Tổ chức giáo dục IECS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tại sao chọn IECS
    • Đội ngũ nhân sự IECS
    • Hình ảnh hoạt động
    • Đánh giá về IECS
    • Tuyển dụng
  • Khóa học tiếng Đức
    • Lịch khai giảng
    • Khóa Học Tiếng Đức Online
    • Khóa học tiếng Đức A1
    • Khóa học tiếng Đức A2
    • Khóa học tiếng Đức B1
    • Khóa học tiếng Đức B2
    • Khóa Luyện Thi Tiếng Đức
  • Tự học tiếng Đức
    • Chuyên mục học tiếng Đức
    • Ngữ pháp tiếng Đức
    • Luyện đề
    • Trung tâm tiếng Đức uy tín
  • Du học Đức
    • Du học Đức hệ đại học/ cao học
    • Du học nghề Đức
    • Du học phổ thông và trung học
    • Trao đổi văn hóa Au-pair
    • Visa du lịch
  • Nước Đức
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • DeutschDeutsch
  • Search
  • Menu Menu
You are here: Home1 / Tin tức2 / Chia sẻ3 / Du học Đức4 / Cuộc sống ở Đức

cuộc sống ở Đức

Truyền thống và phong tục đám cưới ở Đức

23/07/2021

Đám cưới ở Đức khác lạ ra sao? Với những chính sách ưu tiên về giáo dục, CHLB Đức ngày càng thu hút đông đảo lượng sinh viên quốc tế đến học tập và làm việc. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh đều có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương cao, cùng chất lượng cuộc sống đảm bảo đã khiến cho các du học  sinh quyết định ở lại sinh sống tại đất nước này.

Trong quá trình học tập và làm việc ở đây, họ gặp được người phù hợp và đi đến hôn nhân. Đám cưới là một sự kiện vô cùng trọng đại của đời người, nhiều người sẽ lựa chọn một hôn lễ truyền thống của quê hương, nhưng cũng không ít người lựa chọn một đám cưới theo phong tục của người Đức để tận hưởng cảm giác mới lạ và độc đáo. Vậy hôm nay hãy cùng IECS tìm hiểu về truyền thống đám cưới của người Đức nhé. 

1. Trang phục trong đám cưới ở Đức

đám cưới ở đức (2)

1.1 Trang phục

Theo một thông lệ đã trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19, nhiều cô dâu Đức ngày nay chọn váy trắng và mạng che mặt. Chú rể người Đức thường chọn một bộ vest cưới trang trọng với màu sắc trung tính, đi kèm với cà vạt, khuy măng sét và khăn tay phù hợp với váy của cô dâu. Trong ngày diễn ra hôn lễ, chú rể sẽ không được phép gặp cô dâu của mình trước khi làm lễ, bởi vì người Đức quan niệm rằng điều đó sẽ mang đến sự xui xẻo.

Xem thêm : Lễ hội bia Oktoberfest ở Munich

1.2 Giày

đám cưới ở đức (4)

Không chỉ có váy cưới mà chiếc giày của cô dâu cũng là một vật rất quan trong trong ngày cưới. Ngay từ bé, các cô gái ở Đức đã được mẹ chỉ dạy là phải dành dụm từng đồng xu cất đi, điều  này không chỉ dạy cho các bé gái cách tiết kiệm mà đây còn là một phong tục ở Đức. Những đồng xu tiết kiệm được từ bé của các thiếu nữ Đức sẽ được dùng để mua giày cưới, chứng mình rằng cô dâu là một người chi tiêu có trách nhiệm.

Một trong những xu này sẽ bỏ vào giày bên trái của cô dâu trong đám cưới, tượng trưng sự giàu có và tình yêu của cô dâu. Trong lễ cưới, một  chiếc giày của cô dâu được bán đấu giá tượng trưng. Sau khi các vị khách đặt ‘giá thầu’ của họ vào bên trong giày, chú rể sẽ trả giá để mua lại chiếc giày và trả lại nó cho cô dâu.

Xem thêm: Tìm hiểu về ẩm thực Đức

2. Thiệp Mời

Cũng như Việt Nam, người Đức cũng sử dụng thiệp cưới để mời bạn bè, người thân và đồng nghiệp đến dự hôn lễ. Ngoài ra, còn có một phong tục mời đám cưới cổ xưa của người Bavaria, gọi là “Hochzeitslader”, tức là “người đưa thiệp mời” đám cưới. Thay vì gửi thư mời qua thư, Hochzeitslader được cử đi khắp nơi để đích thân mời từng khách đến dự đám cưới. Anh ta sẽ mặc trang phục lạ mắt được trang trí đặc sắc bằng ruy băng và tay cầm bó hoa sặc sỡ.

Anh ta đi khắp làng từ nhà này sang nhà khác để đưa ra một lời mời có vần điệu riêng cho tất cả những người trong danh sách khách mời. Cách mà những vị khách chấp nhận lời mời là ghim một trong những dải ruy băng từ trang phục của Hochzeitslader lên mũ của mình. Sau đó, họ sẽ mời anh ta vào nhà của họ ăn uống một chút gì đó. Nếu danh sách khách mời dài, nghi lễ này có thể sẽ mất vài ngày để mới hoàn thành được nó.

đám cưới ở đức (3)

3. Đêm đập phá (Polterabend)

đám cưới ở đức (6)

Trong nhiều nền văn hóa, một nghi lễ nhất định để xua đuổi tà ma hoặc những điều không may mắn trong lễ cưới là bắt buộc. Điều đó cũng tương tự với đám cưới ở Đức. Đêm trước lễ cưới cô dâu chú rể sẽ tổ chức một bữa tiệc có tên là Polterabend.

Các phong tục liên quan đến đêm polter ( Polterabend ) có lẽ bắt nguồn từ thời tiền Thiên chúa giáo. Ngày trước đám cưới, rất nhiều đồ đá và đồ sứ sẽ được bạn bè và gia đình đập vỡ để xua đuổi tà ma (tuyệt đối không làm vỡ các đồ dùng thủy tinh vì đây được xem như một điều không may mắn).

 Các mảnh vỡ theo truyền thống được quét lên bởi người đã hứa hôn. Ở phía Bắc Đức, đêm Polter kết thúc bằng việc đốt quần của chú rể hoặc áo ngực của cô dâu vào lúc nửa đêm, để tượng trưng cho sự kết thúc của tình trạng độc thân. Tro được chôn bên cạnh một chai rượu vang, sẽ được đào ra để uống chung một năm sau đó. 

Xem thêm: Tìm hiểu về nước Đức xinh đẹp

4. “Bắt cóc” cô dâu

Việc ‘đánh cắp’ cô dâu trước đám cưới từng là một truyền thống phổ biến của người Đức. Phù rể của chú rể vinh dự được giao nhiệm vụ đưa cô dâu đến quán rượu đồng thời để lại những gợi ý để chú rể tìm thấy họ. Cô dâu và ‘kẻ bắt cóc’ của cô ấy có thể uống rượu cho đến khi chú rể xuất hiện để ‘giải thoát’ cho cô dâu của mình bằng cách thanh toán hóa đơn. Ngày nay, bắt cóc cô dâu phổ biến hơn ở các ngôi làng – sẽ khá tốn kém nếu kẻ bắt cóc quyết định đầu quân cho  Reeperbahn!

Ngoài ra, bạn bè của cô dâu và chú rể cũng thường chơi khăm cặp đôi. Điều này có thể bao gồm các pha nguy hiểm như lấp đầy phòng bằng bóng bay hoặc giấu đồng hồ báo thức để đánh thức “cặp vợ chồng son” vào sáng hôm sau.

Xem thêm: Tìm hiểu tính cách của người Đức

5. Nhà thờ

Đám cưới chính thức được chính phủ thừa nhận là đám cưới dân sự. Nhưng rất nhiều cặp đôi cũng kết hôn trong một nhà thờ. Phải thừa nhận rằng ngày nay ít người gắn bó với nhà thờ hơn so với trước đây, tuy nhiên, vẫn có nhiều người làm như vậy. Bên cạnh sự chấp nhận của chính phủ, họ mong muốn nhận được sự phù hộ của Chúa cho cuộc hôn nhân của họ.

Đối với đám cưới này, cô dâu chú rể sẽ mời tất cả bạn bè và thành viên trong gia đình, kể cả bạn của cha mẹ đến tham gia. Cô dâu mặc váy cưới trắng và cầm trên tay bó hoa và bước đi trong nhà thờ và cả hai sẽ đọc lời tuyên thệ trước cha sứ. Sau khi hoàn tất buổi lễ, người ta sẽ ném gạo vào người khi cặp đôi đi ra khỏi nhà thờ để chúc phúc cho họ sẽ sinh được nhiều con như những hạt gạo dính đầy ở trên tóc.

Kết thúc ngày cưới, cô dâu cô dâu sẽ nhảy “vũ điệu voan trắng” và các cô gái “độc thân vui tính” sẽ lao vào để xé voan của cô dâu, tương tự như việc dành hoa cưới của các nước khác, họ quan niệm rằng người xé được mảnh voan to nhất sẽ là người tiếp theo được bước lên xe hoa.

đám cưới ở đức (5)

5. Thử thách đầu tiên

Vẫn chưa kết thúc, sau khi kết thúc lễ cưới sẽ còn có một thử thách dành cho cô dâu và chú rể. Họ sẽ phải cùng nhau cưa một khúc gỗ lớn bằng một chiếc cưa dài khá cùn có hai tay cầm. Điều này đại diện cho trở ngại đầu tiên mà cặp đôi sắp cưới gặp phải – họ phải làm việc cùng nhau để cưa thành công khúc gỗ để thể hiện tinh thần đoàn kết và sự sẵn sàng đối mặt với chướng ngại vật cùng nhau.

Xem thêm: Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

6. Ngưỡng

đám cưới ở đức (1)

Sau khi hôn lễ kết thúc, theo truyền thống, chú rể bế cô dâu qua ngưỡng cửa nhà hoặc khách sạn của họ: một truyền thống có từ những ngày mê tín khi mọi người tin rằng có những linh hồn ma quỷ ẩn nấp trong khung cửa … Qua bài viết bạn thấy rằng truyền thống đám cưới ở Đức thật thú vị phải không nào? Nếu là bạn, bạn sẽ tổ chức một đám cưới như thế nào?

Xem thêm: Văn hóa khỏa thân FKK

Cuộc sống ở Đức: Cùng Lena và Jenny đi hái dâu

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Văn hóa khỏa thân FKK
  • Tính cách người Đức
  • Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
  • Tìm hiểu về nước Đức
  • Tính cách của người Đức
  • Tiền thưởng mùa dịch
  • Lễ hội bí ngô ở Đức – lễ hội bí ngô lớn số 1 thế giới
  • Siêu thị ở Đức – 5 điều cần lưu ý khi đi siêu thị ở Đức
  • Phong tục đón giao thừa ở Đức: 4 hoạt động bạn nên tham gia
  • Mua ô tô ở Đức như thế nào? 4 tips cần lưu ý

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/07/truyen-thong-dam-cuoi-o-duc.jpg 1440 2560 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2021-07-23 03:07:212021-11-25 06:28:52Truyền thống và phong tục đám cưới ở Đức

Văn hóa người Đức – Văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Đức

21/07/2021

Văn hóa người Đức  có những nét đặc trưng ra sao? Từ lâu, CHLB Đức đã là một đất nước không chỉ phát triển mạnh về kinh tế, có bề dạy lịch sử mà còn là nơi đậm đà bản sắc văn hóa. Và đặc biệt hơn nữa chính là sự  nồng hậu, nhiệt tình, hiếu khách và lịch sự của con người nơi đây. Nếu có dịp ghé thăm CHLB, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về cách cư xử của người Đức trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt ở nơi công cộng. 

Vậy hôm nay, hãy cùng IECS tìm hiểu về văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Đức nhé.

văn hóa người đức (1)

Xem thêm: Tìm hiểu về nước Đức xinh đẹp

1. Văn hóa người Đức – Văn hóa giao tiếp.

văn hóa người đức (3)

Không chỉ người Đức hay người Việt Nam, chào hỏi luôn là điều đầu tiên đặt ra trong bất cứ cuộc gặp gỡ hay bất cứ cuộc trò chuyện nào. Tuy nhiên với người  Đức, việc chào hỏi cũng phải gắn liền với các quy tắc nhất định. Vậy nên dù bạn sang Đức để học tập hay du lịch cũng nên lưu ý những điểm này, tránh bị “mất điểm” trong mắt người Đức nhé.

Thứ nhất, gặp người quen chắc chắn phải mở lời chào hỏi, người đến sau phải chào người đến trước. Hoặc trong công việc, để thể hiện được sự tôn trọng đối phương thì việc chào hỏi cũng phải tuân theo vị trí, cấp bậc, người có cấp bậc thấp hơn thì sẽ phải chào hỏi những người có cấp bậc cao hơn. Sau chào hỏi sẽ là những cái bắt tay để kéo gần khoảng cách.

Nếu ở Việt Nam chỉ sử dụng danh thiếp trong công việc và khi gặp khách hàng, thì ở Đức, đưa danh thiếp để chào hỏi là một chuyện rất đỗi bình thường ngay cả trong những cuộc gặp gỡ thông thường. Do đó khi nhận được danh thiếp của người Đức, đừng vội cất đi mà nên nhìn qua một chút để đối phương không cảm thấy bị coi thường.

Ngoài ra cách xưng hô cũng là một cách để gấy ấn tượng với người dân ở đất nước này. Đặc biệt đối với những người có tước vị  và học vị cao, bạn nên xưng hô kèm theo học vị hay tước vị của người đó để thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương.

Xem thêm: Tìm hiểu tính cách của người Đức

2. Văn hóa giao thông

văn hóa người đức (2)

Nếu bạn dạo quanh các thành phố ở Đức, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng hầu hết người đi bộ đều kiên nhẫn chờ đèn giao thông chuyển sang màu xanh lá cây ngay cả khi không có xe nào trong tầm nhìn. Việc băng qua đường lúc đèn đỏ không những bị phạt € 5 và mà còn khiến cho những người đi bộ khác cảm thấy không thoải mái, thậm chí là tức giận. Trong trường hợp đó, người Đức cũng sẽ không ngần ngại để giảng cho bạn về văn hóa giao thông đâu.

Còn nếu bạn đi đi tàu điện ngầm ở Đức, bạn đừng ngạc nhiên khi không thấy một ai cầm điện thoại lướt web hay xem phim, thay vào đó mỗi người đều chăm chú với một quyển sách trên tay. Đây chính là một nét nổi bật trong văn hóa của nước Đức, sau một ngày làm việc họ sẽ sử dụng khoảng thời gian đi tàu điện ngầm để đọc sách và nâng cao vốn hiểu biết của mình.

văn hóa người đức (5)

Xem thêm: Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

3. Văn hóa nhà hàng

Không như ở Mỹ, khi vào nhà hàng ở Đức, các bạn sẽ không được sắp xếp chỗ ngồi mà thay vào đó thực khách phải tự tìm bàn ăn cho mình. Nếu bạn nhìn thấy một tấm biển (tất nhiên bằng tiếng Đức) có nội dung “Vui lòng đợi để được ngồi”, thì có nghĩa là bạn đã chọn một địa điểm độc quyền và có thể rất đắt tiền để dùng bữa rồi.

 

 

văn hóa người đức (4)

 Ngoài ra ghép bàn ăn cũng không có gì lạ đối với các nhà hàng đông khách ở Đức. Thông thường người Đức vẫn sẽ lịch sự ngồi chung bàn hoặc đôi khi họ cũng bắt chuyện để thử khả năng ngôn ngữ của bạn đấy.

 Người Đức cũng có thói quen để lại tiền tip cho người phục vụ bàn hoặc người đã phục vụ mình. Tùy thuộc vào dịch vụ bạn nhận được, bình thường bạn nên boa 15 phần trăm của tổng giá bữa ăn hoặc nhiều hơn, nhưng đừng để tiền boa ( Trinkgeld ) của bạn trên bàn để tránh tình trạng người phục vụ sẽ không nhận được tiền tip đấy nhé. 

 Nếu bạn nhận được dịch vụ tốt, đừng ngại thêm một khoản tiền boa. Bởi vì nhân viên phục vụ của nhà hàng kiếm sống phụ thuộc phần lớn vào tiền boa! (Mức lương cơ bản hàng năm của một bồi bàn người Đức chỉ khoảng 20.000 euro, chưa tính tiền boa.) Tiền boa “bình thường” của người Đức là 5-10 phần trăm, nhưng ngay cả một số người Đức cũng cho rằng mức này hơi thấp. Tất nhiên, nếu dịch vụ kém, bạn cũng không cần phải boa chút nào.

Văn hóa ứng xử của con người nói lên sự tiến bộ và văn minh của một đất nước, các bạn cảm thấy văn hóa ứng xử của người Đức như thế nào?

Xem thêm: Văn hóa khỏa thân FKK

Tây Đức và Đông Đức? Sự lựa chọn tối ưu cho du nghề tại quốc gia này !

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Văn hóa khỏa thân FKK
  • Tính cách người Đức
  • Thói quen thay đổi khi sống ở Đức
  • Tìm hiểu về nước Đức
  • Tính cách của người Đức
  • Tiền thưởng mùa dịch
  • Đám cưới ở Đức với 6 phong tục độc đáo và vô cùng thú vị
  • Lễ hội bí ngô ở Đức – lễ hội bí ngô lớn số 1 thế giới
  • Siêu thị ở Đức – 5 điều cần lưu ý khi đi siêu thị ở Đức
  • Phong tục đón giao thừa ở Đức: 4 hoạt động bạn nên tham gia

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

 

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/07/van-hoa-ung-xu-cua-nguoi-duc.jpg 1440 2560 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2021-07-21 10:06:362021-11-25 06:28:52Văn hóa người Đức – Văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Đức

Gửi hàng từ Đức về Việt Nam 

06/07/2021

Gửi hàng từ Đức về Việt Nam bằng cách nào? Là sinh viên xứ người thì bạn nào cũng có mong ước được gửi hàng từ Đức về Việt Nam cho gia đình, bạn bè. Hiện nay, dịch vụ gửi hàng từ Đức về Việt Nam đang phát triển đa dạng. Ngoài việc gửi hàng qua bưu điện, chúng ta còn có các dịch vụ cá nhân tập thể khác. 

gửi hàng từ đức về việt nam (1)

1. Gửi hàng từ Đức về Việt Nam qua bưu điện

Ở Đức có nhiều dịch vụ gửi hàng qua bưu điện như DHL, Hermes, UPS, DBD, … Mình hay gửi đồ qua DHL do kích thước gửi không quá lớn và nặng, chủ yếu là quà và các phụ kiện chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp cho gia đình và bạn bè. 

gửi hàng từ đức về việt nam (2)

Tổng quan về mức giá gửi đồ về Việt Nam qua DHL

Phía trên là tổng quan về mức giá gửi đồ về Việt Nam qua DHL. 

1.1 Gửi đồ không có Tracking Nummer

  • Chỉ áp dụng với gói hàng tối đa 2kg và kích thước tối đa size M. Chú ý, nếu gói hàng trên 2kg thì bạn bắt buộc phải dùng gói có tracking nummer (3 gói phía bên tay phải) Đây là dạng gửi đồ mà bạn không thể biết món hàng của bạn đã đi đến đâu và có bị thất lạc hay không.
  • Khoảng 9 Euro cho size XS, size XS thường vừa vặn cho các phong bì, giấy tờ, hoặc một quyển sách hay quyển sổ nhỏ, có thể sử dụng nếu bạn muốn gửi thiệp về cho gia đình bạn bè.
  • Khoảng 16 Euro với size M. Đây là gói mình hay dùng.

Kinh nghiệm của mình với gói hàng DHL size M không có tracking nummer. Nếu may mắn thì khoảng 3 đến 4 tuần người nhà của bạn sẽ nhận được hàng. Tuy nhiên, tỉ lệ mất hàng luôn có thể xảy ra và hàng của bạn về tới gia đình có thể sẽ không còn được nguyên vẹn. Mình thì gửi được 4-5 lần không tracking nummer đến nay, không có gói nào bị mất hay thất thoát đồ bên trong.

Tuy nhiên phải đợi khá lâu, và có vài món bị trầy xướt, còn yêu cầu người dùng đóng thêm phụ thu khi nhận hàng. Mình vẫn dùng cách này vì đồ mình gửi có giá trị vừa phải, không quá đắt. Với những bạn muốn gửi hàng hiệu hay đồ có giá trị, thì đương nhiên không nên dùng cách này.

1.2 Gửi đồ có tracking nummer

Tất cả các gói hàng trên 2kg với kích thước vượt quá M đều phải gửi có tracking nummer. Mức giá là khoảng hơn 46 Euro một kiện hàng 5kg, 62 Euro cho kiện hàng 10kg và khoảng 100 Euro cho kiện 20kg. Với cách gửi có Tracking Nummer, bạn sẽ được nhận E-Mail để thông báo địa điểm và tiến trình vận chuyển của gói hàng, thời gian cũng là từ 2 tuần trở lên.

Xem thêm: Hướng dẫn mua sim điện thoại và đăng ký sim 4G tại Đức

gửi hàng từ đức về việt nam (2)

2. Lưu ý khi gửi đồ qua bưu điện về Viêt Nam 

Khi gửi đồ đi bất kì nước nào, bạn cần đọc lưu ý về những mặt hàng được gửi và không được phép gửi, tránh tình trạng bị đóng phạt. Ở Viêt Nam, nhà nước quy định những mặt hàng như chất kích thích, hàng dễ cháy nổ, vũ khí, có thể làm hai cho người vận chuyển, tiền , vàng, hiện kim, đá quý có giá trị, đều không được phép gửi qua đường bưu điện. 

Lưu ý, các mặt hàng như thuốc, điện thoại, trang sức, những đồ vật có giá trị cao,.. cũng có thể là mặt hàng cấm hoặc là nguyên nhân khiến bạn bị đóng phạt, nếu bạn không khai báo rõ trên giấy để thông báo cho hải quan về những mặt hàng này. Vì thế, khi gửi hàng, với những mặt hàng như thế, hãy khai báo rõ, cụ thể trên tờ giấy gửi, tránh trường hợp hải quan không hiểu và đánh phạt bạn, mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng. 

gửi hàng từ đức về việt nam (4)

Xem thêm: 5 cách chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

3. Gửi hàng xách tay từ Đức về Việt Nam

Nhiều bạn chọn gửi hàng xách tay thay vì gửi qua bưu điện vì sự không chắc chắn, thời gian cũng như các vấn đề liên quan tới thuế và hải quan. Gửi hàng xách tay từ Việt Nam về Đức có các cách như sau:

3.1 Tìm kiếm trên các page cộng đồng người Việt tại Đức, hỏi người quen

Trên facebook có các page cộng đồng người Việt tại Đức, các page sinh viên, thông thường nếu bạn cần gửi dồ về Việt Nam, bạn có thể đăng tin lên những hội nhóm này để hỏi. Nếu trong thời gian đó có người bay về Việt Nam còn dư kí, họ có thể giúp bạn. Ngoài ra, người bay từ Đức về Việt Nam cũng có thể đăng lên. Mức giá khoảng từ 7-9 Euro / 1kg.

gửi hàng từ đức về việt nam (3)

Bênh cạnh các nhóm công khai và nhóm kín trên facebook, chẳng hạn như Hội người Việt tại Đức, Hội sinh viên tại Đức, Vận chuyển hàng từ Đức về Việt Nam, … Các bạn nên hỏi thăm các nhóm người Việt tại khu vực của mình sinh sống trước tiên, để có thể đưa đồ tận tay, giảm chi phí vận chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, chảng hạn như Hội sinh viên tại thành phố Stuttgart, Hội sinh viên tại thành phố München, Hội người Việt tại Berlin, …

Đây là cách làm của đa số các bạn sinh viên, bởi vì hàng các bạn gửi thường nhỏ, không nhiều, và sinh viên thường giúp đỡ lẫn nhau cũng như muốn có thêm chút đỉnh chi phí. Cách này rất dễ thực hiện trước Corona, bởi vì hầu như tháng nào cũng có những bạn hoặc cô chú bay đi bay lại từ Việt Nam và Đức.

3.2 Những cá nhân, tổ chức, có dịch vụ gửi hàng từ Đức về Việt Nam

Việc nhờ gửi đồ từ người quen hay các hội nhóm đôi khi sẽ không có người trong thời gian đó bay về Việt Nam, hoặc bay đúng về thành phố bạn mong muốn. Vì thế, người Việt hiện tại có những kho  hàng lớn, phục vụ cho việc chuyển hàng ở một vài thành phố trên nước Đức như Berlin, Frankfurt, München, … Những dịch vụ này hoạt động thường xuyên, có các chuyến bay mỗi tuần, và có thể nhận hàng với số lượng lớn. Họ thường nhận hàng với mức giá tầm 9-10 Euro /1 kg.

gửi hàng từ đức về việt nam (5)

Ngoài ra, có những cá nhân thường xuyên nhận các gói hàng từ Đức về Việt Nam, những cá nhân này có thể là những tiếp viên hàng không phi công, hoặc họ có công việc bay qua lại giữa Đức và Việt Nam thường xuyên. Các tiếp viên hàng không thì họ thường nhận theo số lượng hàng, giá cả sẽ khá đắt, chẳng hạn như một lọ nước hoa hay một lọ mĩ phẩm từ 5 đến 10 Euro. 

Bạn có thể tìm được các dịch vụ chuyển hàng cũng như cá nhân này qua cộng đồng người Việt, qua các hội nhóm người Việt trên facebook. Chú ý, nên xem những review đánh giá, hoặc hỏi thông tin cặn kẽ, tránh tình trạng bị lừa. 

Review du học nghề tại Đức: Xin VISA không khó khi có IECS lo

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Sân bay Berlin nước Đức
  • Sân bay Frankfurt nước Đức
  • Tìm hiểu về văn hóa con người nước Đức xinh đẹp
  • Tính cách người Đức
  • Nước Đức qua lăng kính của IECS
  • Lợi ích sống ở Đức
  • Các hoạt động vui chơi giải trí ở Đức
  • Những thành phố nổi tiếng của Đức
  • Rừng đen ở đức
  • Socola Đức
  • Austria là nước nào? Tìm hiểu về nước Áo
  • Những nước nào nói tiếng Đức
  • Trang phục truyền thống Đức
  • Tiền Đức
  • Bản đồ nước Đức
  • Cuộc sống ở Đức
  • Xuất khẩu lao động Đức -Yêu cầu và lợi ích mới nhất năm 2021
  • Văn hóa người Đức – văn hóa ứng xử tuyệt vời số 1 Châu Âu
  • Đám cưới ở Đức với 6 phong tục độc đáo và vô cùng thú vị
  • Lễ hội bí ngô ở Đức – lễ hội bí ngô lớn số 1 thế giới
  • Hướng dẫn 5 cách chuyển tiền từ Đức về Việt Nam 2022

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

 

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2021/07/Gui-hang-tu-Duc-ve-Viet-Nam.png 400 800 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2021-07-06 01:51:002022-12-22 08:59:39Gửi hàng từ Đức về Việt Nam 

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh

18/09/2020

Nước Đức ngày nay dần trở thành sự lựa chọn ưu tiên của các bạn du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Những lợi ích sống ở Đức là điều mà các bạn quan tâm khá nhiều khi chọn đặt chân tại đây. Hãy cùng IECS tìm hiểu những lợi ích thú vị tuyệt vời khi sống ở đất nước Đức xinh đẹp này qua bài viết bên dưới nhé.

1. Đất nước Đức – Môi trường tuyệt vời để học tập, làm việc và định cư

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (1)

Nước Đức nổi tiếng với xứ sở có nền giáo dục chất lượng cao. Không giống như những đất nước khác, khi chọn du học ở Đức bạn sẽ dễ dàng tìm thấy rất nhiều trường đại học để học có chất lượng xếp hạng đứn đầu thế giới. Không những thế, những lợi ích sống ở Đức là rất nhiều nếu bạn  chọn nơi đây học tập, làm việc và sinh sống.

Không những thế, nước Đức là một đất nước có bề dày lịch sử rộng lớn, cuộc sống sôi động và năng động, có nhiều sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển thú vị, dù là sống ở thành thị hay nông thôn, bạn cũng sẽ nhận thấy tất cả những lợi ích sống ở Đức và đắm chìm vào cuộc sống nơi đây.

Nước Đức được xếp hạng rất cao về điểm đến hàng đầu thế giới cho sinh viên quốc tế. Theo thống kê chính thức mới nhất, có hơn 357.000 sinh viên nước ngoài tìm kiếm bằng đại học ở Đức trong khi con số này đang tăng đều đặn.

1.1 Học đại học được miễn học phí

Học ngành quan hệ quốc tế ở Đức (4)

Nước Đức nổi tiếng với xứ sở có nền giáo dục chất lượng cao, hàng đầu Châu Âu.

Khi mà giáo dục đại học đặc biệt là du học Châu Âu dần trở thành lựa chọn của nhiều phụ huynh học sinh thì Đức là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi vì đây là nơi duy nhất có các trường đại học công lập không thu học phí và chất lượng giáo dục lại luôn đạt chuẩn quốc tế.

Lợi ích sống ở Đức đầu tiên đó là các bạn sinh viên quốc tế không phải đóng tiền học phí (quyết định có hiệu lực từ tháng 10/2014), sinh viên nước ngoài chỉ trả một phần chi phí hành chính khoảng 250 € mỗi học kỳ.

Lý do học phí thấp hoặc không có học phí cũng chính là điều mà nhiều sinh viên nước ngoài chọn để đến Đức du học, khoảng 35,3% trong khảo sát năm 2018.

1.2 Lợi ích sống ở Đức – chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế

Xét về những lợi ích sống ở Đức trong sự nghiệp học tập của mình, bạn sẽ dễ dàng hài lòng bởi chất lượng giáo dục đào tạo ở Đức vô cùng tốt. Dựa trên các bản ghi chính thức vào năm 2018, có 429 cơ sở giáo dục đại học công lập đang hoạt động ở Đức, trong đó 106 trường là trường đại học. Các trường đại học của Đức đạt trên tiêu chuẩn giáo dục đại học toàn cầu.

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (3)

 

Nhiều trường đại học ở Đức được xếp hạng là các trường đại học tốt nhất thế giới, sinh viên đánh giá cao về chất lượng giáo dục và những trải nghiệm cuộc sống trong quá trình học và cơ hội nâng cao học vấn trong và sau đại học.

Chất lượng giáo dục cũng như danh tiếng các trường đại học ở Đức mang giá trị toàn cầu, nhiều trường đại học có bề dày lịch sử và chất lượng cao, do đó theo học tại đây bạn đã xây dựng cho mình một thương hiệu vô cùng lớn.

Các chương trình học tại các trường đại học của Đức hiện đại về cấu trúc và cách thức truyền đạt cho sinh viên. Chúng được thiết kế để đáp ứng những phát triển khoa học cập nhật mới nhất đang diễn ra trên thế giới và đào tạo những cá nhân có thể tự tin đối mặt với những thách thức toàn cầu.

Chương trình giảng dạy của họ được cung cấp và thay đổi liên tục nhằm tìm kiếm hoặc tạo ra các phương pháp tiếp cận toàn diện cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Vào cuối khóa học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ với bằng cấp được công nhận và có giá trị trên toàn cầu.

Xem thêm: Cuộc sống ở Đức

2. Lợi ích sống ở Đức

2.1 Triển vọng nghề nghiệp rộng mở

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (4)

Theo dữ liệu của Bundesagentur für Arbeit, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại đang nằm ở mức 4,8%. Nếu nhìn theo một hướng tích cực thì trong 1000 người ở Đức trong độ tuổi lao động có đến 952 người có việc làm, điều đó có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng có việc làm khi sống ở đây.

Chất lượng công việc, lương bổng và chế độ của các công ty ở thành thị và nông thôn, Đông Đức hay Tây Đức cũng có sự khác biệt nhiều.  Nhiều bạn sinh viên năng động và biết cách sắp xếp thời gian học tập, làm thêm thì từ những việc làm thêm tay chân hay parttime liên quan đến chuyên ngành, thực tập có lương,.. thì sau khi ra trường sẽ dễ dàng có công việc tốt cho mình.

Với chính sách cho phép sinh viên nước ngoài tốt nghiệp xong được ở lại 18 tháng tìm việc cũng là một điều kiện rất thuận lợi, điều đó giúp các bạn du học sinh có thêm cơ hội ở lại nước Đức để làm việc, tăng thêm khả năng chuyên môn trao dồi sự chuyên nghiệp lẫn kiến thức kỹ năng của mình sau khi ra trường.

2.2 Luật pháp nước Đức rõ ràng, thuận lợi

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (5)

Lợi ích sống ở Đức cũng được thể hiện khá rõ ràng qua hệ thống pháp luật và phúc lợi xã hội của nước này. Nếu bạn đang thử việc trong một doanh nghiệp nào của đất nước này, theo như quy định mặt luật pháp, sau giai đoạn thử việc kéo dài từ 6 tháng đến một năm, chủ lao động không có quyền sa thải nhân viên mà không đưa ra lý do.

Nếu có lý do, thì chỉ được gửi đơn sa thải và có hiệu lực sau tối thiểu 4 tuần kể từ ngày người lao động nhận được thông tin (Kündigungsfrist). Ngoài ra, có nhiều quy định khác để bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ như:

– Mutterschutzgesetz (MuSchG): Quy định về số ngày nghỉ tối thiểu.

– Allgemeines Gleichbehandlungsgesetz (AGG): Về luật chống kì thị

– Arbeitslosengeld I và II (ALG I và II): Trợ cấp thất nghiệp.

Vv.v.v…

Về hệ thống pháp luật, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sống ở nước Đức nữa, bởi đây thật sự là một hệ thống khá nhân đạo và toàn vẹn. Ngoài ra, để đảm bảo thật nhiều quyền lợi của mình, bạn nên tìm hiểu kỹ luật pháp nước này để đảm bảo quyền lợi cho mình tốt nhất nhé.

2.3 Dịch vụ y tế và sức khỏe đầy đủ chuyên nghiệp

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (6)

Trong cuộc sống sinh hoạt ở Đức hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng nhận được lợi ích sống ở Đức về lĩnh vực y tế sức khỏe. Nước Đức nổi tiếng có mạng lưới bệnh viện và bác sĩ ở khắp các khu vực , nhưng điều trị y tế ở Đức không bao giờ là miễn phí.

Tất cả chi phí, cả khi điều trị cấp cứu bạn cũng phải tự chi trả hoặc bảo hiểm y tế của bạn chi trả. Do đó, bảo hiểm y tế toàn diện cũng rất quan trọng và phải cung cấp bằng chứng khi bạn đi khám bệnh, thông thường là bằng thẻ bảo hiểm y tế của bạn.

 Bạn có thể tìm thấy các bác sĩ tại địa phương, được phân nhóm theo các lĩnh vực chuyên môn tương ứng, trong danh bạ điện thoại hoặc trên Internet (www.gelbeseiten.de)

Để nhận được lợi ích sống ở Đức tốt nhất về mặt y tế sức khỏe, bạn bên đặt lịch trước qua điện thoại hoặc hẹn một cuộc gặp trước mấy ngày. Trong những trường hợp khẩn cấp, các thông lệ không thể từ chối bạn qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp.

Các cơ sở y tế đóng cửa vào các buổi chiều thứ tư và thứ sáu, nhưng mỗi tuần một lần cung cấp các cuộc hẹn sớm vào buổi tối cho những người đi làm. Khi đi khám bệnh, các bạn vui lòng nhớ mang theo thẻ bảo hiểm.

Ở Đức có các bác sĩ đa khoa cũng như chuyên gia trong từng lĩnh vực (ví dụ: bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ da liễu, v.v.) và có sự lựa chọn miễn phí trong việc lựa chọn bác sĩ của bạn. Vui lòng tìm danh sách các bác sĩ nói tiếng Anh tại đây.

Nếu bạn cần một bác sĩ vào ban đêm, vào cuối tuần, hoặc ngày lễ, vui lòng liên hệ với các dịch vụ y tế khẩn cấp (vui lòng tìm số điện thoại ở cột bên phải). Các bệnh viện cũng sẽ phục vụ bạn vào ban đêm hoặc cuối tuần.

Xem thêm: Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

3.  Lợi ích sống ở Đức – nền văn hóa tuyệt vời

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (7)

Khi sống ở Đức một thời gian, chắc chắn bạn sẽ thừa hưởng và hòa nhập đời sống văn hóa nơi đây. Một số điểm nổi bật và được xem là ưu điểm của Đức khi nhắc về bên dưới sẽ cho bạn thấy rõ nhất lợi ích sống ở Đức.

3.1 Phong cách làm việc luôn đúng giờ

Người Đức rất chú trọng đến việc phải đúng mực và đúng giờ. Điều này ảnh hưởng mạnh trong đời sống hàng ngày lẫn công việc của người Đức. Chính những đặc điểm này phần nào giúp bạn trở thành con người vô cùng chuyên nghiệp và hiệu suất công việc, uy tín bản thân cũng từ đó nâng cao hơn rất nhiều.

Du học Đức A-Z (11)

3.2 Sự tập trung và chuẩn mực trong trình bày

Bởi vì người Đức tập trung hơn vào các sự kiện, họ có xu hướng trình bày rất cụ thể và dựa trên các số liệu và sự kiện cơ bản. Do đó, khi sống và làm việc học tập tại nước Đức, bạn hãy lưu ý trong các bài thuyết trình của riêng bạn rằng đây là điều bắt buộc.

Lý do cho điều này thường là cuộc tranh luận hoặc thảo luận cam kết. Điều này đôi khi có thể có tác dụng không thân thiện hoặc thậm chí phức tạp. Tuy nhiên, theo quan điểm của người Đức, đây chỉ đơn giản là một phương tiện để kết thúc và không liên quan gì đến lòng tự trọng cá nhân. Bạn sẽ thấy rằng giọng điệu có thể nghiêm khắc sẽ nhanh chóng trở lại bình thường vào cuối cuộc họp.

Đừng bối rối nếu bạn không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực hoặc lời khen ngợi nào cho công việc của mình. Miễn là không ai nói gì, bạn có thể cho rằng mọi thứ đều ổn….Điều này củng cố cho bạn lợi ích sống ở Đức khá lớn, rèn luyện cho bạn sự tự tin, khả năng bản lĩnh và luôn cải thiện phát triển hơn mỗi ngày.

Xem thêm: Văn hóa Đức

3.3 Du lịch vô cùng thuận lợi 

Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh (8)

Một trong những lợi ích sống ở Đức nữa của các bạn du học sinh có được là cơ hội du lịch Châu Âu. Bởi vị trí trung tâm Âu Châu, tiếp giáp nhiều đất nước xinh đẹp khác như Pháp, Ý, Tây Ban Nha hay các điểm thú vị khác như Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và dễ dàng di chuyển hơn bao giờ hết. Điều đó cho bạn thật nhiều trải nghiệm cho chuyến hành trình du lịch của mình.

Ngoài ra, với thẻ cư trú Schengen, ngoài việc được tự do di chuyển giữa 26 nước trong khối này thì bạn còn được miễn giảm thủ tục visa tới một số nước khác như Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia… Các nước bên Đông Âu này thường rất rẻ, mà lại xinh đẹp và khá thú vị, các bạn cũng có thể chọn nơi đặt chân đến khi không có nhiều sự dư giả về tài chính.

Những lợi ích cuộc sống Đức thật sự hấp dẫn và thú vị đúng không? Nếu có cơ hội được học tập, làm việc, sinh sống tại nước Đức bạn nhớ tận dụng hết những ưu điểm trên nhé.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Khó khăn và lợi ích du học đại học tại Đức
  • 8 lý do bạn muốn định cư tại Đức
  • Du học nghề điều dưỡng tại Đức có khó khăn và thuận lợi gì
  • 5 năm sống và làm việc tại Đức –  những thăm trầm khó quên
  • Cuộc sống sinh hoạt và học tập tại Đức
  • Du học Đức ngành marketing 
  • Socola Đức
  • Lễ hội bia oktoberfest
  • Rừng đen ở đức
  • Mở tài khoản du học đức vietinbank
  • Du học Đức
  • Học bổng chính phủ Đức
  • Trang phục truyền thống Đức
  • Sân bay Berlin
  • Gửi hàng từ Đức về Việt Nam
  • Xuất khẩu lao động Đức -Yêu cầu và lợi ích mới nhất năm 2021

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

 

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/09/Uu-diem-va-loi-ich-khi-song-o-Duc.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-09-18 07:55:122021-11-30 02:22:38Lợi ích sống ở Đức cho du học sinh

Mua sắm và tiết kiệm tiền với thẻ sinh viên

20/08/2020

Những cách mua sắm  để tiết kiệm tiền với thẻ sinh viên.

Cuộc sống du học xa gia đình, xa quê hương, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn gặp những vấn đề khó khăn về tài chính và luôn mong muốn có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt của bản thân để phụ giúp gia đình. Cùng Trung tâm IECS tìm hiểu nhưng kinh nghiệm giúp du học sinh tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất nhé!

1. Hãy đến các siêu thị giá rẻ

Bạn có thể tìm thấy những món đồ rất tốt tại các cửa hàng giảm giá. Nhưng giờ mở cửa bị hạn chế ở Đức – và hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa vào chủ nhật. Bạn cũng nên so sánh giá cả. Với ID sinh viên của bạn, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.

shopping and saving

Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ tạp hóa tại các chuỗi siêu thị giá rẻ giảm giá lớn

Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ tạp hóa tại các chuỗi siêu thị giảm giá lớn, chẳng hạn như Aldi, Lidl và Netto. Bạn cũng nên kiểm tra đặc biệt hàng tuần và so sánh giá cẩn thận. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm một vài Euro ở đây.

Bạn có thể tìm thấy những món đồ giảm giá khác tại các siêu thị địa phương, các hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa và các cửa hàng do-it-yourself trên trang web của Kaufda.

saving money (3)

Aldi là một trong những siêu thị giá thấp của Đức

Giờ cửa hàng khác nhau từ nơi này đến nơi khác. Các cửa hàng nằm ở trung tâm thành phố thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối vào các ngày trong tuần và vào các ngày thứ bảy cho đến 4 giờ chiều, hoặc 6 giờ chiều hoặc 8 giờ tối tùy thuộc vào nơi bạn sống.

Các siêu thị thường mở cửa lâu hơn, trong một số trường hợp mở cửa từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Hầu như tất cả các cửa hàng đều đóng cửa vào chủ nhật và ngày lễ. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn hơn, một số chợ và ki ốt mở cửa vào chủ nhật, nơi bạn có thể mua các nhu yếu phẩm cơ bản. Nếu mọi thứ đều đóng cửa, các chợ nhỏ trong các trạm xăng có bán đồ ăn nhẹ và thực phẩm (tương đối đắt). Bạn cũng sẽ tìm thấy một số tiệm bánh mở cửa vào sáng chủ nhật.

2. Nên mua cho mình một chiếc xe đạp

saving money (1)

Đi lại bằng xe đạp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí

Xe đạp là một phương tiện đi học vừa tiện lợi vừa tiết kiệm chi phí xăng xe đáng kể. Hệ thống đường xá tại Đức lại ít đồi dốc, có làn đường dành riêng cho xe đạp nên việc đi lại bằng xe đạp rất thuận tiện.

Tưởng tượng bạn đi xe đạp đến trường trên những con đường cực đẹp, hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận cảnh vật xung quanh. Nếu thành phố của bạn không hỗ trợ hệ thống phương tiện giao thông công cộng một cách đầy đủ thì đây là phương án tuyệt vời để tiết kiệm tiền.

3. Sử dụng thẻ sinh viên, tận dụng ưu đãi giảm giá cho sinh viên

saving money

Khi sử dụng dịch vụ đi kèm thẻ sinh viên bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền kha khá

Thẻ sinh viên của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Học sinh đủ điều kiện nhận mức giá ưu đãi trên vé đến nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi hoặc bảo tàng. Ngoài ra còn có giảm giá sinh viên trên đăng ký báo, phần mềm máy tính, hợp đồng điện thoại di động và tài khoản ngân hàng.

Nếu bạn dự định đi du lịch bên ngoài nước Đức, Thẻ nhận dạng sinh viên quốc tế (ISIC) có thể giúp bạn tiết kiệm tiền vé máy bay và đường sắt , phí vào cửa bảo tàng và nhà hát, và nhiều hơn nữa. Bạn có thể mua ISIC với giá 12 euro từ hội đồng sinh viên hoặc tại các cơ quan du lịch chọn lọc trong thị trấn của bạn. Để biết thêm thông tin về thẻ căn cước sinh viên quốc tế, hãy truy cập trang web của ISIC.

Chỉ cần làm theo những gợi ý trên, bạn sẽ có thể tiết kiệm được một số tiền không nhỏ để trang trải thêm cho cuộc sống, cũng như phòng hờ những trường hợp bất ngờ. Nếu các bạn cần thêm thông tin về quá trình du học thì hãy liên hệ ngay với trung tâm tư vấn du học IECS để được tư vấn chi tiết nhé.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Du học nghề Đức
  • Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
  • Tính cách người Đức
  • Hệ thống giao thông ở Đức
  • Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
  • Hướng dẫn tìm nhà tại Đức
  • Văn hóa ẩm thực Đức – 5 tiêu chí bạn không nên bỏ qua
  • Gửi hàng từ Đức về Việt Nam
  • Hướng dẫn 5 cách chuyển tiền từ Đức về Việt Nam 2022

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/mua-sam-tiet-kiem-voi-the-sinh-vien-tai-duc.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-08-20 06:43:292022-11-18 03:44:45Mua sắm và tiết kiệm tiền với thẻ sinh viên

Bạn tin không? Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

05/08/2020

Khi bạn đến một quốc gia hay vùng đất nào mới mẻ để sinh sống hay học tập, điều bạn nhận ra ở chính mình sau một khoảng thời gian là thói quen thay đổi khi sống ở nước sở tại là tất yếu.

Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

Khi sống ở Đức một thời gian, bạn sẽ nhận ra thói quen thay đổi là điều dĩ nhiên sẽ diễn ra. Hầu hết sẽ tích cực và chuyên nghiệp hơn bởi một phần người Đức họ sống như vậy, bạn sẽ phải thay đổi để hòa nhập với họ.

Thói quen thay đổi, cuộc sống của bạn cũng dần thay đổi, rồi ở đất nước Đức xinh đẹp này, bạn sẽ khám phá được những điều gì tiếp theo trong trong hành trình chinh phục bản thân mình?

1. Xếp hàng khi chờ đợi

Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

Văn hóa xếp hàng ở Đức

Điều đầu tiên mà bạn sẽ nhân ra khi đặt chân đến đây là văn hóa xếp hàng. Nếu sống ở Việt Nam những trung tâm thành phố lớn, nơi có quy định sẵn thì bạn cũng sẽ thấy điều này. Tuy nhiên, ở Đức hay dù bất kỳ nơi nào, không cần ai nhắc thì xếp hàng theo thứ tự là điều cơ bản mà ai cũng cần phải làm.

Bạn sẽ phải dần có thói quen thay đổi đầu tiên này nếu không muốn người khác nhìn mình với ánh mắt khó chịu hoặc bị từ chối phục vụ. Thậm chí, bạn cũng phải “xếp hàng khi trò chuyện”, bạn không được chen ngang hay cướp lời.

2. Thói quen thay đổi khi tắm

Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

Thông thường ở Đức bạn sẽ được tắm trong bồn.

Thông thường ở Đức bạn sẽ được tắm trong bồn và không có chỗ thoát nước. Vì thế nên bạn đừng quên gạt nước khi tắm xong, nhớ lau khô sàn sau khi tắm gội nếu không bạn sẽ bị ướt chân và giảm nhiệt độ trong nhà.

3. Thói quen thay đổi trong phân loại rác

Phân loại rác là một vấn đề rất quan trong trong đời sống ở Đức

Phân loại rác là một vấn đề rất quan trong trong đời sống ở Đức, là điều bắt buộc mà bạn cần phải làm khi sống ở Đức.

Từ năm 1895 người Đức đã ban hành nhiều luật lệ để người dân chú ý phân loại rác thải. Cuối năm 1970 người Đức đã lập ra các Công ten nơ lớn để phân loại các chai thủy tinh cũ giữa các màu trắng, nâu và xanh để dễ tái chế. Sống ở Đức thói quen  về phân loại rác sẽ là điều mà bạn luôn ghi nhớ và làm nó mỗi ngày.

4. Thói quen thay đổi trong di chuyển ở Đức

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Người Đức rất thích đi bộ, và nó dần trở thành thói quen hàng ngày.

Ở đây bạn sẽ dần có thói quen thay đổi sang đi bộ hoặc sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp. Người Đức rất thích đi bộ, và nó dần trở thành thói quen hàng ngày.

Theo thống kê có đến 2/3 dân số Đức luyện tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày, họ thường dành ngày chủ nhật để đi bộ.

Việc chuẩn bị một đôi dày thể thao xinh xắn để dạo bộ ngày cuối tuần với bạn bè sẽ là hoạt động rất thú vị cho bạn đấy .

5. Thói quen thay đổi trong giao tiếp

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Sống ở Đức một thời gian bạn cũng dần hòa nhập và thay đổi cả trong giao tiếp

Sống một thời gian ở đây bạn cũng dần hòa nhập và thay đổi cả trong giao tiếp. Thói quen thay đổi trong cách nói chuyện, cười nói và nhiều hơn thế nữa. Người Đức họ không hay cười thành tiếng, hay nói to ở nơi công cộng, vì điều đó sẽ khiến họ bị đánh giá không tốt.

Bạn cũng sẽ thường xuyên nói các lời xin lỗi và cảm ơn hơn khi sống ở đất nước này. Người Đức họ thường xuyên sử dụng hai từ này trong cuộc sống hàng ngày, dù là với những điều nhỏ nhặt hay với những người thân quen. Trẻ con Đức cũng được dạy từ rất sớm về những điều này.

6. Thói quen thay đổi trong ăn mặc và sở hữu

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Sở hữu vật chất cũng bớt quan trọng khi bạn sống ở Đức một thời gian

Người Đức họ ăn mặc rất giản dị,  quần áo, phụ kiện của họ cũng ít màu sắc đi, thay vào đó là những thiết kể rất đơn giản.

Bên này rất ít chỗ bán hàng nhái, nên thói quen thay đổi trong mặt đồ hiệu của bạn cũng sẽ dần được hình thành. Một phần vì sự giản dị trong cách ăn mặt mà bạn sẽ rất khó để phân biệt được ai là người giàu, ai nghèo khi đi ra đường hay đi trên tàu.

Sở hữu vật chất cũng bớt quan trọng khi bạn sống ở Đức một thời gian, thay vào đó điều quan trọng sẽ là vốn liếng về ngoại ngữ, văn hóa, kỹ năng, kiến thức hòa nhập cuộc sống của bạn với người bản đia hay thậm chí là du lịch.

7. Thay đổi thói quen trong tư duy nam nữ

thói quen thay đổi

Nếu bạn sống ở Đức và bạn là phụ nữ, bạn sẽ có giá trị rất nhiều hơn là ở Việt Nam

Nếu bạn sống ở Đức và bạn là phụ nữ, bạn sẽ có giá trị rất nhiều hơn là ở Việt Nam. Đối với văn hóa Âu, Mỹ phụ nữ là trung tâm của thế giới, do đó bạn được phép kiêu kỳ và được ưu tiên hơn.

Câu “Ladies first” cũng là bắt nguồn từ văn hóa đó, nhưng nếu bạn là nam, thì bạn sẽ thích về Việt Nam hơn, bởi vì bạn sẽ là trung tâm của sự chú ý khi ở Việt Nam.

8. Thói quen đúng giờ ở Đức

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Người Đức rất đúng giờ, đúng hẹn đến cả từng giây từng phút

Người Đức rất đúng giờ. Họ đúng hẹn đến cả từng giây từng phút. Ví dụ như bạn đi làm thì phải có mặt trước chỗ làm 10 phút, được nghỉ giải lao 15 phút thì chỉ đúng 15 phút sau sẵn sàng cho công việc, bạn có bị lố 1 phút thì cũng bị nhắc nhở.

Thói quen đúng giờ ở Đức nổi tiếng và ăn sâu trong mỗi con người Đức, do đó nếu bạn sống ở đây mà không muốn bị khiển trách hay đánh giá không tốt thì hãy thay đổi thói quen đúng giờ nhé.

9. Thay đổi thói quen ngủ trưa

thói quen thay đổi

Người Đức họ không có thói quen ngủ trưa. Thay vào đó họ sẽ dành thời gian nghỉ một chút và lại bắt đầu vào công việc, hoặc đọc sách hoặc làm bất cứ cái gì mà không ngủ.

Nhưng ở Việt Nam thì khác bạn lại có thói quen ngủ trưa nhiều, qua bên Đức một thời gian bạn sẽ dần quen với cuộc sống nơi đây và chẳng cần ngủ trưa nữa.

10. Thay đổi thói quen trong ngày chủ nhật

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Ở Đức bạn sẽ được quy định những gì không được làm trong ngày chủ nhật. Thường sẽ là ngày chủ nhật yên lặng và họ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

Thói quen thay đổi dần và bạn sẽ không được hút bụi, hát ca vì sẽ gây tiếng ồn. Còn ở Việt Nam thì rất khác, ngày cuối tuần là ngày mọi người hay tụ tập hay dọn dẹp nhà cửa,…

11. Thay đổi thói quen khỏa thân khi đi tắm hơi

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Đi tắm hơi là một trò tiêu khiển phổ biến ở Đức

Người Đức họ rất thoải mái về việc khỏa thân so với hầu hết người Châu Âu khác hay người Mỹ. Đi tắm hơi cũng vậy, đó là một trò tiêu khiển phổ biến ở Đức và khá là thú vị vì mọi người đều khỏa thân. Đồ tắm thì sẽ không phù hợp khi ở đây, thường sẽ khỏa thân hoặc mặc bộ đồ sinh nhật khỏa thân.

12. Câu “How are you” là một câu hỏi nghiêm túc

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Câu “How are you” là một câu hỏi nghiêm túc

Có thể trước đó khi ở Việt Nam bạn chỉ được biết câu chào hỏi “How are you” là một câu chào hỏi xã giao khi gặp nhau, nhưng bạn sẽ dần có thói quen thay đổi khi sống ở đây.

Có thể bạn sẽ dừng lại tầm 15 phút để trò chuyện với người Đức của mình khi hỏi nhau câu “How are you”. Lý do đằng sau câu đó không chỉ là một cụm từ lịch sự trong tiếng Đức mà đó thực sự là một câu hỏi.

Người ta sẽ hy vọng bạn trả lời nhiều hơn về cuộc sống cảu bạn, gia đình bạn, hay kế hoạch cuối tuần của bạn chẳng hạn,nếu bạn gặp ai đó ở hành lang và muốn chào hỏi nhưng không muốn dừng lại nói chuyện lâu hơn thì tốt nhất nên chỉ nói câu “Hallo!” và tiếp tục đi nhé.

13. Những thay đổi thói quen khác khi sống ở Đức

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức

Thói quen thay đổi khi sống ở Đức là bạn sẽ đi xe đạp nhiều hơn

Ở Đức bạn sẽ được thấy nhiều hơn những tranh luận giữa nhân viên và sếp, văn hóa Âu, Mỹ họ không e ngại hay cả nể nhiều như ở Việt Nam. Nhân viên sẵn sàng tranh luận với sếp để tìm ra phương án tốt hơn và đó là một điều khá bình thường.

Bạn cũng dần nhận ra ở chính mình ở thói quen thay đổi trong cách tận hưởng cuộc sống, cách sắp xếp công việc. Người Đức họ thường dành các kỳ nghỉ phép để đi du lịch cùng nhau. Họ cũng giảm tải bớt thời gian vào làm việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ mà thay vào đó là họ nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học và giờ làm

Cuộc sống mới ở Đức sẽ dần hình thành và cho bạn những thói quen mới. Sự thay đổi thói quen sẽ hấp dẫn và từng ngày thôi thúc bạn để bạn hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Mở rộng góc nhìn và đón nhận những thay đổi, thích nghi và sống hòa vào nó một cách tốt nhất sẽ giúp bạn có được cuộc sống Đức thú vị và sinh động.

 

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

THAM KHẢO THÊM:

  • Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
  • Tính cách người Đức
  • Hệ thống giao thông ở Đức
  • Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
  • Văn hóa ẩm thực Đức – 5 tiêu chí bạn không nên bỏ qua
  • Hướng dẫn tìm nhà tại Đức

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

 

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/thoi-quen-thay-doi.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-08-05 07:43:032022-11-18 03:44:55Bạn tin không? Thói quen của bạn sẽ thay đổi khi sống ở Đức

Những cú sốc văn hóa đức – bạn đã biết chưa?

29/07/2020

Bất kỳ ai đến nước Đức, một đất nước khác hoàn toàn so với nơi mình sinh sống trước đó đều phải trải qua những cú sốc văn hóa Đức nhất định. Thường sẽ phải mất một khoảng thời gian đầu để thích nghi và hòa nhập. Những cú sốc văn hóa Đức thường là vấn đề đầu tiên và lớn nhất của các bạn du học sinh khi đến đây. Làm thế nào để các bạn có sự chuẩn bị và dễ vượt qua những vấn đề đó? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp vấn đề đó cho bạn.

Soc van hoa Duc

1. Văn hóa ăn uống ở Đức

Nếu ở Việt Nam bạn thường ăn một ngày hai đến ba bữa ăn nóng, ăn cơm trưa, cơm tối hoặc phở, BBQ,… thì ở Đức, họ chỉ ăn uống 1 bữa ăn nóng duy nhất trong ngày. Những ngày đầu đến đây bạn sẽ nhận thấy cú sốc văn hóa Đức đầu tiên trong các bữa ăn này. Nguời Đức chỉ ăn một bữa ăn nóng (Warmes Essen) vào buổi trưa, còn buổi sáng và bữa tối là hai bữa ăn lạnh.

Do đó khi vào nhà một bạn người Đức chơi ít khi bạn thấy họ bật bếp lên mà nấu lắm, ở Việt Nam thì khác. Hai bữa ăn lạnh này họ thường ăn bánh mỳ quẹt bơ hoặc pate, các loại hạt, mứt hay trái cây. Người Đức cũng thường hay uống cà phê, trà hoặc sữa nóng. Bạn cũng nên thử ăn những món ăn của người Đức để cảm nhận được sự thú vị của nó, hơn nữa món Á ở Đức thì cũng khá là mắc.

2. Sốc văn hóa Đức trong tiếp khách

Văn hóa Đức cũng khác rất nhiều với Việt Nam về phần tiếp khách, đó là cú sốc văn hóa Đức tiếp theo. Khi có ai đến nhà chơi thì họ thường giữ khách lại nói chuyện rất lâu, mời khách ăn tối rất muộn, có khi đến 10 hay 11 giờ đêm. Điều này thật khác với Việt Nam, một sự sốc văn hóa Đức nhẹ mà bạn cũng nên biết.

Thông thường những khi có khách đến nhà chơi, hoặc bạn đế nhà một người bạn gia đình người Đức chơi thì cũng đừng quá sốt ruột tại sao họ mời ăn tối muộn như vậy, hay họ giữ mình ở lại chơi lâu thế, hay sao họ ở lại nhà mình chơi lâu khuya vậy mà chưa về. Văn hóa ở Đức họ đã quen như vậy rồi.

3. Cuối tuần – cú sốc văn hóa Đức thú vị

Cuoi tuan tai Duc

Chủ nhật ở Đức mọi người đều đóng cửa, cả các nhà hàng, quán ăn, các shopping mall, trung tâm thương mại lớn. Chỉ riêng một vài nơi mở và thay vào đó họ lại đóng vào thứ ba hoặc thứ tư. Sẽ rất khác với Việt Nam, vì ở nước ta thường cuối tuần các trung tâm thương lại lại rất đông đúc, nhộn nhịp.

Thêm một cú sốc văn hóa Đức cho sự thích nghi cảu bạn. Một phần lý do là cuối tuần là khoảng thời gian họ dành cho gia đình, nên mọi thành viên đều dành thời gian sum vầy vui chơi bên nhau sau một tuần làm việc mệt mỏi, họ rất là trân trọng khoảng thời gian đó. Nếu bạn ở Đức, để không bị sốc văn hóa Đức về điểm này, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động chung cùng nhau để hiểu hơn về cách sống và văn hóa nơi đây.

4. Hút thuốc ở Đức – Sốc văn hóa Đức tiếp theo

Về việc hút thuốc thì bạn sẽ thấy rất nhiều ở Đức. Cả các bạn trẻ, sinh viên, người lớn hay phụ nữ, họ hút thuốc khá nhiều. Một phần cũng vì thời tiết lạnh hoặc văn hóa ở đây họ quen như thế. Ở Việt Nam các thế hệ trẻ và những năm gần đây việc hút thuốc ít hơn và giảm đi rất nhiều.

5. Vừa ăn trưa vừa uống bia – Nét văn hóa Đức đặc biệt

Vua an trua vua uong bia tai Duc

Người Đức rất thích uống bia, nước Đức cũng là quốc gia tiêu thị bia đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Ireland). Bia ở Đức khá rẻ, thậm chí tiền mua bia còn rẻ hơn tiền mua nước. Đức còn có một lễ hội bia rất lớn tên là Oktoberfest được diễn ra hàng năm. Vì vậy, nếu trong bữa trưa họ có mời bạn uống bia thì cũng đừng lấy làm ngạc nhiên. Uống bia trong cả khi làm việc, không phải là ban đêm còn là một nét văn hóa rất riêng tại nước Đức.

6. Sử dụng thức uống

Người Đức họ hay uống nước bằng vòi. Một người nội trợ trong gia đình người Đức hay mua cả rất nhiều chi nước và mang về cho cả gia đình uống, không có hiện tượng sử dụng nguyên bình nước bự 20l như ở Việt Nam. Bạn cũng sẽ thêm một cú sốc văn hóa Đức nữa khi đi chơi hay ra ngoài, bạn sẽ thấy hầu như người Đức đều sử dụng nước uống là nước uống có ga, hoặc nước khoáng có vị trái cây cam, bưởi, dâu… Người Đức họ không có khái niệm uống nước nấu chín hay lọc nước để uống.

7. Giao tiếp với người Đức – Cú sốc văn hóa Đức dễ thương

Thoi quen trong giao tiep o Duc

Người Đức họ không hay nói chuyện vòng vo hay nói giảm nói tránh. Khi bạn hỏi ý kiến họ thường nói thẳng chứ không dùng từ ngọt ngào, có khi bạn không hỏi họ cũng sẽ góp ý kiến cho bạn hoặc phàn nàn trực tiếp khi bạn vô tình phạm luật lệ nào đó.

Người Đức rất thích sự chính xác. Do đó khi bạn hỏi “ja” hoặc “nein” thì câu trả lời nhận lại cũng chỉ “ja” hoặc “nein”. Ví dụ bạn hỏi đường đến ga tàu hỏa là rẽ phải đúng không?, họ sẽ trả lời “ja” hoặc “nein”. Nhưng nếu bạn hỏi rằng “Nhờ bạn chỉ giúp mình đường đến ga tàu hỏa?” thì người Đức sẽ sẵn sàng hướng dẫn cho bạn cặn kẽ.

8. Tôn trọng quyền cá nhân

Quyền cá nhân ở Đức rất được để ý và tôn trọng. ở Đức thì sẽ không có hiện tượng bạn đi xe bus hoặc ra ngoài chụp ảnh lén một ai đó và post lên mạng xã hội để bàn tán. Chẳng ai làm như vậy cả, vì như vậy như đang xâm phạm đời tư của người khác vậy. Nhưng chuyện này ở Việt Nam thì rất nhiều. Có thể cũng là một cú sốc văn hóa Đức khác với bạn nếu như bạn thấy chuyện này ở Việt Nam là bình thường.

9. Xem bói

Xem boi tai Duc

Người Đức họ không bao giờ xem bói cả. Cả việc tình yêu, xây nhà, duyên phận, sự nghiệp… Họ không có khái niệm xem các chòm sao như ở Việt Nam hay châu Á, họ cũng không xem hướng gì cả vì họ không tin vào các điều đó.

10. Chúc mừng sinh nhật sớm là điềm xuôi – Sốc văn hóa Đức

Có thêm một cú sốc văn hóa Đức khi bạn ở đây đó là chúc mừng sinh nhật sớm. Bạn đùng bao giờ chức mừng sinh nhật sớm bạn bè người Đức, bởi vì họ không muốn nhận những lời chúc trước ngày sinh nhật như vậy, có thể bạn sẽ nhận lấy cơn thịnh nộ từ họ. Người dân Đức tin rằng chúc mừng sinh nhật sớm là một điềm không may. Người Đức hay mời bạn bè đến nhà mình ăn uống vào buổi tối ngày trước ngày sinh nhật, và nhân vật chính chỉ xuất hiện khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, và nhân vật chính sẽ xuất hiện.

11. Chuyện tình yêu, bạn bè

Tinh yeu tinh ban

Nếu ở Việt Nam, khi các cặp đôi yêu nhau, tìm hiểu lâu và xác định đi đến hôn nhân mới giới thiệu đến ba mẹ họ hàng. Có cặp cũng tới 4 năm quen nhau mới dắt về nhà ra mắt, có cặp đến, 4,5 năm. Tuy nhiên văn hóa Đức thì không như vậy, một cặp quen nhau vài tuần, bạn trai đã dẫn bạn gái đền nhà cho ba mẹ biết mặt, thật sự là sốc văn hóa Đức đúng không nào.

Bạn đến nhà chơi với tâm thế thoải mái, ko phải cần làm gì để thể hiện nhiều, họ quý bạn như một thành viên trong gia đình vậy. Người Việt Nam khá kỹ và kín đáo kể cả trong việc này, có khi ra mắt bạn trai thì cả gia đình, họ hàng đến để xem như thế nào, đánh giá được hay không, xem cách nói chuyện, đi đứng này nọ.

Ở Đức họ hay chia sẻ nhiều về chuyện về chuyện tình yêu, công việc, họ kể với bạn bè tâm sự chia sẻ nhiều. Ở Việt Nam thì không như vậy, có chia sẻ nhưng chỉ một phần, giữ lại trong lòng nhiều hơn, ở Đức thì thoải mái và rất thắng thắn, chia sẻ là thường họ sẽ chia sẻ ra hết tất cả.

12. Đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Việc đánh giá qua vẻ bề ngoài thì không có hay xảy ra ở Đức, ở Việt Nam thì là như thói quen và văn hóa rồi. Như hiện nay thì có nhiều bạn hay selfie để up hình lên Facebook hay Instagram để thể hiện bản thân mình. Như là bạn khoe đồ đẹp, đồ hiệu, check-in những quán ăn sang chảnh, những nơi nổi tiếng đã đến hay bộ phim hot đã xem.

Ở Đức thì khác nhiều họ đi xem phim, chỉ vào rạp để xem phim, xem xong là về, họ thường ăn mặc thoải mái chứ không cầu kỳ hay mặc đẹp nhiều. Họ chỉ mặc đẹp khi đi xem kịch, opera. Một cú sốc văn hóa Đức thú vị nếu như bạn thấy người Đức họ ăn mặc không giống như người Việt Nam.

13. Bố mẹ áp đặt suy nghĩ đến con cái

Bo me ap dat suy nghi len con cai

Khi bạn tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam, bố mẹ hay hướng bạn đến học trường này, ngành này vì có mối quan hệ ở lĩnh vực này lĩnh vực kia sau này sẽ có việc làm. Hầu hết các bạn trẻ Việt Nam sẽ làm như vậy. Tuy nhiên văn hóa Đức thì không có. Bởi bố mẹ không bắt con cái phải học hay phải làm cái gì cả, tất cả quyết định là ở chính bạn. Vì bạn thích, bạn chọn học gì thì bạn sẽ học và làm cái đó, theo như mong muốn và mục tiêu của chính bạn.

Mặc dù so với người Việt Nam chúng ta, văn hóa nước Đức có nhiều phần khác biệt và những cú sốc văn hóa Đức sẽ hay xảy ra với các bạn mới đặt chân đến đây. Tuy nhiên, các bạn đừng ngần ngại kết bạn với bạn bè người Đức nhé. Vì có kết bạn, giao lưu nhiều thì bạn mới quen và hòa nhập được với cuộc sống ở đây. Khi đó, những cú sốc văn hóa Đức cũng sẽ dần dần biến mất, bạn sẽ có những người bạn mới, mối quan hệ mới, cuộc sống, học tập, công việc của bạn cũng tốt hơn.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
  • Văn hóa ẩm thực Đức – 5 tiêu chí bạn không nên bỏ qua
  • Tính cách người Đức
  • Sinh nhật lần thứ 2 của du học sinh Đức
  • Hệ thống giao thông ở Đức
  • Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
  • Hướng dẫn tìm nhà tại Đức

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/những-cú-sốc-văn-hóa-Đức.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-07-29 17:12:372022-11-18 03:45:02Những cú sốc văn hóa đức – bạn đã biết chưa?

Phân biệt chủng tộc ở Đức

28/07/2020

Không biết là nạn phân biệt chủng tộc ở Đức còn tồn tại đến nay hay không? Dường như khi đến Đức để học tập hay làm việc thì mọi người thường sẽ có cảm giác lo lắng không biết mình sẽ bị hay được đối xử như thế nào? Và nên ứng xử như thế nào khi gặp trường hợp này?

phân biệt chủng tộc ở Đức

Thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn góc nhìn tổng quan về sự phân biệt chủng tộc ở Đức, những điều có thể sẽ xảy đến khi bạn là dân nhập cư.

1. Làn sóng phân biệt chủng tộc ở Đức từ thập niên 90

Đầu những năm 1990 là thời điểm phân biệt chủng tộc ở Đức diễn ra. Làn sóng này bắt đầu từ một làn sóng bạo lực mang tính chất phân biệt chủng tộc nhằm vào phụ nữ di cư trên nước Đức thống nhất.

phân biệt chủng tộc ở Đức

Đến những năm đầu thập kỷ 2000, nhóm khủng bố tân phát xít của NSU đã giết rất nhiều người. Nước Đức từng bị sốc bởi sự tàn bạo của vụ giết người này. Alberto Adriano, một người chồng 39 tuổi và cha đến từ Mozambique, bị những tên côn đồ thời Đức Quốc xã tấn công vào ban đêm, lúc mà anh đang đi bộ về nhà sau khi xem bóng đá tại căn hộ của một người bạn.

Ba kẻ tấn công đã đấm và đá liên tục vào Alberto đến bất tỉnh ở giữa công viên Stadtpark ở Dessau, Sachsen-Anhalt. Alberto Adriano qua đời vì chấn thương đầu nghiêm trọng tại bệnh viện ba ngày sau đó, vào ngày 14/6/2000.

Đó là vụ giết người cực đoan đầu tiên ở Đông Đức cũ kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào 11 năm trước đó. Trong cơn giận dữ, đau buồn và phẫn nộ, 5.000 người đã biểu tình trên đường phố Dessau sau đó.

2. Các cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc ở Đức

Từ nhừng cuộc khủng bố và nạn phân biệt chủng tộc ở Đức lan rộng như trên, các phong trào chống lại nạn phân biệt chủng tộc đã được xây dựng và nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều vùng trên nước Đức. Trong các đối tượng biểu tình đó có cả các thế hệ trẻ Đức.

phân biệt chủng tộc ở Đức

Gầy đây nhất, ngày 06/06/2020, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố ở Đức để chống phân biệt chủng tộc ở Đức và phân biệt đối xử dựa trên màu da sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd tại thành phố Minneapolis ở Mỹ.

Có khoảng 14.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình này, tập trung ở trung tâm thành phố Hamburg, và có đển khoảng 6.000 người ởTòa thị chính thành phố tham gia. Trước tình hình này, một số ga tàu điện ngầm và S-Bahn đã tạm thời bị đóng cửa để hạn chế người biểu tình.

Trong khi đó, tại Berlin cảnh sát cũng cho biết có khoảng 10.000 người biểu tình ở quản trường Alexanderplatz, một số tuyến phố đã bị chặn để hạn chế người biểu tình.

Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Đức cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác ở Đức như Frankfurt/Main, München, Köln, Stuttgart…

Có nhiều cuộc biểu tình diễn ra mang tên “Biểu tình im lặng” với hình thức đoàn người tuần hành im lặng trong 8 phút 46 giây để tưởng nhớ Floyd, chính là khoảng thời gian mà người này  bị cảnh sát ở Minneapolis khống chế trước khi người này thiệt mạng hôm 25/5 vừa qua.

3. Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại

phân biệt chủng tộc ở Đức

Nếu xét đến phạm vi toàn nước Đức, sau hai thập kỷ nước Đức vẫn đang còn phải vật lộn để đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc.

Con số về nạn phân biệt chủng tộc ở Đức gia tăng đáng kể trong báo cáo thường niên năm 2019 mà Liên bang Đức (ADS) công bố (06/2020). Có đến 1.176 trường hợp phân biệt chủng tộc đã được báo cáo cho cơ quan này vào năm ngoái, có nghĩa là tăng 10% so với năm trước và hơn gấp đôi vào năm 2015.

Tuy nhiên, xét về nhiều mặt khác thì nước Đức những năm 2020 đã cởi mở hơn nhiều. Tuy nhiên tình trạng nhập cư ồ ạt những năm qua cũng là vấn đề lớn và phức tạp ở Đức, nguy cơ về nạn phân biệt chủng tộc lại tiếp tục và tăng lên.

Khi cộng đồng người Đức đang bị đe dọa bởi các vấn đề an sinh xã hội, xung đột giữa người bản địa và cộng đồng nhập cư có thể sẽ xảy ra và một dạng phân biệt chủng tộc mới có thể sẽ xuất hiện.

4. Dư âm về phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại

phân biệt chủng tộc ở Đức

Thật sự dư âm về phân biệt chủng tộc ở Đức đến hiện tại cũng còn len lỏi trong tùng tầng lớp xã hội Đức. Một bộ phận người dân Đức có góc nhìn không thiện cảm lắm với các dân tộc da vàng hay da đen. Cũng một vấn đều đó, câu chuyện giao tiếp đó nhưng với người Châu Âu da trắng thì họ vui vẻ, với người nước ngoài thì tỏ ra rất khó chịu.

Cũng có nhiều bạn sinh viên hay mới qua Đức làm việc gặp trường hợp nhóm người da trắng tụ tập lại và nhận xét hay nói xấu về bạn, vì bạn không giống họ. Nếu gặp vấn đề này, bạn hãy đừng quan tâm. Bởi vì ở môi trường học tập hay làm việc thì điểm số và hiệu quả công việc của bạn mới thật sự quan trọng nhất.

Đa số những người có tư tưởng phân biệt chủng tộc như vậy thì tâm trí của họ cũng không lành mạnh, họ tự phân biệt bạn với người Châu Âu là để họ có được cảm giác họ giỏi hơn, tốt hơn người khác. Nên tốt nhất, bạn hãy cứ lờ đi. Và hãy quan tâm đến người đối xử tốt với bạn. Hãy nỗ lực trau dồi cho năng lực bản thân nhiều hơn, đừng quan tâm đến họ.

Đa số người Châu Á thường trầm hơn, nhún nhường hơn người Châu Âu. Họ vừa có cảm giác cả nể lẫn sự tự ti trong rào cản ngôn ngữ, khiến nhiều bạn thể hiện ra sự thụ động của mình khi làm việc nhóm. Đùng đợi người khác chọn hết rồi bạn hẵng nhận phần việc của mình, bạn nên chủ động giới thiệu về mình và thể hiện là mình giỏi cái gì, sẽ làm tốt nhất việc gì trong nhóm rồi nhận việc đó. Thì có như vậy bạn mới tập trung hết 100% sự tinh túy và năng lực vào đó mà hoàn thành tốt được.

phân biệt chủng tộc ở Đức

Nếu chẳng may bạn bị đối xử không công bằng hay nhận những lời chỉ trích không đáng, bạn cũng đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến bạn. Khi bạn làm sai, bạn bị góp ý thì hãy lấy đó làm động lực để nỗ lực tốt hơn. Cũng không nên quan tâm cách họ đối xử với bạn không tốt như với người tóc vàng da trắng khác.

Bạn cũng nên giữ hình tượng và phong cách của mình khi ra ngoài. Lúc ra đường hãy cố gắng ăn mặt thật chỉnh chu, xinh đẹp và lịch sự. Như vậy bạn sẽ nhận được cách đối xử lịch sự, lịch thiệp và thiện cảm tốt hơn. Trường hợp này cũng giống như ở Việt Nam, khi bạn là dân tỉnh lẻ lên các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội cũng từng bị cảm giác tự ti như vậy về vẻ bề ngoài hay ngôn ngữ địa phương.

Cách tốt nhất là bạn đừng nên để ý đến những lời xì xào sau lưng bạn, tránh xa những người tiêu cực đi. coi như họ ko nghe thấy, không liên quan đến cuộc đời bạn.

5. Một số vùng ở Đức không hề có phân biệt chủng tộc

Tuy nhiên, phân biệt chủng tộc Đức cũng chỉ diễn ra ở một số vùng, còn một số cùng khác cuộc sống rất bình yên và dễ chịu. Có một số trường hợp các bạn du học sinh Việt Nam bên Đức được đối xử rất tốt, có khi họ sẽ chào bạn trước khi trong chung cư, thang máy mặc dù không quen biết nhau. Họ rất trung thực và thẳng thắng, và điều đó cũng tùy vào cách bạn thể hiện với họ, điều đó cũng bình thường vì ở đâu cũng có người này người kia cả.

phân biệt chủng tộc ở Đức

Một số vùng ở Đức cuộc sống khá là bình thường và an toàn. Bạn đi ngoài đường đi dạo phố, đi chơi rất an toàn. Nhiều xe hơi đậu ngoài đường nhưng không có bị gì cả, không cần người đứng canh giữ và xe cũng đảm bảo an toàn, không bị trộm cướp hay đâm xịt lốp. Nhiều bạn sinh viên du học ở đây có cuộc sống rất an toàn và các bạn ấy cũng rất thích sống ở Đức.

Nạn phân biệt chủng tộc ở Đức những năm trước diễn ra rất gay gắt, các cuộc biểu tình từ đó cũng nổ ra nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với cộng đồng người Đức đang nỗ lực rất nhiều để chống lại nạn phân biệt chủng tộc này. Tuy nhiên, nếu bạn đặt chân đến Đức để học tập hay làm việc thì cũng đừng quá lo sợ hay gì cả. Tất cả rồi cũng sẽ ổn, nếu bạn tự trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tại đây. Nước Đức luôn chào đón bạn.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Có nên chọn Hamburg là nơi du học Đức của bạn !?!
  • Tính cách người Đức
  • Hệ thống giao thông ở Đức
  • Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức
  • Văn hóa ẩm thực Đức – 5 tiêu chí bạn không nên bỏ qua
  • Hướng dẫn tìm nhà tại Đức

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/phân-biệt-chủng-tộc-ở-Đức-1.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-07-28 09:14:312022-11-18 03:44:37Phân biệt chủng tộc ở Đức

Cộng đồng người việt tại Đức

17/07/2020

1. Cộng đồng người việt tại Đức

Từ lâu,cộng đồng người Việt tại Đức đã rất đông đúc, từ những cuộc tị nạn những năm 1990, đến thập niên 2000 đến Đức để cư trú kiếm việc làm. Những năm gần đây thì phong trào đến Đức để du học, học nghề và định cư nổi lên. Bởi có sự quan tâm của chính phủ liêng bang lẫn sự hợp tác của hai nước Việt Nam – Đức, giới trẻ Việt Nam qua Đức rất nhiều để tìm cơ hội phát triển.

  • Từ những năm 1990, khi các quốc gia Đông Đức mới thành lập, người dân Việt Nam đã có rất nhiều hợp đồng lao động với các doanh nghiệp ở đây.
  • Trong những năm 2010, người Việt Nam được coi là nhóm dân nhập cư tích cực nhất ở Đức. Cuộc sống của nhiều người tị nạn trước đó có cuộc sống tốt hơn, con cái được hưởng chính sách giáo dục tốt hơn.
  • Các cộng đồng người Việt tại Đức bấy giờ đông đúc nhất ở Munich và Hanover cũng như ở Đông Đức cũ.
Cơ hội định cư

Trong những năm 2010, người Việt Nam được coi là nhóm dân nhập cư tích cực nhất ở Đức.

Việt Nam và Đức có mối quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực kể cả chính trị từ 2011 và cùng cam kết với trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng quốc tế, đa dạng, tự do thương mại và đầu tư trên toàn thế giới, khí hậu và bảo vệ môi trường.

Từ các hiệp định giữa năm 2019 giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về bảo hộ thương mại và đầu tư tự do đang chờ Đức và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương. Với hiệp định này, sự hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng và môi trường dựa trên Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam.

Quan hệ văn hóa song phương đang phát triển tích cực. Nhiều tổ chức văn hóa và khoa học (bao gồm DAAD, Viện Goethe, Đại học Việt-Đức, ZfA) hoạt động trong nước. Hơn 100.000 người Việt Nam đã làm việc hoặc học tập tại Đức tạo thành một cây cầu độc đáo giữa Đức và Việt Nam giúp duy trì sự quan tâm lẫn nhau và cho phép nó phát triển.

Cộng đồng người Việt tại Đức

Cộng đồng người Việt tại Đức

Cộng đồng người Việt tại Đức ngày càng tăng từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017 là 92.485 người. Năm 2018 là 96.105, đến năm 2019 là 99.725 người. Điều đó cho thấy người Việt tại Đức tăng dần đều, thay đổi mỗi năm từ 2017 đến 2018 hay 2019 là 3.620 người, con số cao và ổn định.

*** Số liệu từ nguồn tham khảo 

2. Người Việt tại Đức thường làm việc gì?

Hiện nay số người Việt qua Đức để học hành, làm việc hay định cư ngày một tăng. Cộng đồng người Việt tại Đức cũng tăng dần theo thời gian. Công việc tại Đức nhiều dành cho lao động nước ngoài, với người Việt Nam thì có những việc phổ biến bên dưới.

2.1 Du học sinh Việt Nam qua Đức học đại học hoặc học nghề
Các ngành nghề tại Đức

Nhờ chính sách ưu đãi cho du học sinh nước ngoài về các ngành nghề đang cần nhân sự ở Đức, một số lượng lớn du học sinh Việt Nam đã qua đây để  đi học đại học và du học nghề. Nhiều ngành nghề mà giới trẻ Việt Nam có thể vừa học, vừa làm vừa có thêm kiến thức, có thu nhập mà không lo thất nghiệp như:

  • Du học nghề Đức ngành điều dưỡng
  • Du học nghề Đức ngành cơ khí điện tử
  • Du học nghề Đức ngành nhà hàng khách sạn
  • Du học nghề Đức ngành quản trị kinh doanh

Từ định hướng du học nghề, các bạn sẽ cũng lựa chọn nhập cư hoặc về Việt Nam tùy mục đích nhưng cơ bản lựa chọn này sẽ giúp các bạn trẻ phát triển hơn rất nhiều.

2.2 Làm nail tại Đức
Cơ hội định cư

Với sự khéo tay và tỉ mỉ của người Việt Nam, kết hợp với nhu cầu của người Đức về làm đẹp là rất lớn, do đó nhiều cộng đồng người Việt tại Đức đã chọn nghề này để lập nghiệp. Sự phủ sóng lớn ngành này của người Việt Nam ở các thành phố lớn ở Đức là rất lớn, và kể cả rất nhiều cửa hàng do người Việt là chủ quản.

2.3 Kinh doanh đồ ăn Việt và các mặt hàng khác tại Đức

Nếu có thời gian đi tham quan nhiều thành phố trên nước Đức, bạn sẽ thấy rất nhiều nhóm người Việt tại Đức khác đang kinh phong phú các dịch vụ nhà hàng ăn uống. Nhiều món ăn Việt được người Đức yêu thích và lựa chọn hơn hẳn bởi không có quá nhiều dầu mỡ như đồ ăn Trung Quốc hay nó cũng không quá cay như món Thái.

Nhà hàng Việt Nam tại Đức

Có rất nhiều món ăn Việt được người Đức yêu thích.

Bên cạnh những cửa hàng kinh doanh món ăn thuần Việt Nam có nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh khác đã mọc lên trên khắp nước Đức và cả các nước EU như chuỗi nhà hàng Thăng Long, Asia Gourmet, Mai Mai… Không chỉ vậy, người Việt tại Đức cũng đã “lấn sân“ mở các quán Tàu, quán Thái, quán Nhật, quán Ấn Độ, thậm chí cả quán Mông Cổ…

Một bộ phận người Việt Nam sau khi làm việc tại Đức được vài năm thì đã tích lũy vốn và mở rộng kinh doanh với sự đầu tư lâu dài. Đặc biệt là những gia đình đang hoặc đã có ý định sẽ định cư lâu dài tại Đức. Ngoài ra cộng đồng người Việt tại Đức cũng thuê cửa hàng bán để bán quần áo, đồ lưu niệm, cửa hàng hoa, ki-ốt bán báo chí, nước giải khát… Những hoạt động này cũng đã mang lại cho cộng đồng người Việt tại Đức có được khoản thu nhập khá ổn định.

3. Thế hệ trẻ người Việt tại Đức học hành thế nào, chế độ được hưởng là gì?
30 Three-year Fully-Funded PhD Fellowships in Germany, 2019-20

Số liệu từ năm 2019 cho thấy, có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đức. Theo các cuộc khảo sát những người trong lĩnh vực khoa học và hàn lâm, đa số thành tích học tập sinh viên Việt Nam tại Đức đều rất tốt và có kết quả cao.

Học sinh, sinh viên gốc Việt rất được cộng đồng Đức ưa chuộng bởi vì họ siêng năng cần cù nên có thành tích cao.

Nếu là du học sinh học nghề tại Đức, và chọn các ngành mà chính phủ Đức đang cần nhân lực như điều dưỡng, kỹ thuật cơ khí,… Điều bạn được hưởng đầu tiên là công việc chắc chắn có khi ra trường. Ngành điều dưỡng bạn sẽ nhận được tiền thưởng trong quá trình học và tăng dần qua các năm đủ cho bạn trang trải chi phí sinh hoạt.

Ngành cơ khí bạn được học và thực hành công việc trực tiếp trên các doanh nghiệp lớn hàng đầu, cơ hội học hỏi rèn luyện chuyên nghiệp đồng thời được nhận lương làm việc.  Nếu chọn con đường du học nghề hay du học thì cũng sẽ có những chính sách riêng dành cho các bạn trẻ, cơ hội rất nhiều.

4. Cơ hội học học tập làm việc định cư cho các bạn trẻ Việt

4.1 Cơ hội học tập, làm việc

cộng đông nguoi việt tại đức (4)

Ngoài các công ty Đức, trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam

Cơ hội học tập cho các bạn trẻ Việt Nam tại Đức là rất lớn, từ sự ưu đãi của chính phủ liêng bang đến cộng đồng người Việt tại Đức đông đúc là điều kiện rất tốt cho bạn trẻ Việt Nam phát triển.

Ngoài các công ty Đức, trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam. Riêng Berlin đã có 1.500 doanh nghiệp người Việt, cơ hội rất lớn cho bạn trẻ Việt Nam tìm việc. Các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức, hoạt động kinh doanh chủ yếu là nghề thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ v.v.

Có thể nói, cơ hội làm việc tại Đức luôn rộng mở đối với tất cả mọi người và cả giới trẻ Việt Nam. Nến kinh tế đa dạng ngành nghề và lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi nguồn nhân lực lớn để gia tăng sản xuất. Trong đó, nguồn lao động trẻ lành nghề như các bạn trẻ Việt Nam chính là động lực phát triển kinh tế Đức vô cùng lớn thay thế cho nguồn nhân lực đang bị già hóa nơi đây.

Đây chính là cơ hội cho cộng đồng người Việt tại Đức mà đặc biệt là các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, trường đào tạo nghề trên toàn nước Đức.

Sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 2000 đến 3000 Euro/tháng. Những người có kinh nghiệm 4 đến 5 năm, trình độ cao, lương có thể đạt từ 4000 đến 5000 Euro hoặc cao hơn.

4.2 Cơ hội định cư

Điều dưỡng đức chế độ định cư

Nếu như bạn trẻ có thẻ xanh EU, tức là có giấy phép cư trú tạm thời trong 4 năm, dành cho công dân của các nước thứ ba có bằng đại học hoặc bằng cấp tương đương, với mục đích cho phép họ đảm nhận các công việc chuyên môn tại Đức. Những thường làm việc trong các ngành Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) thì có cơ hội nhận thẻ xanh nhiều hơn.

Và họ phải đang làm công việc có liên quan đến chuyên môn đã học tại Đức. Đồng thời, họ cần chứng minh bản thân kiếm được mức lương tối thiểu là 49.600 EUR mỗi năm (quy định năm 2016). Đối với các ngành nghề có nhu cầu đặc biệt ở Đức, giới hạn tiền lương đã được hạ xuống còn 52% mức trần, chỉ còn 38.688 EUR mỗi năm (2016).

Nếu có thẻ xanh EU và duy trì được công việc lẫn mức lương của mình, thời gian làm việc là 33 tháng, tiếng Đức tốt, thì họ có thể nhận được cơ hội thường trú. Trừ một số chương trình đặc biệt, bạn có thể được cấp thường trú nhân mà không cần tiếng Đức. Với thẻ xanh EU này, bạn cũng có thể mang theo vơ/chồng và con cái của mình đến Đức. Vợ hoặc chồng của bạn không bắt cuộc phải biết tiếng Đức và có thể được đi làm ngay.
Cơ hội định cư

Nếu bạn muốn chính thức gia nhập cộng đồng người Việt tại Đức, trường hợp bạn đã cư trú ở Đức ít nhất 5 năm bạn có thể xin được giấy phép định cư – giấy phép cho phép bạn cư trú tại Đức vĩnh viễn.

Điều kiện để xin giấy phép định cư là phải chứng minh khả năng độc lập về tài chính, có thể tự trang trải đủ chi phí cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời phải có đủ kỹ năng sử dụng tiếng Đức và không có tiền án tiền sự. Cũng trong một số trường hợp đặc biết, giấy phép định cư có thể được cấp mà không cần các điều kiện liên quan liên quan đến thời gian, thường là những công dân nhập cư có trình độ cao.

Nếu bạn có giấy phép cư trú vĩnh viễn, con cái và vợ / chồng của bạn được phép đến Đức cùng bạn. Đầu tiên họ sẽ nhận được giấy phép cư trú tạm thời, và sau một vài năm, sẽ có thể có được giấy phép vĩnh viễn.

5. Cộng đồng người Việt tại Đức hiện nay

5.1 Cộng đồng người Việt tại Đức – nhóm sinh viên

cộng đồng người việt tại Đức (5)

Hội sinh viên Việt Nam tại Đức khá nhiều, nếu chịu khó tìm hiểu bạn sẽ có cho mình những cộng đồng rất hữu ích.

Hội sinh viên Việt Nam tại Đức – Vietnamesische Studenten in Deutschland: Nhóm này hiện tại đã có hơn 52.500.000 thành viên. Với tiêu chí hoạt động là giúp đỡ và tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa những bạn đã, đang và có dự định du học tại Đức. Nhóm này có đông đảo cộng đồng người Việt tại Đức, giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn từ những người đi trước như cách học tiếng Đức, làm sao để có học bổng,

  • cuộc sống người Đức như thế nào, góc xin kinh nghiệm hoặc tìm bạn bốn phương ở Đức,…

https://www.facebook.com/groups/SinhVienDuc

  • Hoặc một nhóm facebook khác có tên là Du học sinh Việt Nam tại Đức chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập. Nhóm này được thành lập từ 30/06/2019 với tên đầu tiên là Du học sinh xứ Nghệ tại CHLB Đức, sau đó đến 17 Tháng 7, 2020 được đổi tên như hiện tại. Nhóm được lập tại Berlin-Buch, Berlin, Germany, hiện tại có khoảng 2.300 thành viên. Đây là một nhóm công khai, bất kỳ ai cũng có thể đăng bài và hỏi han những thắc mắc liên quan đến du học, cuộc sống, học tập ở Đức…

https://www.facebook.com/groups/830575510634986

  • Fanpage Hội Sinh Viên Việt Nam Tại Đức [official fanpage]: Trang này được tạo vào vào 8 tháng 7, 2012, và là kênh thông tin facebook chính thức của Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức. Theo dõi trang này sẽ cho bạn những thông tin chính thức và vô cùng bổ ích về cộng đồng người Việt tại Đức và nhất là hội sinh viên tại đây. Các bài viết và truyền thông trên này đa dạng như: chia sẻ về việc học online, offline của sinh viên, nhưng talk show về du học, như SUNDAY TALKBOX chia sẻ những điều mà sinh viên thắc mắc học xong nên về Việt Nam hay ở lại,…hay những tips hay dành cho các bạn sinh viên,…Hiện tại trang này đã có 29.071 người theo dõi và 28.537 lượt thích.

https://www.facebook.com/sividuc/?ref=page_internal

  • BAN HỖ TRỢ SINH VIÊN – SIVIDUC.ORG: Ban Hỗ trợ Sinh viên SIVIDUC trực thuộc Hội Sinh viên Việt Nam tại CHLB Đức ORG. Đây là một nhóm riêng tư được thành lập từ 14 Tháng 9, 2012. Nhóm là môi trường chia sẻ tuyệt vời dành cho những bạn sinh viên đang du học cử nhân, thạc sĩ,… ở Đức, giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và có thêm nhiều mối quan hệ mới. Hiện tại nhóm đã có 13.100 thành viên.

https://www.facebook.com/sividuc/

Ngoài ra còn rất nhiều cộng đồng sinh viên tại Đức mà bạn sẽ dễ dàng tìm thấy như:

  • Hội sinh viên Việt Nam ại Aachen: https://www.facebook.com/SinhvienvninAachen
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Bang Bayern: http://www.facebook.com/groups/sinhvienbayern/
  • HTW – Berlin: http://www.facebook.com/groups/vietnamstudenthtwberlin/
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Berlin – Potsdam: http://www.facebook.com/hoilhs.berlinpotsdam?ref=ts
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Bielefeld – Vietnamese Students in Bielefeld: https://www.facebook.com/groups/554726104556058/
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Mannheim: https://www.facebook.com/groups/355975524600639
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Stuttgart: https://www.facebook.com/groups/SVVStuttgart/
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Hamburg
  1. + Group: https://www.facebook.com/groups/hamburg.unterstuetzung/
  2. + Fanpage: https://www.facebook.com/hoisinhvienhamburg/timeline/
  • Hội sinh viên Việt Nam tại Frankfurt: https://www.facebook.com/groups/358722630976943/

Còn nhiều nhóm và hội sinh viên Việt Nam ở Đức khác, bạn có thể tham khảo thêm ở danh bạ: http://hotrosv.de/danh-ba-hoi-sinh-vien-cac-thanh-pho-tai-duc/

5.2 Nhóm cộng đồng người Việt tại Đức

cộng đồng người việt tại Đức (6)

  • Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức: Đây là trang thông tin chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Địa chỉ: Elsenstrasse 03, 12435 Berlin – Treptow.

Website: http://www.vietnambotschaft.org/trang-chu/

Với trang này bạn sẽ có được nhiều thông tin về Việt Nam, quan hệ Việt Đức, thông tin của Lãnh sự giúp đăng ký nguyện vọng về nước, các thủ tục hành chính,.. đăc biệt có nhiều chương trình trao đổi kinh nghiệm tại Đức được tổ chức bởi Hội liên hiệp Phụ nữ tại đây.

  • Hội người Việt Nam ở Berlin &Brandenburg: Hội được thành lập vào ngày 24.01.1992 tại Berlin, đây là kênh thông tin luôn cập nhật những tin nóng hàng ngày tình hình ở Đức, những điểm tin tuần ở Đức và thế giới. Ngoài ra, với trang này có rất nhiều thông tin hữu ích cho các bạn trẻ đó là những chia sẽ của du học sinh Đức về tất tần tật các vấn đề từ công việc làm thêm, cách tự làm hồ sơ du học Đức, chi phí sinh hoạt ở Đức ra sao,…

Website: http://vietnam-bb.de/vi/trang-chu/

  • Hội Diên Hồng: Hội Việt kiều ở Thành phố Rostock, CHLB Đức, đây là niềm tự hào của nhiều người Việt tại đây. Hội được thành lập từ năm 1992, từ ông Nguyễn Đỗ Thịnh, một công nhân Việt Nam làm việc tại cảng Rostock và ông Wolgang Richter, trợ lý của thị trưởng thành phố Rostock lúc bấy giờ. Hội Diên Hồng hoạt động với mục đích giúp đỡ người Việt nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới nơi đất khách. Hội tổ chức nhiều lớp dạy tiếng Đức, liên kết mở các lớp đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp và tư vấn xã hội. Nhờ hội mà nhiều bà con Việt kiều được nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng bản xứ và ổn định cuộc sống.

Website: https://www.dienhong.de/

Fanpage: https://www.facebook.com/DienHong.e.V

  • Hội thánh Tin lành Việt Nam tại Đức: Hội hiện đang ở Landsberger Allee 225, 13055 Berlin, Allemagne. Hội có nhiều chương trình trại hè, lễ Giáng sinh, Phục sinh, các chương trình giao lưu huấn luyện đặc biệt cho các bạn trẻ trong đạo.

Website: http://vntg.org/

Tham gia vào nhiều hội sinh viên tại Đức và cộng đồng người Việt tại Đức sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích, có thêm nhiều mối quan hệ cũng như cơ hội học tập và nghề nghiệp. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời ở Đức.

THAM KHẢO THÊM:

  • 7 Ưu điểm khi du học nghề tại Đức
  • Phương tiện giao thông ở Đức
  • Ẩm thực Đức
  • Hệ thống bảo hiểm ở Đức
  • VFS Đức 
  • Lí do tại sao lên học tiếng Đức tại tp lớn như tp Hồ Chí Minh

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/congDongNguoiVietODuc.jpg 628 1200 Hannah Nguyen https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Hannah Nguyen2020-07-17 10:38:252021-11-30 02:05:22Cộng đồng người việt tại Đức

Bí kíp chi tiêu tiết kiệm tại Đức của du học sinh

08/07/2020

Khi bạn đã đặt chân đến Đức thì phần nào đó bạn đã đạt được thành công bước đầu trong hành trình du học của mình. Tuy nhiên, để cuộc sống của một du học sinh ở Đức được hài hòa và chi tiêu hợp lý, việc tham khảo thêm kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức của các du học sinh sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn rất nhiều.

1. Các khoản sinh hoạt phí tại Đức

Không những du học sinh mà ai cũng có những khoản cần chi tiêu trong tháng. Với du học sinh Đức thì trung bình 853 Euro/1 tháng là bạn đã có thể dư dả sống tại Đức theo chuẩn của Châu Âu. Đây là con số trung bình đưa ra của Đại Sứ Quán Đức cho các học sinh nước ngoài muốn học tập và sinh sống tại Đức. Để chứng minh được số tiền này bạn buộc phải mở một tài khoản phong toả và nộp giấy chứng minh tài chính khi nộp đơn xin visa.

chi phí sinh hoạt tại Đức

Theo như kinh nghiệm của các du học sinh tại IECS thì chi phí được chia làm hai dạng như sau:

1.1. Các khoản cần chi của du học sinh Đức:

  • Các khoản chi như thuê nhà, tiền ăn uống hàng tháng, phí sinh hoạt cần thiết khác như vé tàu xe, điện thoại, mua sắm áo quần… là khoản chi cố định bắt buộc hàng tháng, mà không chi là không được.
  • Tiền nhà: Để tiết kiệm, các bạn sinh viên nên chọn và tìm cách vào được ở kí túc xá sẽ rẻ hơn thuê nhà bên ngoài rất nhiều. Thường chi phí nhà ở dao động từ 200-300 Euro/tháng tuỳ theo bạn chọn ở thành phố lớn hay nhỏ, ở trung tâm hay xa trung tâm, chọn ở nhà kí túc xá có trợ giá của trường hay tự thuê WG (Wohngemeinschaft). Nếu du học sinh chọn thành phố lớn để ở thì đương nhiên chi phí sẽ cao hơn, có thể lên đến tầm 350 Euro/tháng như tại Frankfurt, Berlin, Hamburg, München. Để tìm được nhà ở tại Đức với giá cả hợp lý các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
  • Tiền bảo hiểm: Tại Đức có nhiều dạng bảo hiểm cho sinh viên, du học sinh học nghề, bảo hiểm du lịch tư nhân. Nếu là sinh viên thì chi phí sẽ thấp hơn vì được hỗ trợ một phần. Ví dụ bảo hiểm AOK thì là 107 Euro/tháng. Đối với du học nghề thì tiền bảo hiểm sẽ thường do cơ sở đào tạo trả 50% và bạn trả 50% và tuỳ thuộc vào mức lương trợ cấp học nghề của bạn để tính ra được là bạn phải trả bao nhiêu tiền bảo hiểm mỗi tháng. Thường tiền bảo hiểm của du học sinh học nghề sẽ được trừ thẳng vào tiền lương trợ cấp hàng tháng của bạn.
  • Chi phí điện thoại: Tầm 15, 16 Euro/thàng.
  • Tiền ăn uống các bữa ăn chính: Tầm 125 Euro/tháng
  • Tiền thuốc men khi bệnh (hoặc khoản dự phòng): Tầm 17 Euro/tháng.
  • Tiền học phí: Hệ thống giáo dục tại Đức là hoàn toàn miễn phí học phí. Thường thì sinh viên sẽ đóng các phí quản lý trường học tầm 114 Euro cho 1 học kỳ 6 tháng. Đối với học viên theo chương trình du học nghề Đức thì không phải mất khoản phí này.
  • Chi phí đi lại: Đối với học sinh thì các bạn sẽ được mua vé tháng giá rẻ hoặc là mua vé kì. Tiền vé tàu chia trung bình dao động từ 20-50 Euro/tháng.
  • Chi phí giặt đồ: Trung bình một tuần một lần, 2 Euro thì tổng chi phí cho một tháng 8 Euro.

Tổng chi phí cho khoản cần chi: tầm 500-600 Euro/tháng.
chi phí sinh hoạt ở đức tiết kiệm

1.2. Các khoản muốn chi có thể phát sinh của du học sinh Đức:

  • Các chi phí hưởng thụ cuộc sống: Mua quần áo, đi du lịch, mua đồ ăn vặt, nuôi chó mèo,…
  • Chi phí đi du lịch: Du lịch châu Âu cũng ko quá đắt đỏ nếu bạn biết lên kế hoạch và book vé sớm, tầm 300 Euro/lần/3-5 ngày du lịch
  • Mua quần áo, quà, phụ kiện,..: Tầm 70 Euro
  • Nếu bạn nuôi mèo: Bảo hiểm mèo: Tầm 25 Euro/tháng, tiền ăn cho mèo 60 Euro/tháng + chữa bệnh cho mèo, tiểu phẫu,… 203 Euro/tháng
  • Chi phí trả cho các áp trên điện thoại: 31 Euro/tháng
  • Chi mua đồ ăn vặt, snack: 51 Euro/tháng
  • Tập gym: 20 Euro/tháng

Tổng các khoản muốn chi thường là các bạn tự cân đối theo sở thích và phù hợp khả năng tài chính của mỗi bạn. Các phí trên là để cho mọi người tham khảo thôi nhé!

Và nhìn chung chi phí trung bình tầm 800 – 1000 Euro/tháng là đã có thể sống tốt tại Đức. Tính ra tiền Việt Nam với mệnh giá hiện tại 1 Euro = 26.000 VNĐ thì khoản chi tầm: 20.000.000 VNĐ – 26.000.000 VNĐ/ tháng. Những bạn tiết kiệm hơn thì chỉ tầm 500-600 Euro/tháng thôi, tiền dư thì bỏ ống :)

  • Thu nhập bình thường của sinh viên tại Đức thì kiếm được bao nhiêu/tháng
    việc làm thêm

Tại Đức bạn cũng dễ dàng tìm được một số công việc làm thêm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập.  Thông thường các công việc đó như: bồi bàn, thu ngân, nướng bánh,..

Thường bạn sẽ kiếm được khoảng 450 Euro/tháng. Nếu tháng đó bạn kiếm hơn 450 Euro thì bạn sẽ bị tính thêm khoản thuế, còn dưới thì không tính.

Công việc bán thời gian tại Đức cũng giống như Việt Nam và được tính theo giờ. Nếu bạn sống ở thành phố lớn thì lương tầm 10 Euro – 12 Euro/giờ, thành phố nhỏ thì 8, 9 Euro/giờ, và được làm tối đa 20 giờ/ tuần.

2. Tips tìm được nhà thuê giá rẻ
Wohnung

– Để tiết kiệm được một khoản, bạn nên ở ký túc xá vì đã có trợ cấp cho sinh viên nên chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.

– Ngoài ra để tiết kiệm thêm, bạn có thể chọn nhà xa trung tâm một chút nhưng giao thông thuận lợi và có chuyến tàu công cộng trực tiếp đến trường.

– Hoặc bạn có thể chọn cách ở ghép với sinh viên khác, một căn nhà (hoặc một phòng) nhiều sinh viên ở chung, sử dụng chung nhà bếp, nhà vệ sinh và mỗi người có phòng ngủ riêng.

– Hạn chế chuyển nhà thường xuyên cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí như:

  • chi phí sơn sửa lại nhà bạn đang thuê trước khi bàn giao lại cho chủ nhà và chuyển đi nơi khác (cái này là đôi lúc bắt buộc vì có điều khoản trong hợp đồng nên mọi người lưu ý đọc kĩ hợp đồng trước khi thuê)
  • chi phí mua sắm đồ đạc mới, ví dụ bạn chuyển đến thuê nhà mới không có sẵn bếp và đồ dùng gia dụng thì bạn buộc phải mua sắm lại từ đầu hoặc mua lại với giá rẻ đồ của người chủ cũ
  • tiết kiệm được tiền đặt cọc cao thường là 3 tháng tiền thuê nhà (Kaltmieter)

3. Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức ăn uống 100 Euro/tháng

chi tiêu thế nào

Để tiết kiệm khoản ăn uống và chi trung bình khoảng 100 Euro/tháng, bạn nên hạn chế những bữa ăn bên ngoài. Thay vì ăn ở trương từ 2 – 3 Euro cho một bữa ăn uống, bạn có thể tự nấu đem đồ ăn tới trương, hoặc kẹp bánh mỳ thịt nguội mang theo.

Hoặc thêm vào đó, bạn tìm mua ở các khu chợ hoặc siêu thị có giá sinh viên rẻ hơn bình thường, hoặc những ưu đãi nếu có cho sinh viên để giảm chi tiêu. Như thế, trung bình bạn sẽ chỉ chi tiêu ăn uống tầm 100 Euro/tháng.

4. Du học sinh học nghề điều dưỡng tại Đức chi tiêu tiết kiệm được bao nhiêu/tháng

Điều dưỡng đức 1

Du học sinh theo chương trình nghề Điều dưỡng tại Đức tiết kiệm được một khoản kha khá (tầm 350-400 Euro) mỗi tháng nếu các bạn biết cách chi tiêu hợp lí và ngoài ra thêm một khoản tầm 450 Euro từ công việc làm thêm Mini Job

Với ngành điều dưỡng, không biết là mỗi tháng du học sinh sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?

Một năm theo học nghề điều dưỡng ở Đức bạn sẽ nhận được 1100 Euro/tháng trước thuế và bảo hiểm, sua thuế và bảo hiểm là bạn còn 850 Euro/tháng. Vậy theo như bảng lương trên và chi phí sinh hoạt 600 Euro/tháng thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 850-600=250Euro/tháng.

Nếu bạn có đủ thời gian học hành và muốn làm thêm thì bạn sẽ được trả theo giờ, tối đa bạn kiếm được 450 Euro/tháng nữa là tổng cộng max tiết kiệm là 600 Euro + 450 Euro = 1050 Euro/tháng.

5. Chi tiêu tiết kiệm thế nào cho hợp lý?

spaarvarken

Đối với sinh viên thì việc thiếu trước hụt sau là rất bình thường diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên khi đã đặt chân đến Đức để du học bạn cũng luôn nhớ rằng mục đích chính của mình là học. Đùng vì kiếm tiền, muốn tiết kiệm tối đa mà tập trung hết năng lượng vào nó. Nếu vậy, bạn sẽ rất bị áp lực, bạn không dám bước chân ra ngoài khám phá thế giới, dần dần bạn nhỏ bé đi vì cứ thu mình lại. Nếu bạn có đủ thời gian để đi làm thêm mà ko ảnh hưởng đến học tập, thì bạn cũng nên chọn công việc phù hợp và bổ trợ kinh nghiệm của mình, giúp ích cho sự nghiệp sau này. Ngoài việc học trên trường, làm thêm, thì bạn cũng có thể học thêm một kỹ năng nào đó để phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ, giỏi hơn, tự tin hơn và để kiếm được tiền nhiều hơn.

Thế thì bạn chi tiêu thế nào cho hợp lý?

  • Không tiết kiệm một cách thái quá, ràng buộc và gò bó bản thân
  • Mua những sản phẩm có giá rẻ hơn, cố gắng lựa những chương trình giảm giá cho sinh viên.
  • Bạn giảm những khoản chi không thật sự cần thiết xuống hạn chế đồ ăn vặt, hạn chế đi du lịch (hoặc sắp xếp thời gian hợp lý)
  • Tự đặt cho mình giới hạn số lần ăn uống, đi cà phê với bạn bè,…

Như vậy chung quy lại nếu tính toán một chút, có sự đầu tư một chút và chịu khó tìm hiểu thông tin học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước một chút, thì bạn sẽ đã hoàn toàn có thể hiểu được cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý khi du học ở Đức. Hạn chế một vài điều không quan trọng, củng cố bản thân để kiếm nhiều tiền hơn sẽ giúp bạn sớm thành công trong lĩnh vực chi tiêu tiết kiệm.

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links. 

THAM KHẢO THÊM:

  • Du học Đức
  • Phân biệt trường đại học ứng đụng, đại học tổng hợp và trường nghề
  • Có nên du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2?
  • Gia hạn Visa ở Đức
  • Chi phí sinh hoạt ở Đức của du học sinh
  • So sánh chi phí sinh hoạt ở Việt Nam và Đức của sinh viên

IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/chi-tieu-tiet-kiem-tai-duc.jpg 539 1030 Thùy Anh https://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.png Thùy Anh2020-07-08 17:52:412022-08-19 04:39:19Bí kíp chi tiêu tiết kiệm tại Đức của du học sinh
Page 3 of 41234

LỊCH KHAI GIẢNG

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC A1

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC A2

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC B1

KHOÁ LUYỆN THI B1

KHOÁ HỌC TIẾNG ĐỨC B2

ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC VIÊN

CHỦ ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM

Nước Đức

  • Luật 2 quốc tịch ở ĐứcLuật 2 quốc tịch ở Đức04/01/2023 - 7:21 sáng
  • hướng dẫn đăng ký tạm trú tại ĐứcHướng dẫn chi tiết cách đăng ký tạm trú tại Đức kèm hình ảnh minh họa03/01/2023 - 9:03 sáng
  • Quan hệ Đức và Việt NamMối quan hệ Đức và Việt Nam03/01/2023 - 8:55 sáng
  • lễ hội ánh sáng ở berlin (1)Lễ hội ánh sáng ở Berlin có gì đặt biệt?03/01/2023 - 7:46 sáng
  • Sân bay quốc tế taị berlinSân bay Berlin cập nhật mới nhất năm 202302/01/2023 - 8:37 sáng

Du học Đức

  • du học đứcDu học Đức 2023: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z, điều kiện, quy trình20/01/2023 - 2:06 sáng
  • thủ tục xin visa du học đứcThủ tục xin visa du học Đức10/01/2023 - 2:11 sáng
  • visa học tiếng ĐứcVisa học tiếng Đức06/01/2023 - 6:23 sáng
  • chi phí sinh hoạt ở ĐứcChi phí sinh hoạt ở Đức của DHS Đức cập nhật mới nhất năm 202303/01/2023 - 10:37 sáng
  • Hồ sơ du học nghề ĐứcNhững thủ tục đi du học Đức bạn nên biết03/01/2023 - 3:19 sáng

Du học nghề Đức

  • Du học nghề làm đẹp tại ĐứcDu học nghề làm đẹp tại Đức năm 202318/01/2023 - 3:47 sáng
  • Du học nghề làm bánh tại ĐứcDu học nghề làm bánh tại Đức16/01/2023 - 3:31 sáng
  • thất nghiệp nên làm gìThất nghiệp nên làm gì?03/01/2023 - 3:46 chiều
  • Hướng dẫn viết thư động lựcCách viết thư động lực và CV cho du học sinh Đức03/01/2023 - 6:57 sáng
  • Du học điều dưỡng ĐứcDu học điều dưỡng Đức 2023: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z điều kiện, lộ trình03/01/2023 - 6:31 sáng

Tự học tiếng Đức hiệu quả

  • Tự học tiếng ĐứcBí quyết học tiếng Đức hiệu quả để đạt trình độ B1 B2 từ 6 đến 8 tháng03/08/2022 - 1:50 sáng

TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ IECS

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 48 Nguyễn Xuân Khoát, Q. Tân Phú, TP HCM
Hotline: 02862873221 – 0961178907

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: C42 TT13, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0866047981

VĂN PHÒNG TẠI BANG RHEINLAND-PFALZ

Địa chỉ: Ludwigshafen am Rhein (Süd)
Hotline: +49 62154567494
Đại diện: Eric Nguyen

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

– Tư vấn du học: Số 05/GDĐT-TC
– Dạy tiếng Đức: Số 889/QĐ-GDĐT-TC
Do sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cấp và quản lý chất lượng.

VĂN PHÒNG QUẢNG BÌNH

Địa chỉ: 457 Lý Thường Kiệt, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình
Hotline: 0986913091

VĂN PHÒNG TẠI BANG BADEN-WÜRTTEMBERG

Địa chỉ: Schwetzingerstadt/Oststadt
Hotline: (+49)17661456335 (Zalo/Whatsapp)
Đại diện: Anna Le

CÁC TRANG HỮU ÍCH

Về chúng tôi
Hình ảnh hoạt động
Đánh giá về IECS
Tin tức
Du học Đức
Du học nghề Đức
Học tiếng Đức

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 48 Nguyễn Xuân Khoát, Q. Tân Phú, TP HCM
Hotline: 02862873221 – 0961178907

VĂN PHÒNG QUẢNG BÌNH

Địa chỉ: 457 Lý Thường Kiệt, Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình
Hotline: 0986913091

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: C42 TT13, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0866047981 – 0565895373

VĂN PHÒNG TẠI BANG BADEN-WÜRTTEMBERG

Địa chỉ: Schwetzingerstadt/Oststadt
Hotline: (+49)17661456335 (Zalo/Whatsapp)
Đại diện: Anna Le

VĂN PHÒNG TẠI BANG RHEINLAND-PFALZ

Địa chỉ: Ludwigshafen am Rhein (Süd)
Hotline: +49 62154567494
Đại diện: Eric Nguyen

CÁC TRANG HỮU ÍCH

Về chúng tôi
Hình ảnh hoạt động
Đánh giá về IECS
Tin tức
Du học Đức
Du học nghề Đức
Học tiếng Đức

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

– Tư vấn du học: Số 05/GDĐT-TC
– Dạy tiếng Đức: Số 889/QĐ-GDĐT-TC
Do sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cấp và quản lý chất lượng.

© Copyright - Tổ chức giáo dục IECS - Enfold WordPress Theme by Kriesi
Scroll to top
x
x