Chương trình điều dưỡng đi Đức hệ 1 năm có gì đặc biệt? Nước Đức đang tìm kiếm lực lượng lao động được đào tạo trong ngành điều dưỡng và chăm sóc người già. Do hệ quả của việc dân số đang ngày càng già đi tại Đức do đó hiện nay nước Đức đang rất thiếu hụt nhân lực trong ngành điều dưỡng.
Số điều dưỡng trong nước và cả những lao động đến từ các nước Châu Âu láng giềng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy ngành điều dưỡng cũng là ngành phổ biến nhất, được tin tưởng và gửi gắm nhiều nhất vì mọi người có thể rút ngắn thời gian, đặt chân đên nước Đức một cách nhanh gọn, chỉ mất khoảng 1 năm là đã có thể hoàn tất hồ sơ. Vậy hôm nay mình cùng IECS tìm hiểu vê những điều thú vị của chương trình điều dưỡng đi Đức hệ 1 năm này nhé.
1. Lợi ích của chương trình điều dưỡng đi Đức hệ 1 năm
Miễn chứng minh tài chính
Miễn 100% học phí .
Học viên có thể làm thêm tại viện hoặc nơi khác 20 tiếng/tuần với mức thu nhập 8 Euro/tiếng.
Được học tập và làm việc trong môi trường quốc tế văn minh, trang thiết bị hiện đại.
Mức lương được nhận trong khi học nghề tối thiểu từ 2,000 Euro(~ 52 triệu đồng)
Sau khi tốt nghiệp 100% có việc làm, đi làm với mức lương hấp dẫn từ 2400 Euro/ tháng.
Bằng tốt nghiệp Krankenpflege tương đương với bằng cao đẳng điều dưỡng đa khoa hoặc y tá được quốc tế công nhận và tùy chọn làm việc tại bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
Cơ hội định cư tại Đức khi đã sinh sống và làm việc từ 5 năm trở lên, đóng và hưởng đầy đủ các loại bảo hiểm, an sinh xã hội như người Đức.
2. Điều kiện tham gia chương trình hệ điều dưỡng 1 năm
Người từ đủ 18 đến 32 tuổi.
Đã tốt nghiệp hệ cao đẳng hoặc Đại Học chuyên ngành điều dưỡng tại Việt Nam.
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Đức đạt chứng chỉ B1, B2 do Viện Goethe Việt Nam cấp hoặc các chứng chỉ tương đương được Đại sứ quán CHLB Đức chấp thuận như TELC,ÖSD…
Đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế, không có tiền sử mắc bệnh lao phổi, viêm gan và các bệnh truyền nhiễm khác.
Không có tiền án, tiền sự, có tư cách đạo đức tốt.
Tâm lý vững vàng, cẩn thận và có tinh thần trách nhiệm cao.
Đơn đăng ký phải bao gồm các giấy tờ được liệt kê dưới đây:
Giấy xác nhận được tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc bằng chứng bày tỏ sự quan tâm của một đơn vị tuyển dụng tại bang Baden Württemberg.
Sơ yếu lý lịch hiện tại được điền đầy đủ bằng tiếng Đức với nội dung chính xác về quá trình học tập cũng như làm việc (với ngày tháng và chữ ký ở bản gốc)
Giấy ủy quyền ở bản gốc với ngày tháng và chữ ký ( chỉ khi có người thứ ba đại diện)
Giấy tờ tùy thân về tên tuổi, ngày sinh và nơi sinh ( Giấy khai sinh/ Giấy đăng ký kết hôn)
Bằng chứng về quốc tịch ( Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/ giấy xác nhận cư trú)
Chứng chỉ chứng minh đã hoàn thành chương trình đào tạo tại nước ngoài ( chứng chỉ, giấy phép hành nghề, giấy đăng ký, tổng quan về các môn hộc và giờ làm việc, kiểm tra thực tế, làm việc thực tế…)
Chữ viết phải được trình bày ra tiếng La tinh khi sử dụng các ngôn ngữ sau: Ả Rập, chữ Kirin, chữ Georgia, tiếng Trung .
Bằng chứng tổng quan về kinh nghiệm làm việc (ví dụ: giấy chứng nhận việc làm) – với danh sách các lĩnh vực làm việc đi kèm.
Chứng minh về bằng kiến thức tiếng Đức, tối thiểu trình độ B2 của GER (Khung Tham chiếu chung của Châu Âu về ngôn ngữ) hoặc từ viện ngôn ngữ như: Goethe, Telc, TELC, ÖSD… ( phải có muộn nhất trước khi chứng chỉ chuyên môn được cấp) ở bản sao y được chứng thực.
Chi phí làm hồ sơ chuyển đổi thang điểm tại Đức sẽ tùy thuộc vào vị trí của bang và dao động trong khoảng 600 Euro.
4. Trường hợp không nên tham gia hệ điều dưỡng 1 năm.
Khả năng ngoại ngữ yếu. Vì mấu chốt của việc đi du học là sinh sống và làm việc chung với người bản xứ nên đòi hỏi chúng ta phải có tối thiểu là kỹ năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là giao tiếp. Tuy nhiên có một số người sinh ra đã có khiếu học ngoại ngữ còn một số tiếc là ngược lại nên đó cũng là điểm thiệt thòi.
Tay nghề kém cũng là một bất lợi vì vào thời đại ngày nay luôn có rất nhiều người cùng muốn lựa chọn một công việc giống nhau nhưng nhà tuyển dụng không thể chọn hết tất cả mà phải thông qua quá trình sàng lọc và chọn ra những người ưu tú nhất. Chính vì vậy việc trau dồi tay nghề luôn đóng một vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, người có tâm lý yếu hoặc không có sức chịu đựng bền bỉ trước khó khăn của việc học tiếng Đức nói riêng và các kỳ thi nói chung cũng rất bất lợi khi lựa chọn chương trình này.
Tuy nhiên nếu không có khó khăn, trở ngại cũng như thử thách trong cuộc sống thì không thể nào tôi luyện ý chí con người. Việc gì cũng đều như những tấm huy chương, có thể tốt đẹp và quý giá nhưng luôn luôn có 2 mặt. Vì vậy, nếu như bản thân mỗi người trong chúng ta chịu đối mặt với khó khăn và thực sự có khao khát đặt chân đến nước Đức thì hãy đến ngay với chương trình điều dưỡng 1 năm của IECS. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết lòng và luôn sẵn sàng ở bên tư vấn hỗ trợ để các bạn có thể chạm tới ước mơ của mình.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/12/chuong-trinh-dieu-duong-Duc-scaled.jpg14402560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-01-07 04:41:222021-11-30 02:02:57Chương trình điều dưỡng đi Đức hệ 1 năm có gì đặc biệt?
Trước khi đặt ra câu hỏi có nên đi học bằng lái xe ở Đức hay không thì chúng ta nên biết rằng mình có được phép học hay không? Có thể các bạn không biết rằng người nước ngoài đi học, đi làm hay đoàn tụ cũng có quyền học bằng lái xe ở Đức, với điều kiện là người đó đã ở Đức hợp pháp tối thiểu 185 ngày, tức là khoảng trên 6 tháng.
Bằng lái xe ở Đức
Trở lại với câu hỏi có nên học lái xe ở Đức không thì trước tiên chúng ta phải xác định mình có thực sự cần lái xe ở Đức không. Bởi vì thi bằng lái xe ở Đức không đơn giản, bao gồm cả thi lý thuyết và thực hành. Khoảng 1,8 triệu bài kiểm tra sát hạch lái xe lý thuyết được thực hiện ở Đức mỗi năm, và hơn một phần ba người dự thi không vượt qua được kì thi này, hay nói cách khác là trượt. Ngay cả với bài thi thực hành thì tỉ lệ trượt cũng rơi vào khoảng gần 30%. Nói như vậy để thấy được rằng thi bằng lái xe ở Đức không hề đơn giản ngay đối cả với người Đức.
Nếu vì tính chất công việc hay cuộc sống mà bạn bắt buộc phải lái xe ở Đức hoặc du học sinh Đức xác định ở lại Đức làm việc và sinh sống lâu dài thì bạn nên học bằng lái xe ở Đức để thuận tiện cho công việc của bản thân. Đặc biệt là đối với sinh viên, bạn có thể tận dụng được thời gian rảnh trong kỳ nghỉ của mình để học và thi bằng lái xe.
Có một ưu điểm nữa khi sở hữu bằng lái do Chính phủ Đức cấp là bạn có thể lái xe ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA), tức là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cộng với Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Ở các quốc gia này, giấy phép lái xe của Đức có giá trị không giới hạn, như vậy sẽ rất thuận tiện nếu bạn sở hữu một chiếc xe và đi du lịch cùng bạn bè hay gia đình sang các nước lân cận.
Hiện nay tại Đức và các quốc gia châu Âu còn cung cấp hệ thống thuê xe theo giờ (Car Sharing), bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng của nhà cung cấp (ví dụ như DriveNow, Car2Go…) rồi tìm chiếc xe gần nhất và đến đó lấy xe đi. Như vậy chỉ cần sở hữu bằng lái xe ở Đức thôi mà chưa cần sở hữu một chiếc xe với chi phí mua cũng như bảo dưỡng đắt đỏ bạn cũng có thể lái xe khi có việc cần đến rồi.
2. Thủ tục đăng kí học bằng lái xe ở Đức?
Sau khi xác định được bản thân nên thi bằng lái xe ở Đức rồi thì việc tiếp theo các bạn cần làm là tìm hiểu quy trình để có được bằng lái xe ở Đức. Để có được một bằng lái xe ở Đức bạn cần làm 7 bước sau.
Bước 1: Đăng kí với một trường dạy lái xe (Anmeldung bei einer Fahrschule). Bạn nên tìm hiểu trước các trường và so sánh chi phí của các trường hoặc hỏi kinh nghiệm của bạn bè, người quen biết đã từng thi lái xe ở Đức.
Bước 2: Kiểm tra thị lực mắt của bạn và đăng kí tham gia 1 khóa học sơ cứu (Sehtest und Erste-Hilfe-Kurs). Cái này bạn cần làm để nộp cho cơ quan cấp giấy phép lái xe (Führerschein-Behörde) sau này.
Bước 3: Nộp đơn xin thi bằng lái xe (Antrag). Thường thì các trường dạy lái xe sẽ làm việc này giúp bạn. Thời gian xử lí kéo dài tối thiểu 5 tuần. Trong thời gian này bạn có thể học lái xe nhưng chưa thể thi.
Bước 4: Giờ học lý thuyết (Theorieunterricht). Sau khi trả học phí thì bạn có thể ngay lập tức tham gia khoá học lái xe gồm 14 phần khác nhau, mỗi phần kéo dài 90 phút. Và bạn phải có mặt tối thiểu 12 lần học thì mới đủ điều kiện để được thi bằng lái xe ở Đức, tức là người học được phép nghỉ tối đa 2 lần trong khoá học.
Bước 5: Giờ thực hành (Praxisunterricht). Thời gian học thực hành lái xe thì bạn thảo luận với thầy dạy của mình, thông thường là 90 phút (2 tiết học). Không có quy định về số thời gian tối thiểu mà người học lái xe ở Đức phải học nhưng trung bình thì khoảng 18 tiết học, tùy khả năng tiếp thu của mỗi người mà số tiết học thực hành có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.
Bước 6: Kì thi lý thuyết (Theorieprüfung). Khi bạn hoàn thành hết tất cả các giờ học của khoá lí thuyết về lái xe ở Đức thì bạn có thể đăng kí thi. Có tất cả khoảng 1000 câu hỏi trong bộ đề luyện thi, tuy nhiên đề thi sẽ có 30 câu và bạn chỉ được phép sai nhiều nhất là 10 câu.
Bước 7: Kì thi thực hành (Praxisprüfung). Sau khi bạn thi đỗ bài thi lý thuyết thì mới được thi thực hành. Thầy giáo dạy bạn sẽ là người biết khi nào thì bạn có thể đi thi thực hành. Và đương nhiên là bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi giờ dạy thực hành lái xe (khoảng 30-40€). Nếu lái tốt bạn sẽ tiết kiệm được chi phí học, còn nếu thầy thấy bạn vẫn chưa đủ khả năng để thi thì phải mất một khoản nhiều hơn. Thông thường một người sẽ phải trả khoảng 2.000€ để có thể sở hữu được bằng lái xe ở Đức.
Dù là ở Việt Nam bạn có sở hữu bằng lái xe quốc tế (Internationaler Führerschein) hay chỉ sở hữu bằng lái xe trong nước thì bạn vẫn sẽ được phép sử dụng tại Đức trong vòng 6 tháng đầu kể từ ngày bạn đăng kí thường trú. Sau đó giấy phép lái xe của bạn sẽ không còn hiệu lực nữa.
Việc lái xe sử dụng giấy phép hết hiệu lực tại Đức sẽ bị phạt. Nếu muốn tiếp tục lái xe tại Đức thì bạn phải thực hiện việc đổi bằng. Với nhiều bằng ở các quốc gia EU khác thì việc đổi bằng đơn giản hơn. Tuy nhiên đối với bằng lái xe ở Việt Nam và đa số các quốc gia khác thì người tham gia giao thông vẫn phải tham gia kì thi lý thuyết và thực hành.
Như đã nói ở trên, việc thi bằng lái xe ở Đức không hề đơn giản ngay với cả người Đức. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thi đỗ ngay lần đầu dù là người nước ngoài. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể đậu ngay bằng lái xe lần đầu tiên thi tại Đức.
Không học thuộc lòng. Việc học thuộc lòng sẽ không giúp bạn vượt qua kì thi một cách dễ dàng mà thậm chí còn tạo cảm giác lo sợ, hồi hộp nếu gặp câu chưa ôn hay quên đáp án. Lời khuyên là bạn nên nắm chắc những luật chung cơ bản nhất trong việc lái xe, như vậy thì không có câu hỏi nào „hơi lạ“ làm khó được bạn cả.
Tận dụng thời gian chết để ôn tập. Bạn có thể ôn tập ở nhà với bộ đề thi trên giấy hay thậm chí lúc ngồi trên tàu, chờ Bus với các App ứng dụng trên smartphone. Quan trọng là bạn phải tận dụng thời gian chết và ôn đi ôn lại bộ đề1000 câu hỏi này để có thể trả lời nhanh và chính xác trong thời gian ngắn nhất. Vì hầu hết không phải ai cũng dành nguyên cả mấy tháng trời ra chỉ để học bằng lái xe mà còn phải đi học, đi làm nữa.
Tìm hiểu chi tiết của xe. Trong giờ thi thực hành thì giám thị ngoài việc xem bạn có lái được hay không, lùi xe, đỗ xe, thái độ và trách nhiệm khi lái sẽ còn đặt ra cho bạn một vài câu hỏi về cái xe bạn đang lái. Ví dụ như làm thế nào để bật đèn gầm cao, độ sâu gai lốp tối thiểu hoặc ý nghĩa của đèn điều khiển cá nhân trong buồng lái. Tốt nhất là bạn nên hỏi người hướng dẫn lái xe trong mỗi giờ tập lái, rồi viết các câu hỏi kèm trả lời đó ra sổ tay, tập hợp lại và học đi học lại nhiều lần.
Tự tạo động lực cho bản thân. Thi bằng lái xe ở Đức cũng giống như các kì thi khác trong cuộc đời học sinh, sinh viên vậy. Tốt nhất là bạn nên lập ra một kế hoạch học cụ thể, chia lượng kiến thức thành các phần nhỏ rồi học. Sau mỗi phần học có thể thưởng cho mình một thứ gì đó ví dụ một tập phim trên Netflix hay nấu một món ngon như để tạo động lực cho chính bản thân vậy.
Chú ý cung đường mà giáo viên hay cho chạy xe. Thường đa số giáo viên cũng hay cho bạn chạy những cung đường mà sẽ có thể giám khảo cho chạy trong bài thi. Trên các cung đường này thường có những lỗi mà học viên hay mắc phải như có đoạn đường đèn xanh cho người đi bộ băng qua đường mà mình thường hay không chú ý, đoạn đường có tốc độ chậm dưới 30 ở khu dân cư. Đoạn đường phải đổi làn 2 lần liên tiếp nhau cũng có thể làm khó nếu bạn mới lái xe vì trong thời gian tích tắc bạn phải quyết định được là chọn làn đường nào (trái, phải hay giữa) để chạy xe. Nói chung những dặn dò của giáo viên trong các giờ thực hành là hết sức quan trọng, các bạn cần ghi nhớ và chú ý để không bị giám khảo đánh rớt trong kì thi vì một bất cẩn nhỏ nào của bạn.
Tự tin, bình tĩnh, chiến thắng. Trong tiếng Đức có câu „kein Preis ohne Fleiß“, có nghĩa là thành công chỉ có thể đạt được nếu bạn đã đủ cố gắng. Nếu đã cố gắng đủ, học nghiêm túc và chăm chỉ rồi thì không còn gì mà bạn phải lo sợ nữa. Giữ cho mình tâm thế bình tĩnh và cái đầu tỉnh táo để chinh phục kì thi thôi.
Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về việc học bằng lái xe ở Đức và có thể đưa ra được quyết định cho bản thân mình. Nếu các bạn đã quyết định học thi lái xe ở Đức thì chúc các bạn thành công! Viel Erfolg!
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/01/Lai-xe-o-Duc-scaled.jpg14462560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-01-07 03:23:562021-11-30 02:04:46Có nên học lái xe ô tô ở Đức không?
IBAN là gì? Tại sao những giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam sang Châu Âu hoặc ngược lại đều cần dùng đến IBAN? Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến IBAN là gì, đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế. Đặc biệt đối với những du học sinh Việt Nam và gia đình, IBAN là thông tin cần phải nắm bắt thật rõ khi giao dịch tiền trong ngân hàng giữa các nước. Bài viết này của IECS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm IBAN và giải đáp những thắc mắc xung quanh việc chuyển tiền quốc tế, cụ thể là Đức cũng như các nước Châu Âu.
1. Iban là gì?
Khái niệm và định dạng của IBAN được quy định bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Ngân hàng Châu Âu (ECBS) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
IBAN – từ viết tắt của International Bank Account Number là số tài khoản ngân hàng tiêu chuẩn của một người để có thể chuyển tiền giữa các quốc gia. IBAN được thống nhất theo cùng một cấu tạo, tuy nhiên độ dài của nó được quy định theo đất nước phát hành IBAN đó. Một IBAN được phép dài tối đa 34 kí tự, trong đó IBAN ở Đức LUÔN bao gồm 22 kí tự.
Mã IBAN là gì? Về cơ bản, một IBAN bao gồm 4 phần, không bao gồm ký tự đặc biệt cũng như chữ viết thường, chỉ có chữ cái viết hoa và số.
Một IBAN luôn được bắt đầu bằng MÃ NƯỚC (Alpha-Ländercode), như DE là chỉ nước Đức, FR chỉ nước Pháp v..v. Hai vị trí tiếp đó là mã kiểm tra (Prüfziffe). Theo sau là 8 vị trí thể hiện MÃ NGÂN HÀNG TRONG QUỐC GIA (Bankleitzahl) và cuối cùng, gồm tối đa 10 chữ số, là SỐ TÀI KHOẢN CÁ NHÂN (Kontonummer).
Thông qua IBAN, người ta có thể biết được những dữ liệu nhận biết cơ bản của người nhận và tạo nên một hệ thống điện tử nhanh hơn và hiệu quả hơn so với hệ thống trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán tại Châu Âu.
2. Tại sao cần dùng Iban?
Sau khi hiểu khái niệm IBAN là gì, thì câu hỏi tiếp theo mọi người thường hay hỏi chính là: Tại sao lại cần dùng IBAN?
Việc sử dụng IBAN, người ta có thể tiến hành các giao dịch đối với toàn bộ các nước Châu Âu. Bạn có thể chuyển khoản trong nước Đức, hay chuyển khoản sang các nước Châu Âu khác đều hoàn toàn như nhau. Đây là quy định SEPA nhằm thống nhất về một cách chuyển tiền duy nhất giữa các quốc gia.
Ngoài ra, IBAN cũng giúp giảm thiểu những rủi ro và nhầm lẫn trong các giao dịch chuyển khoản.
3. Iban đối với du học sinh Đức
Ý nghĩ của IBAN là gì? Để các du học sinh Đức chứng minh tài chính khi đi du học, việc tìm hiểu IBAN có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên. Ngoài Ngân hàng Đức Deutsche Bank, bạn còn có thể mở IBAN ở Ngân hàng Vietinbank – Ngân hàng Việt Nam đầu tiên có chi nhánh tại Đức.
Tại Việt Nam, mã IBAN chỉ được sử dụng DUY NHẤT khi chuyển khoản từ Việt Nam sang các nước Châu Âu.
Cụ thể, khi chuyển tiền từ Việt Nam sang Đức, bạn cần có các thông tin sau đây:
Họ và tên người nhận tiền
Số IBAN người nhận
Số BIC/ SWIFT
Chỉ cần số IBAN là có thể xác định được người nhận tiền, họ tên cũng như số BIC/ SWIFT là những dữ liệu dùng để đối chiếu.
Trong trường hợp chuyển tiền từ Đức về Việt Nam, bạn không sử dụng số IBAN. Thay vào đó là các thông tin dưới đây:
Định dạng IBAN là gì? Cách viết IBAN trên giấy và hình thức điện tử có một chút khác biệt. Trong quá trình tìm hiểu IBAN , bạn cũng nên chú ý đến điều này. Ví dụ:
DE21 3012 0400 0000 0152 28 (Viết trên giấy)
DE21301204000000015228 (Viết trên định dạng điện tử)
5. Mã Iban của một số ngân hàng tại Việt Nam
5.1 Iban Vietinbank
VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có chi nhánh ở Đức nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sang Đức du học. Vì vậy, các tài khoản du học Đức tại VietinBank đã có số IBAN đều có thể thanh toán tại tất cả các nước Châu Âu.
5.2 Iban Vietcombank
Bạn hoàn toàn có thể nhận tiền tại Vietcombank mà không cần IBAN, chỉ cần mã SWIFT hay BIC code của Vietcombank. Một số thông tin về ngân hàng VietcomBank như sau: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam, Swift code: BFTVVNVX.
Trường hợp chưa có tài khoản VietcomBank bạn cần đưa họ tên, địa chỉ, CMND hoặc hộ chiếu để nhận tiền. Còn nếu đã có tài khoản, bạn chỉ cần số tài khoản VietcomBank là được. Ngoài ra, trường hợp bên chuyển tiền bắt buộc số IBAN thì giao dịch không thực hiện được. Bạn có thể đổi hình thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam như UniTeller hay MoneyGram.
5.3 Iban Techcombank, ACB hoặc BIDV
Tương tự như Vietcombank, các ngân hàng Việt Nam đều không sử dụng IBAN. Chính vì vậy, để chuyển tiền bạn chỉ cần duy nhất số tài khoản hoặc CMND / hộ chiếu.
6. Một số câu hỏi liên quan
1.Xem mã Iban ở đâu?
Mã IBAN được dập trên mặt trước của thẻ, tuy nhiên không phải thẻ nào cũng có mã IBAN mà trên thẻ dành cho Du học sinh Đức hay Châu Âu.
2. Làm sao lấy lại Iban khi mất thẻ
Khi mất thẻ bạn cần liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ tránh trường hợp bị ăn cắp hoặc rút hết tiền. Bạn phải thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, sau đó hỏi số IBAN của mình.
Thông thường, khi đăng ký tài khoản thì mã IBAN sẽ được gửi về trong bản sao kê tài khoản (Umsätze persönliches Konto hàng tháng). Còn đăng ký Online bạn có thể đăng nhập vào tài khoản để xem. Hoặc bạn có thể ra quầy hỏi nhân viên ngân hàng để biết IBAN.
3. Các khái niệm liên quan: BIC/ SWIFT CODE là gì?
BIC là Mã định dạng ngân hàng, là từ viết tắt của Bank Identifier Code.
SWIFT là từ viết tắt của Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn thông Liên Ngân hàng Quốc tế).
Mã Swift có thể tồn tại ở 2 kiểu – 8 ký tự hoặc 11 ký tự. Trong đó:
4 ký tự đầu tiên: Xác nhận mã ngân hàng – ví dụ ở đây là BKKB.
2 ký tự tiếp theo: Mã quốc gia – ví dự ở đây là VN. Nếu Đức sẽ là DE.
2 ký tự tiếp theo: Chỉ mã về vị trí – ở đây là VX.
3 ký tự tiếp theo: Mã chi nhánh ngân hàng – ở đây là HAN
Về cơ bản, ta có thể nói BIC và SWIFT Code có chức năng tương tự nhau là Mã quốc tế của ngân hàng người nhận tiền.
Cũng cần phân biệt giữa mã SWIFT và mã IBAN là gì. Mã SWIFT được sử dụng để xác định một ngân hàng cụ thể trong quá trình giao dịch quốc tế, trong khi IBAN được sử dụng để xác định tài khoản cá nhân có liên quan đến giao dịch quốc tế. Cả hai đều đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự vận hành trơn tru của thị trường tài chính quốc tế. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về IBAN và có thể tự tin trong các lần giao dịch tiền trong ngân hàng giữa Việt Nam và Đức hoặc Châu Âu nhé.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/01/z2275030723807_15fa7e85f9d6446ff15a9b5be4a8f249-1-scaled.jpg14402560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-01-07 03:11:572021-11-30 02:04:46IBAN là gì?
Phần lớn học sinh, sinh viên chúng ta khi tìm đến thư viện là để thỏa mong muốn bồi đắp kiến thức cho bản thân mình. Bên cạnh đó cũng có nhiều người muốn nâng cao sự hiểu biết của mình đã tìm đến sách trong thư viện như một phương pháp phổ biến nhất. Chính vì vậy các thư viện ở trường đại học cũng như là trong các thành phố ở Đức luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh của mình bằng cách thiết lập hệ thống Wifi tốc độ cao miễn phí cũng như xây dựng từng không gian riêng tư, yên tĩnh trong thư viện để mỗi cá thể luôn cảm thấy thoải mái nhất dù là đang sinh hoạt cùng một bầu không khí.
Không thể không nhắc tới đó là các bạn không cần bỏ ra bất kỳ chi phí nào khi ghé thư viện. Toàn bộ chỗ ngồi, sách cũng như giáo trình liên quan tới học tập đều được miễn phí và mọi người có thể thoải mái sử dụng. Ngoài ra thư viện cũng cung cấp hệ thống mượn sách tự động, do đó học sinh có thể mượn sách mà mình muốn đọc trong khoảng thời gian do mình giới hạn.
2. Cách học hiệu quả ở thư viện
Và chắc chắn là ở trong môi trường nào cũng phải có phương pháp học tập và làm việc riêng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây các bạn có thể tham khảo một số cách học khá phổ biến như:
Thiết lập mục tiêu học tập chắc chắn
Lập một list việc phải làm hoặc nội dung cần học rồi sau đó cố gắng hoàn thành đến khi hết. Tuy nhiên chúng ta không nên quá đặt nhiều mục tiêu trong một ngày vì như vậy bản thân sẽ cảm thấy choáng ngợp và không muốn tiếp tục vào ngày mai. Vậy nên không chỉ lập mục tiêu phù hợp mà còn phải phân chia thời gian hợp lý và đừng để sát ngày thi mới học nhé.
Không dùng điện thoại
Điều đó không có nghĩa là bạn phải để điện thoại ở nhà hay tắt nguồn đi, vì sẽ bị lỡ nhiều cuộc gọi khẩn cũng như tin quan trọng. Và việc cần làm là để điện thoại qua một bên, nhất quyết không được đụng đến khi vẫn đang học và chưa hoàn thành xong mục tiêu của mình. Chỉ có mình làm chủ bản thân mình tốt nhất thôi nên nếu thực hiện được thì nhất định khả năng tập trung và tính quả quyết của bạn sẽ phát triển rất tốt.
Tạm xa cách thế giới bên ngoài
Nên phân biệt giữa tự học và học nhóm vì nếu bạn đã xác định tự học thì nên tập trung học một mình một không gian và không nên có bạn bè tại đó, vì sẽ khiến cho bạn dễ bị sao nhãng hoặc ảnh hưởng tiêu cực. Nó sẽ khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vì nếu đối phương nghỉ thì bạn cũng không muốn tiếp tục.
Dung cụ học tập đúng
Ngoài ra trước khi đến thư viện bạn cũng nên chuẩn bị dụng cụ từ trước. Khi học nhất định phải có tập vở, bút để ghi chép. Có thể mang thêm laptop hoặc Tablet nhưng thường thì trong thư viện trường cũng đã trang bị khá nhiều máy tính. Một chai nước khoáng trong trường hợp này cũng rất cần thiết vì các bạn sẽ tiết kiệm thời gian đi mua nước và hơn thế nữa nó còn giúp chúng ta tăng khả năng tập trung.
Chọn góc học tập phù hợp
Mỗi người đều có sở thích riêng và việc chọn góc học tập cũng vậy. Nên tránh vị trí gần hành lang ra vào hoặc nơi nhiều người đi qua vì như thế bạn sẽ luôn bị ngắt quãng và khó tập trung được. Ngồi gần cửa sổ là chỗ được yêu thích nhất bởi các bạn học sinh vì ánh sáng mặt trời giúp mắt bạn đỡ mỏi và tập trung tốt hơn. Tuy nhiên bạn có thể ngồi ở bất kỳ vị trí nào miễn là thoải mái và có thể tập trung tốt là được
Có nghỉ giải lao
Bất kỳ công việc nào muốn thực hiện hiệu quả cũng phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi tập trung cao độ cho việc học của mình các bạn có thể tự thưởng cho bản thân vài phút lướt điện thoại hoặc ăn nhẹ món gì đó. Đi dạo hít thở không khí cũng giúp bản thân thư giãn và bộ não có thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin, tránh tình trạng quá tải.
3. Một số thư viện đẹp và lớn nhất ở Đức
Các thư viện ở đây luôn xây dựng và củng cố hình ảnh cho riêng họ, rằng
„Ein Ort für Menschen, nicht für Bücher“. Điều đó có nghĩa đây là nơi thực sự dành cho mọi người chứ không phải đơn giản chỉ là nơi chứa những cuốn sách. Thực sự khi chúng ta được đọc sách trong môi trường tốt thì đồng thời khả năng tiếp thu và tập trung cũng cao hơn. Sau đây IECS sẽ giới thiệu một trong số các thư viện nổi tiếng, vĩ đại và tuyệt mỹ bậc nhất ở Đức, nơi mà các bạn tuyệt đối nên ghé thăm.
Herzogin Anna Amalia Bibliothek, Weimar
Foto: Horst und Daniel Zielske
Đây không chỉ đóng vai trò là thư viện hoành tráng bậc nhất tại Đức mà còn là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. “Thư viện bá tước” của Weimar này được xây dựng vào năm 1691 nhưng vì một trận hỏa hoạn lớn năm 2004 khiến cho kho lưu trữ sách tại nơi đây bị phá hủy hầu như hoàn toàn. Sau đó nhờ nhiều đợt trùng tu và sửa chữa, thư viện đã khôi phục trở lại với công chúng vào năm 2007.
Stadtbibliothek Stuttgart
Stadtbibliothek Stuttgart
Công trình này được xây dựng bởi một ngôi sao Hàn Quốc và nó mang hơi hướng của một thành phố tương lai. Thoạt nhìn thì không được đẹp mắt vì nó chỉ là tòa nhà khối hình vuông với 8 tầng chứa sách. Tuy nhiên nếu nhìn lại người ta phải trầm trồ vì cách sắp xếp và lựa chọn vật liệu quá tinh tế, khéo léo khiến cho thư viện này vừa đơn giản nhưng lại cực kỳ cuốn hút.
Oberlausitzische Bibliothek, Görlitz
Oberlausitzische Bibliothek, Görlitz
Nơi này cũng là hội trường của Thư viện Khoa học Thượng sách tại Görlitz. Nền móng của thư viện được đặt đầu tiên vào năm 1779. Vì mang phong cách khá cổ điển nên chủ yếu lượng sách ở đây đều liên quan tới lịch sử và thiên nhiên.
Herzog August Bibliothek
Herzog August Bibliothek
Thư viện này sở hữu bộ sưu tập sách khá đa dạng và cũng là nơi thu hút nhiều nhà báo, nhà văn nhất khu vực phía Bắc nước Đức. Ngoài ra nơi đây cũng mang hơi hướng chủ nghĩa lãng mạn nên cách bài trí và phối màu khá nhã nhặn, khiến người ghé thăm có cảm giác thoải mái gần gũi.
Bibliothek Leipzig
Bibliothek Leipzig
Mỗi học sinh hay người muốn nghiên cứu khi đến thư viện ở Leipzig này đều sẽ nhận được nguồn cảm hứng bất tận với sự bài trí đơn giản một lượng lớn bàn gỗ và đèn bàn xanh lá. Như vậy mỗi cá nhân sẽ có cho mình không gian riêng và đầy đủ điều kiện ánh sáng để học tập và nghiên cứu.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/12/thu-vien-o-Duc-6-scaled.jpg9482560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-31 02:07:072021-11-30 02:04:46Thư Viện ở Đức
Sân bay Frankfurt là sân bay bận rộn nhất ở Đức và là sân bay bận rộn thứ tư ở Châu Âu. Sân bay Frankfurt có hai nhà ga hành khách và là trung tâm chính của Lufthansa. Frankfurt là thành phố của bang Hessen ở Đức .
Sân bay Frankfurt am Main (IATA: FRA, ICAO: EDDF), trong tiếng Đức Flughafen Frankfurt am Main và còn được gọi là Rhein-Main-Flughafen, là một sân bay quốc tế chính phục vụ thành phố Frankfurt của Đức, nằm cách thành phố 12 km về phía tây nam trung tâm.
Sân bay Frankfurt là trung tâm của các hãng hàng không AeroLogic, Condor, Lufthansa, Lufthansa CityLine, Lufthansa Cargo và là thành phố tập trung cho các chuyến bay Ryanair, SunExpress Deutschland và TUI bay Deutschland.
Sân bay quốc tế Frankfurt gồm 2 nhà ga chính có tên gọi là Terminal 1 (T1) và Terminal 2 (T2). Nếu các bạn đi bằng ICE đến sân bay Frankfurt thì các bạn sẽ đến nhà ga T1, để làm thủ tục check-in của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline thì các bạn sẽ phải di chuyển đến nhà ga T2. Có 2 cách để di chuyển từ nhà ga T1 đến T2.
Cách 1 là lựa chọn đường màu đỏ như hình vẽ nếu bạn không có hành lý cồng kềnh – Đi theo đường màu đỏ các bạn sẽ sử dụng Shuttle Bus. Thời gian dự kiến di chuyển từ T1-> T2 là khoảng 5 phút.
Cách 2 là lựa chọn Skyline – màu xanh nõn chuối như hình vẽ nếu bạn có nhiều hành lý và cần xe đẩy hàng để di chuyển.
Bản đồ sân bay Frankfurt
1.1 Nhà ga số 1 của sân bay Frankfurt
Nhà ga số 1 của Sân bay Frankfurt – nước Đức
Nhà ga số 1 của Sân bay Frankfurt là nhà ga lâu đời nhất và lớn nhất tại Sân bay Frankfurt và có thể tiếp nhận hơn 50 triệu lượt khách mỗi năm.
Nhà ga số 1 của Frankfurt chủ yếu được Lufthansa sử dụng, tổ chức các chuyến bay quốc tế và nội địa. Đây là nơi được trang bị 4 phòng chờ A, B, C và Z và được trang bị 103 cổng lên máy bay.
Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 nằm liền kề nhau và được kết nối thông qua lại với nhau bằng nhiều phương tiện giao thông. Được sử dụng Skyline miễn phí và cứ 2-3 phút là có tuyến giao thông công cộng qua lại.
Sau đây là một số hình hảnh mới nhất về Terminal 1 của Sân bay Frankfurt
Bảng chỉ dẫn đi bộ từ chỗ đậu xe ra sảnh Terminal 1
Sảnh chính Terminal 1
Sân bay Frankfurt – Đường đi ra bến tàu ICE và chỗ đậu xe
1.2 Nhà ga số 2 của sân bay Frankfurt
Nhà ga số 2 của Sân bay Frankfurt – nước Đức
Nhà ga số 2 của Sân bay Frankfurt có khả năng đón hơn 15 triệu hành khách mỗi năm và có phòng chờ D và E.
Nhà ga số 2 của sân bay Frankfurt có cả các chuyến bay quốc tế và nội địa. Có thể chuyển đổi giữa cổng nhà ga 1C và cổng 2D bằng cách truy cập trực tiếp.
Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 nằm liền kề nhau và được kết nối thông qua một số phương tiện giao thông. Được Skyline miễn phí sử dụng và khởi hành cứ sau 2-3 phút từ cả khu vực công cộng và phương tiện công cộng.
Một số hình ảnh về Terminal 2 của sân bay Frankfurt
San bay Frankfurt – Terminal 2
Sân bay Frankfurt – Sảnh check-in Vietnam Airline tại Terminal 2
2. Những cách di chuyển đến sân bay Frankfurt am Main
2.1 Xe auto
Di chuyển từ các thành phố khác đến sân bay Frankfurt khá thuận tiện nhờ các đường cao tốc không giới hạn tốc độ (Autobahn). Sân bay Frankfurt nằm ngay gần Frankfurter Kreuz nơi hai đường cao tốc bận rộn, A3 và A5, giao nhau.
Ví dụ từ nhà ga trung tâm Heidelberg đến sân bay Frankfurt có thể đi bằng cao tốc A5 hoặc A67 mất khoảng 50 phút chạy xe.
Sân bay Frankfurt – Di chuyển bằng auto
Hướng dẫn chỉ đường xuống bãi đậu xe:
Sân bay Frankfurt – đậu xe auto
Lấy vé đậu xe thông quan máy tự động:
Sân bay Frankfurt – gara đậu xe oto
2.2 Xe buýt
Để có thể di chuyển từ sân bay Frankfurt đến trung tâm thành phố bằng xe buýt, bạn có thể chọn các phương tiện di chuyển sau:
Airliner
Bằng tuyến xe buýt này, bạn có thể di chuyển từ sân bay Frankfurt đến ga xe lửa Darmstadt trong vòng 30 phút.
Các điểm dừng: Flughafen Terminal 1, Flughafen Tor 3, Flughafen Terminal 2, Darmstadt Mina-Rees-Strasse, Darmstadt Heinrich-Hertz-Strasse và Darmstadt Hauptbahnhof.
– Thời gian chạy: Từ 04:44 sáng đến 11:59 tối, cứ sau 30 đến 60 phút
– Đi xe tại nhà ga số 1 hoặc nhà ga số 2 khu vực đến bến xe buýt:
Nhà ga số 1: Đối diện nhà ga (Lượt về).
Nhà ga số 2: Tầng thứ hai.
– Bạn có thể mua vé tại các quầy vé trong sân bay.
Phương tiện giao thông công cộng
Có một số tuyến xe buýt có thể đưa bạn đến trung tâm thành phố Frankfurt: các tuyến xe buýt 61, 77, 72, 58 và 62 (xe buýt ban ngày) và tuyến xe buýt 81 và 7 (xe buýt ban đêm).
Tuyến xe buýt 61 (Sân bay – Ga Nam Frankfurt (Sudbahnhof)
Không nghi ngờ gì nữa, đây là chuyến xe buýt thuận tiện nhất để đi đến trung tâm thành phố an toàn trong vòng 30 phút.
– Từ 05:54 sáng đến 23:54 chiều, mỗi 20 phút.
– Vị trí: Đi xe buýt tại các trạm dừng xe buýt ở nhà ga số 1 (tầng trệt) và nhà ga số 2 (tầng thứ hai).
– Giá vé đơn là € 4,35.
– Bạn có thể mua vé trên tàu từ các tài xế.
2.3 Taxi
Nếu chọn cách di chuyển bằng taxi, bạn sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút để vào trung tâm thành phố Frankfurt nước Đức.
– Để đi taxi tại sân bay Frankfurt, bạn chỉ cần đến các bậc taxi bên ngoài tầng 1 của nhà ga 1 và tầng trệt của nhà ga 2.
– Tìm các công ty taxi tại các cấp bậc taxi của sân bay Frankfurt hoạt động 24 giờ một ngày:
– Taxi Sân bay Frankfurt: +49 160 4777000
– Dịch vụ taxi chính Rhein: +49 172 6906018
– Taxi 33 Echo Funk: +49 69 230033
– Ruf Taxi của Frankfurt: +49 69 252025
– Chi phí trung bình cho việc đưa đón từ Sân bay Frankfurt đến trung tâm thành phố là € 30.
– Uber và Free Now có sẵn tại sân bay Frankfurt (FRA). Giá vé một chiều đến trung tâm thành phố Frankfurt là € 30 (Uber) và € 43 (Free Now).
– Điểm đón Rideshare nằm ở hàng 611 của công viên tại nhà ga số 1.
– Nếu bạn muốn chuyển đến điểm đến bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đặt dịch vụ đưa đón tại sân bay Frankfurt.
2.4 Di chuyển bằng đường sắt
Để chuyển từ sân bay Frankfurt đến Frankfurt bạn có thể thực hiện bằng mạng lưới đường sắt rộng lớn và hiệu quả.
Sân bay Frankfurt có một số ga đường sắt: Ga xe lửa ngoại ô và khu vực (Regionalbahnhof) và một ga khác dành cho các chuyến tàu đường dài và liên thành phố. Bạn có thể chọn một số gợi ý đường sắt sau đây để di chuyển nhé.
ICE
Frankfurt Flughafen ICE
S BAHN
S Bahn là viết tắt của các tuyến tàu khu vực có trong mạng lưới đường sắt Frankfurt.
Bằng cách đi đường sắt S-Bahn các tuyến S6 và S9 đến Offenbach Ost và Hanau, bạn sẽ có thể chuyển đến trung tâm thành phố Frankfurt (Ga Hauptwache).
Bạn cũng có thể cất cánh tại Frankfurt Hauptbahnhof, nhưng Ga Hauptwache gần trung tâm thành phố hơn. Trong trường hợp đó, chuyến đi mất 11 phút.
– Thời gian di chuyển: Từ 04:32 sáng đến 01:32 sáng, cứ 10-15 phút một chuyến. Tổng thời gian chuyến đi là 16 phút.
– Vị trí: Ga Khu vực Sân bay Frankfurt (Regionalbahnhof) nằm ở Tầng trệt của Nhà ga số 1.
– Gía vé: Chuyến đi từ Sân bay Frankfurt đến Ga Hauptwache có giá 4,95 € (giá vé đơn cho người lớn) và 2,90 € (giá vé đơn cho trẻ em).
– Vé được bán tại các máy trong nhà ga Sân bay.
2.5 Thuê xe hơi tại sân bay
Thuê xe hơi tại Sân bay Frankfurt là cách tốt nhất để bạn tự mình khám phá khu vực.
Các công ty thuê xe bên dưới có thể phù hợp với bạn:
-Avis / Budget: +49 69 69027771
-Hertz / Dollar / Thrifty: +49 69 69593244
-Europcar / Interrent: +49 69 697970
-Enterprise / National / Alamo: +49 69 69715290
-Sixt: +49 89 66060060
-Powersbinder / Global Driver: +49 69 65007120
Tìm các công ty cho thuê xe hơi tại Trung tâm Cho thuê Xe hơi ở Airport City Mall (Nhà ga số 1).
3. Sân bay Frankfurt có gì?
Sân bay Frankfurt được trang bị một số dịch vụ và cơ sở vật chất sau:
–Wifi miễn phí
Sân bay Frankfurt cung cấm dịch vụ wifi miễn phí cho các bạn, vì thế các bạn có thể an tâm là có kết nối internet để tiện việc tra cứu thông tin cũng như thông báo cho người thân khi vừa đặt chân đến Đức nhé.
Dùng điện thoại các bạn có thể chọn mạng Wifi sau:
Frankfurt Flughafen Wifi
-ATM
–Khu vui chơi trẻ em
Sân bay Frankfurt – chỗ chơi cho trẻ em
–Nhà hàng và nhà hàng
Sân bay Frankfurt – của hàng trong sân bay Frankfurt
-Nơi giữ hành lý
-Các dịch vụ y tế
-Tiệm thuốc
Địa chỉ: Sân bay Frankfurt, Frankfurt am Main, 60547, ĐỨC
Điện thoại: +49 180 6 3724636
Email: info@fraport.de
4. Những lưu ý khi đến sân bay Frankfurt
4.1 Nên ghi lại checklist các món đồ cần mang theo
Hãy lấy một tờ giấy nhỏ, hoặc ghi chú vào điện thoại, liệt kê các đồ dùng cần mang và nhớ kiểm tra kỹ thời gian khởi hành của máy bay
4.2 Nên hỏi đường ngay khi không xác định được phương hướng.
Vì sân bay Frankfurt rất lớn nên chắc chắn không ai có thể tránh được cảm giác bị ngợp, ngay cả những người sống tại Frankfurt, vì vậy, lời khuyên là hãy hỏi đường ngay khi bạn cảm thấy bị lạc. Nếu tiếng Đức của bạn không được tốt thì bạn hoàn toàn hỏi bằng tiếng Anh, hầu hết tất cả đều biết nói tiếng Anh và sẽ rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ bạn.
4.3 Lấy xe đẩy nếu có nhiều hành lý
Một lưu ý nhỏ, khi ra sân bay, các bạn nhớ mang theo xu lẻ €1 hoặc €2 để lấy xe đẩy chở hành lí nếu cần, hoặc tại các điểm lấy xe cũng có những chỗ cắm thẻ EC hoặc thẻ credit để rút xu, chú ý là thẻ debit sẽ không thể dùng để rút được tiền.
Sân bay Frankfurt – Lấy xe đẩy hành lý
4.4 Đi sớm ít nhất 2 đến 3 tiếng
Sân bay Frankfurt rất đông người, ngoài ra có thể bị tắc đường khi di chuyển từ nhà bạn đến sân bay vì thế phần làm thủ tục check-in sẽ diễn ra hơi lâu. Vì vậy, để bảo đảm bạn lên máy bay đúng giờ, hãy ra sớm hơn thời gian khởi hành tối thiểu 2 -3 tiếng. Đây cũng là lúc quầy làm thủ tục bắt đầu làm việc.
4.5 Mua gì ở sân bay Frankfurt
Thông thường hàng hóa ở các cửa hàng miễn thuế(free duty) lại đắt hơn thông thường nhưng nó lại rất tiện cho bạn khi có ý định mua sắm trước khi về Việt Nam và đặc biệt là hàng hóa ở sân bay Frankfurt khá đa dạng và đảm bảo là hàng thật. Nếu sau khi check-in, hành lý đã được gửi tại băng chuyền các bạn cũng có thể tham khảo mua sắm một số đặc sản của Đức tại đây ví dụ như xúc xích, sô cô la hay rượu. Thông thường mình chọn mua rượu tại đây vì mình có thể cầm tay lên máy bay và không bị giới hạn về số lượng mua như khi ký gửi hành lý.
4.6 Một số mẫu câu tiếng Đức dùng tại Sân bay.
a. Từ vựng tiếng Đức dùng tại Sân bay
die Passkontrolle, -n
kiểm soát hộ chiếu
der Flughafen
Sân bay
die Flugnummer
Số chuyến bay
der Flugschein
Vé máy bay
das Gepäck
Hành lý
die Gepächausgabe
Nơi nhận hành lý
der Gepäckwagen
Xe đẩy hành lý
der Notausgang
Lối thoát hiểm
Verloren gegangenes Gepäck
Hành lý thất lạc
die Zollabfertigung
Bộ phận hải quan
der Sicherheitgurt
Dây an toàn
b. Một số mẫu câu tiếng Đức dùng tại Sân bay
Ich möchte (morgen) nach Frankfurt fliegen. Sagen Sie mir bitte die direkten Flüge dorthin!
Tôi muốn bay đến Frankfurt (ngày mai). Vui lòng cho tôi biết các chuyến bay trực tiếp đến đó!
Gibt es eine direkte Flugverbindung nach Roma?
Có chuyến nào bay thẳng đến Roma không?
Tut mir leid, (morgen) gibt es keine direkte Flugverbindung nach Tokyo
Xin lỗi, không có chuyến nào bay thẳng đến Tokyo (vào ngày mai)
Sie müssen eine Stunde vor dem Abflug an der Rezeption einchecken.
Ngài phải mất 1 giờ làm thủ tục ở quầy phục vụ trước khi khởi hành.
Ich muss den Flug umbuchen.
Tôi phải đổi chuyến bay.
Was kostet eine Umbuchung?
Chi phí đổi chuyến là bao nhiêu?
Ich muss diesen Flug annullieren.
Tôi phải hủy chuyến bay này.
Das ist das Flugticket, hier die Bordkarte.
Đây là vé máy bay, đây là thẻ đăng ký.
Wie viel Gepäck darf man aufgeben?
Có thể ký gửi bao nhiêu hành lý?
Wie viel Gepäck ist kostenfrei?
Được miễn phí bao nhiêu hành lý?
Ich möchte den Koffer und die Reisetasche hier aufgeben.
Tôi muốn chuyển vali và túi du lịch này.
Stellen Sie Ihr Gepäck bitte auf die Waage!
Hãy đặt hành lý của Ngài lên bàn cân!
Es wiegt 25 Kilo. Sie müssen Übergepäck bezahlen.
Nó nặng 25 Kg. Bạn phải trả tiền cho hành lý quá trọng lượng.
Darf ich die Reisetaschen hier als Handgepäck nehmen?
Tôi có thể dùng túi du lịch này làm hành lý xách tay không?
Was kostet die Gebühr für das Übergepäck?
Phí hành lý quá cước là bao nhiêu?
Hier sind Ihre Gepäckscheine. Sie können jetzt durch die Sicherheitskontrolle gehen.
Đây là thẻ hành lý của bạn. Bây giờ bạn có thể đi qua cửa an ninh.
Ziehen Sie sich bitte den Mantel aus!
Xin mời Ngài cởi áo khoác!
Das Messer dürfen Sie leider nicht mitnehmen
Thật không may, bạn không được phép mang theo con dao bên mình
Zeigen Sie bitte die Bordkarte!
Vui lòng xuất trình thẻ lên máy bay!
Bitte das Rauchen einstellen!
Xin hãy tắt thuốc lá!
Bitte anschnallen!
Vui lòng thắt dây an toàn!
Legen Sie bitte den Sicherheitsgurt an!
Vui lòng thắt dây an toàn!
An beiden Seiten der Kabine finden Sie einen Notausgang.
Có lối thoát hiểm hai bên cabin.
Drücken Sie den Knopf an der Armlehne, wenn Sie bequemer sitzen wollen!
Nhấn nút trên tay vịn khi bạn muốn ngồi thoải mái hơn!
Wie hoch fliegen wir?
Chúng ta đang bay ở độ cao bao nhiêu?
Ich bin luftkrank. Haben Sie Arznei gegen Luftkrankheit?
Tôi bị say (máy bay). Bạn có thuốc chống say không?
Mir ist übel. Kann ich noch eine Tablette bekommen?
Tôi không thoải mái. Tôi có thể nhận được một viên thuốc không?
Während Start und Landung müssen Sie sich anschnallen
Thắt dây an toàn khi cất cánh và hạ cánh
Meine Damen und Herren, wir werden in wenigen Minuten den Frankfurter Flughafen erreichen und wünschen Ihnen einen angenehmen Aufenthalt in Deutschland.
Thưa quý hành khách, chúng tôi sẽ có mặt tại Sân bay Frankfurt trong vài phút nữa và chúc quý vị có một kỳ nghỉ thú vị tại Đức.
Ich habe im Internet gebucht.
Tôi đã đặt trên internet.
Ihren Ausweis und das Ticket bitte!
Giấy tờ tùy thân và vé thưa quý khách!
Wohin fliegen Sie?
Ngài bay đến đâu?
Hat jemand anders zwischenzeitlich Zugang zu Ihrem Gepäck gehabt?
Có ai khác có cơ hội tiếp cận hành lý của Ngài trong thời gian đó không?
Haben Sie irgendwelche Flüssigkeiten oder scharfen Gegenstände in Ihrem Handgepäck?
Ngài có mang theo bất kỳ chất lỏng hoặc vật sắc nhọn nào trong hành lý xách tay của mình không?
Das können Sie leider nicht mit durch nehmen.
Thật không may, bạn không thể mang theo nó.
Der Flug ist gestrichen worden.
Chuyến bay đã bị hủy.
Wie bitten Sie um Entschuldigung für die Verspätung.
Chúng tôi xin lỗi vì sự chậm trễ.
Wie lautet Ihre Sitznummer?
Số ghế của ngài là bao nhiêu?
Bitte schalten Sie alle Mobiltelefone und elektronischen Geräte aus.
Vui lòng tắt tất cả điện thoại di động và thiết bị điện tử.
Bitte schnallen Sie sich an und bringen Sie die Rückenlehne Ihres Sitzes in eine senkrechte Position.
Vui lòng thắt dây an toàn và đưa ghế vào vị trí thẳng đứng.
Wir landen in etwa 15 Minuten.
Chúng tôi sẽ hạ cánh trong khoảng 15 phút nữa.
Der Flug hat Verspätung.
Chuyến bay bị trễ.
4.7 Clip Hướng dẫn di chuyển tại Sân bay Frankfurt của hội sinh viên VN tại Frankfurt
5 Tóm lại
Thành phố Frankfurt, Frankfurt am Main trong tiếng Đức, là thành phố thủ phủ của bang Hessen và là thành phố lớn thứ năm ở Đức. Nơi đây tổ chức một số lượng lớn các hội chợ, bao gồm hội chợ sách Frankfurt, hội chợ sách lớn nhất thế giới và là một trong những hội chợ lâu đời nhất ở Đức.
Thành phố Frankfurt- nước Đức
Hầu hết các điểm tham quan chính của Frankfurt đều nằm cách đó 80 km. Một số trong số đó là dãy núi Taunus, trại quân đội đế chế La Mã Saalburg, Wiesbaden Kurhaus, lâu đài Frankenstein, vườn Xoáy và thị trấn đại học Heidelberg.
Sân bay Frankfurt của thành phố Frankfurt nước Đức là điểm đến nhận được nhiều lựa chọn từ du khách, du học sinh nước ngoài ghé thăm Đức. Chuẩn bị cho mình hành trang đầy đủ nhất, tìm hiểu điểm muốn đến và phương tiện giao thông phù hợp cho lộ trình của mình sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều trải nghiệm thú vị khi đến đây.
Tìm hiểu thêm về bản đồ nước Đức nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đất nước này, đọc thêm sân bay Berlin cho bất kỳ lúc nào bạn cần ghé chân đến thủ đô Berlin hoa lệ nhé.
TB: Một số hình ảnh học viên của IECS tại sân bay Frankfurt thời covid 19
Đón bạn Khánh tại sân bay Frankfurt Chủ Nhật ngày 11/10/2020
Hành lý đoàn bay học điều dưỡng tại Heidelberg tháng 9/2020
Đón đoàn bay 7 bạn học điều dưỡng tại Heidelberg tháng 9/2020
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/09/san-bay-Frankfurt.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-28 02:17:212021-11-30 02:05:46Sân bay Frankfurt nước Đức
Sức khoẻ là nguồn tài sản quý giá nhất của mỗi người. Có sức khoẻ con người có thể làm được mọi việc. Vì thế, việc đi khám bệnh ở Đức kiểm tra định kì hằng năm là điều mà mọi người phải làm dù là ở bất kì quốc gia nào trên thế giới.
Hệ thống y tế và khám bệnh ở mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau. Bài viết này của IECS sẽ hướng dẫn các bạn học viên Việt Nam cách đi khám bệnh ở Đức khi mới bước chân sang đất nước xinh đẹp này.
1. Đi bác sỹ ở Đức để khám bệnh
Tại Đức, cũng giống như ở các nước khác, có hai dạng bác sĩ: các bác sĩ tư mở phòng khám tại nhà (Praxis) và các bác sĩ công làm việc tại các bệnh viện (Krankenhaus). Ở Đức, số lượng bác sĩ tư rất lớn, theo nhiều chuyên ngành rất đa dạng: bác sĩ khám phụ khoa (Frauenarzt), bác sĩ nhi (Kinderarzt), bác sĩ răng hàm mặt (Zahnarzt), bác sĩ tư đa khoa (Hausarzt)…
Sở dĩ tại Đức có rất nhiều bác sĩ tư vì nhu cầu tới kiểm tra sức khoẻ định kì của người Đức rất cao, bác sĩ công ở các bệnh viện không thể xử lí được hết nhu cầu của người dân. Vì thế, người dân Đức thường tìm tới các phòng khám tư để giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện. Các bác sĩ tư cũng có đủ năng lực và trình độ như các bác sĩ tại bệnh viện công trong việc khám, điều trị và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
2. Cách đặt lịch hẹn khi khám bệnh ở Đức
Khi đi khám bệnh ở Đức, bất kể là tới Praxis hay Krankenhaus, điều đầu tiên các bạn học viên phải nhớ đó là các lịch hẹn (Termine). Người Đức làm việc theo nguyên tắc, bạn phải có lịch hẹn mới được tới gặp bác sĩ.
Đặt lịch hẹn đi khám có rất nhiều cách, qua email, qua điện thoại hoặc có thể tới thẳng địa chỉ nơi bác sĩ bạn muốn khám bệnh ở Đức để đặt lịch hẹn trực tiếp với y tá hay trợ lý của bác sĩ đó.
Hai bệnh nhân đang đặt lịch hẹn khám bệnh ở Đức tại bàn y tá
Nếu bạn tới khám bệnh mà không đặt lịch hẹn trước, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới tới lượt mình để được vào khám, thậm chí có thể sang ngày hôm sau nếu bác sĩ đó hết giờ làm việc. Có một số bác sĩ thậm chí sẽ không nhận bệnh nhân nếu như họ không đặt hẹn trước.
Khi đặt lịch hẹn với bác sĩ, bạn cần đặt trước ít nhất là 2 tuần. Có lúc bạn sẽ phải chờ rất lâu cho lịch hẹn khám của mình (1-3 tháng), nhưng cũng có lúc chỉ mất 1-2 tuần, điều đó phụ thuộc vào thời gian làm việc của các bác sĩ cũng như số lượng bệnh nhân của họ nhiều hay ít.
Cần lưu ý tới thời gian nghỉ dưỡng của các bác sĩ tư (Urlaubszeit) sẽ được thông báo tại cửa các phòng khám hoặc ở trên các trang web của phòng khám đó (nếu có). Trong khoảng thời gian này, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn sẽ không có ai tiếp nhận điện thoại hay email đặt hẹn của bạn cả.
Thông báo nghỉ lễ của các phòng khám tư được dán ở cửa phòng khám
Thông thường, đối với các bệnh lí nhẹ như cảm cúm, đau bụng, ốm sốt, đau răng,…người dân thường tới khám tại phòng khám tư. Kiểm tra tổng quát cũng được thực hiện ở đây. Chỉ khi bệnh của bạn nghiêm trọng hoặc nặng, hãy cân nhắc tới các bệnh viện lớn.
Trường hợp bệnh cửa bạn cực kì nghiêm trọng không thể tự mình đi tới bệnh viện, bạn có thể gọi xe cứu thương (Notarzt) tới nhà để đưa bạn vào bệnh viện. Notarzt thường xuất hiện sau cuộc gọi của bạn từ 5-10 phút. Số điện thoại gọi xe cứu thương của Đức là 112.
Đây là số Notarzt thông dụng tại Đức, bạn được phép gọi khi có các biểu hiện bệnh sau: Có dấu hiệu đau tim, đau ngực dữ dội, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, có dấu hiệu của đột quỵ, suy giảm thị lực, giọng nói, triệu chứng tê liệt, bị tai nạn nghiêm trọng dẫn tới mất nhiều máu, ngất xỉu, bất tỉnh, sốc dị ứng, đau dữ dội, bỏng nặng, hen suyễn, khó thở…
Ngoài ra, 116117 cũng là số điện thoại gọi cứu thương mà các bạn cần biết, mặc dù không được sử dụng nhiều. Bạn sẽ được gọi 116117 trong các trường hợp: cảm lạnh, nhiễm trùng như là sốt và cúm, nhiễm trùng cổ, mũi, tai, nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiêu chảy, nôn mửa, đau nửa đầu…
Xe cứu thương của Đức và số điện thoại gọi cấp cứu 112
3. Khám bệnh ở Đức cần mang theo những gì?
Vậy khi đi khám bệnh ở Đức bạn cần phải mang theo những gì? Vật quan trọng nhất mà bạn cần phải mang khi đi khám bệnh ở Đức đó là thẻ bảo hiểm của bạn. Thẻ bảo hiểm sẽ được bạn trình ra cho bác sĩ hoặc y tá sau khi khám xong để được miễn giảm chi phí khám bệnh, chi phí thuốc thang.
Bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn một phần tiền khám bệnh và chữa bệnh tuy nhiên không phải là tất cả, điều đó tuỳ vào quy định của hãng bảo hiểm mà bạn đăng kí, bạn vẫn phải trả cho bác sĩ một khoảng tầm 20-50 euro. Vì vậy, bên cạnh thẻ bảo hiểm, bạn vẫn phải mang theo một số tiền dự trù.
Tại Đức, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ tiền khám tổng quát cho bạn 1 lần 1 năm. Nghĩa là bạn được phép khám tổng quát miễn phí 1 lần 1 năm. Đối với nha khoa, bạn cũng sẽ được miễn phí chăm sóc răng miệng 1 lần 1 năm. Ngoài ra, bảo hiểm Đức sẽ chi trả một phần phí cho bạn theo quy định của họ khi bạn khám các bệnh lí khác.
Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không hỗ trợ phí cho bạn liên quan tới vấn đề thẩm mĩ, ví dụ niềng răng, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mĩ..(đối với người nước ngoài). Ngoài ra, bảo hiểm cũng sẽ không chi trả phí gọi xe cứu thương của bạn trong trường hợp bệnh của bạn nghiêm trọng và cần gọi xe cứu thương.
Sau khi đã khám xong, bác sĩ sẽ ghi cho bạn một hoá đơn trong đó có ghi rõ khoản tiền bạn phải trả cho việc khám bệnh và khoản tiền nào bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn. Bạn cầm giấy đó về và chuyển khoản tiền khám bệnh cho bác sĩ gồm cả phần tiền bạn trả và phần tiền bảo hiểm phải trả, sau đó chụp ảnh và viết mail thông báo cho hãng bảo hiểm của bạn, họ sẽ chuyển trả lại số tiền mà bạn ứng ra trả trước cho hãng bảo hiểm vào tài khoản ngân hàng của bạn.
Số lượng bác sĩ tư có rất nhiều tại mọi thành phố ở nước Đức. Bạn có thể tự tìm các bác sĩ tư cũng như bệnh viện rất đơn giản bằng cách tra Google. Bạn có thể bật định vị vị trí trên máy điện thoại của mình sau đó lên google nhập từ khoá “Hausärzte in der Nähe von mir”, google sẽ xác định vị trí của bạn và gửi cho bạn kết quả tìm kiếm những bác sĩ tư ở gần bạn.
Nếu bạn muốn tìm các bệnh viện gần nơi mình ở, cách làm cũng như vậy, tuy nhiên bạn nhập “Krankenhäuser in der Nähe von mir” vào ô tìm kiếm của Google. Hoặc nếu bạn muốn tra cứu các bệnh viện và phòng khám tư trong khu vực thành phố bạn ở, ví dụ bạn ở Heidelberg và muốn tìm các bệnh viện, phòng khám tại Heidelberg, bạn chỉ cần nhập vào ô tìm kiếm của google “Krankenhaus/Hausarzt in Heidelberg”
4. Một số mẫu câu và từ vựng được dùng khi đi khám bệnh ở Đức
Arzt: bác sĩ
Krankenschwester: Y tá
Ich bin krank: Tôi bị ốm
Ich habe Fieber: tôi bị sốt
Ich habe Bauchschmerzen (đau dạ dày), Ich habe Kopfschmerzen (đau đầu), Ich habe Halschmerzen (đau họng)
Allergie: Dị ứng
Durchfall: Tiêu chảy
Unfall: tai nạn
Untersuchung: kiểm tra
Grippe: cúm
Erkältung: cảm lạnh
Tabletten: thuốc
Rechnung: hoá đơn
Unfall: Tai nạn
Ich möchte einen Termin zum Arzt vereinbaren: Tôi muốn đặt một lịch hẹn tới khám
Vesicherung: Bảo hiểm
Rezept: đơn thuốc
Spritze: mũi tiêm
Trên đây là những điều cần lưu ý khi đi khám bệnh ở Đức đối với các bạn học viên mới bước chân sang Đức. Các bác sĩ tại Đức rất thân thiện và nhẹ nhàng, nhất là đối với người nước ngoài, hệ thống y tế của Đức cũng được đánh giá là hệ thống y tế tốt nhất Châu Âu. Vì vậy, các bạn học viên đừng e ngại với việc tới khám bác sĩ khi bị ho hoặc ốm, kể cả khi các bạn cảm thấy khoẻ mạnh cũng nên tới bác sĩ kiểm tra tổng quát một năm một lần nhé!
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc cuộc sống ở Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/di-kham-benh-o-Duc.jpg450900Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-22 03:43:282022-12-21 02:37:25Hướng dẫn đi khám bệnh ở Đức
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/12/chia-duoi-tinh-tu-trong-tieng-Duc.jpg5241000Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-10 07:04:022022-12-06 06:37:24Adjektivdeklination : Chia đuôi tính từ ở trong tiếng Đức
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam tìm cách nhập cư vào Đức, trong đó có cả hình thức nhập cư hợp pháp và cả hình thức nhập cư trái phép vào Đức để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên ngoài những hình thức nhập cư chính thống, có những hình thức nhập cư trái phép vào Đức mà nhiều người đã phải trả một cái giá khá đắt hoặc có một kết thúc không có hậu.
1. Nguồn lao động nhập cư trái phép từ Việt Nam vào Đức trước 1990
Nhập cư trái phép tại Đức
1.1. Thực trạng tại các vùng Tây Đức
Nguồn lao động nhập cư trái phép của người Việt tại Tây Đức từ những năm trước 1990 là những người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ, có tất cả 208 gia đình người Việt Nam với tổng cộng 644 người đến Hannover vào năm 1978. Một tập thể vào Đức nhưng chẳng ai biết nói tiếng Đức. Trong nhóm dân này họ đã trải qua:
– Họ nhận được trợ cấp chính phủ bởi phúc lợi xã hội và giúp đỡ tìm việc làm.
– Cơ hội hồi hương khi đến vùng đất mới khá thấp.
– Họ tham gia thị trường lao động với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau để kiếm sống, nhưng hầu hết là tập trung vào ngành kim loại.
Đến khi Đức thống nhất, Tây Đức lúc này có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và người thân của họ được vào Đức theo diện đoàn tụ gia đình.
1.2. Thực trạng tại các vùng Đông Đức
Người Việt buôn bán thuốc lá lậu để kiếm sống
Các giai đoạn của người Việt tại Đông Đức:
Khi xưa Đông Đức có một số lượng lớn những sinh viên miền Bắc được mời tham gia vào các chương trình học tập và đào tạo từ thập niên 1950. Đến những năm 1973, sự hợp tác được mở rộng, họ hứa sẽ có thêm 10.000 người nữa được đào tạo trong 10 năm kế tiếp. Sau đó có những giai đoạn chuyển tiếp:
– Năm 1980, Đông Đức ký hiệp định với nước CHXHCN Việt Nam để các hàng Đông Đức đào tạo người Việt.
– Giữa năm 1987 và 1989, Chính phủ Đông Đức tận dụng hình thức đào tạo này để viện trợ phát triển cho các thành biên nghèo trong khối xã hội chủ nghĩa.
– Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Ngoài ra có một bộ phận không có học thức chỉ có thể tìm kiếm cơ hội qua việc buôn bán thuốc lá một cách trái phép.
– Từ một dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đã tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung trong các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.
Cuộc sống của lao động Việt Nam tại Đông Đức:
Cuộc sống của người lao động Việt Nam tại Đông Đức
– Những người lao động khách Việt Nam nhận tiền lương khoảng M 400/tháng, trong đó chính phủ Việt Nam lấy 12%, và một phần khác được trả bằng hàng hóa tiêu dùng—chủ yếu là máy may, xe đạp, quần áo, đường và xà phòng—thay vì tiền mặt vì lạm phát.
– Sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số người lao động khách ở miền Đông bằng cách cho mỗi người M3.000 để rời khỏi Đức và hồi hương. Hàng chục nghìn người đã đồng ý và về Việt Nam, nhưng những người này lại được thay thế bởi những người Việt làm lao động hợp đồng ở những nước Đông Âu khác xin tị nạn.
– Trong suốt thập niên 1990, các cố gắng của chính phủ Đức để đưa những người nhập cư trái phép này về quê hương không được hiệu quả, vì Đức không muốn cưỡng bức những người này hồi hương và Việt Nam lại không muốn tiếp nhận họ; tuy nhiên, gần 40% bị cấm ở lại Đức dài hạn.
2. Các hình thức nhập cư trái phép vào Đức phổ biến
Hiện nay, các hình thức nhập cư trái phép vào Đức thông qua các trung gian tổ chức đen cứ hàng ngày diễn ra. Từ những cuộc hôn nhân giả, làm giấy tờ giả để được đến Đức, hay cả buôn lao động hiện đại. Dù đó là những hành vi trái pháp luật, nhưng rất nhiều người không hiểu, cố chấp hoặc cố tình không hiểu đã sa vào con đường phạm pháp và hậu quả là rất lớn.
2.1. Thực trạng Hôn nhân giả
Nhập cư bất hợp pháp tại Đức thông qua việc kết hôn giả
Có một sự thật là dù thời hiện đại nhưng vẫn có nhiều nhóm người Việt Nam chọn con đường hôn nhân giả để được định cư tại Đức. Mọi suy nghĩ cứ đơn giản là chuẩn bị một cuộc hôn nhân trên giấy tờ trị giá vài nghìn Euro để được quyền cư trú 2-3 năm tại Đức sau khi xong xuôi giấy tờ, rồi lại đường ai nấy đi. Cứ nghĩ là như thế là xong, chính mình sẽ trở thành một công dân ở Đức thực thụ. Nhưng sau đó là một loạt các hệ lụy vô cùng lớn mà người ngoài không thể biết được.
Một cuộc hôn nhân giả diễn nếu không may gặp đối tượng người vợ hoặc chồng ở Đức một người không tốt, mình chưa biết gì về họ, chưa tìm hiểu kỹ để đánh chân đi liều. Đau đớn khi đó là những người Đức (hoặc người Việt định cư lâu năm) thất nghiệp, nát rượu, nghiện ngập hay có vấn đề gì đó mới chấp nhận hợp tác dịch vụ này. Bạn sẽ mất đi một khoảng tiền lớn có thể lên đến 30 nghìn Euro, suốt ngày lãnh hậu quả khi sống và đối mặt với họ.
Kéo theo đó là những câu chuyện bạo hành, đối xử bất công, mất thêm những khoản tiền khác, chịu thiệt thòi nơi đất khách mà không ai chia sẻ. Nhiều người bị như vậy và trở thành người phụ thuộc của đối phương, nhiều người phải sống trong cảnh bị khủng hoảng tâm lý, bị đe dọa sẽ bóc mẽ câu chuyện giả tạo hôn nhân này với chính quyền. Và kết cục là sau khi mất cả những khoản tiền lớn, bị bạo hành về tâm lý, những người Việt với hình thức nhập cư trái phép vào Đức ấy sẽ tay trắng trở về nước.
Có một thực tế gần đây, tháng 09/2019 chính phủ Đức đã huy động lực lượng 300 cảnh sát đã truy quét một đường dây nhập cư trái phép vào Đức ở 5 tiểu bang. Cảnh sát đã lục soát 33 căn hộ, cũng như các địa điểm cư trú khác. Có 9 người Việt Nam đã bị bắt sau cuộc truy quét này.
Qua điều tra, cảnh sát cho biết ngoài dịch vụ kết hôn giả, nhóm buôn người trái phép này còn cung cấp dịch vụ chứng minh quan hệ bố-con giả, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng của Đức để xin quyền cư trú. Theo các nhà chức trách, mỗi năm có khoảng 5000 trường hợp ‘‘bố giả‘‘ như vậy. Những người Đức đồng ý hợp tác với những đường dây này thường không có công ăn việc làm, chỉ hưởng trợ cấp xã hội.
2.2. Buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu
Nhập cư trái phép vào Đức từ nước thứ 3 như Ba Lan bằng đường bộ hoặc xe
Một hình thức nhập cư trái phép vào Đức nữa của người Việt để được vào Đức đó là buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu. Trong vài năm gần đây, số lượng người Việt Nam nhập cư trái phép vào Đức ngày một tăng, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Một sự thật đau lòng và đầy thương xót mà ít ai biết đến.
– Tháng 6/2018, cảnh sát Đức đã bắt được một nhóm buôn người ở gần biên giới Đức – Ba Lan, trong đó có hai kẻ cầm đầu và 12 người Việt Nam, trong đó có 2 trẻ vị thành niên.
– Hai kẻ cầm đầu đã bị bắt, nhóm người lớn được trả về Ba Lan, còn hai đứa trẻ đã được đưa về các trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, cả hai đứa trẻ đều biến mất không lâu sau đó.
Ở Ba Lan, một phiên tòa đã được tổ chức để xét xử các đối tượng có hành vi buôn người trái phép sang Đức. Trong phiên tòa này, một thanh niên Việt Nam đã cho biết: cậu thường xuyên bị đánh đập, đe dọa, bỏ đói cũng như bị bóc lột sức lao động. Hành trình qua Đức để chạm được “giấc mơ Tây Âu” này của cậu đã trải qua rất nhiều khó khăn:
– Từ lúc bà của cậu phải thế chấp nhà của mình cho các tay môi giới
– Sau đó cậu được đưa sang Ba Lan, cậu bị giam trong một căn phòng nhỏ suốt một tuần lễ trước khi được đưa sang Đức với một nhóm 9 người Việt khác.
Theo các nhà chức trách, đã có không ít trường hợp người Việt bị vận chuyển trong các thùng chứa hàng, các thùng đồ đông lạnh và phải chịu những tổn thương về thân thể, thậm chí là tính mạng.
Nhà chức trách Ba Lan gọi đây là hành động buôn người, một dạng nô dịch thời hiện đại. Rất nhiều nạn nhân của những đường dây này là thanh thiếu niên từ các gia đình nghèo, không ít trong số đó là trẻ mồ côi. Trên con đường từ Việt Nam sang Đức, rất nhiều người trong số các thanh, thiếu niên này đã bị bỏ đói, bị ép làm việc không công, đánh đập, thậm chí quấy rối (bản gốc: cưỡng hiếp). Địa điểm cuối cùng của những cuộc hành trình này thường là các sa-lông mát-xa, các cơ sở lao động không có đăng kí rõ ràng.
3. Cái giá phải trả của việc nhập cư trái phép
Cái giá phải trả cho việc nhập cư trái phép tại Đức có khi là rất đắt và đánh đổi bằng mạng sống của bản thân
Những hình thức nhập cư trái phép vào Đức trên đều phải trải qua một cái giá rất đắt.
Trong vụ triệt phá đường dây kết hôn giả gần đây, cảnh sát đã thu giữ được khoản tiền lên tới 5 chữ số. Theo thống kê của Cục phòng chống tội phạm và ma túy của Mĩ, chỉ riêng trong năm 2016, các đối tượng đã thu về 6 triệu đô tiền lợi nhuận. Đối với các vụ án đã được phá, cảnh sát và chính phủ Đức luôn có những biện pháp trừng phạt thích đáng cho các đối tượng chống lại pháp luật.
Một số hình thức phạt cho các đối tượng này tùy theo mức độ và thời gian phạm tội, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng là phạt tù. Đối với các dịch vụ đưa người sang Đức trái phép, tùy theo mức độ nghiêm trọng, hình phạt cho đối tượng tổ chức đường dây sẽ là từ 03 tháng đến 10 năm tù giam.
Nhập cư trái phép tại Đức
Dẫu có thể những người phạm tội trước đó đã có biết được những hậu quả này, nhưng sự ham muốn và ước mơ thay đổi cuộc đời ở bầu trời Tây Âu không chính thức đã khiến họ lâm vào cảnh như vậy. Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, tương lai rộng lớn hơn khi chọn định cư tại Đức là hoàn toàn được mơ ước. Tuy nhiên, thực hiện giấc mơ đó như thế nào, làm gì để đạt được nó mà không phạm pháp, không ảnh hưởng đến hệ quả sau này con cháu phải nhận lấy, không bị vết dơ trong lý lịch thì hãy thực hiện. Có thể bạn sẽ sống sung túc, tốt hơn hoặc sống trong sự hối hận, hổ thẹn, nghèo khó là do bạn chọn. Các bạn trẻ có khả năng học có thể chọn con đường du học nghề với chính sách định cư sau 5 năm tại Đức. Đây là cơ hội giúp các bạn nhập cư hợp pháp vào Đức một cách đường đường chính chính và có một cuộc sống tốt đẹp cho cả thế hệ sau của bạn.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên tư vấn du học Đức, tư vấn du học nghề tại Đức ngành điều dưỡng và trung tâm học tiếng Đức tại TpHCM uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp. IECS công ty số 1 về du học Đức, du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Đức tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính công ty ở tại quận Tân Phú gần sân bay Sài Gòn.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/suNguyHiemCuaNhapCuTraiPhep.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-07 19:04:092023-08-02 01:19:54Sự nguy hiểm của việc nhập cư trái phép vào Đức
Hiện tại các trường đại học Đức có liên kết với tổ chức trung gian là Uni Assist để thu hồ sơ và làm các thủ tục hỗ trợ sinh viên. Cùng IECS tìm hiểu xem Uni Assist là gì và làm thế nào để nộp hồ sơ du học Đức hiệu quả nhé.
Uni Assist là dịch vụ đăng ký học đại học dành cho sinh viên quốc tế
1. Uni-assist là gì?
Uni Assist (University Application Service for International Students) là “Dịch vụ đăng ký đại học dành cho sinh viên quốc tế” thay mặt cho các trường đại học thành viên xử lý đơn đăng ký của sinh viên quốc tế. Về cơ bản, Uni Assist dùng để kiểm tra xem các chứng chỉ trường đại học đã nộp có tương đương với bằng cấp trường đại học của Đức hay không. Về nguyên tắc họ có đủ điều kiện để nhập học đại học ở Đức hay không?
Nếu bạn muốn đăng ký nhập học vào một trong các trường đại học thành viên, trước tiên bạn phải gửi đơn đăng ký đến Uni Assist.Ví dụ khi bạn muốn du học Đức, bạn chuẩn bị tới khâu nộp hồ sơ để xin học tại 10 trường đại học ở đây, thay vì chuẩn bị 10 bộ hồ sơ và gửi đến từng trường, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ và gửi cho Uni-Assist và quản lý việc nộp hồ sơ qua kênh online của Uni-Assist.
– Uni Assist được thành lập dưới sự tài trợ của DAAD vào năm 2003.
– Ban đầu Uni Assist chỉ mới hợp tác với hơn 40 trường đại học, hiện tại con số đã lên tới 180.
– Trang chủ của Uni Assist có danh sách các trường này. Bạn có thể kiểm tra trang web của trường bạn muốn xem hình thức nhận hồ sơ của họ là gì là qua trực tiếp trường hay qua Uni Assist.
– Ngoài chức năng trung gian giữa các trường đại học Đức và các ứng viên, Uni Assist còn có nhiệm vụ chuyển đổi điểm của bạn theo hệ thống tính điểm của Đức, liên lạc với trường đại học và công bố kết quả cho các ứng viên.
2. Cách nộp hồ sơUni Assist
Uni Assist nhận hồ sơ 2 đợt trong năm, thường là 15.07 đối với kỳ đông và 15.01 đối với kỳ hè. Tuy nhiên, nếu có quyết định học trường nào rồi,bạn nên trực tiếp tham khảo trang web của trường để lên kế hoạch thời gian chính xác nhất. Có thể nhiều trường sẽ có thời hạn nộp hồ sơ sớm hơn nhất là đối với các khóa dự bị.
Thông thường nên nộp hồ sơ qua Uni Assist khoảng 8 tuần trước khi hết hạn là tốt nhất, phòng trường hợp thiếu giấy tờ cũng kịp để bổ sung được.
Lệ phí của Uni Assist là 75€ cho trường đầu tiên và 30€ cho mỗi trường tiếp theo.
Chủ tài khoản: uni-assist e.V.
Ngân hàng: HypoVereinsbank
IBAN: DE62100208900019055272
BIC/SWIFT-Code: HYVEDEMM488
Và trong phần nội dung, Bạn nên ghi rõ:
Mã uni-assist
Họ :
Tên :
Ngày, tháng, năm sinh :
Học kỳ muốn nhập học (ví dụ: SoSe18 hay WiSe18/19).
(Ví dụ: 1234567, Nguyen, Thi A, 25.05.1999, WiSe18/19)
Hồ sơ chỉ được thẩm định khi uni-assist nhận được đủ lệ phí. Để rút ngắn thời gian, Bạn kèm chung với Hồ sơ cần thẩm định bản sao giấy chuyển tiền.
Lưu ý: Do bạn phải chịu các phí chuyển khoản/thanh toán phát sinh, nên thanh toán phí uni-assist qua thẻ tín dụng là thuận lợi nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mẫu đơn thanh toán phí uni-assist qua thẻ tín dụng bằng tiếng Đức: uni-assist.de hoặc web bằng tiếng Anh uni-assist: uni-assist.de
3. Những điểm lưu ý khi nộp hồ sơUni Assist du học Đức
Xác định xem liệu rằng trường Đại học Bạn chọn có nằm trong danh sách các Trường Đại học tham gia uni-assist hay không? Mỗi một trường bạn phải điền một mẫu đơn riêng. Nếu được, bạn nên điền địa chỉ e-mail của mình chính xác để uni-assist có thể liên lạc nhanh chóng với bạn khi cần.
Kiểm tra xem bạn đã chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết chưa. Bạn cũng nên lưu ý rằng giấy tờ xin nhập học của mình cần được sao y, chứng thực, công chứng, dịch thuật đầy đủ theo yêu cầu của trường. Đồng thời bạn cũng phải gửi theo bản sao hộ chiếu của mình để có thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Tránh trường hợp thiếu giấy tờ nào thì không được xét duyệt, sẽ rất mất thời gian và tiền bạc để kiểm tra lại. Vậy nên nhớ chuẩn bị kỹ nhé.
Nếu bạn nộp đơn đăng ký đại học tại nhiều trường đại học nhưng đều tham gia uni-assist cùng một lúc thì bạn chỉ cần nộp một bộ hồ sơ duy nhất mà thôi.
Ngoài chứng từ theo yêu cầu của các trường đại học bạn cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ: nộp chứng chỉ có giá trị cao nhất. DSH hay TestDaF được tất cả các trường đại học Đức chấp nhận, các chứng chỉ của viện Goethe hay DSD của KMK cũng được chấp nhận rộng rãi.
Các chứng chỉ tiếng Đức cần được sao y có chứng thực, ngoại trừ TestDaF. Ielts chỉ cần nộp bản sao, không cần có chứng thực. Toefl: Institution Code của uni-assist là “2727”.
GMAT/GRE: Cần nộp bản sao có chứng thực.
Chứng chỉ TestAS: Chỉ cần nộp bản sao, không cần chứng thực.
Nế bạn đang có ý định du học Đức chương trình Master bằng tiếng Anh ở Đức thì mức tối thiểu Ielts là 6.0, tuy nhiên các bạn nên đảm bảo từ 6.5 điểm Ielts của mình để thuận lợi hơn.
Thẩm tra APS là một thủ tục thẩm tra của bộ phận thuộc Phòng văn hóa của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội để kiểm tra xem liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách:
Thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
Kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức hay không
Mời sinh viên đến phỏng vấn khi đã đủ điều kiện (chỉ với các sinh viên học sau đại học)
4.3 Tìm trường phù hợp
Tìm trường là việc mất khá nhiều thời gian, ngoài tìm trên uni-assisst các bạn nên tìm thêm trên google, trên website daad.de, và các website tìm trường ở Đức khác. Nhớ đọc kỹ nội dung chương trình học và những yêu cầu về mặt giấy tờ của trường, như vậy khi làm hồ sơ sẽ dễ dàng đạt hơn và hạn chế tối đa rủi ro bị từ chối không đáng. Nếu có thắc mắc gì thì nên mail hoặc liên hệ trực tiếp với trường, chủ động càng sớm thì hồ sơ của bạn sẽ sớm có kết quả.
4.4 Nộp hồ sơ cho trường
Hiện nay, nhiều trường tại Đức nhận hồ sơ của ứng viên qua uni-assist nhưng để kỹ lưỡng, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hơn yêu cầu của các trường, vì có nhiều trường phải nộp thư qua đường bưu điện hoặc đăng kí qua Portal của trường.
Trường hợp nộp qua uni-assist:
Bước 1: Đăng kí tài khoản trên uni-assist
Bước 2: Đăng kí chương trình học bạn đã chọn theo hướng dẫn của uni-assist
Bước 3: Thanh toán phí cho uni-assist. (thanh toán bằng thẻ Visa/Master để đỡ bị mất phí cho ngân hàng)
Bước 4: Gửi 01 bộ hồ sơ file cứng (cho tất cả các chương trình đã đăng kí) cho uni-assist qua post. Gửi thư bằng chuyển phát nhanh sẽ đến Đức trong vòng 3 ngày làm việc, còn nếu gửi bưu điện bình thường thì khoảng 10 ngày (dịp lễ thường sẽ trễ hơn có khi gần cả tháng). Các bạn nên chọn chuyển phát nhanh để đảm bảo hồ sơ đến sớm, không sợ bị trễ hạn. Vì chi phí khá đắt, nên bạn hãy 1 bạn khác gửi chung để chia tiền nhé.
Bước 5: Nhớ kiểm tra thường xuyên uni-assist phản hồi về hồ sơ của mình trên website để bổ sung cho kịp tiến độ. Trong bước này, nếu có bất kỳ thắc mắc gì nhớ contact qua form trên website luôn nhé.
Uni-assist cũng chỉ là đơn vị nhận hồ sơ trung gian, nên sau khi nhận được thông báo về việc đã chuyển hồ sơ của bạn cho trường thì những thắc mắc sau đó về việc xử lý hồ sơ, đạt hay không đạt thì các bạn nên liên hệ trực tiếp với trường nhé.
4.5 Đặt lịch hẹn visa:
Sau khi hồ sơ của bạn được xem xét tại trường thì bạn nên đặt lịch hẹn visa càng sớm càng tốt vì trong mùa cao điểm có thể kín lịch và khi đó bạn xin 1 ngày hẹn sẽ rất khó. Trong trường hợp lịch hẹn visa của bạn quá trễ so với thời gian nhập học thì bạn có thể viết mail xin dời lịch hẹn sớm hơn.
Ngay khi có giấy báo nhập học, bạn nên nộp hồ sơ xin visa liền vì thông thường, thời gian xét duỵệt visa dài hạn là 4-5 tuần nên các bạn xem xét để dời lịch cho kịp thời gian. Khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, các bạn làm theo hướng dẫn của lãnh sự quán.
Sự thắc mắc về du học Đức và cần chuẩn bị bao nhiêu là đủ. Tiền nhà, tiền ăn, tiền học, sinh hoạt,… ở Đức thế nào. Các bạn tham khảo thêm tại bài viết Chi phí du học Đức nhé.
Trong suốt thời gian chờ đợi, bạn nên tìm hiểu nhiều trên fanpage, website của hội sinh viên Đức, hỗ trợ sinh viên Đức … các trường đại học tại Đức và những trang khác để biết thêm thông tin về trường lớp nhé. Ngoài ra tham khảo thêm về Cộng đồng người Việt tại Đức để tìm cho mình những người đồng hương nhé.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/09/uni-assist.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-02 09:14:412021-11-30 02:04:44Hướng dẫn nộp hồ sơ du học Đức qua Uni Assist
Các bạn có biết ngành nhà hàng – khách sạn là một trong những ngành học nổi tiếng nhất trong du học Đức không? Bạn đừng nghĩ rằng làm việc ở một nhà hàng của Đức là dễ dàng, nhưng cũng đừng quá lo sợ về nó, bởi hôm nay IECS sẽ đưa ra cho bạn những Tipps giao tiếp tiếng Đức trong nhà hàng một cách dễ hiểu và thông dụng nhất thông qua những mẫu đơn giản, ví dụ cụ thể và đặc biệt là những điều bạn nên- không nên làm ở Đức nhé!
1. Những mẫu câu đơn giản tiếng Đức trong nhà hàng
Ich möchte einen Tisch für heute Abend bestellen.( Tôi muốn đặt bàn cho tối nay)
Haben Sie reserviert?( Bạn đã đặt chỗ trước chưa?)
Ist der Tisch noch frei?( Bàn này còn trống không ạ?)
Ich möchte bitte die Speisekarte.( Tôi muốn xin tờ thực đơn)
Ich möchte eine Vorspeise ( Tôi muốn món khai vị)
Ich hätte gern…..( tôi muốn …..)
Was wünschen Sie gern trinken?( Bạn muốn uống đồ uống gì không?)
Sonst noch etwas?( Bạn còn cần gì nữa không?)
Haben Sie vielleicht etwas anderes?( bạn còn món ăn nào khác không?)
Der Fleisch ist roh( thịt vẫn còn sống)/ Ich hätte es gern blutig( tôi muốn nó chín tái)/ Ich hätte es gern halb durch( tôi muốn nó chín vừa)…..
Das Essen schmeckt mir wunderbar.( món ăn rất tuyệt )
Die Rechnung bitte ( làm ơn, tính tiền)
Vielen dank für die gute Bedienung( cảm ơn vì sự phục vụ tốt)
2. Ví dụ cụ thể về mẫu câu tiếng Đức trong nhà hàng
2.1 Bestellen einen Tisch im Restaurant beim Telefon ( đặt bàn ở nhà hàng qua điện thoại)
A:Guten Tag,Was kann ich für Sie tun? ( Xin chào,tôi có thể giúp gì được cho bạn )
B: Guten Tag, ich möchte einen Tisch für heute Abend bestellen. ( Xin chào tôi muốn đặt bàn ăn tối)
A: Für wieviel Personen?( Bàn cho bao nhiêu người ạ?)
B: 4 Personen, bitte!( Cho 4 người ạ)
A: Um wieviel Uhr kommen sie gern. Mein Restaurant öffnet vom 16 bis 22 Uhr.( Bạn muốn đặt bàn khi nào? Cửa hàng chúng mở cửa từ 16h-22h)
B: Kann ich einen Tisch für 19 Uhr reservieren lassen? ( Tôi có thể đặt bàn lúc 19h được không)
A: Ja, natürlich. Unter welchem Namen?( Đương nhiên là được rồi ạ! Bạn có thể cho tôi xin tên của bạn được không ạ)
B: Ich heiße Anna Lee(Tôi tên là Anna Lee)
A: Ich möchte noch einmal checken. Sie heißt Anna Lee. Sie bestellen einen Tisch für 4 personen um 19 Uhr? Richtig?( Tôi muốn check lại một lần nữa, Bạn tên là Anna Lee, Bạn đặt bàn cho 4 người vào lúc 19h! Đúng không ạ?)
B: Ja, genau( vâng, đúng rồi )
A: Was sonst noch etwas?( Bạn có cần thêm gì nữa không ạ)
B: Können wir auch draußen setzen?( Tôi có thể đặt bàn ngồi ở ngoài được không ạ?)
A: Entschuldigung, Das Wetter ist nicht gut. Am Abend wird regnet. Ich denke, das Innere wäre besser. ( Xin lỗi, Thời tiết không được tốt, buổi tối có thể có mưa. Tôi nghĩ là ở bên trong sẽ tốt hơn)
B: ok!Dankeschön , bis später!( ok, cảm ơn nhiều, hẹn gặp lại sau)
A: Vielen Dank, Bis später!( rất cảm ơn bạn, hẹn gặp lại bạn )
2.2 Im Restaurant.
Các bạn cũng cần lưu ý những điều nên làm và không nên làm khi đi nhà hàng ở Đức nhé
A: Guten Tag, Herzlich willkommen zum Kachi Restaurant.( Xin chào, chào mừng bạn đến với nhà hàng Kachi)
Haben Sie schon reserviert?( bạn đã đặt bàn chưa ạ)
B: Guten Tag, ich bin Anna. Ich habe Reservieren. Einen Tisch für 4 personen um 19 Uhr.(Xin chào, tôi tên là Anna. Tôi đã đặt bàn cho 4 người lúc 19 giờ)
A: Bitte kommen Sie hierher … Bitte setzen Sie sich hier! Hier ist die Speißekarte.( Mời bạn lại đây….. Mời bạn ngồi đây! Đây là thực đơn.)
B: Ich hätte gern Wiener Schnitzel, einen Kartoffelsalat, Schweinshaxe.( Tôi muốn gọi món Wiener Schnitzel, salad khoai tây, chân giò lợn nướng)
A: Und was möchten Sie Trinken? Wir haben Bier, Wein. Neben CoCa cola , haben noch viele Alkoholfreie Getränke wie verschiedenen Limonaden sowie Mineralwasser.( Bạn muốn uống thêm gì không? Chúng tôi có Bia, Rượu. Ngoài Coca cola, chúng tôi còn có đồ uống không cồn như nước sô đa, nước khoáng)
B: Ich hätte gern 2 Liter Bier und ein Mineralwasser.( Cho tôi 2 lít bia và 1 cốc nước khoáng)
A: Was sonst noch etwas?( Bạn còn cần gì nữa không)
B: Nein, das ist genug.( Không, đủ rồi ạ)
A: Ich möchte noch einmal checken. Sie bestellen einen Wiener Schnitzel, einen Kartoffelsalat, Schweinshaxe und 2 Liter Bier, ein Mineralwasser. Richtig?( Tôi muốn check lại một lần nữa: bạn gọi món Wiener Schnitzel, Salad khoai tây, chân giò lợn nướng, 2 lít bia và nước suối. Có đúng không ạ)
B: Ja, genau. Müssen wir lange warten?( Vâng đúng rồi ạ. Tôi có phải đợi lâu không ạ)
A: Bitte warten Sie 10 Minuten. Ist das Ok? ( Đợi 10 phút được không ạ)
B: ok. Außerdem möchte ich einen Kinderstuhl für mein Kind ( Ok, tôi muốn thêm ghế ngồi cho trẻ em )
A:Der Kinderstuhl liegt dort.( Ghế ngồi cho trẻ em nằm ở kia ạ)
……
Alles ist fertig. Guten Appetit.( các món đã xong. Chúc bạn ngon miệng)
………
B: Entschuldigung, Fräulein! Hier fehlt noch ein Besteck. Würden Sie mir bitte die Schüssel dort reichen? Und Wiener Schnitzel ist angebrannt. (Xin lỗi cô ở đây vẫn còn thiếu một chiếc dao kéo. Làm ơn cho tôi cái bát ở đó được không? Và món Wiener Schnitzel bị cháy rồi.)
A: Ja natürlich, ich werde ab sofort anderen Wiener Schnitzel für Sie bringen. ( vâng, tôi sẽ đem món Wiener Schnitzel khác cho bạn ngay)
B: ok
…………
Wo ist die Toilette?( Nhà vệ sinh ở đâu?)
A: Bitte gerade,und dann recht.( hãy đi thẳng rồi sau đó rẽ phải)
………
A:Hat es geschmeckt?(Món ăn có ngon không ạ)
B: Ja, prima.Das Gericht schmeckt mir wunderbar.( Vâng, rất tuyệt. Món ăn rất ngon miệng)
Ich möchte einen Nachtisch, 4 Eiscreme bitte!( Tôi muốn đồ tráng miệng,hãy mang 4 cốc kem lên)
A: einen Moment, bitte!( Xin hãy đợi 1 chút ạ)
…….
B: Fräulein, zahlen bitte. Kann ich mit Kredit zahlen? ( hãy tính tiền cho tôi. Tôi có thể trả bằng thẻ được không)
A: Leider nicht, nur Bargeld bitte!( Xin lỗi , không được, hãy trả bằng tiền mặt)
Sie halten einen Wiener Schnitzel, einen Kartoffelsalat, Schweinshaxe und 2 Liter Bier, ein Mineralwasser. Das macht zusammen 234 Euro.( Bạn gọi Wiener Schnitzel, salad khoai tây, chân giò lợn nướng, 2 lít bia, nước khoáng. Tổng cộng là 234 Euro)
B: Ich brauche eine Quittung.( Tôi cần hóa đơn)
A: Ok, hier ist Ihre Quittung.( ok đây là hóa đơn của bạn)
B: Vielen dank für die gute Bedienung. ( Cảm ơn vì sự phục vụ tốt)
A: Dankeschön, sehr gern. Hier ist das Voucher für nächsten Mal. Auf Wiedersehen! ( Cảm ơn, rất vui vì điều đó. Đây là thẻ khuyến mãi cho lần sau hẹn gặp lại)
Xem thêm : Một hội thoại mẫu khác
3. Cần lưu ý thêm những điều nên – không nên làm khi vào nhà hàng ở Đức nhé
3.1 Nên
Hãy mang tiền mặt, bởi nhiều nhà hàng ở Đức không chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Hãy tip cho các nhân viên, thường thì mình nên từ 5-10% tổng hóa đơn.
3.2 Không nên:
Không hỏi xin nước lọc ở nhà hàng, bởi nó được cho là keo kiệt.
Không ăn bằng tay.
Không nên đến muộn so với lịch hẹn, bởi người Đức luôn đúng giờ.
Khi ăn không để khuỷu tay lên bàn.
Đó là tất cả những mẫu câu đơn giản và thông dụng khi bạn vào nhà hàng ở Đức. Mong rằng những Tipp trên sẽ đem lại hữu ích cho bạn. Chúc bạn có một ngày học tập và làm việc vui vẻ!
Xem thêm: Làm sao đậu 4 kỹ năng tiếng Đức B1 trong lần thi đầu tiên
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/mau-cau-hoi-thoai-tieng-duc-trong-nha-hang-scaled.jpg12802560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-26 08:19:172021-11-25 06:50:31Mẫu câu hội thoại tiếng Đức trong nhà hàng