Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm khi trước khi đặt chân sang Đức đó chính là tìm chỗ ở gần nơi học/làm việc của mình và đăng ký tạm trú tại Đức. Việc tìm nhà thường khá mất nhiều thời gian, đặc biệt là rất khó khăn nếu bạn nào chọn ở những thành phố lớn đắt đỏ. Đối với các học viên của IECS thì các bạn sẽ được công ty bố trí sẵn nhà ở tại Đức với đầy đủ nội thất cơ bản nên bạn chỉ cần xách vali vào là có thể ở được ngay.
Sau khi dọn vào nhà ở theo luật tại Đức trong vòng 1-2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú tại Đức ở cơ quan Bürgeramt gần nhất. Vì thế các bạn hãy tranh thủ đi đăng ký tạm trú tại Đức sớm nhất nhé! Bài viết này sẽ hướng dẫn các bước thực hiện việc đăng ký cư trú tại Đức chi tiết – mứi nhất năm 2023.
Bước 1: Tìm Văn phòng đăng ký tạm trú tại Đức nơi bạn sinh sống
Ngay khi bạn đã tìm được chỗ ở, bạn phải đăng ký với Văn phòng đăng ký tạm trú địa phương. Đây là nơi bạn nhận được “xác nhận đăng ký” (Meldebestätigung). Với giấy xác nhận này, bạn sẽ yên tâm học tập và sinh sống tại Đức, không lo bị cảnh sát/sở ngoại kiều hỏi thăm bất ngờ nữa.
Bạn chỉ cần gõ từ khoá “Anmeldung + tên thành phố nơi bạn đang ở” ở google.com bạn sẽ tìm thấy thông tin địa chỉ phòng đăng ký tạm trú gần nơi bạn ở nhất, ví dụ Anmeldung Mannheim. Đối với các thành phố lớn sẽ có nhiều Phòng đăng ký tạm trú ở các địa chỉ khác nhau. Đối với các tỉnh nhỏ thì thường chỉ có một nơi để đăng ký tạm trú.
Tại Phòng Đăng ký tạm trú (Bürgeramt), bạn phải điền vào mẫu đăng ký (Meldeschein) và đợi xác nhận cư trú. Đó là một tài liệu quan trọng, vì vậy bạn hãy bảo quản nó thật cẩn thận. Nếu lỡ làm mất hoặc làm hỏng, bạn có thể ra Bürgeramt để xin lại tờ mới.
Meldeschein von der Stadt Mannheim
Bước 2: Nộp đơn đăng ký tạm trú tại Đức
Sau khi bạn đã tìm thấy địa chỉ nơi đăng ký tạm trú tại nơi ở của bạn thì bạn có thể tiến hành chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu bên dưới và nộp tại địa chỉ Phòng đăng ký tạm trú nhé.
Các giấy tờ nhất thiết cần mang theo để đăng ký cư trú tại Đức
Giấy tờ cá nhân (Reisepass/Personalausweis)
Đơn đăng ký tạm trú đã điền và kí tên (der ausgefüllte und unterschriebene Meldeschein)
Giấy xác nhận của chủ nhà (eine Wohnungsgeberbestätigung)
Hợp đồng thuê nhà (Mietvertrag) à thường học sinh/sinh viên hay bị phòng cư trú yêu cầu cho xem hợp đồng nhà, mặc dù chỉ cần giấy xác nhận của chủ nhà là đủ để đăng ký tạm trú tại Đức!!! Vì vậy các bạn nên mang theo đầy đủ toàn bộ giấy tờ để không phải mất công về nhà lấy bổ sung nhé!
Thường thì các bạn không cần phải lấy lịch hẹn mà có thể mang giấy tờ đến nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký tạm trú. Một số thành phố lớn và đông dân hiện nay đã áp dụng đặt lịch hẹn Online thì bạn có thể xin lịch hẹn (Termin) trước để giảm thời gian phải chờ đợi. Và bạn cũng sẽ nhận được đầy đủ thông tin nhắc nhở về các giấy tờ cần mang theo khi đi đăng ký tạm trú. Ngoài ra bạn sẽ nhận được Email về việc xác nhận lịch hẹn này. Bạn chỉ cần in ra và cầm theo các giấy tờ cần thiết để đến Phòng Đăng Ký tạm trú theo lịch hẹn đã đặt nhé!
Bước 3: Đóng lệ phí xin đăng ký tạm trú tại Đức đối với người nước ngoài
Bạn sẽ không phải trả bất kì khoản phí nào cho việc đăng ký tạm trú tại Đức. Nếu bạn buộc phải di chuyển đến một thành phố khác ở Đức, bạn -không phân biệt người nước ngoài hay người bản địa- cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho Phòng Đăng ký tạm trú về sự thay đổi địa chỉ bạn trong vòng 2 tuần.
Lưu ý: Sau tối đa 2 tuần chuyển chỗ ở mới, nếu bạn không đăng ký địa chỉ mới với phòng đăng ký tạm trú thì bạn có thể nhận được số tiền phạt cao nhất lên đến 1000 euro. Vì vậy các bạn hãy tuân theo luật pháp của Đức để tránh việc phải mất những khoản tiền không chính đáng vì thiếu hiểu biết nhé!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/04/hướng-dẫn-đăng-ký-tạm-trú-tại-Đức.png7781385Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2024-01-03 09:03:582024-01-06 16:17:06Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tạm trú tại Đức kèm hình ảnh minh họa
Nếu bạn có mong muốn du học Đức thì bạn nên chuẩn bị tinh thần là phải “tự thân vận động” trong việc lên kế hoạch tìm kiếm nhà ở. Không giống như những địa điểm du học phổ biến như Vương quốc Anh, Úc hoặc Mỹ, số kí túc xá cho sinh viên của các trường đại học ở Đức hiện nay không đáp ứng đủ cholượng duhọc sinh đông đảo tăng theo hằng năm. Bạn phải chuẩn bị tư tưởng là có thể chờ 1-2 năm (tùy thành phố) để có thể may mắn nhận được một chỗ nội trú của trường. Một vài Hội Sinh Viên có chương trình hỗ trợ giúp bạn tìm nơi trú ngụ nhưng trong hầu hết trường hợp bạn vẫn phải tự mình nỗ lực tìm kiếm.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ cho bạn một số TIPP hướng dẫn tìm nhà tại Đức để quá trình kiếm nhà ở tại Đức của bạn dễ dàng hơn. Trong phạm vi bài viết sau đây, #IECS cũng sẽ liệt kê ba loại nhà ở phổ biến nhất dành cho sinh viên với giá thuê trung bình, những trang web tìm nhà tốt nhất và một số mẹo quan trọng.
Du học sinh tại Đức thường lựa chọn 3 loại hình nhà phổ biến sau:
Ký túc xá
Share 1 căn hộ chung nhiều phòng
Căn hộ mini khép kín
Hướng dẫn tìm nhà tại Đức tại các khu ký túc xá cho sinh viên
Giá trung bình mỗi phòng: khoảng 180-250 euro (khoảng ~5-6,5 triệu) một tháng
Hơn 40% sinh viên quốc tế chọn ở tại các kí túc xá dành cho sinh viên. Mỗi bạn sẽ có một phòng riêng biệt phục vụ cho việc học và ngủ. Ngoài ra mỗi dãy hành lang tầm 10 phòng trọ sẽ có khu vực bếp, phòng sinh hoạt chung và nhà tắm riêng. Ngoài việc các khu nhà trọ này có giá cả phải chăng thì mô hình trên còn cho bạn cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các bạn đồng trang lứa. Thực tế là nhiều cựu du học sinh đã có những người bạn thân thiết khi chọn sống tại nhà trọ sinh viên trong năm đầu đại học đấy. Giá thuê tại các khu nhà trọ này rất đa dạng tùy thuộc vào thành phố bạn sống, kích thước của gian phòng, chất lượng và số lượng đồ nội thất bên trong.
Căn hộ nhiều phòng (Wohngemeinschaft)
Giá trung bình một phòng: khoảng 200-300 euro (khoảng 5,5-8 triệu) một tháng
Hơn 30% sinh viên, thường là những nhóm bạn muốn sống chung với nhau, chọn loại hình nhà ở này. Một căn hộ lớn thường có 3-5 phòng. Mỗi bạn sẽ có một phòng ngủ riêng biệt và sử dụng chung phòng khách, bếp và nhà vệ sinh. Bạn sẽ sống chung trong một nhà với các bạn sinh viên khác bao gồm cả quốc tế lẫn địa phương. Số tiền thuê nhà hằng tháng sẽ được chia đều cho số người cùng ở trong căn hộ này. Cuối tháng hoặc cuối năm, mỗi người trong nhà sẽ chia nhau tiền sinh hoạt phí như tiền điện, nước, phí xem truyền hình, lò sưởi và internet.
Để có thể kiếm được loại nhà kiểu này, bạn cần theo dõi mục quảng cáo nhà ở của những tờ báo địa phương, bảng thông tin tại trường hoặc các trang thuê nhà trên mạng vì các chủ nhà thường dùng những nơi này để giới thiệu thông tin.
Ở căn hộ mini khép kín
Giá trung bình: 300 euro – 500 euro (khoảng 7-12 triệu) một tháng
Nếu bạn chỉ thích sống một mình thì đây là lựa chọn phù hợp nhất với bạn. Dĩ nhiên, đây cũng là lựa chọn tốn kém nhất trong mọi loại hình nhà ở. Bạn sẽ sống 1 mình trong căn hộ khép kín 1 phòng ngủ thường kèm bếp hoặc không, 1 bồn tắm đứng và nhà vệ sinh. Đối với các căn hộ này, bạn có thể tìm kiếm thông tin cho thuê nhà ở thông qua báo chí hoặc internet. Bản hợp đồng là điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm khi chọn ở riêng.
Bạn phải chắc chắn rằng mình HIỂU tất cả mọi khoản được kê trong hợp đồng. Thông thường, khi bạn thuê nguyên căn thì sẽ không có đồ nội thất đi kèm. Tuy nhiên cũng có một số chủ nhà thiết kế các căn hộ mini khép kín chuyên cho sinh viên thuê dạng ở 1 người thì đã có bếp và một số vật dụng tối thiểu như bàn, ghế, giường và tủ.
Hướng dẫn tìm nhà tại Đức – Mẹo nhỏ:
Lên kế hoạch tìm kiếm chỗ ở cho mình càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn có dự định bắt đầu nhập học. Hãy đi đọ giá trước. Nhà ở tại Đức thường có giá khá cao nên bạn hãy kiểm tra thông tin giá cả nhà ở trên những trang web trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Khi bạn chọn ở chung nhà với người khác hoặc ở nhà riêng, bạn hãy nhớ đọc bản hợp đồng thật kĩ, không hiểu chỗ nào phải hỏi ngay, để biết rõ cái gì được đi kèm cái nào không. Cần tìm hiểu về bạn ở cùng với mình để tránh phát sinh những điều không phù hợp sau này, gây ra khó xử cho cả 2.
Lưu ý rằng bạn sẽ phải tự trả sinh hoạt phí bao gồm tiền điện và internet nên bạn hãy cộng thêm khoản này vào tiền thuê nhà để biết được mỗi tháng mình phải chi bao nhiêu. Nếu 2 bạn gái thân và khá hợp nhau, mình có thể tiết kiệm chi phí bằng cách share 1 căn hộ khép kín vừa tiện lợi, giá cả lại phải chăng.
Một số điểm quan trọng cần ghi nhớ:
Nhu cầu thuê phòng và tiền thuê nhà ở những thành phố phía Tây Đức cao hơn so với các thành phố nằm ở phía Đông.
Nhu cầu thuê phòng cao nhất vào thời điểm bắt đầu kì nhập học mùa đông (tháng 10) hoặc mùa hè (tháng 4) hằng năm. Nếu bạn không thể đặt phòng kịp trong thời gian này, hầu hết các trường đại học sẽ giúp bạn tìm những chỗ trọ khẩn cấp. Các chỗ này thường chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh sống tối thiểu của bạn trong một thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể vào các hội nhóm sinh viên người Việt tại khu bạn sắp nhập học để hỏi xin ở nhờ trong thời gian ngắn hoặc có trả chút phí. Sau khi dọn vào nhà ở theo luật tại Đức trong vòng 1-2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú tại Đức ở cơ quan Bürgeramt gần nhất.
Xem thêm hướng dẫn đăng ký tạm trú tại Đức TẠI ĐÂY
Các trang tìm nhà nổi tiếng cho sinh viên tại Đức:
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/04/Tìm-nhà-ở-cho-du-học-sinh-tại-Đức-Ảnh-bìa.png7721379Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2022-11-02 10:10:232023-08-02 01:19:27Hướng dẫn chi tiết cách tìm nhà tại Đức cho du học sinh
1. Những quốc gia nào là lựa chọn hàng đầu để du học tiết kiệm khi điều kiện tài chính của bạn thấp?
Du học là một quá trình đầu tư nghiêm túc, lâu dài để tạo dựng một tương lai bền vững cho bản thân. Vì thế việc lựa chọn một nơi thích hợp cho mình để đi du học là yếu tố rất quan trọng.
Nhưng khi bạn đã chọn được đất nước muốn đi du học thì vấn đề thứ hai mà bạn băn khoăn chính là chi phí. Bạn băn khoăn lo lắng không biết chi phí đi du học là bao nhiêu? Liệu rằng gia đình mình có khả năng chi trả cho những năm du học của mình?
Thật sự mà nói, nếu như các bạn xuất thân từ những gia đình khá giả thì quá tốt rồi, bạn sẽ không quá lo lắng về vấn đề tài chính đi du học. Tuy nhiên thì không phải ai cũng may mắn như thế, nếu tài chính các bạn không dư dả thì chí ít cũng phải vừa đủ để giúp các bạn lo hồ sơ.
Những chi phí cần thiết cũng như là 1 khoản tiết kiệm dành cho các bạn khi mới bước chân qua một nơi đất khách quê người khi chưa có việc làm kịp thời. Ngoài ra, điều kiện cần để đi du học chính là học vấn, nếu như các bạn không quá xuất chúng để có thể xin hoc bổng được thì cũng không sao cả, nhưng phải ở mức khá trở lên thì mới có thể theo đuổi được con đường học tập ở một nền giáo dục hoàn toàn mới. Đây là 2 điều kiện bạn cần phải quan tâm khi quyết định đi du học.
Học vấn và tài chính là 2 điều kiện bạn cần phải quan tâm khi quyết định đi du học.
Nếu các bạn chịu khó tìm hiểu kĩ thì các bạn có thể thấy ngoài US (Các trường đại học Mỹ có chất lượng hàng đầu thế giới), Úc (nền giáo dục tiên tiến với nhiều trường đại học lớn đứng đầu thế giới), Canada (top nền giáo dục thành công nhất thế giới) hay England (vấn đề giáo dục là ưu tiên hàng đầu) thì còn có rất nhiều quốc gia tạo cơ hội cho các bạn để đi du học “Free” mà nền giáo dục của họ cũng không hề thua kém một cường quốc nào.
Và bên dưới đây là một số quốc gia thuộc châu Âu mà các bạn có thể xem xét (những con số chi phí bên dưới có thể thay đổi tuỳ theo từng năm và độ chênh lệch tỉ lệ đồng tiền cũng như mức dộ chi tiêu của bản thân)
2. GERMANY (ĐỨC)
Du học nghề tại Đức các bạn miễn phí hoàn toàn tiền học, sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí khá lớn
Đầu tiên thì phải kể đến Đức, một quốc gia mà mình khá thích không chỉ về vẻ đẹp của nó mà đời sống cũng rất tốt. Mặc dù là nước bại trận trong thế chiến thứ 2, nền kinh tế bị tụt hậu nhưng những năm qua Đức đã phát triển và đứng tên trong top 4 cường quốc kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, theo 1 vài research từ QS Higher Education System Strength Rankings: thì từ năm 2018, Germany được liệt kê vào vị trí thứ 4 chỉ sau Australia về hệ thống giáo dục.
Đa phần những trường Public Universities ở Germany sẽ không thu bất kì khoản chi phí học tập nào cho Non-EU students(học sinh ngoài khối EU). Chính vì thế mà nó được xem là 1 incredible option cho rất nhiều du học sinh đền từ các nước Châu Á
Mặc dù là thế, các bạn vẫn sẽ phải trả những khoản chi phí khác nhưng rất ít trong vấn đề học tập
Administration fee(Phí hành chính của trường): 200 – 300 EUR/năm
Student Visa application cost(phí xin Visa): 75 EUR
Chi phí sinh hoạt ở Germany cũng không quá cao tầm khoảng 10,000EUR/năm(đối với những thành phố như Berlin hay Dresden)
Và các bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
Free public transport (miễn phí các phương tiện công cộng).
Work limit for Non-EU students: 120 full days or 240 half days in a year. (giới hạn giờ làm thêm cho du học sinh: 120 ngày fulltime hoặc 240 ngày partime trong 1 năm)
Sẽ là một lợi thế cho các bạn khi có thể nói được tiếng Đức vì vấn đề xin việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cũng như việc giao tiếp hằng ngày.
Ngoài ra, hiện nay Đức đang có các chương trình du học nghề kép với nhiều hỗ trợ, được đông đảo các bạn du học sinh lựa chọn và không quá lo lắng về vấn đề tài chính không đủ, như:
Miễn học phí
Nhận lương trợ cấp hàng tháng: 900 – 1,300 EUR/tháng
Chương trình học 3 năm (đối với các bạn tốt nghiệp THPT) hoặc 1 năm (đối với các bạn đã tốt nghiệp ĐH/CĐ điều dưỡng tại Việt Nam) và bằng cấp sau khi tốt nghiệp có giá trị quốc tế.
Được định cư vĩnh viễn sau 5 năm và nhập quốc tịch sau 8 năm
Lưu ý: chương trình du học nghề kép này, bạn chỉ cần bỏ ra chi phí ban đầu làm hồ sơ du học mà không cần phải lo lắng thêm bất kỳ khoản phí nào phát sinh như du học Đại học.
Du học Pháp các bạn sẽ phải đóng một khoảng học phí phải chăng rơi vào tầm khoảng 3000 euro/năm
Quốc gia thứ 2 mình muốn đề cập tới là Pháp. Một nơi khi nhắc đến ta sẽ nghĩ ngay đến Paris, thành phố của sự sa hoa tráng lệ và thơ mộng. Ngoài ra thì nên giáo dục tại Pháp được đánh giá là khá cao.
Khác với du hoc Đức chút xíu đó là du học ở Pháp các bạn sẽ phải đóng một khoảng học phí phải chăng rơi vào tầm khoảng
3,000 EUR/năm for Bachelor degree.
Deadline để nộp hồ sơ cho những trường Univeristy ở France sẽ rơi vào giữa tháng 2 và tháng 4. Vì vậy, các bạn nên check cẩn thận để tránh kẻo lỡ mất cơ hội. Nếu bạn chọn trường công lập, sẽ chỉ phải đóng một khoản phí ghi danh (phụ thuộc vào từng bậc học) và học phí sẽ được cộng vào chi phí sinh hoạt khi lập dự kiến ngân sách du học. Còn nếu học trường tư thục thì sinh viên sẽ phải chấp nhận chi phí cao hơn so với mặt bằng công lập.
Nếu lo ngại học phí trường tư đắt, sinh viên sẽ được chính phủ Pháp hỗ trợ thực tập có hưởng lương, dựa vào năng lực và xếp hạng của trường. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng chính sách này chỉ áp dụng cho sinh viên theo học trường Tư thục.
Bên cạnh đó thì Scholarship vẫn luôn available nhé, các bạn có thể tham khảo tại đây
Ngoài ra thì để có thể thể được phép đi làm 20 tiếng/tuần (với điều kiện sở hữu giấy phép làm việc tạm thời (APT) do sở lao động việc làm cung cấp) và được tự do đi du lịch châu Âu, nếu ban không có European passport (Hộ chiếu châu Âu) thì các bạn cần phải lấy VLS-TS visa “étudiant” (Visa sinh viên VLS-TS)
Visa application fee (lệ phí xin Visa): 100 EUR
Và để xác thực visa thì chỉ mất thêm 6 EUR.
Bạn còn nhận được một số lợi ích như:
Trợ cấp nhà ở: Du học sinh có thể xin chính phủ trợ cấp nhà ở theo diện CAF.
Securite sociale (hệ thống an sinh xa hội) sẽ chi trả một phần tiền thuốc men, khám bệnh khi du học sinh bị ốm
Tuy nhiên thì chi phí sinh hoạt thì sẽ mắc hơn Đức:
Paris thì sẽ dao động 800 – 1000 EUR/tháng.
Còn những vùng ngoài Paris thì khoảng 850 EUR/month
4. NORWAY/FINLAND (NA UY/PHẦN LAN)
Phần Lan có một hệ thống giáo dục tuyệt vời nên thu hút được khá nhiều du học sinh
Norway và Finland thì cũng khá tương tự nhau vì cùng nằm trong Nordic countries, nên tiêu chí và mức sinh hoạt cũng không mấy chệnh lệnh.
Norway còn được gọi là vùng đất mặt trời mọc nửa đêm. Nó thu hút được rât nhiều du học sinh không chỉ vì cảnh đẹp hút hồn và những thành phố phát triển, náo nhiệt mà còn hệ thống giáo dục vô cùng tuyệt vời tại nước này
Cũng giống như Germany, những trường Public University sẽ không charge bất kì học phí nào
Tuy nhiên hầu hết chương trình học ở Norway, sẽ được dạy bằng tiếng Norwegian và rất ít những khoá dạy bằng English – Có nghĩa là để được học Free các bạn bắt buộc phải học bằng tiếng Norwegian
Và điều đó cũng tượng tự với Finland
Union fee: 32 – 64 EUR/ học kỳ
Cơ hôi việc làm sau khi tốt nghiệp tại đây rất cao, bạn có thể dùng kiến thức mình có được để đi làm bất kì quốc gia nào tại Châu Âu hay bất kì nước nào
Chi phí sinh hoạt tại đây thì có phần đắt đỏ hơn dao động khoảng 1,200 – 2,000 EUR/month
Food: 240 EUR/month
Living alone: 700 EUR/month or Residence hall: 600 EUR
Bù lại thì các bạn được phép làm việc 20 tiếng/tuần
Mức học phí ở Balan được xem là khá rẻ và tiết kiêm so với du học ở các nước khác.
Đây là đất nước của sự văn minh, xinh đẹp và vô cùng thu hút không chỉ khách du lịch mà còn rất nhiều du học sinh.
Có thể đối với phần lớn sinh viên Việt Nam thì còn rất xa lạ với đất nước này. Tuy nhiên, quốc gia xinh đẹp này lại mang một cơ hội nghề nghiệp đáng mơ ước
Chất lượng giáo dục cao theo đúng chuẩn Châu Âu với nhiều ngành phong phú đa dạng. Các bạn sẽ phải đóng một khoảng học phí phải chăng rơi vào tầm khoảng, sẽ dao động từ 2,000 – 5,000 EUR/year
Bù lại với khoảng học phí thì chi phí sinh hoạt ở Poland cực kì thấp chỉ khoảng 450-650 EUR/month
Và du học sinh được phép đi làm 20 tiếng/tuần và kể cả kỳ nghỉ.
6. CZECH REPUBLIC (CỘNG HÒA SÉC)
Chất lượng giáo dục tốt với các ngành học vô cùng phong phú của Séc thu hút khá nhiều du học sinh.
Cũng không khác với Ba Lan là mấy vì Cộng hòa Séc nằm giáp biên giới với Ba Lan. Tại nơi đây thì nổi tiếng với kiến trúc cổ kính cũng với vẻ đẹp thiên nhiên không thể chối từ
Bên cạnh đó thì Séc có nền kinh tế phát triển với thế mạnh là ngành kĩ thuật, cơ khí máy móc, dược phẩm, etc…
Chất lượng giáo dục tốt với các ngành học vô cùng phong phú.
Cũng nối bước với Na Uy, thì hệ thống chương trình sẽ bằng tiếng Séc và bạn chỉ được hoàn toàn miễn phí khi học bằng tiếng Séc. Tuy nhiên nếu bạn không thể nói được tiếng Séc thì bạn vẫn có thể tham gia khoá Language course với chi phí khoảng 900 EUR/học kỳ
Chi phí sinh hoạt thì ngang ngửa với Đức, có phần thấp hơn chút đỉnh khoảng 7,000 – 8,000 EUR/năm
Tỷ lệ xin việc sau khi tốt nghiệp là khá cao, và sau 30 tháng sinh viên sẽ nhận được thẻ thường trú tại Cộng hòa Séc.
7. SPAIN (TÂY BAN NHA)
Đất nước cuối cùng đó là Tây Ban Nha. Vì đây là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới với chất lượng cuộc sống khá cao và nền giáo dục thuộc top 1 Châu Âu
Có hơn 75,000 du học sinh trên khắp thế giới đến học tập và nghiên cứu.
Chất lượng giáo dục không hề thua kém với những cường quốc quá khác, du học sinh cũng cần phải đóng một khoảng chi phí nhỏ tuition fees: 1,000 – 2,000 EUR/năm
Du học sinh được phép đi làm thêm tại quốc gia này.Tuy nhiên, Spainish language là một yêu cầu tiên quyết của hầu như các business.
Chi phí sinh hoạt tại nơi đây cũng tương tự như Đức nhưng có phần thấp hơn chút xíu.
8. MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC
Austria, Denmark, Greece, Slovenia, Sweden, Scotland and Hungary
Xem thêm: Tất tần tật về du học nghề Đức ngành điều dưỡng 2020
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/du-học-tiết-kiệm.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2022-01-02 05:19:482022-12-26 07:13:10Du học tiết kiệm
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại Đức rất cao
Có nhiều bạn sinh viên thắc mắc liệu rằng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức như thế nào, không biết khi học xong rồi thì mình sẽ đi đâu, có việc gì ở Đức chào đón mình hay không, hay là phải về Việt Nam?
Bạn ạ, lựa chọn du học Đức của bạn là hoàn toàn đúng, nếu bạn có năng lực thực sự và sự cố gắng trong quá trình học, thì cơ hội việc làm của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này luôn luôn chào đón bạn.
Cùng với chính sách nhập cư vô cùng hấp dẫn, khi bạn có việc làm chính thức ở Đức, bạn sẽ được cấp visa làm việc và sau thời hạn 5 năm, bạn được phép xin nhập quốc tịch và định cư lâu dài. Mức thu nhập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức có nhiều điểm khác nhau qua các nhóm ngành. Bài viết bên dưới sẽ bật mí cho bạn về những cơ hội đó nhé.
1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức đối với du học đại học khối kỹ thuật
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức của các du học sinh khối kỹ thuật rất cao
Đối với các bạn du học ngành kỹ thuật ở Đức sẽ được học với những nghề cụ thể và những vị trí nghề nghiệp dựa trên các kỹ năng thực tế. Sinh viên học ở Đức các ngành về khối kỹ thuật sẽ được học lý thuyết và kết hợp thực hành rất nhiều, tạo cơ hội cho sinh viên cọ xát với môi trường thực tế. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức của các du học sinh khối kỹ thuật rất cao.
Vì nền kinh tế Đức chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp sản xuất, nên các nghề kỹ sư thường không khó kiếm. Trên thực tế, vì hầu hết các công ty công nghệ của Đức đều tham gia vào nghiên cứu ứng dụng và tiên tiến, nên nước Đức sẽ luôn cần các chuyên gia khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Do đó, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức cho các bạn du học sinh luôn rộng mở.
Theo thống kê gần đây, Đức có số lượng công nhân kỹ thuật cao thứ hai trong số tất cả các nhân viên ở EU. Đức được biết đến là cái nôi của khoa học kỹ thuật trên thế giới, các tập đoàn kỹ thuật, công nghệ lớn ở Đức như: Bosch, Siemens, Daimler, BMW, Audi, Mercedes-Benz, Volkswagen,… được sản sinh ra từ Đức.
Từ thị trường kỹ thuật công nghệ năng động, chứng tỏ ngồn nhân lực về ngành này luôn không bao giờ là không cần đến. Do đó cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức của bạn du học sinh đại học ngành này là rất lớn, luong cơ bản của kỹ sư lành nghề ở Đức trung bình khoảng 40.000 Euro/năm.
Riêng đối với những ngành nghề kỹ thuật chuyên biệt hơn đòi hỏi phải có kiến thức đặc thù của ngành như kỹ sư chế tạo máy, mức lương còn cao hơn, đồng thời khi có cơ hội làm việc trong các tập đoàn lớn kể trên, nhân viên còn được hưởng các chế độ bảo hiểm, đãi ngộ khác của công ty.
Trung bình, người nước ngoài được phép sinh sống và làm việc tại Đức có mức lương trung bình cho các chuyên gia kỹ thuật khoảng 46.126 EUR / năm.
Nếu bạn học ngành cao đẳng cho nhóm ngành này, bạn vẫn có cơ hội được làm việc sau khi tốt nghiệp tại các tập đoàn hàng đầu với nguồn thu nhập tương xứng. Các chuyên ngành trong khối kỹ thuật tiêu biểu tại Đức có thể kể đến: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hệ thống, kỹ nghệ phần mềm, khoa học hệ thống,…
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức đối với du học sinh đại học khối kinh tế
Đối với các bạn du học đại học khối kinh tế ở Đức sẽ học được rất nhiều từ đất nước công nghiệp, hiện đại và chuyên nghiệp. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức cũng khá rộng mở nhưng tương đối cạnh tranh.
Từ nhóm các ngành dịch vụ, du lịch, ngân hàng, kinh tế,… đều đòi hỏi người học có trình độ năng lực nhất định đồng thời kỹ năng linh hoạt, sự tự tin, ngoại ngữ giỏi,…. Nếu chuyên tâm đầu tư cho bản thân ở những năm tháng đại học khi du học tại đây, kết hợp nhiều chương trình thực tập, cọ xát với thực tế, sẽ giúp bạn tự tin vững bước trên lộ trình sự nghiệp của mình ở đây.
Trung bình một công dân Đức chi tiêu với mức tiền khoảng 2.400 Euro/năm cho sáu hợp đồng bảo hiểm. Họ rất chú trọng đến sức khỏe và bảo hiểm y tế cho riêng mình. Do đó mà một nhân viên bảo hiểm tại Đức luôn tự tin đảm bảo được cuộc sống tốt tại Đức với mức lương ổn định, nếu làm tốt và có nhiều hợp đồng bảo hiểm y tế, lương có thể dao động trên dưới 50.000 Euro/năm.
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức đối với du học sinh đại học khối y
Cơ hội việc làm nhóm ngành y khoa, điều dưỡng ở Đức gần đây đang có xu hướng cần nguồn nhân lực rất lớn.
Nhóm ngành y khoa, điều dưỡng ở Đức gần đây đang có xu hướng cần nhân lực rất lớn bởi vì dân số ở Đức đang có xu hướng già đi và cần được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Việc dân số già đi cùng với sự quan tâm của chính phủ Đức về các phúc lợi trong bảo hiểm y tế khiến nhu cầu về nhân viên điều dưỡng tăng lên nhanh chóng.
Nếu du học ngành y đa khoa cho hệ đại học ở Đức quá đòi hỏi quá cao so với năng lực của mình, thì bạn có thể chọn học các nhóm ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, mức lương cũng tương đối cao khoảng 35.000 Euro/năm và không quá khắt khe về học lực, giúp bạn chạm đến ước mơ du học Đức một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn là nhân viên điều dưỡng cá nhân cho một hộ nào đó thì mức thu nhập của bạn sẽ tăng thêm khoảng vài ngàn Euro/năm bởi phụ cấp từ chính gia đình đó. Chính vì thế mà những bạn du học sinh đại học khối y sẽ tìm được nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức. Nếu thật sự có niềm tin, sự đam mê và năng lực thì bạn sẽ không lo bị thất nghiệp khi ở đây.
4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức đối với du học nghề
Các bạn trẻ du học sinh Việt Nam khi chọn du học nghề sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức
Cộng hòa Liên bang Đức rất chú trọng đến việc đào tạo nhân lực học nghề để thúc đẩy nền kinh tế. Du học nghề vẫn là con đường chính trong hội nhập kinh tế và tạo ra thị trường việc làm cho những người trẻ tuổi, nhất là các du học sinh nước ngoài.
Một phần học học nghề không được nhiều bạn trẻ người Đức chọn học, nên một sự khát nhân lực quốc tế là rất lớn. Các bạn trẻ du học sinh Việt Nam khi chọn du học nghề sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức, điều đó là chắc chắn và các bạn hãy yên tâm lựa chọn học nhé.
Có nhiều ngành nghề ở Đức đang cần nhiều nhân lực và chính sách học nghề rộng mở cho du học sinh như: ngành y tá, ngành phục vụ, ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, ngành điện tử, ngành kinh doanh, ngành thiết kế đồ họa, ngành nghề thủ công, ngành thời trang, ngành dược, ngành du lịch.
Bất kỳ ngành học nào, từ kinh tế đến y khoa nếu bạn đầu tư hết sức, có sự quyết tâm và luôn không ngừng phát triển năng lực của mình thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ không bao giờ khép lại.
Bất kỳ ngành học nào nếu bạn đầu tư hết sức và không ngừng phát triển năng lực của mình thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ không bao giờ khép lại.
Khi đã được đặt chân đến Đức du học, bạn hãy dành hết tâm huyết đầu tư cho nó, tìm mọi cách, mọi hình thức để việc học của mình cải thiện hơn qua từng ngày, tăng cường các mối quan hệ xã hội có ích, hòa nhập với cộng đồng và cho phép bản thân bước ra khỏi vỏ bọc trước kia đi, thì quãng thời gian du học tại Đức sẽ là khoảng thời gian tuyệt đẹp đối với bạn.
Chúc bạn thành công!
Giải đáp tất cả thắc mắc về du học nghề Đức – Bạn hỏi tôi trả lời
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/cơ-hội-việc-làm.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-11-30 03:27:412022-12-01 06:19:10Có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức không?
Chúng ta cùng tìm hệ thống giáo dục Đức ở bài viết bên dưới nhé.
Đức có một hệ thống chính phủ liên bang cấp cho 16 quốc gia thành viên mức độ tự chủ cao trong chính sách giáo dục. Bộ Giáo dục Liên bang tại Berlin có vai trò tài trợ, hỗ trợ tài chính và quy định về giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu đầu vào trong các ngành nghề. Nhưng hầu hết các khía cạnh khác của giáo dục thuộc thẩm quyền của các quốc gia riêng lẻ, hoặc Bang.
Một luật liên bang có một luật giáo dục đại học, trực tiếp cung cấp một khung pháp lý bao quát cho giáo dục đại học. Một cơ quan điều phối, Hội nghị Thường trực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa, đã tạo điều kiện cho sự hài hòa các chính sách giữa các quốc gia. Các quy định và luật pháp nhất quán trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn có thể có sự khác biệt đáng kể trong các lĩnh vực chính. Trong quá khứ gần đây, ví dụ, độ dài của chu kỳ giáo dục trung học thay đổi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Và các cách tiếp cận chính trị khác nhau đối với học phí ở các tiểu bang khác nhau có nghĩa là sinh viên ở một số tiểu bang đã trả € 1.000 ($ 1,100) phí hàng năm trong khi một số khác lại có được chính sách miễn học phí.
Giáo dục mầm non ( Mẫu giáo – Kindergarten)
Là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ ba đến sáu tuổi, chính thức không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Tiếp sau đó là 9 đến 10 năm giáo dục bắt buộc đối với trẻ em có quốc tịch Đức, trẻ em công dân nước ngoài, và trẻ em không quốc tịch đang sống tại Đức.
Giáo dục tiểu học ( Cấp 1 – Grundschule)
Ở Đức thường kéo dài 4 năm. Riêng ở Berlin và Brandenburg là 6 năm. Cha mẹ có nhiều lựa chọn về trường học cho con cái mình. Các trường công lập thì miễn phí và hầu hết trường tiểu học ở Đức là trường công lập. Ngoài ra còn có các trường đặc biệt như trường Waldorf, trường Montessori, các trường của nhà thờ và các trường tư thục khác.
Giáo dục bắt buộc ở Đức bắt đầu từ sáu tuổi, và ở hầu hết các tiểu bang, kéo dài trong chín năm. Giáo dục tiểu học là giai đoạn duy nhất trong giáo dục Đức nơi tất cả học sinh học cùng loại trường. Từ lớp 1 đến lớp 4 (lớp 1 đến lớp 6 là một số tiểu bang thuỳ theo quy định), hầu hết tất cả các học sinh Đức đều theo học tại trường tiểu học, nơi học sinh học các môn chung chung cơ bản. Vào năm học cuối cùng tại trường tiểu học, học sinh chuyển sang các loại trường trung học cơ sở khác nhau.
Học sinh được gửi cho các trường dựa trên khả năng học tập. Quá trình này thường được gọi là theo dõi trực tuyến. Phụ huynh ở hầu hết các tiểu bang có thể chọn hoặc gửi con đến các trường trung học dạy nghề, hoặc đăng ký vào trường dự bị đại học. Ở một số tiểu bang, các khuyến nghị trường học ảnh hưởng đến việc theo dõi. Ở các tiểu bang khác, bài tập là bắt buộc dựa trên điểm trung bình.
Hệ thống giáo dục trung học bao gồm nhiều chương trình ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các chương trình này nhấn mạnh hoặc kỹ năng nghề nghiệp hoặc chuẩn bị cho giáo dục đại học, tùy thuộc vào theo dõi.
Hệ thống giáo dục Đức – Hệ trung học cơ sở – ( Cấp 2 )
Giáo dục trung học cơ sở bao gồm các bốn loại trường với các mức độ học thuật khác nhau:
Hauptschule(“trường cơ bản”) là loại trường trung học cơ sở ít hàn lâm nhất và thiên về chuẩn bị cho dạy nghề. Kỳ thi tốt nghiệp Hauptschule gọi là Hauptschulabschluss, sau khi học xong lớp 9.
Realschule(“trường thực hành”) có phạm vi học thuật rộng hơn và bắt đầu từ lớp 5 hoặc lớp 6 tùy từng bang đến hết lớp 10 hoặc lớp 11. Ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,6 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Hệ này kết thúc với kỳ thi tốt nghiệp Mittlere Reife.
Cuối bậc tiểu học, giáo viên thường tổ chức các khóa định hướng cho học sinh của mình tùy theo năng lực học tập của các em. Mục đích là để học sinh tiểu học có sự lựa chọn trường trung học thích hợp cho mình.
Sau khi hoàn thành cấp học trung học, có một hệ thống trường trung cấp nghề, gọi là Berufsschule, kéo dài từ 2 đến 3 năm rưỡi, cho những người muốn học tiếp. Một hệ thống đặc biệt của trường dạy nghề gọi là Duale Ausbildung cho phép học sinh về các khóa học nghề để làm trong dịch vụ đào tạo trong một công ty cũng như “ở trường nhà nước.
Trung học phổ thông ( Cấp 3 ) – Hệ thống dạy nghề kép
Đức có nhiều chương trình dạy nghề khác nhau ở cấp trung học phổ thông.
Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất của giáo dục nghề nghiệp tập trung vào việc đào tạo thực hành. Hơn 50 phần trăm sinh viên dạy nghề Đức theo học hệ thống giáo dục này. Cái gọi là hệ thống kép này, có sự kết hợp giữa hướng dẫn lớp học lý thuyết với đào tạo thực tế trong môi trường làm việc thực tế, thường được xem là mô hình cho các quốc gia khác đang tìm cách giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong thời kỳ thất nghiệp thanh niên cao ở nhiều nước OECD, Đức có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên OECD thấp thứ hai sau Nhật Bản – một thực tế thường được quy cho hệ thống kép.
Học sinh trong hệ thống kép được nhận sau khi hoàn thành giáo dục trung học cơ sở. Hệ thống này được đặc trưng bởi các chương trình kép, trong đó học sinh theo học một trường dạy nghề trên cơ sở bán thời gian, hoặc trong các khối kết hợp của tuần, hoặc trong một hoặc hai ngày mỗi tuần. Phần còn lại của sinh viên thời gian dành cho đào tạo thực tế tại nơi làm việc. Các công ty tham gia các chương trình này có nghĩa vụ đào tạo theo quy định quốc gia và trả cho sinh viên một mức lương. Các chương trình kéo dài hai đến ba năm rưỡi, và kết thúc bằng một cuộc kiểm tra cuối cùng được thực hiện bởi cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực này, thường là các hiệp hội công nghiệp khu vực như Phòng Công nghiệp và Thương mại và Phòng thủ công.
Chứng chỉ cuối cùng được trao cho sinh viên tốt nghiệp hệ thống kép thường là bằng cấp chính thức, được chính phủ công nhận chứng nhận cho sinh viên các kỹ năng trong các nghề được quy định. Trong năm 2015, đã có tới 328 nghề nghiệp chính thức như vậy với các chức danh khác nhau, từ người thợ mộc, người đến chuyên gia thuế vụ, đến người kỹ thuật viên nha khoa và người biên tập phim và video.
Nhiều trường dạy nghề cũng cung cấp cho sinh viên một con đường đến giáo dục đại học thông qua các khóa học trình độ kép. Những sinh viên đi theo hướng này phải có chứng chỉ hoàn thành của khoa học ứng dụng, đủ điều kiện để họ được tiếp cận với kiến thức học thuật của giáo dục đại học, được gọi là các trường đại học khoa học ứng dụng, cũng như các trường đại học chính quy ở các tiểu bang. Phần lý thuyết của chương trình này thường được hoàn thành sau 12 năm.
LƯU Ý: Một số chương trình dạy nghề đã trở nên phổ biến với những sinh viên đã đạt được trình độ tuyển sinh đại học trên đường trung học phổ thông định hướng học thuật. Một trong bốn sinh viên bắt đầu một chương trình dạy nghề vào năm 2013 trước đó đã đạt được chứng chỉ đầu vào đại học. Tuy nhiên, nhìn chung, tuyển sinh trong ngành dạy nghề đã giảm trong những năm gần đây do thay đổi nhân khẩu học và tăng số lượng sinh viên theo dự bị đại học.
Giáo dục phổ thông ( Cấp 3) – Dự bị đại học
Khi người Đức đề cập đến nghiên cứu dự bị đại học, họ thường nghĩ đến “Abitur”, bài kiểm tra cuối cùng quan trọng, phiếu đánh giáo dục trung học phổ thông – và thường có tác động đáng kể đến sự nghiệp học tập của học sinh. Các chương trình của Abitur chủ yếu diễn ra tại một loại trường chuyên dụng có tên là:
Gynasium (“trường khoa học”) dành cho học sinh chuẩn bị tham gia giáo dục đại học. Để được vào học ở đây, ở một số tiểu bang học sinh phải đủ điểm hoặc qua kỳ thi tuyển sinh mới được vào học (Ở Bayern phải được điểm trung bình 2,3 từ 3 môn Toán, tiếng Đức và Kiến thức tổng quát cuối lớp 4). Nếu được tuyển, học sinh được học liền một mạch từ lớp 5 hoặc lớp 6 đến lớp 12, thậm chí có cả lớp 13 tùy bang. Kết thúc là kỳ thi tốt nghiệp Abitur.
Giáo trình được thiết kế để đảm bảo hoàn thành, hay sẵn sàng cho giáo dục đại học dựa trên nghiên cứu bắt buộc về các môn học chính bao gồm: ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật, khoa học xã hội, toán học và khoa học tự nhiên. Chương trình kết thúc với kỳ thi Abitur cuối cùng bằng văn bản và bằng miệng nghiêm ngặt, được giám sát bởi các bộ giáo dục của các tiểu bang, hầu hết trong số đó bắt buộc phải có nội dung tiêu chuẩn cho một kỳ thi tập trung giành cho tất cả học sinh.
Gesamtschule là loại trường trung học tổng hợp. Trường Gesamtschule có thể tổ chức chương trình tiền đại học cho học sinh ưu tú, chương trình phổ thông cho học sinh trung bình và chương trình đơn giản cho học sinh ít có khả năng hơn.
Giáo dục sau phổ thông trung học
Đức vẫn có tỷ lệ nhập học và tốt nghiệp đại học dưới trung bình so với các nước công nghiệp khác. Theo OECD, 53 phần trăm thanh niên quốc tịch Đức tham gia chương trình giáo dục đại học năm 2013, so với mức trung bình 60 phần trăm trong số các quốc gia thành viên OECD
Mặc dù thực tế này tương đối tỷ lệ đầu vào tương đối thấp ở cấp độ đại học, tuy nhiên, nó không hoàn toàn tính đến tỷ lệ tốt nghiệp của Đức, vẫn ở dưới mức trung bình: Chỉ 35 phần trăm của tất cả các sinh viên Đức học đại học (trừ sinh viên nước ngoài) thực sự tốt nghiệp với, Đức xếp ở vị trí thứ ba nước cuối cùng trong một báo cáo OECD 2015.
Ngoài giáo dục đại học và không đại học, Đức hiện có 396 tổ chức giáo dục đại học được nhà nước công nhận. Các tổ chức có hai loại: 181 trường đại học và trường đại học tương đương, bao gồm các trường đại học sư phạm chuyên ngành, đại học thần học và đại học mỹ thuật; và 215 trường được gọi là trường đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschulen).
Sự khác biệt chính giữa hai loại tổ chức là tập hợp tổ chức đầu tiên dành riêng cho nghiên cứu cơ bản và cấp bằng tiến sĩ, trong khi Fachhochschulen (FHs) định hướng theo ngành học thuật chuyên hơn và tập trung vào ứng dụng kiến thức thực tế. Cả hai tổ chức đều cấp bằng Cử nhân và Thạc sĩ, nhưng FHs không có quyền cấp bằng tiến sĩ. Các chương trình FH thường bao gồm học phần thực tập thực tế và có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh doanh và khoa học máy tính.
Một điểm khác biệt nữa nằm ở yêu cầu nhập học: Trong khi điều kiện vào các trường đại học ở hầu hết các tiểu bang khá khắc khe và yêu cầu cao hơn, chương trình học tại Fachhochschulen lại có yêu cầu đầu vào thấp hơn và bớt khắc khe.
Về tuyển sinh, hơn 60 phần trăm sinh viên năm 2015 (1.756.452) học tại các trường đại học, trong khi khoảng một phần ba sinh viên (929.241) theo học tại Fachhochschulen.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/06/105040283_272395307508524_5333473921116090501_n.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-06-01 08:22:072021-11-25 06:59:56Tìm hiểu hệ thống giáo dục Đức
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2019/04/Borsfleth_Alte_Dorfschule_v._1683_Sommer_2005.jpg9441182Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2019-04-24 04:55:442021-11-25 07:01:48NHÀ Ở CHO DU HỌC SINH TẠI ĐỨC !!!
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2019/04/52632951_308437609814183_8759182081856110592_n.jpg394700Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2019-04-04 03:20:272021-11-25 07:02:58CÁCH PHÂN LOẠI RÁC TẠI ĐỨC – CÓ THỂ BẠN CHƯA ?!?
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2019/02/German-Culture-and-Traditions-696x464.jpg464696Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2019-02-13 07:00:262021-11-30 01:54:39HOÀ NHẬP VĂN HOÁ ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC VÀ KINH DOANH!!
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2019/01/Happy-New-Year-image-1.jpg14931920Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2019-01-02 08:53:232021-11-25 07:02:59TRUYỀN THỐNG NĂM MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ TẠI ĐỨC!! I. CÁCH ĐÓN GIAO THỪA Ở ĐỨC