ vào thời điểm này tương đối khá mát mẻ, và giảm dần sau mùa hè oi bức, nhiệt độ tầm 10-20 độ và sẽ lạnh dần đến khi mùa đông xuất hiện. Vào thời điểm này mọi người thường đi dạo, đạp xe công viên, ngắm lá vàng đổ khắm mọi nơi, khung cảnh lúc này đẹp như trong những bức tran hay hình ảnh mà bạn đã xem trên tv hoặc trang báo, nó thật tuyệt vời và lãng mạn.
Mùa đông ở Đức:
Mùa đồng nước Đứ
Đây là mùa buồn chán và dài nhất trong năm cũng như là mùa khiến nhiều bạn rất cô đơn và nhớ nhà nhất. Thời điểm mùa đông lại diễn ra khá dài từ tháng 12 đến đầu tháng 3. Thời tiết khá là lạnh và mưa tầm -20 – 0 độ, song nó không quá rét như bạn nghĩ đâu bởi vì độ ẩm khá thấp.Nếu như bạn đã từng trải cái lạnh giá, rét buốt ở miền Bắc thì bạn sẽ cảm thấy cái lạnh ở Đức nó chả thấm gì so với ở Việt Nam cả. Bạn chỉ cần mặc đồ đủ ấm và đầy đủ thì bạn sẽ cảm thấy mùa đông khá là bình thường.
Vào mùa đông tất cả sẽ chìm vào sự trầm lặng, cây cối thì xơ xác, mặt đất thì phủ đầy tuyết trắng và thời tiết thì âm u và lạnh lẽo và cũng trái ngược với mùa hè thì bầu trời sẽ nhanh tối hơn, tầm 3-4h chiều thì mặt trời đã lặn và tối hẳn đi. Chính vì thế mà cái cô đơn của mùa đông mới mang lại cho bạn nỗi buồn thấu xương, nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà và những nỗi buồn man mác sẽ gặm nhấm bạn xuyên suốt của mùa đông lạnh giá, điều mà bất kì bạn nào cũng sẽ trải qua, hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt để trải qua mù đông nhé. Nhưng vào thời điểm này thì dịp giáng sinh và năm mới đến, bạn sẽ đón chào những dịp này và sẽ thấy được điều đặc biệt và truyền thống của châu Âu là điều gì.
KẾT LUẬN
Tóm lại khí hậu ở Đức thể hiện rõ ràng qua bốn mùa, và bạn sẽ được cảm nhận thật rõ ràng khi đến Đức. Khi bạn trải qua được đầy đủ bốn mùa trong năm bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật thú vị khi ở Đức nhé. Và điều quan trọng mà mọi người thường làm đó là nhớ xem nhiệt độ và thời tiết trong đẻ chuẩn bị mang theo đồ dùng cần thiết trước khi ra khỏi nhà nhé.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/105490781_3081866988515622_2143616325550284260_n.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-06-01 18:12:032023-01-13 07:01:48Tìm hiểu thời tiết nước Đức với 4 mùa đặc trưng
Chúng ta cùng tìm hệ thống giáo dục Đức ở bài viết bên dưới nhé.
Đức có một hệ thống chính phủ liên bang cấp cho 16 quốc gia thành viên mức độ tự chủ cao trong chính sách giáo dục. Bộ Giáo dục Liên bang tại Berlin có vai trò tài trợ, hỗ trợ tài chính và quy định về giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu đầu vào trong các ngành nghề. Nhưng hầu hết các khía cạnh khác của giáo dục thuộc thẩm quyền của các quốc gia riêng lẻ, hoặc Bang.
Một luật liên bang có một luật giáo dục đại học, trực tiếp cung cấp một khung pháp lý bao quát cho giáo dục đại học. Một cơ quan điều phối, Hội nghị Thường trực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa, đã tạo điều kiện cho sự hài hòa các chính sách giữa các quốc gia. Các quy định và luật pháp nhất quán trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có thể có sự khác biệt đáng kể trong các lĩnh vực chính. Trong quá khứ gần đây, ví dụ, độ dài của chu kỳ giáo dục trung học thay đổi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Và các cách tiếp cận chính trị khác nhau đối với học phí ở các tiểu bang khác nhau có nghĩa là sinh viên ở một số tiểu bang đã trả € 1.000 ($ 1,100) phí hàng năm trong khi một số khác lại có được chính sách miễn học phí.
Giáo dục mầm non ( Mẫu giáo – Kindergarten)
Là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ ba đến sáu tuổi, chính thức không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Tiếp sau đó là 9 đến 10 năm giáo dục bắt buộc đối với trẻ em có quốc tịch Đức, trẻ em công dân nước ngoài, và trẻ em không quốc tịch đang sống tại Đức.
Giáo dục tiểu học ( Cấp 1 – Grundschule)
Ở Đức thường kéo dài 4 năm. Riêng ở Berlin và Brandenburg là 6 năm. Cha mẹ có nhiều lựa chọn về trường học cho con cái mình. Các trường công lập thì miễn phí và hầu hết trường tiểu học ở Đức là trường công lập. Ngoài ra còn có các trường đặc biệt như trường Waldorf, trường Montessori, các trường của nhà thờ và các trường tư thục khác.
Giáo dục bắt buộc ở Đức bắt đầu từ sáu tuổi, và ở hầu hết các tiểu bang, kéo dài trong chín năm. Giáo dục tiểu học là giai đoạn duy nhất trong giáo dục Đức nơi tất cả học sinh học cùng loại trường. Từ lớp 1 đến lớp 4 (lớp 1 đến lớp 6 là một số tiểu bang thuỳ theo quy định), hầu hết tất cả các học sinh Đức đều theo học tại trường tiểu học, nơi học sinh học các môn chung chung cơ bản. Vào năm học cuối cùng tại trường tiểu học, học sinh chuyển sang các loại trường trung học cơ sở khác nhau.
Học sinh được gửi cho các trường dựa trên khả năng học tập. Quá trình này thường được gọi là theo dõi trực tuyến. Phụ huynh ở hầu hết các tiểu bang có thể chọn hoặc gửi con đến các trường trung học dạy nghề, hoặc đăng ký vào trường dự bị đại học. Ở một số tiểu bang, các khuyến nghị trường học ảnh hưởng đến việc theo dõi. Ở các tiểu bang khác, bài tập là bắt buộc dựa trên điểm trung bình.
Hệ thống giáo dục trung học bao gồm nhiều chương trình ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các chương trình này nhấn mạnh hoặc kỹ năng nghề nghiệp hoặc chuẩn bị cho giáo dục đại học, tùy thuộc vào theo dõi.
Hệ thống giáo dục Đức – Hệ trung học cơ sở – ( Cấp 2 )
Giáo dục trung học cơ sở bao gồm các bốn loại trường với các mức độ học thuật khác nhau:
Hauptschule(“trường cơ bản”) là loại trường trung học cơ sở ít hàn lâm nhất và thiên về chuẩn bị cho dạy nghề. Kỳ thi tốt nghiệp Hauptschule gọi là Hauptschulabschluss, sau khi học xong lớp 9.
Realschule(“trường thực hành”) có phạm vi học thuật rộng hơn và bắt đầu từ lớp 5 hoặc lớp 6 tùy từng bang đến hết lớp 10 hoặc lớp 11. Ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,6 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Hệ này kết thúc với kỳ thi tốt nghiệp Mittlere Reife.
Cuối bậc tiểu học, giáo viên thường tổ chức các khóa định hướng cho học sinh của mình tùy theo năng lực học tập của các em. Mục đích là để học sinh tiểu học có sự lựa chọn trường trung học thích hợp cho mình.
Sau khi hoàn thành cấp học trung học, có một hệ thống trường trung cấp nghề, gọi là Berufsschule, kéo dài từ 2 đến 3 năm rưỡi, cho những người muốn học tiếp. Một hệ thống đặc biệt của trường dạy nghề gọi là Duale Ausbildung cho phép học sinh về các khóa học nghề để làm trong dịch vụ đào tạo trong một công ty cũng như “ở trường nhà nước.
Trung học phổ thông ( Cấp 3 ) – Hệ thống dạy nghề kép
Đức có nhiều chương trình dạy nghề khác nhau ở cấp trung học phổ thông.
Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất của giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc đào tạo thực hành. Hơn 50 phần trăm sinh viên dạy nghề Đức theo học hệ thống giáo dục này. Cái gọi là hệ thống kép này, có sự kết hợp giữa hướng dẫn lớp học lý thuyết với đào tạo thực tế trong môi trường làm việc thực tế, thường được xem là mô hình cho các quốc gia khác đang tìm cách giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong thời kỳ thất nghiệp thanh niên cao ở nhiều nước OECD, Đức có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên OECD thấp thứ hai sau Nhật Bản – một thực tế thường được quy cho hệ thống kép.
Học sinh trong hệ thống kép được nhận sau khi hoàn thành giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống này được đặc trưng bởi các chương trình kép, trong đó học sinh theo học một trường dạy nghề trên cơ sở bán thời gian, hoặc trong các khối kết hợp của tuần, hoặc trong một hoặc hai ngày mỗi tuần. Phần còn lại của sinh viên thời gian dành cho đào tạo thực tế tại nơi làm việc. Các công ty tham gia các chương trình này có nghĩa vụ đào tạo theo quy định quốc gia và trả cho sinh viên một mức lương. Các chương trình kéo dài hai đến ba năm rưỡi, và kết thúc bằng một cuộc kiểm tra cuối cùng được thực hiện bởi cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực này, thường là các hiệp hội công nghiệp khu vực như Phòng Công nghiệp và Thương mại và Phòng thủ công.
Chứng chỉ cuối cùng được trao cho sinh viên tốt nghiệp hệ thống kép thường là bằng cấp chính thức, được chính phủ công nhận chứng nhận cho sinh viên các kỹ năng trong các nghề được quy định. Trong năm 2015, đã có tới 328 nghề nghiệp chính thức như vậy với các chức danh khác nhau, từ người thợ mộc, người đến chuyên gia thuế vụ, đến người kỹ thuật viên nha khoa và người biên tập phim và video.
Nhiều trường dạy nghề cũng cung cấp cho sinh viên một con đường đến giáo dục đại học thông qua các khóa học trình độ kép. Những sinh viên đi theo hướng này phải có chứng chỉ hoàn thành của khoa học ứng dụng, đủ điều kiện để họ được tiếp cận với kiến thức học thuật của giáo dục đại học, được gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng, cũng như các trường đại học chính quy ở các tiểu bang. Phần lý thuyết của chương trình này thường được hoàn thành sau 12 năm.
LƯU Ý: Một số chương trình dạy nghề đã trở nên phổ biến với những sinh viên đã đạt được trình độ tuyển sinh đại học trên đường trung học phổ thông định hướng học thuật. Một trong bốn sinh viên bắt đầu một chương trình dạy nghề vào năm 2013 trước đó đã đạt được chứng chỉ đầu vào đại học. Tuy nhiên, nhìn chung, tuyển sinh trong ngành dạy nghề đã giảm trong những năm gần đây do thay đổi nhân khẩu học và tăng số lượng sinh viên theo dự bị đại học.
Giáo dục phổ thông ( Cấp 3) – Dự bị đại học
Khi người Đức đề cập đến nghiên cứu dự bị đại học, họ thường nghĩ đến “Abitur”, bài kiểm tra cuối cùng quan trọng, phiếu đánh giáo dục trung học phổ thông – và thường có tác động đáng kể đến sự nghiệp học tập của học sinh. Các chương trình của Abitur chủ yếu diễn ra tại một loại trường chuyên dụng có tên là:
Gynasium (“trường khoa học”) dành cho học sinh chuẩn bị tham gia giáo dục đại học. Để được vào học ở đây, ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,3 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Nếu được tuyển, học sinh được học liền một mạch từ lớp 5 hoặc lớp 6 đến lớp 12, thậm chí có cả lớp 13 tùy bang. Kết thúc là kỳ thi tốt nghiệp Abitur.
Giáo trình được thiết kế để đảm bảo hoàn thành, hay sẵn sàng cho giáo dục đại học dựa trên nghiên cứu bắt buộc về các môn học chính bao gồm: ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật, khoa học xã hội, toán học và khoa học tự nhiên. Chương trình kết thúc với kỳ thi Abitur cuối cùng bằng văn bản và bằng miệng nghiêm ngặt, được giám sát bởi các bộ giáo dục của các tiểu bang, hầu hết trong số đó bắt buộc phải có nội dung tiêu chuẩn cho một kỳ thi tập trung giành cho tất cả học sinh.
Gesamtschule là loại trường trung học tổng hợp. Trường Gesamtschule có thể tổ chức chương trình tiền đại học cho học sinh ưu tú, chương trình phổ thông cho học sinh trung bình và chương trình đơn giản cho học sinh ít có khả năng hơn.
Giáo dục sau phổ thông trung học
Đức vẫn có tỷ lệ nhập học và tốt nghiệp đại học dưới trung bình so với các nước công nghiệp khác. Theo OECD, 53 phần trăm thanh niên quốc tịch Đức tham gia chương trình giáo dục đại học năm 2013, so với mức trung bình 60 phần trăm trong số các quốc gia thành viên OECD
Mặc dù thực tế này tương đối tỷ lệ đầu vào tương đối thấp ở cấp độ đại học, tuy nhiên, nó không hoàn toàn tính đến tỷ lệ tốt nghiệp của Đức, vẫn ở dưới mức trung bình: Chỉ 35 phần trăm của tất cả các sinh viên Đức học đại học (trừ sinh viên nước ngoài) thực sự tốt nghiệp với, Đức xếp ở vị trí thứ ba nước cuối cùng trong một báo cáo OECD 2015.
Ngoài giáo dục đại học và không đại học, Đức hiện có 396 tổ chức giáo dục đại học được nhà nước công nhận. Các tổ chức có hai loại: 181 trường đại học và trường đại học tương đương, bao gồm các trường đại học sư phạm chuyên ngành, đại học thần học và đại học mỹ thuật; và 215 trường được gọi là trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschulen).
Sự khác biệt chính giữa hai loại tổ chức là tập hợp tổ chức đầu tiên dành riêng cho nghiên cứu cơ bản và cấp bằng tiến sĩ, trong khi Fachhochschulen (FHs) định hướng theo ngành học thuật chuyên hơn và tập trung vào ứng dụng kiến thức thực tế. Cả hai tổ chức đều cấp bằng Cử nhân và Thạc sĩ, nhưng FHs không có quyền cấp bằng tiến sĩ. Các chương trình FH thường bao gồm học phần thực tập thực tế và có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh và khoa học máy tính.
Một điểm khác biệt nữa nằm ở yêu cầu nhập học: Trong khi điều kiện vào các trường đại học ở hầu hết các tiểu bang khá khắc khe và yêu cầu cao hơn, chương trình học tại Fachhochschulen lại có yêu cầu đầu vào thấp hơn và bớt khắc khe.
Về tuyển sinh, hơn 60 phần trăm sinh viên năm 2015 (1.756.452) học tại các trường đại học, trong khi khoảng một phần ba sinh viên (929.241) theo học tại Fachhochschulen.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/105040283_272395307508524_5333473921116090501_n.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-06-01 08:22:072021-11-25 06:59:56Tìm hiểu hệ thống giáo dục Đức
Với một thị thực Schengen, bạn được phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ nửa năm, nếu thời hạn ghi trong thị thực không ngắn hơn.
Hiệp ước Schengen
Hiệp ước Schengen là hiệp ước về tự do đi lại do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được lấy theo tên thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg – nơi đã ký hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước gồm Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Đức vào năm 1985.
Đến này đã có 22 quốc gia trong Liên minh châu Âu (Bỉ, Đan Mạch, ĐỨC, Extônia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Italia, Latvia, Litva, Luxemburg, Malta, Hà Lan, Áo, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Xlôvakia, Xlôvenia, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Hungari) và 4 quốc gia không phải thành viên nhưng là thành viên của EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ) nằm trong khối Schengen. Đây là khu vực du lịch miễn phí lớn nhất trên thế giới. Lưu ý: Anh và Ireland không phải là các nước thuộc khối Schengen. Ai muốn đi đến một nước Schengen và đi đến Anh hoặc Ireland, cần phải có 2 thị thực
Khu vực Schengen bãi bỏ biên giới nội bộ của họ. Sự di chuyển tự do của con người là một quyền cơ bản được EU bảo đảm cho công dân của mình. Nó cho phép mọi công dân EU đi du lịch, làm việc và sinh sống ở bất kỳ quốc gia EU nào mà không cần các thủ tục đặc biệt. Hợp tác Schengen tăng cường sự tự do này bằng cách cho phép công dân vượt qua biên giới nội bộ mà không phải chịu kiểm tra biên giới.
Visa Schengen là gì?
Thị thực Schengen là thị thực ngắn hạn cho phép một người đi đến bất kỳ thành viên nào trong Khối Schengen cho mục đích du lịch, thăm thân hoặc kinh doanh.
Thị thực Schengen là một ủy quyền được cấp bởi Nhà nước khối Schengen nhằm:
Quá cảnh qua hoặc dự định ở lại trong lãnh thổ của các quốc gia Schengen trong thời gian không quá 90 ngày trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào (thị thực lưu trú ngắn).
Quá cảnh qua các khu vực quá cảnh quốc tế của các sân bay của các quốc gia Schengen (thị thực quá cảnh sân bay).
Thị thực Schengen là thị thực phổ biến nhất cho châu Âu. Nó cho phép chủ sở hữu của nó đi vào, tự do đi lại trong và rời khỏi khu vực Schengen từ bất kỳ quốc gia thành viên nào của Schengen. Không có kiểm soát biên giới trong Khu Schengen.
Tuy nhiên, nếu bạn dự định học tập, làm việc hoặc sống ở một trong những quốc gia Schengen trong hơn 90 ngày, thì bạn phải nộp đơn xin thị thực quốc gia của quốc gia châu Âu đó chứ không phải Visa Schengen.
Hơn 15 triệu người đã sử dụng visa Schengen vào năm 2019 để đi du lịch khắp châu Âu.
Các loại thị thực Schengen
Bạn cần phải xin Visa Schengen nếu bạn có ý định đến một hoặc nhiều quốc gia châu Âu của khu vực này. Có 3 loại visa Schengen chính là A, D và C
Visa Schengen loại A
Visa Schengen loại A là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và không được rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Tuy nhiên, loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam, nên nếu muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, bạn cần xin visa loại C.
Visa Schengen loại C
Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của visa. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.
Visa Schengen loại D
Visa Schengen Loại D là thị thực dài hạn, có hiệu lực lên đến 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mực đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.
Visa Schengen sẽ được cấp với những lý do sau:
Công tác
Thăm thân
Du lịch
Sự kiện văn hóa – thể thao
Chuyến thăm chính thức của Chính phủ
Khám chữa bệnh
Học tập và nghiên cứu ngắn hạn
Quá cảnh sân bay và quá cảnh cho người đi biển
Tùy thuộc vào lý do của bạn đã ghé thăm các nước Schengen và tần suất các chuyến thăm của bạn, Đại sứ quán/Lãnh sự quán các nước khối Schengen có thể cấp cho bạn một visa single-entry , visa kép , hoặc một visa multiple-entry .
Hiệu lực của thị thực nhập cảnh một lần tùy thuộc vào số ngày ở trong khu vực Schengen trong mẫu đơn xin thị thực của bạn và quyết định thực tế của Đại sứ quán/Lãnh sự quán cấp cho bạn visa Schengen.
Nếu bạn là một khách du lịch thường xuyên bạn có thể xin được một thị thực EU hợp lệ lên đến 5 năm. Nhưng bạn không thể ở lại trong khu vực Schengen hơn 90 ngày trong một khoảng thời gian 180 ngày, mặc dù bạn giữ một thị thực nhập cảnh nhiều lần cho châu Âu có giá trị đến 5 năm.
Đối tượng xin Visa Schengen
Tất cả các công dân của các nước thứ ba, chưa đạt được thỏa thuận tự do hóa thị thực với các quốc gia thành viên Schengen, cần phải xin được thị thực trước khi đến châu Âu.
Riêng đối với Visa Schengen cho mục đích quá cảnh phụ thuộc vào quốc tịch của bạn.
Công dân của một số quốc gia phải có thị thực quá cảnh sân bay khi quá cảnh qua các bộ phận quốc tế của các sân bay nằm ở bất kỳ quốc gia khối Schengen.
Bạn có thể được miễn yêu cầu thị thực quá cảnh sân bay, nếu bạn:
Có thị thực hoặc giấy phép cư trú hợp lệ do nhà nước Schengen cấp;
Có thị thực có giá trị cho một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu hoặc Khu vực kinh tế châu Âu, Canada, Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ;
Có giấy phép cư trú hợp lệ do một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu hoặc Khu vực kinh tế châu Âu cấp;
Có giấy phép cư trú được cấp bởi Công quốc Andorra, Canada, Nhật Bản, Cộng hòa San Marino hoặc Hoa Kỳ, đảm bảo quyền trở lại không bị hạn chế;
Là thành viên gia đình của một công dân EU, EEA hoặc Thụy Sĩ;
Cầm hộ chiếu ngoại giao;
Là một thành viên phi hành đoàn trên toàn quốc của một bên ký kết Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế.
Nơi nộp hồ sơ
Bạn phải nộp đơn xin thị thực Schengen tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia mà bạn dự định đến. Hoặc nếu bạn có ý định đến nhiều quốc gia Schengen, thì bạn nộp hồ sơ xin thi thực tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia nơi bạn sẽ trải qua thời gian dài nhất. Hoặc nếu bạn có ý định đến thăm một số quốc gia Schengen và thời gian lưu trú sẽ có độ dài bằng nhau, bạn phải nộp đơn tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia có biên giới bên ngoài mà bạn sẽ đi qua trước khi vào khu vực Schengen.
Theo nguyên tắc chung, bạn phải nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thẩm quyền đối với quốc gia nơi bạn cư trú. Nếu như không có Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia khối Schengen mà bạn dự định đến thăm ở quốc gia nơi bạn cư trú, bạn nên liên hệ với Bộ Ngoại giao hoặc Văn phòng xuất nhập cảnh của quốc gia đó. Ở đó bạn có thể nhận được thông tin về việc quốc gia khối Schengen được đại diện bởi một quốc gia khác tại quốc gia nơi bạn cư trú.
Tùy thuộc vào quốc gia bạn muốn xin visa Schengen để quyết định bạn sẽ nộp hồ sơ cho đại sứ quán nước nào. Bạn có thể gọi đến trung tâm VFS Global (đối với Ý, Đức, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, …) hoặc trung tâm TLS (xin visa Pháp) để xác nhận. Đây là 2 trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Schengen tại Việt Nam.
Hồ sơ xin Visa Schengen cần những gì?
Bạn sẽ phải xuất trình một số giấy tờ tại cảng nhập cảnh thuộc khối Schengen để được phép nhập cảnh, nếu bạn là quốc gia không thuộc EU/Schengen, bất kể bạn có được miễn thị thực hay không.
Giấy tờ bạn cần cung cấp khi nhập cảnh gồm:
Hộ chiếu hợp lệ: Được cấp trong vòng 10 năm trước và có giá trị ít nhất 3 tháng sau ngày bạn dự định rời khỏi EU. Hoặc trong trường hợp có nhiều hành trình, thì phải có ngày bạn dự định rời đi sau lần lưu trú cuối cùng.
Visa Schengen: Nếu bạn là công dân của một trong những quốc gia thứ ba cần thị thực.
Tại cửa nhập cảnh EU/Schengen, nhân viên hải quan cũng có thể yêu cầu các thông tin và tài liệu khác như đủ tiền, bằng chứng về chỗ ở, thời gian bạn dự định ở lại, vé máy bay khứ hồi, mục đích nhập cảnh, bảo hiểm du lịch, thư mời, v.v. Bạn nên lưu ý con dấu nhập cảnh trong hộ chiếu sau khi xuất trình giấy tờ đầy đủ tại cửa hải quan. Con dấu này sẽ được đóng vào visa khi bạn qua cửa nhập cảnh. Nếu thiếu con dấu này bạn có thể bị phạt hoặc bị giam.
Trước khi nhập cảnh bạn phải tiến hành xin Visa Schengen tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia bạn muốn tới tại quốc gia bạn đang cư trú. Hồ sơ xin Visa bao gồm:
Hộ chiếu: có ít nhất hai trang trống. Hộ chiếu nên được cấp trong vòng 10 năm qua.
Mẫu đơn xin thị thực hoàn thành và ký tên.
+ Nếu bạn chỉ đi du lịch tại 1 quốc gia thì điền tờ khai của chính quốc gia đó. Nếu bạn du lịch trên 2 quốc gia, thì hãy làm tờ khai xin visa của quốc gia bạn lưu trú lâu nhất. Trong trường hợp, thời gian lưu trú tại các nước là bằng nhau, bạn hãy điền tờ khai xin visa Schengen ở quốc gia đầu tiên mà bạn đến trong lịch trình.
+ Bất kỳ ai có tên trong lịch trình du lịch của bạn phải hoàn thành một mẫu đơn đăng ký riêng. Riêng với trẻ em dưới 18 tuổi thì trong mẫu đơn xin thị thực phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Bảo hiểm y tế du lịch bao gồm cấp cứu y tế, nhập viện và hồi hương (bao gồm cả trong trường hợp tử vong). Bảo hiểm du lịch có mức đền bù tối thiểu là 30.000 EUR. Bảo hiểm này phải có giá trị cho toàn bộ khu vực Schengen và trong suốt thời gian lưu trú.
nhiều tài liệu khác nhau liên quan đến mục đích lưu trú của bạn, bằng chứng về phương tiện hỗ trợ trong thời gian lưu trú và chỗ ở của bạn. Tùy vào từng đối tượng thì sẽ có một yêu cầu khác nhau về giấy tờ kèm theo như sau:
+ Nếu là nhân viên:
Hợp đồng lao động còn hiệu lực
Thư đồng ý cho nghỉ phép của cơ quan
+ Nếu là chủ doanh nghiệp:
Giấy đăng ký kinh doanh
Sao kê tài khoản công ty trong vòng 6 tháng gần nhất
Hóa đơn đóng thuế 3 tháng/ 1 năm gần nhất
+ Nếu là người đã nghỉ hưu:
1 bản photo y công chứng quyết định về hưu
1 bản sao có dấu công chứng thẻ hưu trí
1 bản sao y công chứng sổ lương hưu
+ Nếu là học sinh/ sinh viên:
Bản photo y có dấu công chứng thẻ học sinh/ sinh viên
Thư xác nhận sinh viên từ trường (bản gốc, có đóng dấu mộc của cơ sở đào tạo)
Thư đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch (bản gốc, có mộc của cơ sở đào tạo)
+ Nếu là người lao động tự do hoặc không có việc làm: Thư giải trình nguồn thu nhập hàng tháng/ hàng năm.
Chứng minh tài chính: Đảm bảo bạn có đủ khả năng tài chính trong khoảng thời gian lưu trú tại Schengen, gồm:
+ Bảng lương (nếu nhận qua tiền mặt) hoặc Sao kê tài khoản nhận lương 6 tháng gần nhất (nếu nhận lương hàng tháng qua tài khoản ngân hàng)
+ Sao kê thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng 6 tháng gần đây nhất, có mộc ngân hàng hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng gốc từ ngân hàng
+ Thư xác nhận số dư tiết kiệm (bản gốc, có mộc ngân hàng) kèm theo bản photo các sổ/ Bản sao công chứng sổ tiết kiệm (nếu có).
+ Giấy đăng ký ô-tô, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ đất, hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận cổ đông.
Lịch trình chuyến đi cụ thể: bạn cần phải nắm rõ địa điểm nơi đi, nơi đến, nơi ở, các thông tin chuyến bay, các hoạt động du lịch bạn sẽ tham gia, hoặc thông tin về thân nhân tại đất nước bạn sắp ghé đến trong trường hợp bạn đi thăm người nhà. Bạn nên lên hẳn một lịch trình chi tiết và nộp kèm trong tập hồ sơ.
Danh sách đầy đủ các tài liệu có thể được tham khảo trên trang web của Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia bạn muốn đến.
Về nguyên tắc, hồ sơ của bạn phải được nộp cho Lãnh sự quán ít nhất 15 ngày trước hành trình dự định và không thể được nộp sớm hơn ba tháng trước khi bắt đầu hành trình dự định . Bạn có thể phải đặt một cuộc hẹn trước khi nộp đơn.
Khoảng thời gian này, trong các trường hợp riêng lẻ, có thể được kéo dài tối đa 30 ngày và, đặc biệt là 60 ngày, nếu cần kiểm tra chi tiết hơn về đơn đăng ký của bạn và / hoặc các tài liệu bổ sung.
Ngoài ra, bạn có thể được xử lý Visa cấp tốc miễn phí nếu bạn đáp ứng các tiêu chí sau:
Là thành viên gia đình của một công dân Liên minh Châu Âu (EU) hoặc Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA)
Công dân EU/EEA đang đi du lịch hoặc đang cư trú tại một quốc gia thành viên khác với quốc gia mà họ là công dân
Bạn đang đi cùng với công dân EU/EEA hoặc dự định tham gia cùng anh ấy / cô ấy ở bang Schengen.
Nếu bạn muốn xin Visa cấp tốc, bạn sẽ cần đưa ra bằng chứng rằng bạn đáp ứng các tiêu chí này khi bạn nộp đơn xin thị thực.
Lệ phí xin Visa và phí dịch vụ phải trả nếu bạn nộp hồ sơ tại văn phòng của nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền bởi Đại sứ quán/Lãnh sự quán (VFS Global).
Hướng dẫn xin visa Schengen Đức thông qua VFS Global
Dưới đây mình sẽ chia sẻ các bước xin Visa Schengen Đức qua VFS Global:
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH LOẠI VISA BẠN CẦN:
VFS cung cấp nhiều loại lại thị thực Schengen khác nhau như Du lịch, thăm thân, công tác tại Đức, khám chữa bệnh, đào tạo ngắn hạn,….Do đó bạn cần xác định loại visa cần xin để vào Đức, đồng thời bạn cần kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để nộp đơn xin visa đó không. ( Tại bước 4 bạn sẽ được trung tâm du học Đức IECS cung cấp 1 danh sách các hồ sơ cần phải phải có để xin visa )
BƯỚC 2: ĐIỀN ĐƠN XIN THỊ THỰC.
Bạn có thể tải Đơn xin thị thực tại trang web của Bộ Ngoại giao Đức và điền đầy đủ mẫu đơn xin cấp thị thực.
Bạn có thể ủy quyền cho một bên thứ ba để nộp thay hồ sơ xin thị thực nếu như bạn đã có thị thực Schengen trước đây trong vòng 59 tháng. Bạn có thể tải giấy ủy quyền tại đây và điền đầy đủ thông tin.
Bạn cần một hòm thư điện tử để có thể tiến hành đặt lịch hẹn xin Visa tại VFS.
Trong trường hợp bạn có việc bận đột xuất không thể đến nộp hồ sơ xin Visa đúng hẹn. Hệ thống sẽ tự động hủy lịch và bạn có thể đặt lại một lịch hẹn mới sau 24 giờ.
Đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được một E-mail của VFS kèm theo file PDF xác nhận thông tin lịch hẹn. Bạn cần in file PDF này ra để xuất trình khi đến VFS nộp hồ sơ.
BƯỚC 4: CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA
Đây là bước quan trọng nhất và bạn cần để ý nhất. Tất cả hồ sơ cần cung cấp bản gốc và 2 bản photo. Nếu hồ sơ bằng tiếng Việt thì bạn cần nộp kèm bản dịch sang tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của quốc gia mà bạn xin Visa.
IECS cung cấp checklist hồ sơ xin thi thực cho các bạn khi soạn hồ sơ xin thị thực:
Bạn có thể lựa chọn trung tâm nộp hồ sơ gần mình nhất theo địa chỉ ở phía trên.
Bạn đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cùng với thư xác nhận đặt lịch hẹn trực tuyến và Đơn khai xin thị thực hoàn tất cùng với các giấy tờ hỗ trợ khác. Khi nộp hồ sơ đầy đủ theo checklist, bạn sẽ tiến hành lấy dữ liệu sinh trắc học và thanh toán phí Visa
Hiện nay, phí xin Visa đối với thị thực Schengen của VFS Global:
Trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi là 45EUR
Thị thực Schengen thông thường (12 tuổi trở lên) là 80EUR
Ngoài ra, còn có phí dịch vụ là 24EUR và dịch vụ SMS báo kết quả hoặc chuyển phát nhanh về tận nhà thì mất thêm 60,000 VNĐ.
BƯỚC 6 THEO DÕI TÌNH TRẠNG THỊ THỰC QUA ỨNG DỤNG TRỰC TUYẾN
Sau khi nộp hồ sơ tại VFS Đức, các bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ trực tuyến tại đây.
Nếu bạn không thể truy cập email hoặc muốn có thông tin theo dõi chi tiết hơn, bạn cũng có thể nhận được các bản cập nhật bằng tin nhắn SMS được gửi trực tiếp vào điện thoại của mình.
Bạn cũng có thể theo dõi trạng thái đơn xin thị thực trực tuyến của mình, vui lòng sử dụng Số tham chiếu có trên hóa đơn / biên lai do VFS Đức cấp cùng với tên cuối cùng của bạn để truy cập dịch vụ này. Bạn cũng có thể gọi cho trung tâm liên lạc của VFS theo số 0084-28-3521-2004 để kiểm tra trạng thái ứng dụng của bạn.
Thời gian trả hồ sơ là từ 13h đến 16h từ thứ 2 đến thứ 6.
BƯỚC 7: NHẬN HỒ SƠ VÀ VISA
Khi đến nhận lại hồ sơ, cần mang theo Chứng minh nhân dân gốc và hóa đơn gốc của VFS Đức. Nếu bạn ủy quyền người tới nhận giùm hồ sơ, thì ngoài Chứng minh nhân dân gốc và hóa đơn gốc thì cần mang theo giấy ủy quyền theo mẫu của VFS Đức.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
Chắc hẳn bất cứ bạn nào đang trong quá trình tìm hiểu về chương trình du du học Đức, và khi trải qua bước lựa chọn trường thì bạn nào cũng thắc mắc về sự khác nhau giữa trường Berufsschule ( trường học nghề), Fachhochschule (Đại Khoa Học Ứng Dụng ) và trường Universität ( Trường Đại Học), cũng như là việc cân nhắc lựa chọn trường học phù hợp đối với bản thân mình . Chính vì hiểu được những thắc mắc đắn đo mà các bạn đang gặp phải, vì vậy chúng mình đưa ra những phân tích rõ ràng, cụ thể cũng như chia sẻ về những chương trình du học giúp các bạn có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân trong quá trình lựa chọn trường nhé.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC BẬC CAO TẠI ĐỨC
Trải qua bao nhiêu thế kỉ, thì hệ thống giáo dục của Đức ngày càng phát triển và trở thành một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Đặc biệt nền giáo dục này mang tính chất thực tiễn, lý thuyết phù hợp trong quá trình học tập của các bạn. Song để cho các bạn có định hướng rõ ràng thì chúng mình sẽ đưa ra những phân tích cụ thể những loại hình giáo dục bậc cao hiện có tại Đức như: Học Nghề (Berufsschule), Đại học ứng dụng (Fachhochschule), Đại học (TU,Uni) .
TRƯỜNG HỌC NGHỀ BERUFSSCHULE
Du học nghề IECS
Đối với hệ học nghề này, thì ở Đức hầu như nhiều các bạn học sinh tốt nghiệp Realschule, cấp 3 tổng hợp hoặc các bạn học ở Hauptschule xong, thì lựa chọn học nghề là con đường đi cho tương lai của chính mình vì đây là hệ giáo dục sẽ nhẹ nhàng hơn, cũng như giúp các bạn có thể tiết kiệm thời gian trong học tập. Còn riêng đối với du học sinh Việt Nam thì điều kiện để các bạn được học nghề tại Đức thì chỉ cần tốt nghiệp THPT và có bằng chứng chỉ tiếng Đức B1 trở lên là cánh cửa đưa bạn tới nước Đức xinh đẹp đã rộng mở với bạn.
Giáo dục học nghề (Berufsschule) là một nơi học tập trong đào tạo nghề kép, nhằm truyền đạt nội dung học tập nói chung và yêu cầu của đào tạo nghề nói riêng . Đi học nghề là học một nghề cụ thể, học song song 50% thời gian ở trường nghề (Fachschule) và 50% thời gian là trực tiếp làm việc trong công ty, xí nghiệp, hay một viện điều dưỡng. Mục đích của học nghề là học chính xác và áp dụng thuần thục những quy trình chuẩn trong nghề đó.
Du học nghề IECS
Vài năm trở lại đây thì du học nghề Đức đang trở nên không còn quá xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên ở VIệt Nam, và du học nghề cũng ngày càng trở thành sự lựa chọn ưu tiên đối với các bạn sinh viên, bởi lẽ du học nghề giúp các bạn ngoài việc có cơ hội tiếp xúc học tập với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới mà còn có cơ hội việc làm ổn định ngay chính tại đất nước mà các bạn học tập. Đặc biệt là việc các bạn còn được hưởng trợ cấp chi phí trong quá trình học nghề, nhằm giúp các bạn ổn định hơn so với những loại hình đào tạo khác. Đặc biệt là lộ trình học tập rõ ràng, phù hợp cũng như không có quá nhiều điều kiện mà đối tượng du học nghề phải đáp ứng, các bạn chỉ cần có : trên 18 tuổi. Có sức khỏe tốt để có thể tham gia học tập và lao động tại nước ngoài, hoàn thành THPT ở Việt Nam cũng như có đủ trình độ tiếng Đức B1.
Chính vì vậy mà du học nghề trở thành sự lựa chọn của các bạn ngày này nay. Các ngành nghề được nhiều bạn ưu tiên lựa chọn hiện nay như:
Fachhochschulen còn được gọi là Đại Học Khoa Học Ứng Dụng . Theo định nghĩa chung, trường đại học khoa học ứng dụng là loại trường đại học thực hiện giảng dạy các kiến thức thiên về định hướng ứng dụng và thực tiễn. Giảng dạy tại các trường đại học khoa học ứng dụng thường thực tế hơn ở các trường đại học. Các bài giảng thường diễn ra trong các nhóm nhỏ 15-30 sinh viên, có tổ chức và cấu trúc hơn là học tại một trường đại học. Cũng như chương trình giảng dạy tại Fachhochschulen chặt chẽ và có thời gian cũng như hệ thống giáo dục rút ngắn hơn so với các Universität .
Ngoài ra việc học tập tại Fachhochschulen thì sinh viên nên được chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho lĩnh vực chuyên môn sau này của mình. Vì lý do này, học tập tại FH luôn bao gồm một học kỳ thực tập tại các công ty, nhà xưởng…. Đối với học kỳ thực tập này thì sinh viên phải hoàn thành trong một công ty là bắt buộc và nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn.
Hầu hết các giảng viên của trường cũng xuất thân từ các công ty và công việc thực tế của họ. Ưu điểm của việc này là: Kiến thức của bạn đến trực tiếp từ thực tế và cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về nghề nghiệp tương lai của bạn cũng như bạn sẽ có nhiêu kinh nghiêm thực tế hơn cho công việc sau này. Các trường đại học khoa học ứng dụng nhằm mục đích hướng đến đào tạo cho bạn một nghề nghiệp nhất định và cụ thể. Với những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn được và trau dồi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp bạn có cơ hội rất tốt để có được một công việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên Sinh viên tốt nghiệp FH thì không được học lên tiễn sĩ như sinh viên Uni.
Sinh viên tốt nghiệp Fachhochschulen có thể tìm được việc làm nhanh hơn, còn xét về lâu dài thì những người tốt nghiệp Uni có cơ hội thăng tiến và thu nhập cao hơn.
Top 3 lợi thế của trường đại học khoa học ứng dụng
Đối với trường Universität và Technische Universität thì 2 trường này có khái niệm gần như giống nhau như:
Đối với Universität thì đây là trường Đại Học tổng hợp.
Còn đối với TU (Technische Universität) thì là trường Đại học về kỹ thuật tại Đức.
Khác với trường Đại Học Ứng Dụng (FH) thì các trường Đại học tổng hợp hay trường Đại Học kỹ thuật thì sẽ nghiêng về lý thuyết và bạn sẽ được học chủ đề chuyên sâu và thiên về nghiên cứu khoa học hơn là thực hành. Đối với các trường Uni thì nhằm mục đính hướng cho sinh viên thiên về lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo thành các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu. Đó là lý do tại sao nghiên cứu thường có nhiều lý thuyết và sinh viên ngày càng học cách làm việc độc lập khoa học.
Giảng đường Uni
Ngoài ra thì thời gian học ở Uni sẽ thoải mái hơn so với ở FH vì vậy bạn có thể tổ chức việc học một cách tự do và độc lập hơn, bạn có thể sắp xếp cân bằng giữa lịch trình học Uni và việc bạn làm thêm một cách phù hợp nhất. Chính vì điều này sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và có trách nhiệm trong việc học tập của mình. Số lượng học sinh học tại các Universität khá là đông, ngoài ra còn số tiết học trên trường cũng không nhiều như tại FH, dẫn đến việc chủ động học và cân bằng thời gian là vô cùng qun trọng đối với sinh viên Uni.
Top 3 lợi thế của trường đại học
Có thể học lên Tiến Sĩ
Tập trung vào nghiên cứu khoa học
Lý thuyết và khoa học chuyên sâu.
Trường Technische Universität hay còn gọi là đại học Kỹ Thuật:
TU Dortmund
Đại học Kỹ thuật (TU) thì cách học cũng như Đại Học (Uni) nhưng đối với trường TU thì chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật. Các kiến thức đại học được truyền đạt ở đây chủ yếu là về khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Do hệ thống đào tò chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật này mà danh tiếng của các TU thường rất cao, do đó đây có thể là một điểm cộng chi sinh viên học trường này, sau khi họ ra trường sẽ nhận được nhiều sự ưu ái hơn từ các công ty làm trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, khoa học.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BERUFSSCHULE, FACHHOCHSCHULE VÀ UNIVERSITÄT
BERUFSSCHULE
FACHHOCHSCHULE
UNIVERSITÄT
Đối tượng
Đã tốt nghiệp THPT và có bằng B1
Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2020
Sinh viên hoàn thành tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện du học mới nhất 2020.
Tính thực tiễn, cách thức học
Học song song 50% thời gian ở trường nghề (Fachschule) và 50% thời gian là trực tiếp làm việc trong công ty, xí nghiệp
Thiết thực hơn, chia theo năm học, xen kẽ các khóa thực tập, kiểm tra định kỳ, luận văn tốt nghiệp về các chủ đề thực tiễn.
Nặng về lý thuyết, tự chọn các môn trọng tâm, luận văn tốt nghiệp mang tính nghiên cứu
Các nghành nghề đào tạo
Điều dưỡng, cơ khí, đầu bếp, nhà hàng khách sạn…
Chủ yếu các ngành Khoa học kỹ thuật, Kinh tế quản trị, Xã hội, Tạo mẫu
Tất cả các nghành
Thời gian đào tạo
3 năm
3-4 năm
4 – 6 năm
Bằng cấp
Chứng chỉ học nghềquốc tế
Diplom (FH) Bachelor, Master
Diplom, Magister, Staatsexamen Bachelor, Master
Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm cao, ổn định, sau 5 năm được cư trú vĩnh viễn
Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và các nghành nghề
Cơ hội việc làm tùy vào năng lực và cũng như kết quả tại trường Đại Học
LỢI ÍCH THAM GIA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Du học Đức
Những lợi ích chung của các chương trình (Uni, FH và BR)
Những lợi ích chung của các chương trình Đại Học (Uni), Đại Học Ứng Dụng (Fachhochschule) hay Du Học Nghề Đức từ chính phủ chính là chính sách miễn học phí (ngoại trừ một số bang hiện nay có áp dụng thu học phí với mức khá thấp).
Khi các bạn hoàn thành chương trình giáo dục bậc cao này, các bạn nhận được bằng cấp uy tín từ chính phủ Đức, được thế giới công nhận và đánh giá cao trên thế giới. Với những kiến thức đã học được tại Đức các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm lương cao không chỉ ở Đức, mà còn các nước khác.
Điều đặc biệt là các bạn có thể xin được định cư vĩnh viễn tại Đức sau 5 năm làm việc ở Đức (nếu có đóng bảo hiểm đầy đủ) hoặc được nhập quốc tịch Đức sau 8 năm sinh sống và làm việc tại Đức.
Ngoài ra cơ sở hạ tầng hiện đại của Đức mang lại cho các bạn sinh viên có một môi trường học tập, làm việc tốt .
Du học Đức
Lợi ích riêng dành của chương trình du học nghề tại Đức
Trong quá trình vừa học vừa làm các bạn còn được hưởng những mức lương trợ cấp từ chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ cho các bạn trong quá trình học tập tại nước ngoài. Không những trong quá trình học tập các bạn còn được nhận hỗ trợ về lương nhằm hỗ trợ chi phí cho các bạn , ngoài ra thì sau khi ra trường thì mức lương chính thức sẽ rất cao so với lúc các bạn đang được đào tạo.
Vì đây là ngành nghề mà chính phủ Đức rất ưu tiên và coi trọng nên tất cả các bạn sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Đức các bạn có cơ hội tiếp tục được làm việc tại Đức với mức lương cao, cũng như sau 5 năm sinh sống tại Đức các bạn được chính phủ cấp phép lưu trú dài hạn và nhập quốc tịch ở nước này.
Nhiều bạn trong quá trình tìm hiểu vẫn còn phân vân xem mình sẽ phù hợp vào loại hình nào để có thể lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất, vậy hãy xem những tiêu chí dành cho mỗi đối tượng là như thế nào nhé.
Du học Đức
Đối với Berufsschule
Dành cho các bạn chỉ có thể tốt nghiệp THPT mà không đủ điều kiện đậu một trường Đại Học ở Việt Nam, cũng như số điểm không đủ điền kiện để du học Đại học tại Đức.
Các bạn yêu thích du học nghề, cũng như mong muốn được học tập, làm việc và có cơ hội định cư tại nước ngoài. Cung như mong muốn chương trình học nhẹ hơn so với việc học tại FH và Uni.
Các bạn không đủ điều kiện tài chính cho chương trình học FH và Uni, cùng với việc bạn muốn hỗ trợ tài chính cho gia đình.
Đối với Fachhochschule:
Dành cho các bạn đã và đang học tại Đại Học ở Việt Nam, đạt đủ điều kiện du học Đại Học tại Đức.
Có đủ điều kiện tài chính chứng minh đảm bảo cho việc học tập tại Đức, mỗi năm là 10.000 euro
Mong muốn sinh sống và học tập một môi trường tiến tiến tại nước ngoài ở hệ Đại Học.
Bạn đang học các ngành nghề về kinh tế, xã hội …và mong muốn được học thiên nhiều về thực hành hơn, cũng như có nhiều cơ hội thực tập tại các công ty hơn,có thể nhanh chóng kiếm được việc làm sau khi hoàn thành chương trình học.
Cũng như muốn thời gian hoàn thành chương trình học của mình nhanh hơn và rút gọn hơn.
Đối với Universität và Technische Universität
Uni Mannheim
Dành cho các bạn đã và đang học tại Đại Học ở Việt Nam, có đầy đủ điều kiện du học Đại Học tại Đức.
Mong muốn sinh sống và học tập một môi trường tiến tiến tại nước ngoài ở hệ Đại Học.
Có đủ điều kiện tài chính chứng minh đảm bảo cho việc học tập tại Đức, mỗi năm là 10.000 euro.
Các bạn học thiên về các ngành nghề nghiên cứu như bác sĩ, nghiên cứu khoa học, hoặc các nhành nghề liên quan nhiều đến việc nghiên cứu và lý thuyết hơn, cũng như các môn học chuyên sâu hơn.
Các bạn muốn học lên Tiến sĩ.
Các bạn muốn học tập theo thời gian tự do, chủ động trong việc sắp xếp lịch trình học tập tại trường và việc làm thêm.
Cũng như mong muốn bằng cấp cao hơn so với các loại hình khác.
Đối với việc lựa chọn một loại hình học tập như thế nào cho phù hợp thì đây là một việc cần các bạn cân nhắc thật kĩ càng. Vì đối với mình việc các bạn lựa chọn sai hoặc lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến một hệ quả vô cùng lớn từ việc bạn sẽ tốn thời gian cho việc học, bạn sẽ bị mất tinh thần và phương hướng cũng như bạn sẽ mất rất nhiều tiền bạc cho lựa chọn cũng như thay đổi phương hướng khác.
Đặc biệt các bạn cần phải cân nhắc rõ ràng trong các vấn đề như: năng lực của các bạn đến đâu?, tài chính gia đình bạn như thế nào?, cách các bạn lên lộ trình cho mình như thế nào?, cũng như mục tiêu, và đam mê của các bạn là cái gì? Chứ không phải là việc các bạn chỉ mong muốn được sống ở một đất nước khác mà không quan tâm đến việc lựa chọn loại hình cho phù hợp, thì điều này sẽ mang đến những khó khăn vô cùng lớn khi bạn sống và học tập tại nước Đức. Với việc lựa chọn cân nhắc đúng đắn cho trường hợp của bạn, thì bạn sẽ có một hành trình dễ dàng hơn cũng như giúp bạn hoàn thành ước mơ của mình nhanh chóng hơn.
Sau đay sẽ là clip về một du học sinh chuyển đổi từ học dự bị sang học nghề:
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin cụ thể mà trung tâm IECS đưa ra những loại hình học tập hệ bậc cao tại Đức, nhằm giúp cho các bạn hiểu rõ cũng như việc đưa ra lựa chọn phù hợp nhất của bản thân đối với những loại hình học tập để không còn gặp phải những sai lầm và gánh phải những hệ quả do chính sự lựa chọn sai lầm của mình. Ngoài ra còn giúp cho các bạn tiết kiệm thời gian, hoàn thành được việc học nhanh hơn và cũng như không phải bị ảnh hướng bởi vấn đề tài chính. Vậy nên hãy đưa ra những lựa chọn sáng suốt và phù hợp cho chính bản thân mình trên con đường chinh phục nước Đức nha.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105274374_1425720350969428_6866963032460862419_n.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-05-26 10:45:332021-11-30 01:50:42Điểm khác nhau giữa các chương trình du học Đức – Universität, Fachhochschule, Berufschule
Khi bạn học tiếng Đức, bạn sẽ thấy bảng chữ cái tiếng Đức sẽ có một vài chữ cái khác biệt so với các ngôn ngữ khác: ä, ö, ü, và ß. Nếu bạn viết thì không có vấn đề gì, nhưng khi bạn gõ tiếng Đức ở trên điện thoại hay máy tính thì làm thế nào có thể viết được những chữ cái này ra. Bởi vì bàn phím mặc định của máy tính hay điện thoại đều không có những chữ cái này. Muốn gõ bàn phím tiếng Đức cần tiến hành cài đặt bàn phím hoặc cần có thủ thuật tổ hợp phím. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách gõ bàn phím tiếng Đức đơn giản và nhanh gọn.
Giao diện bàn phím tiếng Đức
Bàn phím tiếng Đức gần giống với bàn phím tiêu chuẩn mà bạn đang dùng, nhưng nó có thêm 4 ký tự trong tiếng Đức (ä, ö, ü, và ß) – những ký tự không có trong bàn phím chuẩn. Và tất nhiên, nhiều ký tự sẽ có vị trí khác so với bàn phím chuẩn.
Nếu bạn không biết giao diện bộ gõ tiếng Đức hay bất kỳ ngôn ngữ nào, bạn có thể vào trang https://translate.google.com/ và chọn ngôn ngữ bạn cần dịch, ví dụ như tiếng Đức. Sau đó chọn vào biểu tượng bàn phím, trên đó sẽ hiện lên 1 Bàn phím ảo, cũng chính là bàn phím chuẩn của ngôn ngữ bạn chọn và giống hệt với bàn phím máy tính mà bạn thêm vào. Hoặc bạn có thể
Cài đặt bàn phím tiếng Đức trên điện thoại
Trên tất cả các dòng điện thoại Smartphone đều có cài đặt ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Đức ngữ. Mặc định Smartphone đã cài đặt sẵn ngôn ngữ và bàn phím tiếng Đức cho người dùng. Để kích hoạt chế độ gõ tiếng Đức các bạn chỉ cần làm theo dướng dẫn sau
Hướng dẫn cài đặt trên điện thoại Iphone
Bước 1: Trên màn hình chính của iPhone, bạn nhấn vào mục Cài Đặt và chọn tiếp Cài đặt chung
Bước 2: Trong phần giao diện của Cài đặt chung , bạn chọn Bàn phím rồi tiếp tục nhấn vào mục Bàn phím mới xuất hiện thêm một lần nữa
B3: Chọn Thêm bàn phím mới , bạn kéo xuống và thêm Tiếng Đức trong danh sách.
Cài đặt bàn phím tiếng Đức trên hệ điều hành Android
Bước 1: Từ mục Cài đặt màn hình chính của Smartphone hệ điều hành Android, bạn nhấn vào mục Cài đặt nâng cao , sau đó chọn Ngôn ngữ & Nhập liệu
Bước 2: Trong giao diện mới hiện ra, bạn chọn cài đặt Bàn phím mà mình thường sử dụng, tiếp tục chọn Ngôn ngữ .
B3: Trong giao diện Ngôn ngữ mới hiển thị, bạn chọn Thêm bàn phím , sau đó kéo và tìm Tiếng Đức trong danh sách
Bước 4: Tiếp tục chọn Tiếng Đức (Đức) và nhấn Xong để hoàn thành.
Ngoài ra, có một số Smartphone bạn có thể gõ tiếng Đức trên bàn phím tiếng Anh bằng cách giữ các phím sau để gõ được các chữ cái đặc biệt trong tiếng Đức:
Giữ S để thấy ß
Nhấn A để thấy Ä
Giữ O để thấy Ö
Giữ U để thấy Ü
Cài đặt tiếng Đức trên hệ điều hành Windows
Để sử gõ được tiếng Đức trên hệ điều hành windowns các bạn nên làm theo hướng dẫn dưới đây.
Hướng dẫn cài đặt
Để cài đặt bàn phím tiếng Đức trên máy tính cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bấm vào Start chọn Setting
Bước 2: Trong Setting chọn Time&Languages
B3: Trong menu Time&Languages chọn mục Language, và bấm vào Add a Language để thêm ngôn ngữ
Bước 4: Trong phần thêm ngôn ngữ, chọn German (Germany)/ Deutsch (Deutschland) nếu bạn học và sinh sống ở Đức. Ngoài ra, nếu bạn ở Áo hoặc Thụy Sĩ hoặc đất nước sử dụng tiếng Đức là ngôn ngữ chính, bạn có thể chọn Deutsch (Schweiz)/German (Switzerland), Deutsch (Österreich)/German (Austria), ….
Bước 5: Bấm vào góc phải màn hình hoặc bấm vào nút Windows + Spacer để thay đổi ngôn ngữ, bạn sẽ thấy tiếng Đức đã được thêm vào.
Hướng dẫn gõ tiếng Đức bằng tổ hợp phím
Các bạn có thể dùng tổ hợp phím “ALT +” để gõ nhanh các chữ cái đặc biệt trong bảng chữ cái tiếng Đức
ALT + 0228 = ä
ALT + 0196 = Ä
Ö = ALT + 0214
ALT + 0246 = ö
ALT + 0220 = Ü
ü = ALT + 0252
ALT + 0223 = ß
Cài đặt tiếng Đức trên trên Macbook
Để sử dụng được tiếng Đức trên hệ điều hành macbook các bạn nên làm theo hướng dẫn dưới đây.
Hướng dẫn cài đặt
Thông thường, những chiếc máy tính Mac chạy hệ điều hành macOS đều được cài sẵn bàn phím tiếng Anh mặc định, do đó bạn sẽ không thể gõ tiếng Đức nếu không cài thêm bàn phím tiếng Đức hay các công cụ của bên thứ ba. Để thêm bàn phím tiếng Đức vào macOS, bạn thực hiện những bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái, chọn System Preferences để vào phần cài đặt.
Bước 2: Tiếp theo, nhấn chọn vào mục Keyboard.
Trong phần Keyboard, bạn hãy chuyển sang thẻ Input Sources để xem các bàn phím đang có trong máy. Hiện tại, máy tính Mac chỉ có bàn phím ngôn ngữ tiếng Anh. Để thêm bàn phím mới, bạn hãy nhấn vào biểu tượng dấu +.
Chọn đến phần German (tiếng Đức) ở cột bên trái. Trong cột bên phải, bạn nhấn chọn kiểu gõ dấu mà mình thường dùng là ABC – QWERTZ, Austrian, German hay Swiss German, sau đó nhấn nút Add để thêm bàn phím vào hệ thống.
Bước 3: Sau khi đã thêm bàn phím, hệ thống sẽ hiển thị 2 loại bàn phím đang có trong máy là tiếng Đức và tiếng Anh.
Bước 4: Cuối cùng, để có thể gõ được tiếng Đức trên macOS, bạn cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấn vào biểu tượng hình cờ Mỹ trên thanh Menu Bar và chọn bộ gõ tiếng Đức vừa thêm.
Hướng dẫn gõ tiếng Đức bằng sử dụng tổ hợp phím
Đối với chữ ß: ấn Option + s để ra ß
Còn các chữ cái khác ä, ö, ü thì dùng tổ hợp phím như sau:
Bước 1: Ấn phím Option + U
Bước 2: Ấn phím ký tự đặc biệt:
Ấn a để ra ä hoặc shift + a để ra Ä
Ấn o để ra ö hoặc shift + o để ra Ö
Nhấn u để ra ü hoặc shift + u để ra Ü
Cài đặt bàn phím tiếng Đức trong Unikey
Nếu chưa có bộ cài Unikey, các bạn có thể download tại http://unikey.vn/vietnam/ và chọn bộ cài phù hợp với máy tính của bạn
Bước 1: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Unikey tại thanh Taskbar nằm ở góc dưới, bên phải của màn hình. Đánh dấu vào mục Bật tính gõ tắt .
Bước 2: Bạn lặp lại thao tác ở bước 1, nhấn vào biểu tượng Unikey sau đó chọn mục Soạn bảng gõ tắt .
B3: Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn sẽ thiết lập tổ hợp phím vào ô Thay thế và nhập các kí tự đặc biệt của tiếng Đức vào mục Bởi . Sau khi hoàn thành mỗi thiết lập, bạn nhấn Thêm . Chọn Lưu sau khi đã hoàn thành.
Sửa lỗi sai tự động và tự động thay thế tiếng Đức
Có một cách có thể áp dụng lên tất cả các thiết bị điện thoại, máy tính là chế độ sửa lỗi sai tự động. Các bạn vào menu Cài đặt -> chọn Bàn phím -> chọn Tự động sửa lỗi.
Hoặc các bạn có thể cài đặt kiểu viết tắt cho chữ cái nào đó mà k cần sử dụng tổ hợp phím hoặc cài đặt chuyển đổi bàn phím tiếng Đức. Bạn có thể sử dụng kiểu viết tắt như sau:
a;; thành ä
a’’ thành Ä
o;; thành ö
o’’ thành Ö
u;; thành ü
u’’ thành Ü
b;; thành ß
KẾT LUẬN
Trên đây chúng mình đã hướng dẫn các bạn cài đặt bàn phím tiếng Đức trên điện thoại và máy tính. Hy vọng rằng việc sử dụng bàn phím tiếng Đức và gõ tiếng Đức trở lên dễ dàng với bạn. Hãy tận dụng phần mềm học tiếng Đức trên điện thoại và máy tính và biến nó trở thành một vật dụng thật sự hữu ích giúp bạn tiến bộ trong việc học ngoại ngữ thật hiệu quả nhé. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Đức của mình.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105665757_287225852422135_3814450046240434375_n.png6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-05-21 20:05:582022-12-16 03:47:55Cách gõ bàn phím tiếng Đức – Trên điện thoại & Máy tính
Du học nghề Đức hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam vì nhận được nhiều ưu đãi của các trường nghề tại Đức. Kể từ tháng 3 năm 2020 trở đi, đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã chính thức đưa ra những quy định mới nhất đối với hồ sơ xin Visa du học nghề. Cho phép cấp visa du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2 thay vì B1 như trước đây.
Sự thay đổi này đã góp phần giúp cho ước mơ đi du học, ước mơ lập nghiệp tại Đức rộng mở hơn nhưng cũng khiến nhiều bạn hoang mang tự hỏi trình độ A2 liệu có đủ để học tập và thành công ở xứ người hay không? Cùng IECS phân tích mặt tích cực cũng như tiêu cực của từng loại bằng khi du học Đức để giúp bạn vạch ra kế hoạch đúng đắn và phù hợp nhé!
1. Du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2
1.1 Điều kiện
Học tiếng Đức ở Việt Nam để lấy bằng A2 vừa đủ để xin thị thực
Học một khoá B1.1 (khóa B1 có 2 học phần B1.1 và B1.2) ở Việt Nam trong quá trình đợi phỏng vấn xin thị thực
Tham gia khoá học lấy bằng B1 trong 6 tháng sau khi sang Đức để đủ điều kiện học nghề
Trong quá trình học nghềhọc song song B2, lấy bằng B2 khi tốt nghiệp trường nghề để đủ điều kiện tốt nghiệp.
1.2 Ưu điểm
Du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2 có một điểm mạnh là giúp bạn rút ngắn thời gian để sớm sang Đức nhưng đổi lại sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi
1.3 Nhược điểm
Khoá B1 tại Đức sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Đức và chỉ có giáo viên người Đức nên bạn sẽ khó tiếp thu và theo kịp bài giảng
Bạn sẽ có ít sự lựa chọn trường nghề hơn vì không phải trường nào ở Đức cũng cho phép học nghề với trình độ B1.
Trình độ tiếng A2 sẽ làm bạn khó có thể hòa nhập vào đời sống sinh hoạt và học tập ở Đức vì chưa đủ năng lực ngôn ngữ để hiểu và giao tiếp
Chi phí học tiếng ở Đức đắt hơn nhiều so với học ở Việt Nam.
Phải chứng minh tài chính (CMTC) cho cả thời gian học tiếng dài hơi tầm 5,200 Euro (151 triệu đồng) cho 6 tháng
Nếu không đạt B1 tại Đức thì khả năng bạn sẽ phải về nước mà không được học nghềlà rất cao.
Học khoá B2.1 trong thời gian chờ thị thực ở Việt Nam kèm khoá B2 từ vựng chuyên ngành
Hoàn tất khóa học lấy bằng B2 tại Đức và tham gia lớp hoà nhập văn hoá do IECS cung cấp trước khi vào học nghề chính thức
2.2 Ưu điểm
Lộ trình tiêu chuẩn này có các ưu điểm như sau:
Chỉ cần tiêu tốn chi phí ôn luyện và thi lấy bằng B1 trong một lần nên sẽ tiết kiệm được chi phí so với lộ trình 1 phải thi A2 ở Việt Nam rồi sang Đức thi B1
Mặc dù vẫn phải CMTC cho quá trình học tiếng nhưng vì thời gian học ngắn hơn nên chi phí sẽ nhẹ gánh hơn so với lộ trình 1 là 2600 Euro cho 3 tháng
Nhiều cơ hội lựa chọn trường nghề hơn với bằng B2
Đảm bảo khả năng giao tiếp và hiểu bài tốt hơn khi sang Đức
Sở hữu những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống ở Đức sau khi hoàn thành khoá hoà nhập văn hoá của IECS
3. Du học nghề Đức với bằng tiếng Đức B2
Khi lựa chọn lộ trình này, các bạn học viên sẽ lấy bằng B2 tiếng Đức ở Việt Nam rồi sang Đức học nghề ngay. Mặc dù đã có B2 ở Việt Nam nhưng nếu muốn rèn luyện thêm thì các bạn vẫn có thể tiếp tục tham gia một khoá B2 tại Đức trong quá trình học nghề. Tuy nhiên lựa chọn này không bắt buộc và không bao gồm trong chi phí dịch vụ.
Có thể nói đây là lộ trình dành cho những “siêu nhân” khi các bạn có thể chinh phục được tấm bằng B2 ở Việt Nam. Đây là phương án tiết kiệm chi phí bậc nhất vì chỉ tốn lệ phí thi tiếng Đức ở Việt Nam và không cần CMTC. Ngay từ thời điểm các bạn đặt chân sang Đức là đã có thể nhập học và đi làm với mức lương dao động từ 1,100 Euro – 1,300 Euro/tháng. Tuy nhiên vì không có thời gian làm quen với cuộc sống ở Đức mà phải nhập học ngay nên bạn dễ gặp tình trạng thích nghi không kịp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực học tập của mình.
Đánh giá của học viên IECS
Bảng so sánh
Lộ trình 1: Sang Đức khi có A2
Lộ trình 2: Sang Đức khi có B1
Sang Đức khi có B2
Số tiền CMTC
5,200 Euro cho 6 tháng học B1 và B2 tại Đức
2,600 Euro cho 3 tháng học B2 tại Đức
Không cần CMTC
Chi phí thêm
– Thi A2 tại Việt Nam
– Chi phí học và thi B1 tại Đức
– Chi phí học và thi B2 tại Đức
– Thi B1 tại Việt Nam
– Chi phí học và thi B2 tại Đức
– Nếu khả năng nghe hiểu còn kém thì có thể học thêm một khóa B2 nhưng không bắt buộc
Ưu điểm
– Lộ trình đi Đức ngắn nhất.
– Có thời gian ở Đức sớm trước khi nhập học nên làm quen truớc được với môi trường.
– Thời gian học tiếng ở Việt Nam và Đức được phân bổ hợp lí và được sang Đức trước 1 thời gian để làm quen với môi trường.
– Có đủ thời gian tham gia các khoá phụ đạo của IECS ở Đức và Việt Nam
– Tiết kiệm chi phí thi cử, học tiếng ở bên Đức
– Tiết kiệm chi phí CMTC
Nhược điểm
– Nền tảng tiếng Đức yếu, có thể khó khăn trong quá trình tiếp thu tiếng ở Đức.
– Khó tiếp thu được khoá học ngôn ngữ chuyên ngành của IECS trước khi nhập học
– Phải học song song khoá tiếng B2 với học nghề.
Phải học song song B2 trong quá trình học nghề để đủ yêu cầu tốt nghiệp.
– Mất nhiều thời gian để chuẩn bị du học Đức vì thời gian học tiếng Đức ở Việt Nam sẽ dài hơn các lộ trình khác.
– Sau khi sang Đức sẽ phải nhập học chuyên ngành nên không có thời gian thích nghi và có thể sốc văn hoá.
Tổng kết
Sau khi tham khảo mọi lựa chọn thì bạn ắt hẳn cũng nhận ra lộ trình 2 là lý tưởng nhất vì bạn vừa có thời gian học tiếng Đức ở Việt Nam để tiết kiệm chi phí vừa tham gia học tiếng ở Đức để dần thích ứng với môi trường sống mới trước khi chính thức học nghề.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105318955_211102453297384_6476589801992489911_n.png6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-05-17 19:21:472022-11-23 02:03:12Có nên du học nghề Đức với bằng A2?
Những năm gần đây, có nhiều bạn dù nhà không khá giả cũng cho con đi du học các nước châu Âu hơn là học đại học tại Việt Nam. Vì chi phí du học Đức thấp hơn chi phí học đại học trong nước. Điều này có thất sự đúng, chúng ta cùng thử tìm hiểu nhé.
Mở đầu phân vân
Có lẽ cũng như tôi, những học sinh ở tỉnh lên thành phố học luôn đau đáu trong mình một câu hỏi lớn khi cầm tờ giấy báo nhập học của một trường nào đó tại thành phố. Câu hỏi lớn nhất vẫn luôn là vấn đề tài chính… Làm thế nào để vẫn được cắp sách đến giảng đường mà vẫn tự mình lo được chi phí trang trải cho một cuộc sống tốn kém nơi thành thị…
Sau khi cầm được tấm bằng Đại học trong tay, tôi chợt ngẫm lại xem mình đã sống những năm tháng qua như thế nào tại cái đất Sài Gòn đầy cuốn hút với nhịp sống nhộn nhịp và cơ hội việc làm đầy hấp dẫn này. Trong quãng thời gian học tôi đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của ba mẹ. Và nếu ngẫm lại liệu tôi có chọn sẽ lên Sài Gòn học hay không!?!
CHI PHÍ QUÁ LỚN ĐỐI VỚI MỘT SINH VIÊN TỈNH RA HỌC TẠI SÀI GÒN
Học 4 năm đại học bạn tốn bao nhiêu
Một sinh viên lên tỉnh học có quá nhiều thứ phải lo từ tiền học phí, tiền sinh hoạt phí như ăn uống, thuê nhà trọ, chi phí sách vở, đi lại, sinh hoạt cá nhân khác…Nhất là trong thời buổi vật giá leo thang với tốc độ chóng mặt như hiện nay, nỗi lo đó ngày càng một lớn hơn. Chúng ta thường sai lầm khi chỉ nhìn thấy chi phí mà chúng ta phải chi trả từng tháng một và tự hình dung theo cảm giác của mình là mình đã tiêu nhiều hay ít trong tháng đó.
Nhưng sự thật khi tôi ngồi đây, sau 4 năm mài đít trên ghế nhà trường, đây là lần đàu tiên tôi bắt đầu nhẩm tính lại số tiền đầu tư thực sự cho những năm tháng học đại học tại sài gòn của một đứa con gái tỉnh như tôi là bao nhiêu. Tôi thật sự bất ngờ vì con số cuối cùng rất lớn, lớn hơn tôi tưởng rất nhiều lần.
HỌC PHÍ :
Trung bình học phí sẽ rơi vào khoảng 10 triệu/năm (khoảng 800k/tháng), có tăng giảm tuỳ trường và ngành học. Nếu bạn theo học một số trường tư nhân quốc tế, bạn phải chi trả có khi đến hơn chục triệu hoặc vài chục triệu một năm là bình thường.
SINH HOẠT PHÍ :
Chi phí phòng ký túc xá
Mức thu các loại phòng theo năm học (01/08/2019 – 30/06/2020) của trường đại học khoa học tự nhiên
P8 sinh viên:140.000đ/tháng x 11 tháng+ 60.000 (tiền hồ sơ) = 1.600.000 đ
P6 sinh viên: 190.000đ/tháng x 11 tháng+ 60.000 (tiền hồ sơ) = 2.150.000đ
P4 sinh viên: 350.000đ/tháng x 11 tháng+ 60.000 (tiền hồ sơ) = 3.910.000đ
P4 sinh viên, máy lạnh : 580.000đ/tháng x 11 tháng+ 60.000 (tiền hồ sơ) = 6.440.000đ
P2 sinh viên: 600.000đ/tháng x 11 tháng+ 60.000 (tiền hồ sơ) = 6.660.000đ
Các khoản phí khác: Thế chân tài sản cơ sở vật chất 100.000đ/sinh viên
Nếu bạn thuê trọ bên ngoài và ở ghép cùng bạn, bạn phải tiêu tốn ít nhất 500k/tháng.
Chi phí ăn uống và đi lại tiết kiệm
+ Ăn uống với mức sống trung bình thì bạn sẽ mất khoảng 60k/ngày (1triệu800k/tháng)
+ Việc đi lại bằng xe đạp hoặc xe bus là cách di chuyển tiết kiệm nhất thì bạn cũng phải chi trả khoảng 300k/tháng bao gồm đi chơi bạn bè vào cuối tuần. Với bạn có mức sống khá hơn có thể di chuyển bằng xe máy thì bạn sẽ tốn khoảng 1triệu/tháng.
Chi phí cá nhân bình thường
Chi phí cá nhân như giầy, dép, quần áo, điện thoại …tối thiểu khoảng 500k/tháng. Bạn nào có điều kiện hơn thì khoảng 1triệu/tháng. Mới tính qua sơ sơ trường hợp bạn SỐNG TIẾT KIỆM NHẤT thì chi phí hàng năm cho một sinh viên ở tỉnh lên thành phố học là khoảng 3,6 triệu/tháng (tương đương 43,2 triệu/năm, nghĩa là 172,8 triệu/4 năm). Đối với những bạn có ĐIỀU KIỆN KHÁ HƠN chút thì chi phí rơi vào tầm 5,1 triệu/tháng (tương đương 61,2 triệu/năm, nghĩa là 244,8 triệu/4 năm).
Chi phí cá nhân VIP
Còn với mức sống VIP thì con số có thể CAO HƠN NHIỀU LẦN so với những con số mình vừa nêu ở trên. Ngoài ra còn vô số các khoản tiền cần phải chi như học thêm ngoại ngữ, đóng quỹ lớp, tham gia các khoá học kĩ năng mềm, sinh hoạt bạn bè, sinh nhật, đi chơi, đi du lịch, thi lại các môn ở trường, ốm đau bệnh tật… tính sơ sơ trong vòng 4 năm ít nhất cũng vài ba chục triệu nữa. Con số trung bình 250 triệu cho 4 năm học tại Việt Nam quả thật không hề nhỏ. Ngược lại, sau khi ra trường nhiều bạn còn phải chạy VÀI TRĂM TRIỆU để xin được việc làm tốt hiện nay cũng là điều khá phổ biến.
Lý do bạn nên lựa chọn du học Đức?
Vậy liệu chúng ta có nên mạnh dạn quyết định ĐI DU HỌC với số tiền tương đương hay thậm chí ít hơn chi phí tại Việt Nam để ĐỔI LẠI một bằng cấp quốc tế, việc làm ổn định, chính sách định cư và còn nhiều hơn như thế nữa…Ngoài ra khi theo học chương trình nghề tại Đức bạn còn được nhận mức lương 1000 Euro/tháng (brutto), giúp bạn tự chi trả mọi sinh hoạt tại Đức mà không phụ thuộc vào kinh tế gia đình.
Nếu bạn có quyết tâm, nếu bạn yêu nghề bạn chọn, nếu bạn muốn sống tại nước Đức văn minh thì hãy để IECS giúp các bạn hiện thực hóa giấc mơ đó.
***Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105001402_274519810453846_6384211210203454994_n.png6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-05-12 07:21:512023-08-02 01:20:10Tin sốc: Du học Đức chi phí thấp hơn học ĐH Việt Nam (So Sánh mới nhất 2020)
Trong thời gian qua có rất nhiều câu hỏi của các bạn xoay quanh việc làm thế nào để nhập cảnh vào Đức khi đã có visa, liệu du học sinh có được ưu tiên nhập cảnh vào Đức hay không? Hãy cùng IECS tìm hiểu vấn đề này nhé.
DHS ngành điều dưỡng được ưu tiên nhập cảnh vào Đức
Ngày 29/04/2020 Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh thông báo: “Học viên học nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và y tế vẫn có thể nhập cảnh vào Đức trong thời gian hạn chế nhập cảnh”. Thông báo này được đăng tải trên trang web chính thức của Đại sứ quán Đức tại đây. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu nên Đức đã ra quyết định đóng cửa biên giới trong và cả ngoài Châu Âu từ ngày 18.03.2020. Những trường hợp được phép nhập cảnh trong khoảng thời gian trên là công dân mang quốc tịch Đức, người có giấy phép cư trú dài hạn ở Đức, những chuyên gia và nhân lực đặc biệt trong các ngành được ưu tiên như y tế, nghiên cứu khoa học.
Điều kiện cụ thể về việc được ưu tiên nhập cảnh vào Đức như sau:
Đã có thị thực quốc gia Đức với mục đích học nghề trong lĩnh vực nêu trên.
Khi nhập cảnh phải xuất trình được hợp đồng đào tạo nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế.
Giấy xác nhận của trường nghề nêu rõ trong bối cảnh dịch COVID – 19 chương trình học vẫn được thực hiện tại cơ sở đào tạo (LƯU Ý: xác nhận học trực tuyến KHÔNG được chấp nhận).
Trường hợp học viên tham gia học tiếng trước chương trình học nghề thì khi nhập cảnh phải chứng minh được khóa học nghề sẽ diễn ra ngay sau khi khóa học tiếng kết thúc.
Phải nghiêm chỉnh thực hiện cách ly theo qui định của từng bang.
Du học Đức ngành điều dưỡng được nước Đức ưu tiên đặc biệt ngay cả trong đại dịch Covid-19
Đại sứ quán Đức tạm ngưng cấp thị thực (visa) xin du học Đức bắt đầu từ ngày 18 – 03 – 2020 cho tới khi có thông báo mới. Tuy nhiên ngành điều dưỡng tại Đức được đặc cách làm hồ sơ xin thị thực! Có thể nói nghề điều dưỡng đang là ngành đứng đầu trong các ngành du học nghề được nhà nước Đức ưu tiên và hỗ trợ hàng đầu bởi tính cấp thiết của nó.
Điều này có nghĩa là chúng mình vẫn tiếp tục nhận và làm hồ sơ đi du học nghề Đức cho các bạn đã hoàn thành chương trình học Điều dưỡng cao đẳng hoặc đại học ở Việt Nam và cả những bạn đã tốt nghiệp cấp 3 có nguyện vọng đi du học Đức ngành điều dưỡng. Đây là cơ hội hiếm có và được ưu tiên duy nhất vì các thủ tục làm hồ sơ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hiện tại IECS đang có chương trình ưu tiên cho các bạn có B1 sẽ bay ngay trong tháng 8/2020. Mọi chi tiết của chương trình sẽ được IECS thông báo và đăng tải trên website và fanpage của công ty. Cơ hội đang đến gần, tại sao bạn không nhân cơ hội này để thực hiện hóa giấc mơ của mình. Nhanh tay liên hệ với tổ tư vấn của IECS ngay để được chúng mình tư vấn những ưu đãi lớn nhất trong thời kỳ này nhé!
Chuyến bay đáng nhớ mùa Covid-19
Đây thật sự là một chuyến bay nhiều trải nghiệm của các cung bậc cảm xúc. Tối thứ 6 công ty nói chuyện với phụ huynh và thứ 2 các bạn đã có mặt tại Đức. Mọi nỗ lực của các bạn đã được đền đáp xứng đáng. Nước Đức chào đón mn với thời tiết hoàn hảo – trời trong xanh, nắng ấm và muôn hoa đua nở. Tận hưởng 14 ngày cách ly và tìm hiểu chút về cuộc sống vào xuân tại đức các em nhé
P/s: Bạn có thắc mắc tại sao các học viên của IECS vẫn bay được sang đức mặc dù nước Đức vẫn đang áp dụng chính sách đóng cửa biên giới tới 15.05 !?!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/05/105375149_2664793513767095_6387691325662635785_n.png6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-05-11 20:07:562023-08-02 01:20:11Du học sinh ngành điều dưỡng được ưu tiên nhập cảnh vào Đức mùa COVID-19
Định cư tại Đức từ lâu đã là mong muốn của nhiều bạn. Khi được cấp thẻ định cư tại Đức và trở thành công dân Đức, bạn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích.
Từ trước đến nay hộ chiếu Đức vẫn luôn được xem là một trong những hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới vì bạn có thể nhập cảnh vào 188 quốc gia mà không cần Visa. Ngoài ra nhiều du học sinh đã chọn Đức là điểm đến lý tưởng để du học nghề và làm việc vì chính sách nhập cư mới của Đức hoàn toàn miễn học phí cũng như mức lương trợ cấp hấp dẫn từ 600-1300 Euro/tháng (tương đương 16-35 triệu VND). Các bạn có thể hoàn toàn tự tin học và làm việc mà không cần đến sự chu cấp của gia đình trong suốt thời gian học tập và trải nghiệm tại đất nước hiện đại và giàu mạnh nhất châu Âu này.
Nước Đức còn sở hữu nhiều lý do khiến nhiều bạn du học sinh Việt Nam mong muốn được ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp đại học Đức hoặc du học nghề Đức và làm bàn đạp để có cơ hội định cư lâu dài cũng như sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực này.
HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HIỆN ĐẠI
Tại Đức các du học sinh dễ dàng nhận thấy phương tiện đi lại ở Đức như phương tiện công cộng ở đây rất nhiều và chạy thường xuyên trong ngày. Du học sinh thường di chuyển bằng Bus, tàu điện hoặc tàu điện ngầm nếu đi gần trong thành phố. Các bạn sẽ được mua vé trợ giá theo kì học hoặc theo tháng nên khá rẻ. Các chuyến xe chạy liên tục cách nhau 5-15 phút nên các bạn không phải chờ đợi lâu hay xem lịch trước mà chỉ cần ra bến là luôn có phương tiện để di chuyển ngay.
Tàu chậm chạy giữa các thành phố
Tuyến xe bus chạy trong thành phố
Tàu treo (Schwebebahn in Wuppertal)
Ngoài ra nếu du học sinh muốn đi sang các thành phố khác hay đi du lịch thì mình có thể chọn các tuyến tàu chậm (S-Banh, Regionalzug) hoặc tàu nhanh (IC, ICE với tốc độ lên đến hơn 200km/giờ).
Đối với tàu nhanh thì mình nên mua vé trước online hoặc ở các trang vé rẻ nếu đặt trước 7-14 ngày như L-tur, banh.de… Hầu hết các chuyến tàu đi các tỉnh và thành phố lớn ở Châu Âu đều có nhiều chuyến trong ngày nên các bạn không phải lo lắng về tình trạng hết vé khi không mua trước như ở Việt Nam đâu nhé. Ở đây các bạn có thể mua vé trước 5p khi lên tàu qua hệ thống máy tự động ở các nhà ga, chỉ là giá vé sẽ cao hơn khi các bạn mua online trước đó (đặc biệt là các tuyến tàu nhanh ICE).
BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Tại Đức quyền tự do ngôn luận được ghi vào hiến pháp và đây là một trong những quyền cao nhất được luật pháp ở đây bảo vệ. Ở Đức bạn và nhóm bạn/tổ chức có thể đăng kí ngày biểu tình và lộ trình. Trong thời gian biểu tình sẽ có một đoàn cảnh sát tháp tùng bạn. Việc biểu tình ở Đức được xem là rất bình thường, thậm chí là các bạn nhỏ cũng đi cùng bố mẹ tham gia trong những ngày này.
Việc tự do ngôn luận cũng được thể hiện thông qua các báo đài tư nhân và mọi người đều đưa tin nên hạn chế việc có những thông tin sai lệch hoặc giấu thông tin trong các sự kiện quan trọng của đất nước, ví dụ như những số liệu biết nói về tình trạng bệnh nhân lây nhiễm dịch Corona tại Đức…
SỞ HỮU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO GIÁO DỤC TIÊN TIẾN
Miễn học phí đại học:
Miễn học phí đại học
Đức, giáo dục được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển đất nước. Vì vậy, sinh viên học đại học sẽ không phải trả tiền học phí, chỉ trả tiền sách giáo khoa, nhà ở hoặc sinh hoạt nếu đi học xa nhà. Sinh viên quốc tế cũng có cơ hội học đại học miễn phí hoặc với chi phí rất thấp tại Đức.
Nếu bạn tham gia du học nghề như du học nghề điều dưỡng tại Đức, nghề nhà hàng khách sạnh.. các bạn còn nhận lương trong quá trình học và sau 5 năm ở Đức các bạn có thể xin thẻ xanh và sống lâu dài tại Đức.
Hệ thống giáo dục phân tầng:
Khái niệm phân tầng trong giáo dục là điểm đặc trưng của hệ thống giáo dục Đức. Về cơ bản, trường trung học tại Đức chia ra làm ba mô hình: Gymnasium, Realschule và Hauptschule.
Từ năm 10 tuổi, học sinh đã phải lựa chọn vào một trong ba nhóm trường này và kết quả đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định học đại học, tương lai nghề nghiệp của các em. Vì trẻ em 10 tuổi chưa thể đưa ra quyết định hợp lý nên phụ huynh và giáo viên sẽ giúp đưa ra quyết định. Theo đó, Gymnasium là cánh cửa duy nhất để vào đại học.
Trong khi đó, Hauptschule giúp học sinh tiến tới lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Realschule định hướng học sinh đến những nghề nghiệp cơ bản như nhân viên bán hàng, y tá, thư ký. Hệ thống đào tạo nghề “kép” này cũng là một trong những chương trình đào tạo hàng đầu của Châu Âu trong việc đào tạo nhân lực tay nghề chất lượng cao. Đây cũng là chương trình du học nghề được nhiều bạn Việt Nam trong những năm gần đây lựa chọn vì chi phí hợp lý và cơ hội định cao gần như 100%.
Trường học riêng dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt:
Trong khi các trường học trên thế giới đang hướng đến mô hình giáo dục hòa nhập thì Đức vẫn giữ vững quan điểm về mô hình trường học riêng dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Với mô hình này các trẻ em có tài năng đặc biệt được phát hiện từ nhỏ trong các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, toán học,… sẽ được phát huy toàn bộ khả năng của mình.
Rèn luyện khả năng sống tự lập từ nhỏ:
Trong khi xe đưa đón học sinh đã trở thành phương tiện phổ biến ở nhiều nước nhưng chúng rất hiếm gặp ở Đức. Phụ huynh và nhà trường muốn học sinh độc lập từ nhỏ nên các em thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ đến trường. Xe đưa đón chỉ giúp học sinh di chuyển từ khu vực nông thôn đến trường tại thành phố. Các trường học ở Đức hầu như kKhông sử dụng xe đưa đón riêng của trường.
NỀN KINH TẾ CHIẾM VỊ TRÍ SỐ 1 CHÂU ÂU
Hiện tại nền công nghiệp Đức đang có số liệu tăng trưởng #1 tại châu Âu và đứng thứ 3 trên thế giới. Nói đến Đức, người ta thường liên tưởng tới những tập đoàn lớn như BMW, Siemens hay Bayer khi nói về những doanh nghiệp thành công.
Tuy nhiên, có lẽ mọi người sẽ phải xem xét lại những cái tên như Rimowa, Jungbunzlauer hay Strama-MPS. Đây là những công ty dạng nhỏ và vừa tại Đức nhưng có kết quả kinh doanh vượt trội so với những ông lớn trên thị trường. Hầu hết những công ty trên thuộc loại gia đình trị (Mittelstand) tại Đức, thường có độ chuyên nghiệp cao trong công việc và là xương sống của nền kinh tế Đức.
Nhiều chuyên gia ra cho rằng những công ty này có định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức và quyền sở hữu khác nhau nhưng chính sự chuyên nghiệp trong văn hóa làm việc khiến các công ty này có được thành công thầm lặng vượt trội so với các thương hiệu nổi tiếng. Chính mô hình quản lý hiện đại, cấu trúc đơn giản, sáng tạo và có tính liên kết cao giữa các nhân viên và nhà quản lý cũng đã mang lại những thành công bất ngờ cho những công ty này.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN TRONG KHỦNG HOẢNG
Đức luôn đứng đầu Châu Âu trong việc có những chính sách nhanh và kịp thời nhằm hỗ trợ người dân và các công ty/tập đoàn kinh doanh vượt qua các giai đoạn khủng hoảng. Và năm 2020 này cũng thế!!! Để chống lại cuộc khủng hoảng coronavirus, Quốc hội liên bang đã phê duyệt gói hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử. Nó bao gồm các biện pháp để cứu việc làm và các công ty, hỗ trợ các bệnh viện, đảm bảo sinh kế và nhà ở cho người dân.
Đối với các công ty lớn:
Cụ thể, Quốc hội đã thông qua gói bảo hộ trị giá 600 tỷ euro cho các công ty lớn. Nhà nước muốn bảo lãnh trên quy mô lớn và nếu cần sẽ quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần các công ty.
Đối với các công ty nhỏ và người tự kinh doanh:
Chính phủ sẽ có các khoản tài trợ trực tiếp với tổng trị giá 50 tỷ EUR, được trả thông qua các Bang. Để tài trợ cho các quyết định này, các đại biểu đã đồng ý về một ngân sách bổ sung. Bộ Tài chính dự kiến các chương trình hỗ trợ sẽ tiêu tốn tổng cộng hơn 122 tỷ euro. Đồng thời, sẽ thu được ít thuế hơn 33,5 tỷ euro. Do đó Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz (SPD) đang lên kế hoạch cho khoản nợ công trị giá 156 tỷ euro.
Giảm gánh nặng cho người thuê nhà và người tiêu dùng:
Hiện tại, người thuê không còn phải lo sợ rằng hợp đồng của họ sẽ bị chấm dứt nếu họ không thể trả tiền thuê nhà. Điều này áp dụng cho các khoản nợ tiền thuê từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 năm nay. Về cơ bản người thuê nhà vẩn có nghĩa vụ phải trả tiền thuê nhà còn thiếu. Điện, gas, nước không bị ngắt nếu người tiêu dùng không thể thanh toán hóa đơn của họ do khủng hoảng.
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TUYỆT VỜI
Khám bác sĩ/nằm viện miễn phí đối với mọi công dân sống tại Đức:
Tại Đức bạn không phải lo về các khoản phí khi bị bệnh vì đã có hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức đứng ra bảo đảm. Nếu bệnh nhẹ bạn sẽ được các bác sĩ Hausarzt, Allgemeinarzt khám và chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp cần phải lấy toa thuốc thì trẻ em sẽ được cấp hoàn toàn miễn phí, người lớn sẽ chỉ đóng 5 Euro/toa thuốc.
Nếu chẳng may bạn phải điều trị tại bệnh viện thì bạn cũng không phải chuẩn bị số tiền giải phẫu lớn như ở VN. Bạn sẽ được bác sỹ điều trị miễn phí tại bệnh viện với các thiết bị máy móc và giường bệnh hiện đại nhất thế giới. Bệnh nhân trong bệnh viện sẽ được cung cấp 3 bữa ăn mỗi ngày tại giường, và thậm chí còn có thể lựa chọn thức ăn chay Vegan hay thức ăn bình thường. Và đương nhiên chế độ ăn cũng sẽ được đảm bảo phù hợp với liệu trình điều trị của căn bệnh của bạn.
Có một điểm cộng của hệ thống y tế tại Đức là bệnh nhân hoàn toàn được đối xử và chăm sóc chuyên nghiệp, nhẹ nhàng nhất. Ở đây bạn sẽ không gặp những trường hợp y tá hay bác sĩ thờ ơ, quát mắng bạn đâu nhé J.
Đức là một trong những nước ở Châu Âu chi một khoản tiền khá lớn (khoản hơn 4000 USD/đầu người/năm) cho hệ thống y tế.
Các bệnh viện ở Đức sẽ nhận được hàng tỷ Euro viện trợ để bảo vệ họ khỏi những khó khăn tài chính. Quốc hội đã xét duyệt thông qua gói hỗ trợ này từ đề nghị của Bộ trưởng Y tế – Jens Spahn để bù đắp cho việc chi phí tăng và thất thu của các bệnh viện. Các bệnh viện sẽ nhận được hỗ trợ 560 euro mỗi ngày cho mỗi giường hiện được giữ trống. Đối với mỗi giường chăm sóc đặc biệt mới với máy thở, bệnh viện sẽ nhận được gói hỗ trợ 50.000€.
Đức luôn có số giường chăm sóc đặc biệt với máy thở cao nhất Châu Âu (số liệu năm 2012 là hơn 29 giường/100k dân, số liệu năm 2020 là hơn 34 giường/100k dân và sẽ tiếp tục được chính phủ chi thêm khoản tiền lớn đến tăng số giường hồi phục cấp cứu lên gấp đôi nhằm đáp ứng đủ cho số lượng bệnh nhân điều trị Corona đang tăng vọt.)
Chính phủ liên bang tính toán bù đắp cho việc tạm huỷ các ca mổ không quan trọng để tiếp tục cứu các bệnh nhân mắc bệnh Corona trong mùa đại dịch này, với khoản chi thêm 2,8 tỷ euro. Ngoài ra, số lượng 28.000 giường chăm sóc đặc biệt hiện nay sẽ được nhân đôi lên trong thời gian tới.
KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH VỚI NHIỀU KHUÔN VIÊN XANH
Tại Đức có rất nhiều sân chơi với không gian xanh trong thành phố dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng tìm thấy các công viên lớn với diện tích trung bình 30.000-40.000 m2 được bao phủ cây xanh và các hoạt động giải trí. Người Đức cũng thường chạy bộ tập thể dục ven theo rừng hoặc bờ sông. Cuộc sống ở đây thật sự bình yên và trong lành qua các mùa ấy!
HỘ CHIẾU QUYỀN LỰC – CƠ HỘI DU LỊCH 188 QUỐC GIA
Cầm hộ chiếu Đức là cơ hội du lịch hoặc nhập cảnh của bạn được mở rộng. Bạn có thể đặt chân đến 188 nước trên thế giới ở 5 châu lục mà không cần phải xin Visa đâu nhé J. Chứng tỏ là cuốn hộ chiếu đỏ hình đại bàng này có giá trị như thế nào phải không!?!
Các bạn du học sinh hoàn toàn có thể sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực này sau 8 năm sống tại Đức và có công việc làm ổn định đúng chuyên môn của mình. Hiện nay ngành Điều Dưỡng là ngành mà các học viên lựa chọn nhiều nhất vì chính sách 100% việc làm sau Tốt Nghiệp.
Các bạn đi học 3 năm, sau đó làm thêm 2 năm nữa là sẽ được cấp thẻ định cư vĩnh viễn. Sau đó mình cố gắng làm việc thêm 3 năm nữa là đã có thể thực hiện được giấc mơ sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực nhất nhì thế giới này rồi, đúng không nào?
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/04/8LyDoMuonDinhCu.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-04-26 18:38:262023-08-02 01:20:118 lý do bạn muốn định cư tại Đức và trở thành công dân Đức
Các bạn có biết hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức hoạt động như thế nào? Tại sao mọi người phải đóng bảo hiểm y tế ở Đức? Chúng ta nên đóng bảo hiểm tư nhân hay bảo hiểm nhà nước? Đây chính là những câu hỏi thường được đặt ra bởi các bạn du học nghề Đức vì thế hôm nay công ty du học Đức IECS sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức và trả lời các câu hỏi ở trên nhé!
Bảo hiểm y tế Đức là gì ?
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…
Đức có hệ thống bảo hiểm y tế xã hội lâu đời nhất thế giới với suất phát điểm là từ luật bảo hiểm ốm đau của Otto von Bismarck năm 1883. Từ năm 2009, bảo hiểm được thực hiện bắt buộc đối với mọi công dân, hoăc người có hộ khẩu thường trú tại Cộng hoà Liên bang Đức. Ngay cả đối với các kỳ nghỉ ngắn hạn ở Đức, mọi người cũng vẫn cần phải có bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị từ chối cấp thị thực vào Đức. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đức được 77% tài trợ bởi chính phủ và 23% được tài trợ bởi tư nhân vào năm 2004.
Đặc trưng bảo hiểm y tế Đức
Bảo hiểm y tế Đức được đặc trưng bởi một hệ thống bảo hiểm y tế theo luật định – hay bảo hiểm y tế công Gesetzliche Krankenversicherung (GKV) và bảo hiểm y tế tư nhân Private Krankenversicherung (PKV). Trong khi bảo hiểm GKV có thể tiếp cận được với tất cả mọi người thì không phải ai cũng có thể mua được bảo hiểm y tế tư nhân mà sẽ có một số qui định áp dụng trong những trường hợp nào thì người mua mới được đóng bảo hiểm loại này.
Bạn có 3 lựa chọn sử dụng bảo hiểm y tế khi sống ở Đức: bảo hiểm y tế công do chính phủ quy định (GKV), bảo hiểm y tế tư nhân từ một công ty của Đức hoặc quốc tế (PKV) hoặc kết hợp cả hai. Bạn có thể lựa chọn các chương trình bảo hiểm y tế tư nhân đầy đủ nếu bạn có thu nhập cao. Vì mỗi người có yêu cầu riêng và khác nhau từ bảo hiểm y tế nên mọi người nên dành thời gian để tìm dịch vụ bảo hiểm phù hợp nhất với mình.
Bảo hiểm y tế nhà nước – GKV
Phần lớn người Đức (khoảng 70 triệu người) tham gia hệ thống y tế công. Đóng góp của bảo hiểm y tế nhà nước phụ thuộc vào thu nhập. Cơ sở là tổng thu nhập, từ đó đóng một mức đóng góp thống nhất là 14,6 phần trăm (tính đến năm 2019). Mức này được chia đều giữa người được bảo hiểm và người sử dụng lao động, mỗi người đóng 7,3%. Ngoài ra, mỗi công ty bảo hiểm y tế thu thêm một khoản tiền với số tiền khác nhau mà chỉ có nhân viên trả. Nếu vượt quá giới hạn đánh giá đóng góp (2019: 4.537,50 EUR / tháng) thì thu nhập không quan trọng đối với việc tính toán đóng góp. Trong bảo hiểm y tế bắt buộc, trẻ em và vợ hoặc chồng có thể được bảo hiểm miễn phí.
Các hãng bảo hiểm công tại Đức có thể kể đến như AOK, TK, Bamber, DAK, BKK, IKK
Đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế nhà nước
Một số nhóm người phải trở thành thành viên của bảo hiểm y tế bắt buộc. Trong đó bao gồm:
Nhân viên (tổng thu nhập dưới mức giới hạn bảo hiểm bắt buộc)
Người về hưu (nếu hoàn thành thời gian trước khi hưởng bảo hiểm)
Người nhận tiền trợ cấp thất nghiệp loại I
Các công ty bảo hiểm lớn ở Đức có đại lý ngay cạnh các trường ĐH như AOK, TKK, DAK. Chi phí hàng tháng tùy theo bang sẽ chênh lệch nhau vài Euro:
AOK ( 83 Euro)
TKK ( 81,30 Euro)
DAK ( 85,49 Euro)
Lưu ý khi sử dụng
Bảo hiểm y tế công không chi trả cho bác sĩ khám bệnh hoặc bác sĩ phẫu thuật tư nhân, phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu, chăm sóc y tế thay thế, trợ cấp nha khoa ngoài cơ bản, các sản phẩm chăm sóc thị lực cho người già, và bất kì lợi ích y tế nào bên ngoài châu Âu. Những người thuộc bảo hộ của bạn và có cùng địa chỉ thường trú tại Đức sẽ không cần phải trả thêm chi phí bảo hiểm. Họ chỉ cần đăng kí cùng công ty bảo hiểm y tế của chính phủ với người bảo hộ.
Bảo hiểm y tế còn được sử dụng để xin giấy ốm cho sinh viên trước (trong) kỳ thi. BHYT nhà nước sẽ chi trả tất cả các bệnh, riêng về làm đẹp, làm răng, chữa các bệnh về da,….và chỉ dành cho các bạn đã vào học chính thức ở các trường đại học (TU, Uni, FH).
Làm thế nào để đăng ký bảo hiểm nhà nước
Đối với các bạn từ Việt nam sang có thể ra các đại lý của các hãng, hoặc đăng ký online, họ sẽ chuyển hợp đồng cho bạn, giấy tờ cần mang theo:
Passport hoặc thẻ cư trú.
Giấy chứng nhận sinh viên hoặc thẻ sinh viên – Studienbeschenigung hoặc Immatrikulation.
Hợp đồng học nghề nếu bạn đi theo diện học nghề (Ausbildung).
Đối với học viên du học theo chương trình nghề tại Đức thì Bảo hiểm sẽ được cơ sở đào tạo trả 50% chi phí, chính sách giống như một nhân viên chính thức tại công ty này. Đây là điểm khác biệt giữa du hoc sinh theo diện ĐH và du học nghề. Các bạn du học sinh theo diện ĐH phải tự chi trả 100% phí bảo hiểm theo giá dành cho sinh viên.
♦ Thông tin tài khoản ngân hàng ( Bảo hiểm tự trừ tiền hàng tháng)
Làm thế nào để kết thúc hợp đồng bảo hiểm nhà nước chuyển qua bảo hiểm tư
Bạn có thể gửi đơn yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm nhà nước. Bên bảo hiểm sẽ gửi cho bạn 1 tờ giấy tên là Kündigungsbestätigung, bạn đem tờ này ra đăng ký mua bảo hiểm mới. Lúc làm hợp đồng mới bạn phải mang hợp đồng bảo hiểm cũ ra để người ta dối chiếu, sau khi kiểm tra hoàn tất thì lúc này đơn hủy hợp đồng cũ của bạn mới có tác dụng.
Tips: Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức đi lại thì các bạn có thể ra trực tiếp hãng bảo hiểm mới (hoặc liên hệ điền đơn online) mà bạn muốn kí BH thông báo về việc bạn muốn chuyển thì nhân viên tại đây sẽ tự làm mọi thủ tục liên hệ với bên BH cũ của bạn để giải quyết mọi thủ tục cho bạn. Đây là cách trung tâm tiếng Đức TPHCM vẫn làm cho các bạn học viên của mình tại Đức – nhanh và chuẩn mọi giấy tờ !!!
Bảo hiểm y tế tư nhân – PKV
Chương trình bảo hiểm y tế tư nhân cung cấp nhiều lựa chọn điều trị y tế, nha khoa cũng như có phạm vi địa lý lớn hơn và bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Chi phí bảo hiểm y tế tư nhân dựa trên mức độ lợi ích cũng như độ tuổi khi tham gia và những điều kiện y tế trước đó.Các hãng bảo hiểm tư nhân : Care Concept, Mawista, Hanse Merkur…
Các du học sinh đi theo chương trình du học nghề Đức tại IECS sẽ được công ty tặng gói bảo hiểm 6 tháng đầu tiên tại Đức của hãng Care Concept để xin VISA. Sau khi đăng kí online thì chỉ tầm 30p sau bạn đã có trong tay số BH của mình rồi. Rất tiện đúng không nào?
Đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân
Các nhóm sau đây thường được bảo hiểm tư nhân:
Nhân viên (thu nhập gộp vượt mức giới hạn bảo hiểm bắt buộc)
Công chức
Tự làm chủ và người làm nghề tự do
Sinh viên đang học tiếng và sinh viên học dự bị STK
Sinh viên ngoài EU lớn hơn 30 tuổi hoặc sau khi học xong học kỳ 14 vì thường lớn hơn 30 tuổi mua bảo hiểm công sẽ đắt hơn nhiều.
Việc đăng ký sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân (PKV) không được áp dụng cho tất cả mọi người. Người lao động có thể sử dụng PKV nếu tổng thu nhập vượt quá giới hạn bảo hiểm bắt buộc (2019: 5.062,50 € / tháng). Người có liên quan phải nộp đơn để được miễn bảo hiểm bắt buộc. Thường thì các công ty bảo hiểm y tế tư nhân yêu cầu phải có thời gian lưu trú lâu dài ở Đức. Người hưởng bảo hiểm nước ngoài phải chứng minh được thời gian bảo hiểm dài hạn. Nhiều công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp mức giá đặc biệt cho nhóm này, họ điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và thời gian lưu trú.
Lưu ý khi sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân
Phạm vi các dịch vụ được cung cấp bởi bảo hiểm y tế tư nhân hầu như không phụ thuộc vào bất kỳ quy định nào của nhà nước và trong nhiều trường hợp là toàn diện hơn bảo hiểm bắt buộc. Ngoài ra, những lợi ích có thể được điều chỉnh chính xác cho người mua bảo hiểm. Đối với tất cả các chi phí điều trị, người được bảo hiểm trả tiền trước. Bảo hiểm bồi hoàn các chi phí này khi nộp hóa đơn (nguyên tắc hoàn trả).
Đóng góp vào bảo hiểm y tế theo luật định (bản năm 2019)
Bảo hiểm cho sinh viên nước ngoài
Đóng góp vào bảo hiểm y tế
Đóng góp vào bảo hiểm chăm sóc
Tổng đóng góp
Sinh viên chưa có con (từ 23 tuổi)
76,04 Euro*
24,55 Euro**
100,59 Euro*
Sinh viên dưới 23 tuổi hoặc có con
76,04 Euro*
22,69 Euro**
98,73 Euro*
*Các khoản đóng góp trong bảo hiểm hợp pháp cho sinh viên nước ngoài đều giống nhau đối với tất cả các công ty bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn có sự đóng góp cá nhân bổ sung của bảo hiểm y tế tương ứng. **Đóng góp vào bảo hiểm chăm sóc 3,05% đối với sinh viên có con, 3,30% đối với sinh viên từ 23 tuổi không có con.
Đăng ký bảo hiểm tư nhân
– Bạn có thể đăng ký form online, hợp đồng sẽ được nhận qua email Hoặc bạn có thể ra các đại lý bảo hiểm. Nếu mua các đại lý này thì sau mỗi lần khám bệnh bạn có thể đem hóa đơn ra để họ làm thủ tục thanh toán tiền cho mình.
Các công ty bảo hiểm tư nhân cho sinh viên là Mawista, Care concept, bạn nên mua thêm gói bảo hiểm tai nạn thứ 3, tức là chẳng may hoặc cố ý đập vỡ cửa kính nhà hàng xóm thì họ cũng trả cho bạn luôn.
Sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân như thế nào
Khác với bảo hiểm công, khám chữa bệnh với bảo hiểm tư thì bạn sẽ phải trả tiền trước sau đó mới đem hóa đơn gốc về làm thủ tục hoàn tiền. Với các dịch vụ khám đặc biệt thì cần có liên hệ trước với bác sỹ của bên bảo hiểm.
Những ai bị tai nạn phải nhập viện và phải nằm viện trong thời gian dài sẽ được bảo hiểm này chi trả cho khoản tiền viện phí rất lớn đó.
Việc vận chuyển về bệnh viện của nước mình. Trường hợp này có thể xảy ra với những ca bị thương rất nặng hoặc phải nằm viện lâu dài mà bảo hiểm ở nước bạn cũng không đảm nhiệm vấn đề này, khi đó bảo hiểm tư của Đức dành cho người nước ngoài sẽ chi trả được khoản này.
Điểm khác biệt giữa y tế tư nhân và y tế nhà nước
Chi phí bảo hiểm công phụ thuộc vào thu nhập còn chi phí bảo hiểm tư phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người sử dụng bảo hiểm. Thông thường chi phí BH công sẽ rơi vào khoảng 14,6% tổng thu nhập theo luật
Lợi ích y tế BH công phần lớn đều giống hệt nhau, tuy nhiên có vài lợi ích riêng đi kèm với chi phí phụ trợ (0,3 – 1,6% thu nhập) phụ thuộc vào quyết định người dùng và thường không kèm chi phí dính dáng đến làm đẹp như dịch vụ làm đẹp răng, da mặt hay các khóa trị liệu thiên nhiên.
Bảo hiểm tư có nhiều mức giá khác nhau dẫn đến lợi ích y tế khi sử dụng bảo hiểm cũng sẽ khác nhau, từ cơ bản cho đến top. Ở mức cơ bản thì bảo hiểm tư có thể được so sánh ngang với bảo hiểm công, và ở mức top thì mọi lựa chọn về bác sĩ, bệnh viện, giường bệnh, dịch vụ răng hay các dụng cụ hỗ trợ chữa bệnh đều phụ thuộc vào người dùng.
Khi sử dụng bảo hiểm tư, bạn sẽ phải trả tiền trước và sau đó gửi hóa đơn cho hãng bảo hiểm để chờ thanh toán lại.
Những đối tượng được khuyên sử dụng bảo hiểm tư: Sĩ quan nhà nước và người có thu nhập cao ổn định lâu dài.
Có nên chuyển đổi các hình thức bảo hiểm y tế giữa tư nhân và nhà nước?
Sinh viên quốc tế yêu cầu phải đăng kí một gói bảo hiểm và cần có biên lai xác nhận chi phí bảo hiểm trong hồ sơ xin trường và hồ sơ xin visa trước khi nhập cảnh vào Đức. Đối với du học sinh theo học khoá dự bị đại học, khóa học ngôn ngữ ở Đức, sinh viên trao đổi, nghiên cứu sinh, khoá học vị thạc sỹ hoặc tiến sỹ, bạn chưa đủ điều kiện để đăng kí vào một chương trình bảo hiểm y tế nhà nước mà buộc phải đăng kí trước gói bảo hiểm y tế tư nhân. Xác nhận thanh toán bảo hiểm y tế là một yếu tố bắt buộc trong hồ sơ xin trường và hồ sơ visa.
Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng mà mỗi người sẽ chọn các gói bảo hiểm phù hợp giữa tư nhân và nhà nước vì theo pháp luật mọi thứ sẽ không dễ dàng thay đổi và cần phải xét theo từng trường hợp.
+ Trường hợp bạn có một cuộc sống lành mạnh với sức khoẻ tốt và bạn không muốn chi trả quá nhiều cho các gói bảo hiểm không cần thiết cũng như bạn không thật sự cần thiết thường xuyên đến bệnh viện. Bảo hiểm tư nhân với các gói dịch vụ phù hợp sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho bạn trong trường hợp này.
=> => => Nhưng trường hợp bạn gặp rủi ro về sức khoẻ và muốn đăng kí chuyển vào chương trình bảo hiểm nhà nước để được hưởng thêm nhiều quyền lợi. Bạn sẽ gặp khó khăn vì các viên chức bảo hiểm nhà nước sẽ rất khó chấp nhận và bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình xét hồ sơ chuyển đổi. Điều kiện đi kèm sẽ là yêu cầu cung cấp giấy khám sức khoẻ tổng quát nhằm xác nhận tình trạng sức khoẻ của bạn trước khi tham gia chương trình bảo hiểm là hoàn toàn tốt và ổn định.
+ Thời điểm lý tưởng để bạn chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi từ chương trình bảo hiểm tư nhân sang bảo hiểm nhà nước là khi bạn có kế hoạch học tập lâu dài tại Đức ở những học vị cao hơn. Ngay khi chuẩn bị kết thúc khoá đào tạo ngắn hạn (dự bị đại học, đào tạo ngôn ngữ,…) bạn nên chủ động tìm hiểu hồ sơ và quy trình chuyển đổi để ngay khi bước vào chương trình chính thức bạn có thể đăng kí ngay chương trình bảo hiểm công lập càng sớm càng tốt.
+ Bạn nên lưu ý và hiểu rằng trường hợp bạn đã rút khỏi bảo hiểm tư nhân và đăng kí vào gói bảo hiểm nhà nước thì nếu trường hợp bạn muốn đăng kí chuyển lại thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trường hợp họ sẽ từ chối đăng kí của bạn vì bạn đã từng huỷ gói bảo hiểm của họ.
Mỗi sinh viên quốc tế cần cân nhắc và xem xét từng trường hợp của bản thân phù hợp với các chương trình bảo hiểm như thế nào? Việc lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp và dự trù những rủi ro về sức khoẻ là trách nhiệm của mỗi bản thân để phòng trường hợp khi cần đến chính bản thân lại phải tự chi trả những khoảng thanh toán khổng lồ.
Quyền lợi khi sử dụng thẻ bảo hiểm
Ở Đức, nếu bạn bị ốm, chủ doanh nghiệp thường trả lương đầy đủ trong 6 tuần. Sau đó, công ty bảo hiểm y tế của Chính phủ (Krankenkasse) sẽ trả tới 70% thu nhập của bạn (tối đa khoảng 3.176 Euro mỗi tháng) dưới dạng lương trả cho nhân viên ốm theo theo luật định (Krankegeld) trong tối đa 78 tuần nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế. Sau khi khấu trừ các khoản an sinh xã hội, bạn sẽ còn lại tối đa 2,785 Euro để chi trả cho các khoản chi phí cố định, như tiền thuê nhà, mua sắm đồ ăn hoặc các loại bảo hiểm khác.
Khi mua bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được một thẻ bảo hiểm. Mỗi lần đi khám bệnh bạn phải đưa thẻ đó ra.
Với thẻ bảo hiểm y tế công (GKV) là bạn có thể có mặt tại phòng khám của bác sĩ đa khoa (allgemein Arzt), bác sĩ phụ khoa (Frauenarzt) gần nhà theo giờ làm việc. Tuy nhiên nếu bệnh không quá cấp tính, và đến khi không có hẹn thì thời gian ngồi chờ có thể từ 1-3 tiếng.
Lời khuyên và hướng dẫn
Những gì cần mang theo khi đi đến bác sĩ
Nếu bạn có các vấn đề hoặc đau đớn, tốt nhất là nên đi đến một bác sĩ đa khoa được gọi là “Hausarzt”. Một đa khoa có thể đánh giá liệu một bệnh hoặc thương tích nên được điều trị bởi một chuyên khoa hay không. Nếu có, người đó sẽ viết giấy giới thiệu. Với phiếu giới thiệu này trong tay, bạn có thể đến gặp một bác sĩ chuyên ngành để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ của bạn.
Rất nhiều loại chỉ có thể mua khi có đơn thuốc của bác sĩ. Khi ra hiệu thuốc Apotheken, bạn sẽ chỉ phải trả từ 5 euro cho loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Đối với trẻ em dưới 8 tuổi thì bạn không phải trả khoản phí này. Nếu đơn thuốc của bạn không được bác sỹ kê đơn, bạn sẽ không được bảo hiểm chi trả.
Nếu như bạn bị ốm và phải nằm viện thì cũng không cần quá lo lắng về chi phí. Bạn sẽ chỉ phải trả phí là 10 euro/ngày, phần còn lại công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
Các số điện thoại quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp
Hệ thống Y tế và khám bệnh ở Đức – Bạn có thể đến bệnh viện nếu bạn cần hỗ trợ y tế khẩn cấp vào giữa đêm hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn không thể tự mình đến đó, bạn có thể quay số điện thoại khẩn cấp số 112 miễn phí và yêu cầu một bác sĩ cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương ngay lập tức.
Trước khi gọi cấp cứu bạn nên cân nhắc kĩ trường hợp và sức chịu đựng của bản thân vì nếu tình trạng của mình không thật sự nguy cấp thì bạn sẽ phải trả một khoảng tiền thay vì nhận được sự chi trả của bảo hiểm. Nếu tình trạng của bạn hoàn toàn có thể tự đến gặp “Hausarzt” thì đó sẽ là lựa chọn sáng suốt thay vì gọi xe cấp cứu.
Dịch vụ cần khám và chăm sóc ngoài giờ hành chính từ T2-T6
Bạn có thể liên lạc với phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố hoặc phòng khám của trường đại học sở tại
Thuốc và quầy thuốc
Thông thường, có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc, ở Đức có một mạng lưới các hiệu thuốc rất dày đặc. Các hiệu thuốc này thường được đánh dấu bằng ký hiệu „A“ to màu đỏ. Trong khi đó, việc đặt hàng thuốc qua các hiệu thuốc trên internet cũng rất phổ biến. Tuy nhiên cần phân biệt:
Thuốc không theo toa ⇢ có thể nhận mà không cần đơn thuốc của bác sĩ
thuốc theo toa (như kháng sinh) ⇢ phải có giấy khám sức khoẻ trước đây và kê toa của bác sĩ cũng như phải thanh toán
Hầu hết các hiệu thuốc ở Đức mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8:30 sáng đến 6:30 chiều và thường xuyên vào các buổi sáng thứ Bảy. Các hiệu thuốc đóng cửa vào các ngày Chủ Nhật. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng dịch vụ khẩn cấp của hiệu thuốc ở Đức. Địa chỉ của các hiệu thuốc có thẩm quyền („hiệu thuốc trực tuyến“) gần đây có thể tìm thấy trên tờ báo hiện hành hoặc trên bảng thông báo của bất kỳ hiệu thuốc nào.
Các loại bảo hiểm khác
Bảo hiểm du lịch (Reiseversicherung): điều đầu tiên là bạn cần lên trang web để tiềm hiểu thông tin về thẻ bảo hiểm mình đang sử sụng vì thường thì thẻ bảo hiểm ở Đức được sử dụng khi bạn đi du lịch tại các nước trong châu Âu, việc tìm hiểu và sở hữu một gói bảo hiểm cho bản thân cũng làm cho mình cảm thấy an toàn khi đi du lịch.
Bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung): trong cuộc sống chúng ta không ai chắn chắn rằng bản thân sẽ luôn an toàn và mọi thứ luôn suông sẻ trong cuộc sống, đối với mỗi du học sinh đang sinh sống trên một đất nước xa xôi và lạ lẫm ngoài tự bảo vệ bản thân mỗi chúng ta đều phải tự trang bị những điều cần thiết giúp ta an tâm hơn trong cuộc sống hằng ngày. Bảo hiểm tai nạn là một phần không thể thiếu đối với mỗi cuộc sống của du học sinh, và khoảng chi phí này thường đã bao gồm trong tiền học phí đóng theo từng kì.
Bảo hiểm cho việc gây hư hỏng đồ (Haftpflichtversicherung): Mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo, từ khi bước chân đến nước Đức chúng ta ngoài thích nghi với môi trường văn hoá và con người Đức thì việc học hàng trăm quy tắc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày cũng là một điều cần thiết, chẳng may trong sinh hoạt hằng ngày bạn lỡ làm hư hỏng đồ vật và cần phải đền bù thì cũng nên cân nhắc đến một loại bảo hiểm là Haftpflichtversicherung với mức chi phí tầm 200 – 300 euro. Hoặc bạn có thể phải cận thận hơn để không tốn một khoảng tiền đáng kể cho việc đền bù hoặc bạn phải cân nhắc đến loại bảo hiểm này.
Tiền hưu trí (Rentenversicherung): Đối với những bạn đang theo học các chương trình đào tạo ở Đức chắc chắn đang quan tâm đến vấn đề này, vì để hợp lệ xin chuyển đổi xin định cư ở lại bạn bắt buộc phải đóng Rentenversicherung theo luật pháp Đức và tuỳ theo chương trình bạn đang theo. Nếu bạn nào có định hướng lâu dài ở Đức thì – tiền hưu trí (Rentenversicherung) là yêu cầu bắt buộc.
Một số thuật ngữ tiếng Đức về bảo hiểm y tế ở Đức
Die Versichertenkarte/Thẻ bảo hiểm Nummer Ihrer Krankenversicherung/Số hiệu hãng bảo hiểm của bạn Persönliche Versichertennummer/Số bảo hiểm cá nhân Gültigkeitsdauer/ Thời hạn có hiệu lực Behinderte/ Người tàn tật Studenten/ Sinh viên Praktikanten/ Thực tập sinh Rentner/ Hưu trí Freie Kassenwahl: Tự do lựa chọn bảo hiểm Liste der Medikamente, die Sie einnehmen/ Danh sách thuốc bạn đang uống Impfausweis/ Sổ tiêm chủng Vorbeugung/ Phòng ngừa bệnh
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/04/z2262016997981_369dea7aa8ff651933141ea9799747ed-scaled.jpg14302560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-04-26 14:42:032023-08-02 01:20:11Tìm hiểu hệ thống bảo hiểm y tế Đức và cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng nhất năm 2020