Hẳn các bạn sau khi xem xong phần I xong, đã biết phần hành lý cần thiết khi đi du học Đức đầu tiên là: Tiền, Giấy tờ cá nhân, Đồ dùng học tập và vật dụng cá nhân rồi đúng không. Hãy cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu xem những vật dụng cần thiết khác mà bạn nên chuẩn bị cho cuộc hành trình sắp tới của mình là gì nhé!
5. Giày dép
Giày thể thao (ko thể thiếu vì ở Đức đi bộ nhiều) – nên mua 1 đôi thật tốt đi lúc ban đầu vì ở Đức các bạn phải đi bộ nhiều. Đừng mang quá nhiều giày vì mua ở Việt Nam thường đắt hơn, bên này bạn tha hồ lựa chọn, thậm chí có rất nhiều kiểu sneaker lúc sale chưa đến 10 Euro. Các bạn học viên thừa chọn mùa SALE mua giày cho bản thân và gửi về tặng gia đình, vừa xịn xò lại kinh tế và bền vì giày mua ở Đức bạn có đi đến mòn đế mới hỏng.
Nên mang giày điệu cao gót (vì ở Đức có thể chân bạn nào nhỏ quá sẽ khó mua và không có nhiều kiểu điệu theo dạng châu Á thích)
Dép tông, dép tổ ong (đi biển + đi trong nhà)
6. Áo quần
hành lý cần thiết khi đi du học Đức- Áo quần
6.1 Đồ mùa hè
Áo dài + áo vest + áo sơ mi lịch sự để đi những dịp trang trọng hoặc có liên quan về giới thiệu văn hoá Việt Nam. Đây là 2 loại thời trang khá là mắc bên Đức. Và nói về size cũng rất khó để hợp với bạn. Bên này khi đi dự tiệc hay đại loại đi 1 chương trình gì lớn. Mọi người đều mặc đồ rất lịch sư. Bạn nên chuẩn bị 1 bộ đồ Vest hoặc Áo Dài mang sang để có thể đi thi thố với anh chị em…. Các chương trình người việt tổ chức thì đa phần nữ sẽ mặc áo dài để cho đẹp mà độc.
Nên mang theo quần jean + áo thể thao vì size ở Đức thường sẽ bị rộng và dài, khó mua đối với các bạn có chiều cao hạn chế.
6.2 Đồ mùa đông
Áo quần giữ nhiệt, áo len, đồ lạnh (áo phao), khăn mũ len, găng tay bạn nên mang ít vì bên này SALE rẻ và đẹp
Đồ mùa đông các bạn cũng không nên mua nhiều ở Việt Nam tại chất lượng thường không tốt, sang đây giặt vài lần sẽ bị xù lông, và không có đủ ấm cho mùa đông. Bên này các bạn có thể chọn lựa tha hồ mua đủ loại với giá khá mềm nếu chịu khó đợi các đợt giảm giá. Nếu bạn nào ko ngại thì cũng có thể mua trên E Bay, ra chợ trời (Flohmarkt) với mức gía rẻ như cho mà thỉnh thoảng cũng độc lạ mà chất lượng không kém…
*** Kinh nghiệm bản thân
Bạn không nên mang nhiều quần áo, giày dép, chỉ mang đủ dùng cho vài tháng đầu tiên ở Đức. Vào mùa sale lớn (2 lần trong năm: cuối mùa đông và cuối hè) các mặt hàng này thường rẻ hơn cả ở VN với chất lượng xuất khẩu châu Âu !!!
7. Mỹ phẩm
Mang theo một ít loại mĩ phẩm thường dùng (nếu còn dư ở VN). Con gái nên mang bên mình vài thỏi son mình thực sự thích, kem nền, phấn, kẻ mày, bấm mi…mỗi thứ một tí, sang có mà dùng. Sau này rành thì bạn có thể tự ra siêu thị mua các hãng mỹ phẩm nội địa của Đức như DM, Rossmann và một số hãng sản xuất ở Ý, Pháp vừa rẻ, vừa tốt và hợp với khí hậu khô/nẻ bên này hơn !!!
7. Thuốc men
Thuốc đặc trị của mỗi bạn
Các loại thuốc cảm, giảm đau, hạ sốt, thuốc đau bụng và men tiêu hóa,…
Ở Đức khám bệnh là hoàn toàn miễn phí và sẽ được cấp thuốc theo chỉ định và toa của bác sĩ
*** Kinh nghiệm bản thân
Bạn chỉ nên mang mỗi thứ một vỉ vì hết hạn sử dụng không dùng được. Ở Đức khám bệnh là hoàn toàn miễn phí và sẽ được cấp thuốc theo chỉ định và toa của bác sĩ . Thuốc theo toa thì mỗi lần bạn chỉ mất 5 Euro/lần lấy thuốc tại quầy bất kể nhiều hay ít. Nếu nằm viện thì học viên được bảo hiểm trả toàn bộ tiền chẩn đoán bệnh, viện phí, thuốc men trong suốt thời gian điều trị !!!
8. Đồ bếp và thực phẩm
8.1 Đồ bếp
Nồi cơm điện nhỏ – Vật rất cần thiết, bạn nhớ mang đi nha! Mua cái nồi nào tốt 1 chút đủ nấu tầm 2 -3 người ăn là đủ rùi. Sang đây bạn sẽ ăn ít gạo lại và thay vào đó là các loại bún, phở, mì sợi, bánh mì, khoai tây…. Tại vì gạo tầm 2-3 Euro/kg mắc hơn so với ăn đồ ăn của Tây, thay vào đó bạn nên ăn nhiều thịt, rau cá vừa để giảm béo lại có nhiều năng lượng phục vụ cho việc học nè. Và đừng quên mang theo đũa để ăn cơm nhé! Ở đức đũa 10 đôi 3 Euro mà chất lượng không tốt như ở VN.
Dao thì mang 1 con tốt nhiều công dụng để có thể dùng mọi nơi. Dao Đức loại bén thì rất mắc (tầm 100 Euro).
Xoong nồi chảo không nên mang theo tốn kg vì rất nặng. Mấy ngày đầu bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu tất cả các món như cơm, cháo, xôi, mì tôm…. Sau đó bạn có thể ra chợ trời Flohmarkt vào cuối tuần để tìm mua nồi, chảo với giá 1-3 Euro/cái hoặc là tìm mua ở các Kauf trong chợ cũng không quá đắt đâu.
Chén/bát ăn cơm + tô to (ăn mì tôm, phở) + đũa
8.2 Thực phẩm
Mì tôm, 1kg gạo cho bữa ăn đầu tiên
Gia vị khô (ớt bột, ngũ vị hương, ruốc sả, muối vừng,…)
Gia vị hầm tiềm (táo tàu, nấm hương/nấm đông cô,…)
Đồ ăn, Đặc sản, xí Mụi, Me chua, Bánh Pía… Mang sang ăn từ từ. Sang mới thấy những đồ đó như hàng cấm ý, hiếm, chợ châu á thì có, nhưng ít đồ Việt Nam. Gia vị Việt (bột nêm, gia vị…) vì thế lại càng hiếm, nếu có thì mùi vị cũng không đậm đà.và “Đắt”.
Mang hạt rau thơm sang đây nếu chỗ ở có vườn hoặc ban công trồng trong hộp thì có thể trồng, không thì làm quà tặng các bạn Đức.
*** Kinh nghiệm bản thân
Nồi cơm điện ở Đức cũng có bán, các bạn có thể đặt mua ở Amazon chuyển về tận nhà hoặc mua ở cửa hàng điện tử như Saturn, Media Markt…
Thực phẩm ở Đức khá rẻ và đa dạng (trừ rau tươi ^^) nên các bạn không cần phải mang theo nhiều mà chỉ cần một ít cho những ngày đầu tiên mới sang chưa thích nghi được với đồ ăn Tây hoặc vào chủ nhật/ngày lễ chưa mua sắm kịp.
Cấm mang thực phẩm tươi sống, các sản phẩm từ thịt cá (khô bò, khô gà, mắm các loại,…), cây xanh và hoa quả !!!
Du học nghề Đức – COVID-19? Không thể cản được các bạn học viên IECS bay sang Đức
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc ,chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/03/hành-lý-cần-thiết-khi-đi-du-học-Đức-P2.png11482048Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-02-25 11:41:332021-11-30 02:02:26Hành lý cần thiết khi đi du học Đức – Phần II
Sau khi nhận được Visa các bạn thường rất hồi hộp chuẩn bị hành lý cần thiết khi đi du học Đức. Vậy hành lý cần thiêt khi đi du học Đức là gì? nên mang những gì là đủ, là hợp lí và có thể sử dụng được tại Đức!?!
Hãy cùng IECS và Vuatiengduc tìm hiểu xem những vật dụng cần thiết mà bạn nên chuẩn bị cho cuộc hành trình sắp tới của mình là gì nhé!
Bài viết rất dài nên mình sẽ chia làm hai phần để tiện theo dõi các bạn nhé. Link Phần 2
1. Hành lý cần thiết khi đi du học Đức đầu tiên là tiền.
Tiền là một trong những vật dụng hữu ích đầu tiên mà các bạn không nên quên khi sang Đức. Khoảng 500 Euro là đủ cho các bạn chi tiêu những ngày đầu tại Đức vì phải mất tối thiểu 2-4 tuần thì tiền ở tài khoản phong toả mới vào được thẻ ngân hàng của bạn (nếu bạn nào nhà có kinh phí dư dả chút thì cầm theo 1000 euro cho thoải mái nhé!).
Ngoài ra có thể chuẩn bị 1 ít xu lẻ (đồng 1 euro, 2 euro) để có thể dễ dàng lấy xe kéo ở khu hành lí khi xuống sân bay hoặc mua vé xe tàu, vé bus cho chặng đường về nhà của bạn hoặc đơn giản là mua chút thức ăn nhanh lỡ đói bụng dọc đường.
Khi xuống sân bay, các bạn sẽ đi theo mũi tên chỉ dẫn đi thẳng ra chỗ lấy hành lí (Gepäckausgabe). Tại sân bay Frankfurt các bạn có thể dùng tiền xu bỏ vào máy và kéo mạnh xe đẩy để lấy ra dùng chuyên chở vali để đỡ nặng và mất sức.
Update: từ 2018 thì tại sân bay bạn chỉ có thể lấy hành lí bằng cách trả tiền qua thẻ ngân hàng nên các bạn có thể chủ động nhờ những hành khách đi cùng lấy giúp xe và đưa lại tiền xu 2 Euro cho họ. Thường người Đức rất thích giúp đỡ người khác nên hãy mạnh dạn hỏi nhé. Nếu không thì các bạn nhờ các cô/chú đi cùng là người Việt nha. Ở sân bay bạn có thể sử dụng free Wifi để check in và báo tình hình về cho gia đình để mọi người an tâm nhé!
2. Hành lý cần thiết khi đi du học Đức thứ hai là giấy tờ cá nhân.
Toàn bộ Hồ Sơ nhập học được ĐSQ trả lại sau khi nhận Visa
Giấy khai sinh
Bằng ĐH kèm bảng điểm và giấy xác nhận thực tập/đi làm ở cty (đối với các bạn đi hệ công nhận bằng cấp)
10 ảnh hộ chiếu 35×45 cm chuẩn Đức như mẫu bên dưới (nền màu ghi để sang đây dùng dần vì chụp ở máy tự động rất mắc 8 Euro/4 ảnh và không đẹp nữa)
*** Kinh nghiệm bản thân
Các bạn nên lưu lại một bản scan giấy tờ cá nhân (giấy khai sinh, hộ chiếu, Visum và ảnh thẻ bản digital) để khi cần có thể sử dụng liền. Danh sách các giấy tờ kể trên bạn nên cầm theo BẢN GỐC sang Đức.
Bên này các cơ quan không chấp nhận tài liệu dịch và công chứng tại Việt Nam (trừ giấy tình trạng hôn nhân đã được Hợp pháp hoá lãnh sự Đức tại Việt Nam) vì không có giá trị pháp lí tại Đức. Khi sang Đức các bạn phải dịch giấy tờ qua phòng dịch tuyên thệ có đăng kí tại Đức mới được sử dụng hoặc thông qua các phòng công chứng (Notar) tại Đức !
Điện thoại + sạc dự phòng (rất cần khi đi máy bay và đi chơi xa)
Ổ cắm 2 chân đầu tròn, giắc cắm chuyển đổi từ 2 chân sang 3 chân vì ở Đức các ổ cắm điện đều là đầu tròn 2 chân cả ^^
Một ít sách, truyện..v..v
Ở Đức các ổ cắm điện đều là đầu tròn 2 chân
*** Kinh nghiệm bản thân
Nếu có điều kiện thì bạn có thể mua máy tính xách tay (Laptop) khi đã sang Đức. Giá bên này có cao hơn một chút so với ở Việt Nam nhưng về độ bền và chế độ bảo hành thì các bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Tất cả các mặt hàng của Đức các bạn đều có thể đổi trả hoàn lại 100% tiền trong vòng 14 ngày sau khi mua. Các đồ điện bạn có thể mua tại cửa hàng Saturn, Media Markt. Và nếu bạn nào chọn mua online thì giá sẽ mềm hơn một chút. Nhớ check giá trước xem trang nào online hiện đang bán mặt hàng của mình rẻ nhất (preisvergleich.de, notebooksbilligede,…)
Hành lý cần thiết khi đi du học Đức ko thể thiếu đó là vật dụng cá nhân như kim chỉ, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt, dao cạo râu, gel vuốt tóc (mỗi thứ 1 cái/chai nhỏ thôi để dùng ban đầu.
Những thứ bé bé như bàn chải, hay dũa móng tay, bấm móng tay, ghim bé bé nên mang. Những thứ này lúc ở Việt Nam nghĩ là không quan trọng nhưng khi sang Đức mới thấy là rất cần thiết. Lúc đầu sang bạn chưa biết chỗ mua thì có thể dùng tạm, mà nó lại không quá nặng.
*** Kinh nghiệm bản thân
Các đồ dùng văn phòng phẩm và vật dụng cá nhân tại Đức bạn có thể mua ở DM, Rossmann, cửa hàng 1 Euro hoặc để ý đọc báo quảng cáo các chương trình giảm giá theo từng đợt (Aktion) ở các chuỗi siêu thị như Lidl, Aldi khá đầy đủ và rẻ. Nếu cần gấp bạn có thể tìm mua ở nhà sách hoặc cửa hàng chuyên bán đồ văn phòng phẩm thì đắt hơn khoảng 3 lần.
Đối với các bạn nam có thể sắm thêm tông đơ để qua đây tự cắt tóc cho nhau vì cắt tóc bên đức khá mắc (20-35 Euro/lần cắt khô không gội) và nữ thì từ 35 Euro trở lên nếu muốn chọn hiệu cắt đẹp một chút. Thuốc lá cũng là một thứ xa xỉ ở Đức (7 Euro/bao) nên ai có nhu cầu thì có thể cầm một ít (không khuyến khích vì hại sức khoẻ nếu bỏ luôn được thì càng tốt ^^).
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc ,chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/03/hành-lý-cần-thiết-khi-đi-du-học-Đức-P1-.png11472048Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2021-02-25 11:16:092021-11-30 01:49:35Hành lý cần thiết khi đi du học Đức – Phần I
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam tìm cách nhập cư vào Đức, trong đó có cả hình thức nhập cư hợp pháp và cả hình thức nhập cư trái phép vào Đức để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên ngoài những hình thức nhập cư chính thống, có những hình thức nhập cư trái phép vào Đức mà nhiều người đã phải trả một cái giá khá đắt hoặc có một kết thúc không có hậu.
1. Nguồn lao động nhập cư trái phép từ Việt Nam vào Đức trước 1990
Nhập cư trái phép tại Đức
1.1. Thực trạng tại các vùng Tây Đức
Nguồn lao động nhập cư trái phép của người Việt tại Tây Đức từ những năm trước 1990 là những người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ, có tất cả 208 gia đình người Việt Nam với tổng cộng 644 người đến Hannover vào năm 1978. Một tập thể vào Đức nhưng chẳng ai biết nói tiếng Đức. Trong nhóm dân này họ đã trải qua:
– Họ nhận được trợ cấp chính phủ bởi phúc lợi xã hội và giúp đỡ tìm việc làm.
– Cơ hội hồi hương khi đến vùng đất mới khá thấp.
– Họ tham gia thị trường lao động với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau để kiếm sống, nhưng hầu hết là tập trung vào ngành kim loại.
Đến khi Đức thống nhất, Tây Đức lúc này có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và người thân của họ được vào Đức theo diện đoàn tụ gia đình.
1.2. Thực trạng tại các vùng Đông Đức
Người Việt buôn bán thuốc lá lậu để kiếm sống
Các giai đoạn của người Việt tại Đông Đức:
Khi xưa Đông Đức có một số lượng lớn những sinh viên miền Bắc được mời tham gia vào các chương trình học tập và đào tạo từ thập niên 1950. Đến những năm 1973, sự hợp tác được mở rộng, họ hứa sẽ có thêm 10.000 người nữa được đào tạo trong 10 năm kế tiếp. Sau đó có những giai đoạn chuyển tiếp:
– Năm 1980, Đông Đức ký hiệp định với nước CHXHCN Việt Nam để các hàng Đông Đức đào tạo người Việt.
– Giữa năm 1987 và 1989, Chính phủ Đông Đức tận dụng hình thức đào tạo này để viện trợ phát triển cho các thành biên nghèo trong khối xã hội chủ nghĩa.
– Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Ngoài ra có một bộ phận không có học thức chỉ có thể tìm kiếm cơ hội qua việc buôn bán thuốc lá một cách trái phép.
– Từ một dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đã tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung trong các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.
Cuộc sống của lao động Việt Nam tại Đông Đức:
Cuộc sống của người lao động Việt Nam tại Đông Đức
– Những người lao động khách Việt Nam nhận tiền lương khoảng M 400/tháng, trong đó chính phủ Việt Nam lấy 12%, và một phần khác được trả bằng hàng hóa tiêu dùng—chủ yếu là máy may, xe đạp, quần áo, đường và xà phòng—thay vì tiền mặt vì lạm phát.
– Sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số người lao động khách ở miền Đông bằng cách cho mỗi người M3.000 để rời khỏi Đức và hồi hương. Hàng chục nghìn người đã đồng ý và về Việt Nam, nhưng những người này lại được thay thế bởi những người Việt làm lao động hợp đồng ở những nước Đông Âu khác xin tị nạn.
– Trong suốt thập niên 1990, các cố gắng của chính phủ Đức để đưa những người nhập cư trái phép này về quê hương không được hiệu quả, vì Đức không muốn cưỡng bức những người này hồi hương và Việt Nam lại không muốn tiếp nhận họ; tuy nhiên, gần 40% bị cấm ở lại Đức dài hạn.
2. Các hình thức nhập cư trái phép vào Đức phổ biến
Hiện nay, các hình thức nhập cư trái phép vào Đức thông qua các trung gian tổ chức đen cứ hàng ngày diễn ra. Từ những cuộc hôn nhân giả, làm giấy tờ giả để được đến Đức, hay cả buôn lao động hiện đại. Dù đó là những hành vi trái pháp luật, nhưng rất nhiều người không hiểu, cố chấp hoặc cố tình không hiểu đã sa vào con đường phạm pháp và hậu quả là rất lớn.
2.1. Thực trạng Hôn nhân giả
Nhập cư bất hợp pháp tại Đức thông qua việc kết hôn giả
Có một sự thật là dù thời hiện đại nhưng vẫn có nhiều nhóm người Việt Nam chọn con đường hôn nhân giả để được định cư tại Đức. Mọi suy nghĩ cứ đơn giản là chuẩn bị một cuộc hôn nhân trên giấy tờ trị giá vài nghìn Euro để được quyền cư trú 2-3 năm tại Đức sau khi xong xuôi giấy tờ, rồi lại đường ai nấy đi. Cứ nghĩ là như thế là xong, chính mình sẽ trở thành một công dân ở Đức thực thụ. Nhưng sau đó là một loạt các hệ lụy vô cùng lớn mà người ngoài không thể biết được.
Một cuộc hôn nhân giả diễn nếu không may gặp đối tượng người vợ hoặc chồng ở Đức một người không tốt, mình chưa biết gì về họ, chưa tìm hiểu kỹ để đánh chân đi liều. Đau đớn khi đó là những người Đức (hoặc người Việt định cư lâu năm) thất nghiệp, nát rượu, nghiện ngập hay có vấn đề gì đó mới chấp nhận hợp tác dịch vụ này. Bạn sẽ mất đi một khoảng tiền lớn có thể lên đến 30 nghìn Euro, suốt ngày lãnh hậu quả khi sống và đối mặt với họ.
Kéo theo đó là những câu chuyện bạo hành, đối xử bất công, mất thêm những khoản tiền khác, chịu thiệt thòi nơi đất khách mà không ai chia sẻ. Nhiều người bị như vậy và trở thành người phụ thuộc của đối phương, nhiều người phải sống trong cảnh bị khủng hoảng tâm lý, bị đe dọa sẽ bóc mẽ câu chuyện giả tạo hôn nhân này với chính quyền. Và kết cục là sau khi mất cả những khoản tiền lớn, bị bạo hành về tâm lý, những người Việt với hình thức nhập cư trái phép vào Đức ấy sẽ tay trắng trở về nước.
Có một thực tế gần đây, tháng 09/2019 chính phủ Đức đã huy động lực lượng 300 cảnh sát đã truy quét một đường dây nhập cư trái phép vào Đức ở 5 tiểu bang. Cảnh sát đã lục soát 33 căn hộ, cũng như các địa điểm cư trú khác. Có 9 người Việt Nam đã bị bắt sau cuộc truy quét này.
Qua điều tra, cảnh sát cho biết ngoài dịch vụ kết hôn giả, nhóm buôn người trái phép này còn cung cấp dịch vụ chứng minh quan hệ bố-con giả, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng của Đức để xin quyền cư trú. Theo các nhà chức trách, mỗi năm có khoảng 5000 trường hợp ‘‘bố giả‘‘ như vậy. Những người Đức đồng ý hợp tác với những đường dây này thường không có công ăn việc làm, chỉ hưởng trợ cấp xã hội.
2.2. Buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu
Nhập cư trái phép vào Đức từ nước thứ 3 như Ba Lan bằng đường bộ hoặc xe
Một hình thức nhập cư trái phép vào Đức nữa của người Việt để được vào Đức đó là buôn người lao động từ Balan và các nước Trung/Đông Âu. Trong vài năm gần đây, số lượng người Việt Nam nhập cư trái phép vào Đức ngày một tăng, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Một sự thật đau lòng và đầy thương xót mà ít ai biết đến.
– Tháng 6/2018, cảnh sát Đức đã bắt được một nhóm buôn người ở gần biên giới Đức – Ba Lan, trong đó có hai kẻ cầm đầu và 12 người Việt Nam, trong đó có 2 trẻ vị thành niên.
– Hai kẻ cầm đầu đã bị bắt, nhóm người lớn được trả về Ba Lan, còn hai đứa trẻ đã được đưa về các trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, cả hai đứa trẻ đều biến mất không lâu sau đó.
Ở Ba Lan, một phiên tòa đã được tổ chức để xét xử các đối tượng có hành vi buôn người trái phép sang Đức. Trong phiên tòa này, một thanh niên Việt Nam đã cho biết: cậu thường xuyên bị đánh đập, đe dọa, bỏ đói cũng như bị bóc lột sức lao động. Hành trình qua Đức để chạm được “giấc mơ Tây Âu” này của cậu đã trải qua rất nhiều khó khăn:
– Từ lúc bà của cậu phải thế chấp nhà của mình cho các tay môi giới
– Sau đó cậu được đưa sang Ba Lan, cậu bị giam trong một căn phòng nhỏ suốt một tuần lễ trước khi được đưa sang Đức với một nhóm 9 người Việt khác.
Theo các nhà chức trách, đã có không ít trường hợp người Việt bị vận chuyển trong các thùng chứa hàng, các thùng đồ đông lạnh và phải chịu những tổn thương về thân thể, thậm chí là tính mạng.
Nhà chức trách Ba Lan gọi đây là hành động buôn người, một dạng nô dịch thời hiện đại. Rất nhiều nạn nhân của những đường dây này là thanh thiếu niên từ các gia đình nghèo, không ít trong số đó là trẻ mồ côi. Trên con đường từ Việt Nam sang Đức, rất nhiều người trong số các thanh, thiếu niên này đã bị bỏ đói, bị ép làm việc không công, đánh đập, thậm chí quấy rối (bản gốc: cưỡng hiếp). Địa điểm cuối cùng của những cuộc hành trình này thường là các sa-lông mát-xa, các cơ sở lao động không có đăng kí rõ ràng.
3. Cái giá phải trả của việc nhập cư trái phép
Cái giá phải trả cho việc nhập cư trái phép tại Đức có khi là rất đắt và đánh đổi bằng mạng sống của bản thân
Những hình thức nhập cư trái phép vào Đức trên đều phải trải qua một cái giá rất đắt.
Trong vụ triệt phá đường dây kết hôn giả gần đây, cảnh sát đã thu giữ được khoản tiền lên tới 5 chữ số. Theo thống kê của Cục phòng chống tội phạm và ma túy của Mĩ, chỉ riêng trong năm 2016, các đối tượng đã thu về 6 triệu đô tiền lợi nhuận. Đối với các vụ án đã được phá, cảnh sát và chính phủ Đức luôn có những biện pháp trừng phạt thích đáng cho các đối tượng chống lại pháp luật.
Một số hình thức phạt cho các đối tượng này tùy theo mức độ và thời gian phạm tội, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng là phạt tù. Đối với các dịch vụ đưa người sang Đức trái phép, tùy theo mức độ nghiêm trọng, hình phạt cho đối tượng tổ chức đường dây sẽ là từ 03 tháng đến 10 năm tù giam.
Nhập cư trái phép tại Đức
Dẫu có thể những người phạm tội trước đó đã có biết được những hậu quả này, nhưng sự ham muốn và ước mơ thay đổi cuộc đời ở bầu trời Tây Âu không chính thức đã khiến họ lâm vào cảnh như vậy. Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, tương lai rộng lớn hơn khi chọn định cư tại Đức là hoàn toàn được mơ ước. Tuy nhiên, thực hiện giấc mơ đó như thế nào, làm gì để đạt được nó mà không phạm pháp, không ảnh hưởng đến hệ quả sau này con cháu phải nhận lấy, không bị vết dơ trong lý lịch thì hãy thực hiện. Có thể bạn sẽ sống sung túc, tốt hơn hoặc sống trong sự hối hận, hổ thẹn, nghèo khó là do bạn chọn. Các bạn trẻ có khả năng học có thể chọn con đường du học nghề với chính sách định cư sau 5 năm tại Đức. Đây là cơ hội giúp các bạn nhập cư hợp pháp vào Đức một cách đường đường chính chính và có một cuộc sống tốt đẹp cho cả thế hệ sau của bạn.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên tư vấn du học Đức, tư vấn du học nghề tại Đức ngành điều dưỡng và trung tâm học tiếng Đức tại TpHCM uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp. IECS công ty số 1 về du học Đức, du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Đức tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính công ty ở tại quận Tân Phú gần sân bay Sài Gòn.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/suNguyHiemCuaNhapCuTraiPhep.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-12-07 19:04:092023-08-02 01:19:54Sự nguy hiểm của việc nhập cư trái phép vào Đức
Trong tình hình dịch Covid-19 hiện tại đang diễn biến phức tạp trên cả thế giới, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nền giáo dục Đức mà cụ thể là tổ chức DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst German Academic Exchange Service – Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức) cũng đã có sự quan tâm rất lớn đến nhóm sinh viên tại đây. Tình hình covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến du học sinh Đức như thế nào? Chúng mình cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Để chống lại sự lây lan của Virus Corona, DAAD đã quyết định có những phản ứng với tình hình này bằng các điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh quảng cáo. Trọng tâm là bảo vệ các đối tác, nhân viên và nhân viên được tài trợ. Với tình hình thay đổi liên tục như hiện tại, việc liên tục cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Viện Robert Koch là rất cần thiết. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến du lịch, có liên quan đến từ Bộ Ngoại Giao Liên bang, các nhà chức trách thường xuyên quan tâm và đánh giá sự phát triển hiện tại.
1. Vì dịch Covid-19 du học sinh Đức không thể bắt đầu chương trình học bổng DAAD
DAAD tạm thời dừng các chương trình cấp học bổng do dịch Covid-19 kéo dài tại nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là Đức. Trong thời điểm này, DAAD đã đưa ra các đề nghị để đảm bảo nhà tài trợ được đưa vào danh sách chuẩn bị khủng hoảng của Bộ Ngoại giao Liên bang, bất kể quốc gia nơi họ đặt trụ sở. DAAD cũng đang yêu cầu những người đã trở lại Đức trong thời gian này tạm thời hủy đăng ký, và lượt khỏi danh sách chuẩn bị khủng hoảng của Bộ Ngoại giao Liêng bang.
2. Các chương trình học bổng DAAD bị ngừng hoạt động vào mùa xuân/hè 2020 do dịch Covid-19
Trường học đóng cửa
DAAD đã tạm dừng hoàn toàn các chương trình cá nhân vào mùa xuân / hè 2020. Đó là:
Các chương trình thực tập của RISE / WISE: Vậy là sẽ không có kỳ thực tập nào có thể diễn ra vào mùa xuân / hè 2020. Các cam kết đã được thực hiện sẽ được ưu tiên vào năm 2021, nếu tình hình tốt hơn và kiểm soát được.
Go East Summer School 2020 và đại hội và các chuyến tham quan diễn thuyết: Hiện tại không có chương trình mới nào được chấp nhận. Các chương trình bị đình chỉ cho đến khi nhận được thông báo thêm.
Với những bạn đã nhận được học bổng DAAD cho kì học mùa đông 2020 hầu như không thể bắt đầu việc học của mình ở Đức. DAAD này sẽ bị hoãn lại cho kì học sau hoặc một số trường có thể áp dụng hình thức học trực tuyến. Một số trường hợp đặc biệt khác cũng có thể xảy ra là học viên sẽ không thể theo tiếp chương trình học bổng này nếu như đại dịch Corona hay Covid-19 lại tiếp tục bùng phát vào mùa thu/mùa đông tại Đức. Trong trường hợp những bạn đang có học bổng ở các quốc gia bị cảnh báo du lịch, DAAD sẽ gia hạn chương trình cho những chuyến trở về Đức và DAAD sẽ hỗ trợ thanh toán các chi phí này.
3. Những trường hợp nhận học bổng DAAD nào có thể tiếp tục được nhập cảnh vào Đức ?
Nếu bạn đang xin học bổng DAAD hoặc đã nhận được giấy xác nhận có được học bổng, chắc là bạn đang phân vân và trăn trở liệu rằng thời điểm nào bắt đầu học bổng được, làm thế nào để bắt đầu học bổng trong tình huống đại dịch liên quan đến corona. Điều tương tự cũng áp dụng cho những người có học bổng, đã trở về nước và hiện đang cân nhắc quay trở lại Đức. Các quốc gia thành viên EU từ quốc gia gần nhau cũng không cho phép nhập cảnh, lý do học bổng nhập học không còn là lý do hợp lệ ngay lúc này.
Từ ngày 2 tháng 7 năm 2020, các công dân của nước thứ ba từ các quốc gia sau sẽ lại có thể nhập cảnh vào Đức từ những nước này mà không bị hạn chế: Úc, Georgia, Canada, Montenegro, New Zealand, Thái Lan, Tunisia, Uruguay. Danh sách các quốc gia này có thể được mở rộng hoặc hạn chế tùy thuộc vào sự phát triển của đại dịch Covid-19.
Kể từ ngày 02/07/2020, công dân của nước thứ ba từ tất cả các quốc gia khác được phép vào Đức cho mục đích học tập (bao gồm cả nghiên cứu tiến sĩ) với điều kiện là nghiên cứu không thể được thực hiện hoàn toàn từ nước ngoài. Do đó, điều quan trọng là các văn phòng thị thực và các quan chức biên giới cần nhìn thấy từ các tài liệu chính thức từ tổ chức chủ nhà Đức rằng bằng cấp hoặc tiến sĩ đòi hỏi phải có mặt ở Đức. Nếu không, thị thực có thể không được cấp hoặc nhập cảnh có thể bị từ chối. Vui lòng liên hệ với trường đại học của bạn.
4. Học bổng từ nhà tài trợ ERASMUS có thể bị thu hồi lại vì trường học đóng cửa
Đối với sinh viên Erasmus, Ủy ban EU đã thông báo rằng sẽ hỗ trợ chi phí lên đến số tiền đã thỏa thuận trước đó cho sinh viên nếu như kế hoạch của chuyến du lịch do dịch Covid-19 phải huỷ bỏ
Phần tiền học bổng có thể phải được thu hồi lại vì hầu hết các trường đại học trong khu vực Erasmus đều đóng cửa
Theo tài trợ của dự án DAAD, trong một số điều kiện nhất định, cũng có thể bắt đầu các biện pháp di động trực tuyến với sự chuyển đổi sau này sang lưu trú vật lý ở nước sở tại.
4. Những lưu ý khi nhập cảnh vào Đức trong mùa dịch Covid-19
Theo pháp lệnh kiểm dịch của các quốc gia liên bang Đức bắt buộc những người đã ở trong “khu vực rủi ro Corona” trong vòng 14 ngày trước khi vào Đức để kiểm dịch tại Đức trong 14 ngày và bắt buộc phải thông báo cho sở y tế địa phương về việc nhập cảnh. Danh sách các khu vực rủi ro được Viện Robert Koch công bố và cập nhật thường xuyên.
Nếu bạn muốn nhập cảnh vào Đức từ một trong các quốc gia hoặc khu vực được liệt kê ở đó, bạn cần kiểm tra chắc chắn xem bạn có thể đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch hay không. DAAD khuyến cáo nếu không phải trường hợp đặc biệt, bạn không nên nhập cảnh vào Đức ngay lúc này, DAAD không thể tổ chức chỗ ở cách ly và không thể chịu bất kỳ chi phí nào cho những việc này.
Cũng không đoán trước tình hình gì sẽ xảy ra với đại dịch này, cũng không đảm bảo được những quốc gia được phép nhập cảnh vào Đức không gặp vấn đề gì, DAAD đã chuẩn bị cho dự án học bổng trực tuyến. Dự án này có thể học từ nước bạn hoặc bắt đầu thời kỳ học bổng bị hoãn nếu bạn không thể vào Đức. Bạn có thể tìm hiểu từ bộ phận chương trình để xem điều này có thể cho chương trình học của bạn và quốc gia gốc của bạn không.
5. Hậu quả của dịch Covid-19 đối với du học sinh Đức
Du học sinh Đức phải giữ khoảng cách 2m trong lớp học
Đại dịch do Virus Corona gây ra ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Các trường đại học cũng bị ảnh hưởng ồ ạt: lịch học đã bị hoãn hoặc hủy, các thư viện và nhà ăn đóng cửa, khuôn viên – giống như hầu hết mọi nơi trong cuộc sống công cộng – vô cùng mỏng manh. Kế hoạch học tập của nhiều sinh viên bị ảnh hưởng. Nguồn thu nhập từ các công việc làm thêm cũng không còn.
Nếu trường hợp một nhóm lớn du học sinh Đức là chưa có việc làm hoặc học bổng bị giáng đoạn, đại diện DAAD khuyến nghị các sinh viên nên tìm kiếm khẩn trương một công việc bán thời gian an toàn trên các cổng thông tin tin cậy.
6. Hậu quả của đại dịch COVID-19 trên thế giới
Tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng cả thế giới
Theo như nghiên cứu và dự báo của DAAD, cuộc khủng hoảng corona sẽ có tác động rất lớn đối với việc quốc tế hóa giáo dục đại học. DAAD muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan toàn diện – được cập nhật liên tục – về tình trạng hiện tại của “Nghiên cứu Corona”.
Do sự lây lan của đại dịch COVID-19, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra trên toàn thế giới. Do các hệ thống giám sát và chiến lược kiểm tra khác nhau cũng như sự chậm trễ giữa thời gian lây nhiễm và thông báo, rủi ro nhiễm trùng thực tế thường không thể được đọc từ dữ liệu đăng ký có sẵn. Do đó, người dân cần thận trọng. Du khách cũng như du học sinh từ tất cả các quốc gia được khuyến cáo nên cách ly 14 ngày sau khi vào nước này.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/Trường-học-đóng-cửa-e1594483573728.jpg346600Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-11 16:55:592023-08-02 01:19:55Tình hình Covid-19 tại Đức ảnh hưởng đến du học sinh như thế nào?
Do ảnh hưởng của COVID-19. Học viên trên cả nước sẽ nghỉ học từ ngày 17/02/2020 cho đến khi có lịch học trở lại. Chính vì thế, hiện nay việc học tiếng Đức đang bị gián đoạn không chỉ trung tâm học tiếng Đức tại Hà Nội, TpHCM . Vậy làm thế nào để vẫn học tiếng Đức online mùa dịch tại TpHCM một cách hiệu quả khi nghỉ dịch ở nhà? Học tiếng Đức ở đâu? Tham khảo những chia sẻ bổ ích ngay dưới đây nhé!
Tự học tập bằng các ứng dụng trực tuyến
Ngoài việc tham gia các khóa học tiếng Đức onlinera, các học viên có thể chủ động tự học tập bằng những ứng dụng online miễn phí. Các app học tiếng Đức tại nhà hiện nay rất nhiều. Đó chính là cách bạn tự chủ động học tập được từ vựng, học các kỹ năng giao tiếp hằng ngày thành thạo hơn.
Ví dụ:
Duolingo, phù hợp cho các bạn tự học tiếng Đức A1. Nó phù hợp học tiếng Đức cho người mới bắt đầu.
Fun Easy Learn. …
Phần mềm học tiếng Đức Memrise. …
Verben (IOS)
Grammatik (IOS)
Tuy nhiên khi học cũng nên chọn lọc các ứng dụng học tiếng Đức sao cho chất lượng tốt nhất và đảm bảo các tài liệu hay những thông tin học tập được đảm bảo chuẩn xác nhất. Khi tải các ứng dụng trực tuyến về học tập, nên tìm hiểu trước về các đánh giá, nguồn gốc ứng dụng với độ chính xác trong ngôn ngữ mà nó đem lại. Học trực tuyến tiện lợi tuy nhiên cần có kỹ năng lựa chọn các loại ứng dụng đáng tin cậy nhất.
Tham gia các khóa học online tại nhà của vuatiengduc
Chương trình học tiếng Đức online luôn được thiết kế phù hợp với từng trình độ tiếp thu của học viên đối với lớp kèm 1-1, hoặc được giảng dạy theo trình độ từng khoá học A1-B2 đối với lớp nhóm nhỏ. Học tiếng Đức có khó không? câu trả lời sẽ là không. Mặc dù học từ xa nhưng nếu bạn biết tuân theo hướng dẫn của giáo viên và nghiêm túc thực hiện các bài tập được giao theo lộ trình thì việc học tiếng Đức vẫn đảm bảo kết quả như trên lớp.
Đối với các khóa học tiếng Đức online các bạn chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet và tai nghe là bạn có thể sẵn sàng học mọi lúc mọi nơi. Toàn bộ giáo trình và tài liệu sẽ được giáo viên gửi cho bạn qua nhóm học trên facebook/zoom.
Lớp học tiếng Đức online của Vuatiengduc đảm bảo:
Lớp học tiếng Đức online sẽ được tổ chức y hệt các lớp học OFFLINE
Giáo viên tương tác hỗ trợ học viên xuyên suốt buổi học
Lớp chất lượng cao tối đa 8-10 học viên/lớp hoặc lớp kèm 1-1
Hệ thống bài tập bổ trợ được trợ giảng giao và kiểm tra hằng ngày
Giáo trình tự học học tiếng Đức, sách học tiếng Đức của bài học sẽ được gửi cho bưu điện và đưa lên mang. Học viên có thể tự download sách học tiếng Đức.
Xoá ngay nỗi ám ảnh về phản xạ giao tiếp với thời gian học 60% với giáo viên Đức ở mọi cấp độ
Hỗ trợ học viên tối đa với phần mềm online học trực tuyến ổn định nhất và hệ thống ngân hàng bài tập trực tuyến qua Zalo/ Skype/ Hang out hoặc email.
Tham gia các nhóm cùng học tiếng Đức trên skype hoặc trên facebook
Trên các trang mạng xã hội lớn như Facebook, skype , hiện có rất nhiều nhóm lập ra nhằm trao đổi hỗ trợ nhau cùng học tiếng Đức Ví dụ như nhóm học tiếng Đức online cùng IECS hay một nhóm mới khác là học từ vựng tiếng Đức theo chủ đề. Cũng chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể tự học tiếng Đức, học tiếng Đức cơ bản, học tập được nhiều điều thú vị khi tham gia các hội nhóm này. Đó là hình thức giúp cho quá trình tiếp thu và học tập nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Không những thế khi giao lưu hội nhóm online cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều bạn bè hỗ trợ cùng học tập và trao đổi tiếng Đức thêm hiệu quả hơn so với việc học một mình. Bởi trên các hội nhóm như thế, việc trao đổi và trò chuyện cùng nhau sẽ góp ý những lỗi sai và học từ vựng siêu nhanh.
Lời kết
Trong mùa dịch cúm đang hoành hành, việc ra dường cần được hết sức hạn chế, đặc biệt là các bạn chuẩn bị ôn thi chứng chỉ tiếng Đức để kịp làm hồ sơ sang Đức. Vì thế trong thời gian ở nhà, các bạn có thể tham khảo những gợi ý trên đây để việc học tiếng Đức không bị dán đoạn nhé.
Bài viết bởi IECS và Vuatiengduc.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên tư vấn du học nghề tại Đức ngành điều dưỡng và trung tâm học tiếng Đức tại TpHCM uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp. IECS công ty số 1 về du học Đức, du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Đức tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính công ty ở tại quận Tân Phú gần sân bay Sài Gòn
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/04/học-tiếng-Đức-online-mùa-dịch-1.jpg6811024Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-11 15:18:122023-08-02 01:19:55Học tiếng Đức như thế nào là tốt nhất trong mùa dịch COVID-19
Khi bạn đã đặt chân đến Đức thì phần nào đó bạn đã đạt được thành công bước đầu trong hành trình du học của mình. Tuy nhiên, để cuộc sống của một du học sinh ở Đức được hài hòa và chi tiêu hợp lý, việc tham khảo thêm kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức của các du học sinh sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn rất nhiều.
1. Các khoản sinh hoạt phí tại Đức
Không những du học sinh mà ai cũng có những khoản cần chi tiêu trong tháng. Với du học sinh Đức thì trung bình 853 Euro/1 tháng là bạn đã có thể dư dả sống tại Đức theo chuẩn của Châu Âu. Đây là con số trung bình đưa ra của Đại Sứ Quán Đức cho các học sinh nước ngoài muốn học tập và sinh sống tại Đức. Để chứng minh được số tiền này bạn buộc phải mở một tài khoản phong toả và nộp giấy chứng minh tài chính khi nộp đơn xin visa.
Theo như kinh nghiệm của các du học sinh tại IECS thì chi phí được chia làm hai dạng như sau:
1.1. Các khoản cần chi của du học sinh Đức:
Các khoản chi như thuê nhà, tiền ăn uống hàng tháng, phí sinh hoạt cần thiết khác như vé tàu xe, điện thoại, mua sắm áo quần… là khoản chi cố định bắt buộc hàng tháng, mà không chi là không được.
Tiền nhà: Để tiết kiệm, các bạn sinh viên nên chọn và tìm cách vào được ở kí túc xá sẽ rẻ hơn thuê nhà bên ngoài rất nhiều. Thường chi phí nhà ở dao động từ 200-300 Euro/tháng tuỳ theo bạn chọn ở thành phố lớn hay nhỏ, ở trung tâm hay xa trung tâm, chọn ở nhà kí túc xá có trợ giá của trường hay tự thuê WG (Wohngemeinschaft). Nếu du học sinh chọn thành phố lớn để ở thì đương nhiên chi phí sẽ cao hơn, có thể lên đến tầm 350 Euro/tháng như tại Frankfurt, Berlin, Hamburg, München. Để tìm được nhà ở tại Đức với giá cả hợp lý các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
Tiền bảo hiểm: Tại Đức có nhiều dạng bảo hiểm cho sinh viên, du học sinh học nghề, bảo hiểm du lịch tư nhân. Nếu là sinh viên thì chi phí sẽ thấp hơn vì được hỗ trợ một phần. Ví dụ bảo hiểm AOK thì là 107 Euro/tháng. Đối với du học nghề thì tiền bảo hiểm sẽ thường do cơ sở đào tạo trả 50% và bạn trả 50% và tuỳ thuộc vào mức lương trợ cấp học nghề của bạn để tính ra được là bạn phải trả bao nhiêu tiền bảo hiểm mỗi tháng. Thường tiền bảo hiểm của du học sinh học nghề sẽ được trừ thẳng vào tiền lương trợ cấp hàng tháng của bạn.
Chi phí điện thoại: Tầm 15, 16 Euro/thàng.
Tiền ăn uống các bữa ăn chính: Tầm 125 Euro/tháng
Tiền thuốc men khi bệnh (hoặc khoản dự phòng): Tầm 17 Euro/tháng.
Tiền học phí: Hệ thống giáo dục tại Đức là hoàn toàn miễn phí học phí. Thường thì sinh viên sẽ đóng các phí quản lý trường học tầm 114 Euro cho 1 học kỳ 6 tháng. Đối với học viên theo chương trình du học nghề Đức thì không phải mất khoản phí này.
Chi phí đi lại: Đối với học sinh thì các bạn sẽ được mua vé tháng giá rẻ hoặc là mua vé kì. Tiền vé tàu chia trung bình dao động từ 20-50 Euro/tháng.
Chi phí giặt đồ: Trung bình một tuần một lần, 2 Euro thì tổng chi phí cho một tháng 8 Euro.
Tổng chi phí cho khoản cần chi: tầm 500-600 Euro/tháng.
1.2. Các khoản muốn chi có thể phát sinh của du học sinh Đức:
Các chi phí hưởng thụ cuộc sống: Mua quần áo, đi du lịch, mua đồ ăn vặt, nuôi chó mèo,…
Chi phí đi du lịch: Du lịch châu Âu cũng ko quá đắt đỏ nếu bạn biết lên kế hoạch và book vé sớm, tầm 300 Euro/lần/3-5 ngày du lịch
Chi phí trả cho các áp trên điện thoại: 31 Euro/tháng
Chi mua đồ ăn vặt, snack: 51 Euro/tháng
Tập gym: 20 Euro/tháng
Tổng các khoản muốn chi thường là các bạn tự cân đối theo sở thích và phù hợp khả năng tài chính của mỗi bạn. Các phí trên là để cho mọi người tham khảo thôi nhé!
Và nhìn chung chi phí trung bình tầm 800 – 1000 Euro/tháng là đã có thể sống tốt tại Đức. Tính ra tiền Việt Nam với mệnh giá hiện tại 1 Euro = 26.000 VNĐ thì khoản chi tầm: 20.000.000 VNĐ – 26.000.000 VNĐ/ tháng. Những bạn tiết kiệm hơn thì chỉ tầm 500-600 Euro/tháng thôi, tiền dư thì bỏ ống :)
Thu nhập bình thường của sinh viên tại Đức thì kiếm được bao nhiêu/tháng
Tại Đức bạn cũng dễ dàng tìm được một số công việc làm thêm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Thông thường các công việc đó như: bồi bàn, thu ngân, nướng bánh,..
Thường bạn sẽ kiếm được khoảng 450 Euro/tháng. Nếu tháng đó bạn kiếm hơn 450 Euro thì bạn sẽ bị tính thêm khoản thuế, còn dưới thì không tính.
Công việc bán thời gian tại Đức cũng giống như Việt Nam và được tính theo giờ. Nếu bạn sống ở thành phố lớn thì lương tầm 10 Euro – 12 Euro/giờ, thành phố nhỏ thì 8, 9 Euro/giờ, và được làm tối đa 20 giờ/ tuần.
2. Tips tìm được nhà thuê giá rẻ
– Để tiết kiệm được một khoản, bạn nên ở ký túc xá vì đã có trợ cấp cho sinh viên nên chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều.
– Ngoài ra để tiết kiệm thêm, bạn có thể chọn nhà xa trung tâm một chút nhưng giao thông thuận lợi và có chuyến tàu công cộng trực tiếp đến trường.
– Hoặc bạn có thể chọn cách ở ghép với sinh viên khác, một căn nhà (hoặc một phòng) nhiều sinh viên ở chung, sử dụng chung nhà bếp, nhà vệ sinh và mỗi người có phòng ngủ riêng.
– Hạn chế chuyển nhà thường xuyên cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí như:
chi phí sơn sửa lại nhà bạn đang thuê trước khi bàn giao lại cho chủ nhà và chuyển đi nơi khác (cái này là đôi lúc bắt buộc vì có điều khoản trong hợp đồng nên mọi người lưu ý đọc kĩ hợp đồng trước khi thuê)
chi phí mua sắm đồ đạc mới, ví dụ bạn chuyển đến thuê nhà mới không có sẵn bếp và đồ dùng gia dụng thì bạn buộc phải mua sắm lại từ đầu hoặc mua lại với giá rẻ đồ của người chủ cũ
tiết kiệm được tiền đặt cọc cao thường là 3 tháng tiền thuê nhà (Kaltmieter)
3. Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức ăn uống 100 Euro/tháng
Để tiết kiệm khoản ăn uống và chi trung bình khoảng 100 Euro/tháng, bạn nên hạn chế những bữa ăn bên ngoài. Thay vì ăn ở trương từ 2 – 3 Euro cho một bữa ăn uống, bạn có thể tự nấu đem đồ ăn tới trương, hoặc kẹp bánh mỳ thịt nguội mang theo.
Hoặc thêm vào đó, bạn tìm mua ở các khu chợ hoặc siêu thị có giá sinh viên rẻ hơn bình thường, hoặc những ưu đãi nếu có cho sinh viên để giảm chi tiêu. Như thế, trung bình bạn sẽ chỉ chi tiêu ăn uống tầm 100 Euro/tháng.
4. Du học sinh học nghề điều dưỡng tại Đức chi tiêu tiết kiệm được bao nhiêu/tháng
Du học sinh theo chương trình nghề Điều dưỡng tại Đức tiết kiệm được một khoản kha khá (tầm 350-400 Euro) mỗi tháng nếu các bạn biết cách chi tiêu hợp lí và ngoài ra thêm một khoản tầm 450 Euro từ công việc làm thêm Mini Job
Với ngành điều dưỡng, không biết là mỗi tháng du học sinh sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?
Một năm theo học nghề điều dưỡng ở Đức bạn sẽ nhận được 1100 Euro/tháng trước thuế và bảo hiểm, sua thuế và bảo hiểm là bạn còn 850 Euro/tháng. Vậy theo như bảng lương trên và chi phí sinh hoạt 600 Euro/tháng thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 850-600=250Euro/tháng.
Nếu bạn có đủ thời gian học hành và muốn làm thêm thì bạn sẽ được trả theo giờ, tối đa bạn kiếm được 450 Euro/tháng nữa là tổng cộng max tiết kiệm là 600 Euro + 450 Euro = 1050 Euro/tháng.
5. Chi tiêu tiết kiệm thế nào cho hợp lý?
Đối với sinh viên thì việc thiếu trước hụt sau là rất bình thường diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên khi đã đặt chân đến Đức để du học bạn cũng luôn nhớ rằng mục đích chính của mình là học. Đùng vì kiếm tiền, muốn tiết kiệm tối đa mà tập trung hết năng lượng vào nó. Nếu vậy, bạn sẽ rất bị áp lực, bạn không dám bước chân ra ngoài khám phá thế giới, dần dần bạn nhỏ bé đi vì cứ thu mình lại. Nếu bạn có đủ thời gian để đi làm thêm mà ko ảnh hưởng đến học tập, thì bạn cũng nên chọn công việc phù hợp và bổ trợ kinh nghiệm của mình, giúp ích cho sự nghiệp sau này. Ngoài việc học trên trường, làm thêm, thì bạn cũng có thể học thêm một kỹ năng nào đó để phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ, giỏi hơn, tự tin hơn và để kiếm được tiền nhiều hơn.
Thế thì bạn chi tiêu thế nào cho hợp lý?
Không tiết kiệm một cách thái quá, ràng buộc và gò bó bản thân
Mua những sản phẩm có giá rẻ hơn, cố gắng lựa những chương trình giảm giá cho sinh viên.
Bạn giảm những khoản chi không thật sự cần thiết xuống hạn chế đồ ăn vặt, hạn chế đi du lịch (hoặc sắp xếp thời gian hợp lý)
Tự đặt cho mình giới hạn số lần ăn uống, đi cà phê với bạn bè,…
Như vậy chung quy lại nếu tính toán một chút, có sự đầu tư một chút và chịu khó tìm hiểu thông tin học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước một chút, thì bạn sẽ đã hoàn toàn có thể hiểu được cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý khi du học ở Đức. Hạn chế một vài điều không quan trọng, củng cố bản thân để kiếm nhiều tiền hơn sẽ giúp bạn sớm thành công trong lĩnh vực chi tiêu tiết kiệm.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/chi-tieu-tiet-kiem-tai-duc.jpg5391030Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-08 17:52:412023-08-02 01:19:55Bí kíp chi tiêu tiết kiệm tại Đức của du học sinh
Khi đã có quyết định du học, thông thường một du học sinh thường phân vân trong việc lựa chọn nước nào, tìm hiểu những chính sách và chi phí, có gì phù hợp với mình không? Nếu là ngành điều dưỡng thì du học điều dưỡng Đức và du học điều dưỡng Nhật Bản hiện là hai lựa chọn được các bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay và cũng phân vân nhất. Trong bài này IECS sẽ giúp các bạn phân tích điểm mạnh của mỗi chương trình du học điều dưỡng Đức và du học điều dưỡng Nhật Bản nhé!
1. Trào lưu du học điều dưỡng Nhật Bản và du học điều dưỡng Đức của giới trẻ Việt Nam
Người trẻ Việt Nam luôn cầu tiến là hướng tới những cơ hội phát triển mới trong tương lai. Tìm kiếm ngành học và du học nước ngoài để đạt được cơ hội cao hơn trong sự nghiệp là điều nhiều bạn trẻ hướng đến. Trong đó điều dưỡng là ngành mà nhiều bạn trẻ lựa chọn du học.
Tại những nước phát triển, tỉ lệ dân số già cao cần lực lượng nhân viên y tế chăm sóc lớn hay là vì quá phát triển nên nguồn nhân lực trình độ trung như điều dưỡng rất thấp. Đó chính là cơ hội cho những bạn trẻ các nước phát triển như Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm.
Với nhiều ưu điểm của các chương trình du học nghề điều dưỡng tại nước ngoài như trợ cấp phí sinh hoạt trong thời gian học tập, đảm bảo công việc sau khi ra trường đã thu hút nhiều bạn trẻ Việt Nam xuất ngoại. Các nước Châu Âu, hay Nhật Bản là những quốc gia có số lượng lớn xuất học nghề này. Trong đó, có những điều mà các điều dưỡng đi Đức hay Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng hướng đến.
2. Lý do nhiều học viên chọn du học Điều dưỡng Đức
Du học Điều dưỡng Đức
Ngoài việc Đức là một quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc xã hội cao, cần nguồn nhân lực có trình độ tầm trung hay có đức tính chăm sóc như, chu toàn, chịu khó như người Việt Nam thì khi chọn Du học ngành điều dưỡng tại Đức thu hút giới trẻ Việt Nam đến vậy, một phần bởi:
Khi theo chương trình du học điều dưỡng Đức bạn sẽ được nhận trợ cấp 1100-1300 Euro trong suốt 3 năm học và tăng dần qua các năm (tương đương 28-33 triệu VND/tháng)
Khi theo chương trình du học điều dưỡng Đức bạn sẽ được khuyến khích và xếp thực tập, làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão
Kiến thức và kinh nghiệm học được sau 3 năm theo chương trình du học điều dưỡng Đức có giá trị rất cao, bằng cấp được công nhận trên toàn Châu Âu
Nhu cầu khát nhân sự lớn, 100% cơ hội việc làm sau Tốt nghiệp
Lương sau Tốt nghiệp lên đến 2400-3000 Euro/tháng (tương đương 62-78 triệu VND/tháng). *** Lưu ý: tại Đức người đi làm phải trả 21-30% thuế, Bảo hiểm, hưu trí!
Cơ hội định cư vĩnh viễn tại Đức sau 3 năm học theo chương trình du học điều dưỡng Đức+ 2 năm đi làm tại Đức
Không những vậy, đến Đức là bạn có cơ hội chạm được giấc mơ Châu Âu của mình, cơ hội rộng mở, tương lai tươi sáng sẽ đến.
3. Du học điều dưỡng Nhật Bản có gì thu hút giới trẻ ?
Du học Điều dưỡng Nhật Bản
Nhật Bản hiện tại cũng là một quốc gia có dân số già cao, đứng thứ 10 Thế giới về xếp loại tuổi già và số lượng tiếp tục tăng dần. Vấn đề dân số già hóa kéo theo là thiếu hụt nguồn lao động, người già nhiều thì cần nhiều người chăm sóc, đội ngũ y tế phải luôn đảm bảo để cung ứng. Tuy nhiên nhân lực ngành y tế ở Nhật lại thiếu hụt thường xuyên, nhất là lực lượng nhân viên điều dưỡng.
Từ những nhu cầu thị trường đó, lựa chọn đi Nhật để du học ngành điều dưỡng và xây dựng sự nghiệp ở đây cũng là những lựa chọn mà nhiều bạn trẻ hướng đến.
Khi chọn Du học ngành điều dưỡng, trước tiên bạn sẽ có những lợi thế sau:
Điều kiện địa lý và môi trường sống, văn hóa của người Nhật có nhiều nét tương đồng với người Việt Nam, điều đó sẽ dễ thích nghi cho những bạn mới tới.
Cơ hội nghề nghiệp cao, ra trường bạn sẽ có việc làm ngay vì nhu cầu ngành là rất lớn.
Mức thu nhập là cao hơn nhiều so với khi ở Việt Nam. Cơ hội học hỏi tại môi trường chuyên nghiệp và phát triển sự nghiệp sau này.
4. Du học Điều dưỡng Đức và Nhật Bản có gì khác biệt?
Du học nghề Điều dưỡng ở Đức hay ở Nhật Bản thì cũng sẽ có những điểm đặc biệt khác nhau, có ưu và nhược khác nhau.
4.1. Cộng đồng người Việt ở Đức và Nhật
Tại Nhật Bản có lợi thế là cộng đồng người Việt rộng lớn, cơ hội để bạn có đồng hương, bạn bè hỗ trợ nhau trong học tập công việc. Tuy nhiên điều này cũng phần nào khiến tính tự lập của bạn giảm xuống, do quen sống trong cộng đồng và khó tách rời ra để thích nghi xã hội.
Tại Đức việc du học ngành điều dưỡng tại Đức cũng còn khá mới mẻ. Cộng đồng người Việt tại đây cũng không nhiều, do đó sự tự lập và khả năng thích nghi, hòa nhập với thị trường sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn rất nhiều.
4.2. Điều kiện nhập học
Nếu bạn chọn Nhật là nơi đặt chân đến du học, thì việc chứng minh tài chính là cần thiết để bạn được học tại đây. Bạn cần chứng minh trong gia đình có một người thân có thu nhập trên 25 triệu/tháng.
Tại Đức, tất cả các thành phố lớn đều được miễn học phí, trong 16 bang của nước Đức hầu như bạn không phải đóng học phí, có một vài banh là mất học phí. Ngoài ra qua các năm bạn đều được hỗ trợ công việc thực tập tại các công ty liên kết, cơ hội bạn vừa kiếm được tiền vừa có thêm kinh nghiệm.
Tại Nhật khi đến học bạn phải đóng học phí, phí bảo hiểm, phí nhập học,..
4.4. Lương bổng và chi phí sinh hoạt
Mức lương cơ bản của một bạn điều dưỡng sau khi ra trường ở Nhật tầm 170.000- 230.000 yên/tháng (35- 48 triệu vnđ). Ngoài ra, ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn và khi đó mức lương của bạn sẽ lên tớ 270.000 – 300.000 yên/tháng (56 – 62 triệu vnđ)
Học điều dưỡng tại Đức thì bạn có điều kiện dễ hơn, hoàn thành khóa học xong là bạn có việc làm ngay. Nếu chỉ làm ở trường học thực hành, sinh viên đã nhận được trợ cấp 900 – 1100 Euro/tháng (22,5 – 27,5 triệu VND). Ngoài ra nếu có thời gian rảnh, mỗi sinh viên được phép đi làm thêm theo số giờ cho phép, và trung bình bạn sẽ kiếm được thêm khoảng 400-500 Euro/ tháng (10- 12,5 triệu vnđ).
4.5. Cơ hội định cư lâu dài tại nước sở tại
Du Học Điều dưỡng Đức với chế độ định cư sau 5 năm
Sau khi ra trường, hầu hết rất nhiều bạn sinh viên đều suy nghĩ đến làm thế nào để định cư, phải chuẩn bị những gì.
Tại Nhật, có hai cách để được định cư mà không cần gia hạn visa: xin lưu trú vĩnh viễn và nhập tịch Nhật Bản. Để được vĩnh trú, các bạn phải sống ở Nhật liên tục 10 năm và có visa đi làm trên 5 năm. Nếu là người Việt kết hôn với người Nhật thì điều kiện lưu trú sẽ rút ngắn còn 5 năm và visa đi làm trên 3 năm. Nếu muốn nhập quốc tịch Nhật Bản, điều kiện là bạn phải sống ở Nhật liên tục 5 năm, có visa đi làm trên 3 năm.
Tại Đức, chính phủ khuyến khích việc sinh viên du học ở lại làm việc lâu dài. Đặc biệt trong ngành điều dưỡng, ngành khát nhân sự hiện nay lại rất được ưu tiến. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại Đức 18 tháng để tìm việc, và được làm việc không giới hạn số ngày. Sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Đức chỉ cần đi làm thuê/ đầu tư kinh doanh tại Đức theo đúng ngành nghề đã học (hoặc liên quan đến ngành nghề đã học) thì sau 2 năm có quyền xin định cư vĩnh viễn ở Đức. Nếu trường hợp bạn muốn hồi hương thì vẫn được quyền xin giấy phép lưu trú 6 tháng để vào Đức tìm việc, hết 6 tháng mà chưa tìm được việc thì lại hồi hương và xin tiếp giấy phép cư trú loại này để vào Đức tìm việc tiếp.
5. Lựa chọn của bạn là gì?
Bạn chọn Du học điều dưỡng Đức hay du học điều dưỡng Nhật Bản?
Mọi quyết định đều dựa trên sự mong muốn của bản thân kết hợp với quá trinh tìm hiểu, phân tích lựa chọn. Đối với lựa chọn du học cũng vậy, nếu xét đến cơ hội, ưu và nhược điểm khi chọn du học tại Đức hay Nhật đều xem qua sự phù hợp của mỗi cá nhân.
Hãy khao khát và bước chân đến nước Đức để du học ngành điều dưỡng, nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống tự lập, chuẩn bị sẵn cho tương lai ở cuộc sống mới chân trời Âu. Bạn muốn bản thân phát triển và thay đổi hoàn toàn mới, hội nhập ở môi trường mới thì Đức là lựa chọn cho bạn.
Nếu bạn muốn được sống trong cộng đồng du học sinh đông đúc, môi trường sống tương đồng với Việt Nam thì Nhật là lựa chọn.
Kết Luận
Du học nghề Đức là cơ hội vô giá mà nếu bạn có điều kiện hãy nắm bắt lấy nó! Bạn sẽ được tiếp xúc với các nền văn minh trên thế giới, bạn sẽ được mài dũa để trưởng thành hơn và học được cách đứng lên sau mỗi khó khăn. Cả hai ngành du học điều dưỡng Nhật Bản và du học điều dưỡng Đức đều rất hấp dẫn và mở ra cho bạn nhiều cơ hội. Nếu muốn trở thành công dân châu Âu thì hãy chọn Đức với tấm hộ chiếu quyền lực du lịch 27 nước châu Âu nhé!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/So-sánh-điều-dưỡng-Đức-và-điều-dưỡng-Nhật-Bản.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-08 13:55:252022-11-23 02:00:04Nên chọn du học điều dưỡng Nhật Bản hay Đức?
Lá Quốc kỳ Đức có 3 màu sắc đen – đỏ – vàng ngày nay là đã trải qua quá trình thay đổi rất nhiều. Đi sâu trong đó là cả một câu chuyện dài qua các giai đoạn lịch sử của nước Đức. Bạn đã biết hết chưa?
1. Ý nghĩa của ba màu sắc lá Quốc kỳ Đức
Lá cờ 3 màu đen – đỏ – vàng hiện nay là màu của Quốc kỳ Đức đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn lại mang một ý nghĩa khác nhau.
Vào thời Trung cổ, đất nước La Mã cổ đại thì 3 màu cờ có ý nghĩa:
+ Đen: Ra khỏi bóng tối nô lệ
+ Đỏ: Biểu hiện cho các cuộc chiến đẫm máu
+ Vàng: Biểu hiện cho ánh sáng hoàng kim của sự tự do
Đến thời kỳ Cộng hòa Weimar trở đi đến nay thì ba màu sắc này mang ý nghĩa đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức: “Không chỉ là tự do của nước Đức, mà cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.”
2. Các giai đoạn thay đổi màu Quốc kỳ Đức
Quốc kỳ Đức thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ X đến năm 1806)
Trong giai đoạn này, màu vàng và đen được sử dụng là màu sắc cảu Hoàng đế La Mã, được thể hiện trên hiệu kỳ của Hoàng Đế. Hình ảnh con đại bang màu đen trên nền vàng chính là biểu hiện cho quyền lực của đất nước này. Từ cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV, biểu tượng quốc kỳ Đức là một con đại bàng có vuốt và mỏ màu đỏ, nhưng sang đầu thế kỷ XV, biểu tượng thay đổi sang con đại bàng hai đầu.
Quốc kỳ Đức thời kì chiến tranh Napoleon
Quốc kỳ Đức
Năm 1806, Đế quốc La Mã sụp đổ, các cuộc hiến tranh giải phóng dân tộc chống lại Napoléon diễn ra. Khi đó các màu đen, đỏ và vàng được kết hợp một cách tượng trưng trong huy hiệu trong thế giới nói tiếng Đức. Sự kết hợp màu sắc của đen, đỏ và vàng lần đầu tiên được sử dụng trong các cuộc chiến tranh giải phóng chống lại Napoléon năm 1813, khi những người lính của Quân đoàn Tự do Lützow, trong đó nhiều sinh viên phục vụ, mặc một bộ đồ màu tương ứng trên đồng phục. Lúc này, ý nghĩa cảu màu sắc tượng trưng cho màu đen của sự trói buộc, từ đó ánh sáng vàng của tự do sẽ đạt được thông qua các trận chiến đỏ như máu.
Từ đó, một loạt các sự kiện diễn ra trong các cuộc chiến tranh tại Đức đều thể hiện màu cờ 3 màu đen, đỏ và vàng.
– Vào năm 1815, một số sinh viên đã thành lập một hội anh em ở Jena, màu của chúng là đen, đỏ và vàng.
– Vào cuối tháng 5 năm 1832, Lễ hội Hambacher đã diễn ra, thể hiện cho các mục tiêu dân chủ và quốc gia. Nhân dịp sự kiện này, với sự tham dự của 30.000 người tham gia, một lá cờ với các thanh ngang màu đen, đỏ và vàng đã được hiển thị lần đầu tiên.
– Quốc hội đã quyết định vào ngày 9 tháng 3 năm 1848 tại Frankfurt về các màu quốc gia đen, đỏ và vàng và cũng đặt quốc kỳ với các sọc ngang màu đen, đỏ và vàng.
– Giữa năm 1848 và 1852, những lá cờ của hạm đội đế quốc Đức cũng cho thấy ba màu đen, đỏ và vàng.
Quốc kỳ Đức thời kỳ liên minh các quốc gia
Từ những năm 1867 những lá cờ của Đức thuộc Liên minh Bắc Đức có sự kết hợp màu sọc đen, trắng và đỏ. Đen và trắng tượng trưng cho các bộ phận của Phổ của chính phủ liên bang và đỏ và trắng cho các thành phố Hanseatic cũng thuộc Liên bang Bắc Đức. Màu đỏ và màu trắng cũng là một đặc điểm nổi bật của Brandenburg. Từ đó, cờ đen, trắng và đỏ là cờ của Đế quốc Đức trong khoảng thời gian từ 1871 đến 1918.
Quốc kỳ Đức thời kỳ Weimar
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hiến pháp của Cộng hòa Weimar ra đời vào ngày 14 tháng 8 năm 1919 đã đặt cờ Đức với các thanh ngang màu đen, đỏ và vàng làm cờ. Trong cái gọi là tranh chấp cờ của người Viking, một cuộc tranh chấp bạo lực trước đây đã được đấu tranh vì cờ Đức. Những người ủng hộ chế độ quân chủ và Quốc gia Xã hội đã vận động các lá cờ đen, trắng và đỏ của Đức, trong khi Cộng sản và USPD chiến đấu cho các lá cờ đỏ thống nhất của Đức.
Quốc kỳ Đức thời kỳ Đức quốc xã
Ngày 30/01/1933, chế độ Đức quốc xã được thành lập tại Đức. Cờ đen-đỏ-vàng bị loại bỏ và quốc kỳ Đức được thay thế bằng 2 lá cờ hợp pháp là cờ tam tài đen – trắng – đỏ và Đảng kỳ chữ thập của đảng Quốc xã. Sau khi Adolf Hitler được thăng làm nguyên thủ thì quốc kỳ Đức là Quốc kỳ của đảng Quốc xã là là quốc kỳ duy nhất của Đức.
Quốc kỳ Đức thời kỳ phân chia Đông Đức và Tây Đức (1949 – 1989)
Hội nghị lập hiến năm 1948, đã soạn thảo một văn bản dự thảo của Luật cơ bản, đã quyết định sau khi xem xét các thiết kế cờ khác nhau cho các lá cờ Đức trong hình dạng thanh ngang màu đen, trắng và vàng. Ý định với việc lựa chọn hình thức cờ Đức này là tạo ra mối liên hệ pháp lý giữa Cộng hòa Weimar và Cộng hòa Liên bang Đức.
Điều 22 của Luật cơ bản, có hiệu lực vào ngày 23 tháng 5 năm 1949, quy định: “Cờ liên bang có màu đen-đỏ-vàng.” Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ý kiến về các lá cờ Đức vẫn rất chia rẽ. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào thời điểm đó, một phần tư số người được hỏi ủng hộ cờ Đức đen-đỏ và vàng-trắng-đỏ, trong khi một nửa dân số không quyết định về thiết kế của cờ Đức.
Đại hội Nhân dân lần thứ hai tại Khu vực chiếm đóng của Liên Xô đã bỏ phiếu năm 1948 cho các lá cờ đen, trắng và đỏ của Đức. Tuy nhiên, quyết định này đã được đưa ra một năm sau đó trên cơ sở đề xuất của Friedrich Ebert Jun sửa đổi. Do đó, từ năm 1949, Cộng hòa Dân chủ Đức cũng có cờ Đức đen, đỏ và vàng, được bổ sung với quốc huy của CHDC Đức, trong đó có một vòng tai, trong đó có một cái búa và liềm.
Quốc kỳ Đức thời kỳ thống nhất đến nay
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nước Đức thống nhất quyết định sử dụng lá cò tam tài đen-đỏ-vàng làm quốc kỳ Đức. Và vẫn tiếp tục sử dụng cho đến nay mang ý nghĩa thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và tự do của nước Đức.
3. Một số quốc gia có Quốc kỳ ba màu như Quốc kỳ Đức
Quốc kỳ Bỉ
Các dải màu trên quốc kỳ Bỉ được sắp xếp theo chiều dọc với thứ tự từ trái sang phải là đen – vàng – đỏ. Đây là những màu trên quốc huy công quốc Brabant – một phần của Đế quốc La Mã trong những năm từ 1183 đến 1430. Sau này, bắc Brabant được sáp nhập vào Hà Lan và nam Brahant trở thành một phần của Bỉ.
Quốc kỳ Ý
Quốc kỳ Ý có ba sọc màu lần lượt từ trái qua phải có màu xanh lá cây, trắng và đỏ. Riêng màu xanh lá cây được cho vào vì đó màu xanh lá cây tượng trưng cho đồng bằng xanh tươi (hay hy vọng); màu trắng cho những ngọn núi quanh năm phủ tuyết (niềm tin) và màu đỏ là màu của máu những chiến sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc (lòng nhân ái).
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/Những-điều-thú-vị-về-quốc-kyd-Đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-08 12:54:262023-08-02 01:19:55Những điều thú vị về quốc kỳ Đức – Bạn đã biết chưa?
Phần trước chúng ta đã tìm hiểu về Đại từ nhân xưng (Personalpronomen), Đại từ sở hữu (Possessivpronomen) và Đại từ quan hệ (Relativpronomen). Trong bài viết này, mình cùng tìm hiểu 3 loại đại từ Pronomen còn lại: Đại từ phản thân (Reflexivpronomen), Đại từ chỉ định (Demonstrativpronomen) và Đại từ bất định (Indefinitpronomen) nhé.
1. Đại từ phản thân – Reflexivpronomen
a. Đại từ phản thân – Reflexivpronomen là gì?
Đại từ phản thân (Reflexivpronomen) phụ thuộc vào chủ ngữ và luôn chỉ định cùng một đối tượng. Chúng luôn được đi kèm với động từ (được gọi là động từ phản thân – Chúng ta tìm hiểu ở bài sau nhé)
Đại từ phản thân (Reflexivpronomen) chủ yếu được sử dụng ở Akkusativ. Nhưng cũng có một số trường hợp chúng sẽ biến đổi về Dativ. Các bạn xem bảng Đại từ phản thân (Reflexivpronomen) được chia theo Đại từ nhân xưng ở dưới đây:
b. Khi nào bạn sử dụng đại từ phản thân trong tiếng Đức?
Động từ phản thân sử dụng đại từ phản thân mang ý nghĩa là chính bản thân họ.
z.B: Ich duschemich. (Tôi tự tắm)
Nếu như trong câu xuất hiện thêm một thân ngữ thứ 2 (Akkusativobjekt) thì đại từ phản thân sẽ được chia về cách 3 – Dativ
z.B: Ich putzemir die Zähne. (Tôi tự đánh răng)
Động từ phản thân sử dụng đại từ phản thân mang ý nghĩa là người khác và chỉ sử dụng ở số nhiều. Những động từ được sử dụng gồm: sich kennen, sich sehen, sich lieben, sich streiten, sich einigen
z.B: Ich glaube, wir kennenuns. (Tôi nghĩ chúng ta đã biết nhau) -> câu này có nghĩa là tôi đã biết bạn và bạn cũng biết tôi
Tom und Albert streitensich. (Tom và Albert cãi nhau)
=> Đại từ phản thân ở trong câu này đang chỉ một đối tượng khác mà không phải bản thân chủ thể.
Đại từ chỉ định (Demonstrativpronomen) được dùng để nhấn mạnh đến người hoặc vật trong một ngữ cảnh và nhấn mạnh tầm quan trọng của người hoặc vật đó. Đại từ chỉ định vừa dùng để thay thế cho danh từ, mà cũng vừa đóng vai trò như một Artikel và thường đứng ở vị trí số 1 (Position.1).
Các đại từ chỉ định quan trọng gồm:
der, die, das, …
Kennst du diesen Mann dort? Den habe ich hier bei uns noch nie gesehen. (Bạn có biết người đàn ông này ở đó không? Người này tôi chưa bao giờ nhìn thấy ở đây với chúng tôi.)
dieser, jener, …
Hast du schon das Buch hier gelesen? – Nein, dieses kenne ich noch nicht, aberjenes. (Bạn đã đọc cuốn sách này ở đây? – Không, tôi không biết quyển này, nhưng tôi biết cái kia.)
derjenige, diejenige, …
Diejenigen, die etwas sagen wollen, sagen es jetzt oder schweigen für immer. (Những người, muốn nói điều gì đó,thì nói bây giờ hoặc im lặng mãi mãi.)
derselbe, dieselbe, …
Das ist derselbe, der gestern auch schon mal nach Ihnen gefragt hat. (Đây là cùng một người, người đã hỏi về bạn ngày hôm qua.)
selbst, selber
Du bist selbst dran schuld, dass du dir weh getan hast. (Đó là lỗi của chính bạn mà bạn làm tổn thương chính mình.)
Và chúng ta sẽ đi sâu vào từng đại từ ở phần dưới đây nhé
b. Đại từ chỉ định “der, die, das, …”
Đại từ chỉ định “der, die, das, …” được dùng phổ biến nhất trong tiếng Đức. Chúng sử dụng thay thế danh từ chỉ người, chỉ vật hoặc thay thế cho toàn bộ câu để tránh lặp lại. Nó được biến đổi ở các cách như sau:
Những đại từ này được dùng để nhấn mạnh người hoặc vật ở trong câu (trái ngược với các đại từ nhân xưng – không được nhấn mạnh mà chỉ thay thế cho danh từ trong câu để tránh lặp lại.
z.B: Wo hast du denn das Tischchen her? – Das habe ich auf dem Flohmarkt gekauft. (Bạn mua cái bàn nhỏ này ở đâu? – Cái này tôi mua ở chợ đồ cũ.)
-> Đại từ chỉ định “das” ở câu trả lời được dùng để thay thế cho danh từ “das Tischchen” và nhấn mạnh rằng “cái bàn nhỏ này” được mua ở chợ đồ cũ chứ không phải là cái bàn nào khác.
Lưu ý:
“das” đi kèm với trợ động từ “sein” dùng để chỉ một người, một vật hay một đối tượng và thường được kết hợp với các trạng từ “hier”, “da” và “dort”
z.B: Mama, was ist das hier? – Das ist eine Taschenlampe, mein Sohn. (Mama, đây là cái gì? – Đây là đèn pin con trai)
Wer ist die Frau dort? – Das ist Frau Axt, unsere neue Nachbarin. (Người phụ nữ ở kia là ai? – Đó là bà Axt, hàng xóm mới của chúng ta.)
“das” cũng có thể đề cập đến toàn bộ nội dung câu
z.B: Viele Leute schmeißen ihren Müll einfach auf die Straße.Das kann nicht sein. (Nhiều người vứt rác ra giữa đường phố. Điều này là không thể được.)
Frau Hansen will sich scheiden lassen.Das habe ich auch schon gehört. (Bà Hansen muốn ly hôn. Tôi cũng đã nghe thấy điều đó.)
Hai đại từ chỉ định số nhiều ở Genitiv là “deren” và “derer” có ý nghĩa khác nhau. “Deren” chỉ một cái gì đó đã được lên kế hoạch từ trước và sẽ thực hiện nó. Còn “derer” chỉ một cái gì đó đã có kết quả từ trước.
z.B1: Am Wochenende fahren wir mit unseren Freunden und derenKinder zum Kölner Zoo. (Vào cuối tuần, chúng tôi đi đến sở thú Kölner với bạn bè và con cái của họ.)
=> “deren” được sử dụng để thay thế cho danh từ “Freunden”. Câu này có nghĩa là kế hoạch đi chơi sở thú đã có từ trước và sẽ được thực hiện vào cuối tuần này.
z.B2: Die Zahl derer, die durch die hiesigen Prüfungen fallen, ist äußerst gering. (Số lượng những người trượt kỳ thi ở đây là vô cùng ít.)
=> “derer” được dùng trong câu này thay thế cho danh từ “Menschen”. Câu này có nghĩa là kỳ thi đã diễn ra và kết quả là có rất ít người trượt kỳ thi này.
c. Đại từ chỉ định “dieser, … und jener, …”
Cũng giống như các đại từ khác “dieser, diese, …” và “jener, jene, …” cũng được dùng để thay thế danh từ hoặc đóng vai trò của một quán từ (Artikel)
“dieser, diese, …” được sử dụng khi một người hoặc vật gần gũi hơn với người nói từ góc độ không gian hoặc thời gian.
“jener, jene, …” được sử dụng nếu một người hoặc vật ở xa hơn trong không gian hoặc thời gian theo quan điểm của người nói.
z.B: Kennst du diesen Mann auf dem Foto? – Diesen kenne ich nicht , aberjenen. (Bạn có biết người đàn ông ở trong bức ảnh này? – Người này tôi không biết, nhưng tôi biết người kia.)
Wie findest du die roten Schuhe? – Diese finde ich nicht schön, aber jene sind hübsch. (Bạn thấy đôi giày màu đỏ này như thế nào? – Đôi này tôi thấy không đẹp, nhưng đôi kia đẹp hơn.)
d. Đại từ chỉ định “derjenige, diejenige, …”
Đại từ chỉ định “derjenige, diejenige, …” có cấu tạo gồm 2 phần. Phần đầu tương ứng với quán từ xác định (bestimmten Artikel) – der, die, … Và phần sau tương ứng với đuôi tính từ được chia theo các quán từ xác định – jenige, …
Đại từ chỉ định được sử dụng thay thế khi thông tin được thay thế nằm trong câu mệnh đề quan hệ (Relativsatz)
z.B: Diejenigen, die schon gestern anwesend waren, können jetzt mit den Übungen beginnen. (Những người, có mặt ở đây ngày hôm qua, có thể bắt đầu làm bài tập ngay bây giờ.)
Wir gratulieren denjenigen, die die Prüfung mit “sehr gut” bestanden haben. (Chúng tôi chúc mừng những người đã đạt kết quả “xuất sắc” trong kỳ thi.)
e. Đại từ chỉ định “derselbe, dieselbe, …”
Đại từ chỉ định “derselbe, dieselbe, …” cũng có cấu tạo tương tự như “derjenige, diejenige, …“. Chúng được sử dụng để chỉ một người hoặc vật tương ứng với người hoặc vật đã được đề cập đến trước đó.
z.B: Warum fragst du mich jeden Tag dasselbe? (Tại sao bạn cứ hỏi tôi điều tương tự mỗi ngày?)
Der Mann mit Hut war schon wieder hier. Es war derselbe, der schon gestern nach Ihnen gefragt hat. (Người đan ông với chiếc mũ đã đến đây lần nữa. Đó là cùng một người, người đã hỏi về bạn ngày hôm qua.)
f. Đại từ chỉ định “selbst / selber”
“Selbst” và “selber” đều có cùng một nghĩa, nhưng “selbst“ được sử dụng phổ biến hơn còn “selber“ mang tính chất ngôn ngữ địa phương.
z.B: Niemand wollte ihm helfen, sodass er sich selbsthelfen musste. (Không ai giúp anh ta cả, vì thế anh ta phải tự giúp chính mình.)
Dass du dir weh getan hast, bist du selber schuld. (Đó là lỗi của bạn, chính bạn đã tự làm tổn thương bản thân.)
Đại từ bất định hay còn được gọi là đại từ không xác định được sử dụng để thay thế cho một danh từ có số lượng không xác định (một cái gì đó, một vài người, tất cả, …)
z.B: Kannst du etwas für mich tun? (Bạn có thể làm gì cho tôi?) -> mang ý nghĩa chung chung
(cụ thể hơn, z.B: Kannst du mein Auto waschen? -> Bạn có thể rửa xe oto cho tôi không? => chỉ một việc cụ thể)
Bạn có thể dùng Đại từ bất định cho người, cho vật hoặc cho cả 2 hoặc dùng cho số ít mà cũng có thể dùng cho số nhiều. Chúng ta sẽ đi sâu vào cách dùng của nó dưới đây:
b. Đại từ bất định dùng để chỉ người
Đại từ bất định man, jemand và niemand chỉ được sử dụng cho danh từ chỉ người. Và những đại từ này chỉ sử dụng ở số ít, chứ không có dạng số nhiều cho chúng.
Đại từ bất định “man” có thể dùng cho một hoặc nhiều người không xác định. Nó luôn luôn nằm ở Nominativ và được chia theo ngôi thứ 3 số ít. Nếu muốn biến đổi về Akkusativ hay Dativ thì không còn là “man” nữa
z.B: Darf man hier rauchen? (Có thể hút thuốc ở đây không?)
Als Fußballspieler muss man täglich trainieren. (Là một cầu thủ bóng đá, bạn phải tập luyện mỗi ngày.)
Lưu ý: “man” ≠ der Mann, các bạn tránh nhầm lần giữa 2 từ này nhé.
Đại từ “jemand” và “niemand” chỉ có thể sử dụng cho số ít. “Jemand” đề cập đến một người không xác định và không rõ giới tính. “Jemand” có thể kết hợp với “irgend” để làm tăng thêm sự mơ hồ. Còn đại từ “niemand” là phủ định của “jemand”. Hậu tố (en) và (em) của biến cách 3 và 4 cũng có thể lược bỏ.
z.B: Wenn man jemanden braucht, ist niemand da.(Khi bạn cần một người nào đó, nhưng lại không có ai cả.)
Irgendjemandmuss diese Arbeit tun, aber niemand findet sich dazu bereit. (Ai đó phải làm công việc này, nhưngkhông ai sẵn sàng làm việc đó.)
c. Đại từ bất định dùng để chỉ vật
Các đại từ bất định: etwas, nichts, alles và welch- chỉ được sử dụng để chỉ vật.
Đại từ bất định “etwas” có thế có chức năng của một quán từ hoặc có thể thay thế danh từ. Và không bị biến đổi cấu trúc ở trong 4 biến cách. “Etwas” được dùng để đề cập đến một vật hay một tình trạng không xác định, và có thể kết hợp với “irgend” để tăng thêm sự mơ hồ.
z.B: Wenn jemand etwas sehr gut kann, sagt man oft: “Der kann das aus dem Effeff”. (Nếu ai đó có thể làm một cái gì đó rất tốt, bạn có thể nói rằng: “Anh ấy làm điều đó từ trong ra ngoài”)
“Etwas” cũng có nghĩa thứ 2 theo nghĩa của “ein wenig” , “ein bisschen”:
z.B: Hast du noch etwas/ein bisschen/ein wenig Zeit für mich? (Bạn có một vài/một chút/một ít thời gian cho tôi không?)
Đại từ bất định “nichts” là phủ định của “etwas”. Nó cũng không thay đổi (bất biến)
z.B: Hörst du etwas? – Nein, ich höre nichts. (Bạn có nghe thấy gì không? – Không, tôi không nghe thấy gì cả.)
Möchten Sie noch etwas essen? – Nein, danke. Ich möchte nichts mehr. (Bạn có muốn ăn thêm gì nữa không? – Không, cảm ơn. Tôi không muốn thêm nữa.)
Đại từ bất định “alles” có ý nghĩa khái quát, bao quát tất cả
z.B: Manche Leute wollen alles oder nichts. (Một số người muốn tất cả mọi thứ hoặc không có gì.)
Ich mache immer alles alleine. (Tôi luôn luôn làm mọi thứ một mình.)
Đại từ bất định “welch-“ như một thay thế cho danh từ, mang ý nghĩa một vài/một ít/một số…
z.B: Im Kühlschrank ist kein Käse mehr. Haben wir noch welchen? (Không còn phô mai trong tủ lạnh. Chúng ta còn những gì?)
d. Đại từ bất định được sử dụng cho cả người và vật
Các đại từ không xác định được sử dụng cho cả người và vật gồm:
all-
Đại từ không xác định “all-“ có thể xuất hiện với chức năng của một Artikel hoặc thay thế cho một danh từ
z.B: Alle wollen den neuen Film von Harald Plotter sehen. (Mọi người đều muốn xem bộ phim mới của Harald Plotter.) -> “alle” dùng để thay thế cho danh từ “die Menschen”
einige
Đại từ bất định “einige” đề cập đến một số lượng không xác định, số lượng có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy theo tình huống.
z.B: Scheinbar haben einige von euch den Ernst der Lage noch nicht verstanden. (Rõ ràng một số bạn chưa hiểu mức độ nghiêm trọng của tình huống.)
jede-
Đại từ bất định “jede-“ cũng được dùng để thay thế danh từ. Số nhiều của “jede-“ sẽ biến đổi thành “alle-“
z.B: Jedervon euch entschuldigt sich auf der Stelle. (Mỗi bạn xin lỗi ngay tại chỗ.)
ein- /kein-
Đại từ không xác định “ein-“ đại diện cho một người hay một vật đã biết. Phủ định của “ein-” là “kein-” và số nhiều của “ein-” là “welch-“
z.B: Du hast doch noch viele Bonbons. Gibst du mir eins ab? – Nein, du bekommst keins. (Bạn có rất nhiều kẹo. Bạn cho tôi một cái được không? – Không, bạn sẽ không có cái nào.)
manch-
Đại từ “manch-“ mang ý nghĩa giống như “einige”
z.B: Manche glauben, perfekt zu sein. Aber ein jeder hat Fehler. (Một số người nghĩ họ rất hoàn hảo. Nhưng ai cũng có sai lầm.)
mehrer-
Đại từ không xác định “mehrer-“ mang ý nghĩa giống như “manch-“ và “einige” và nó chỉ tồn tại ở số nhiều
z.B: Bei der gestrigen Demonstration wurden mehrere festgenommen. (Nhiều người đã bị bắt trong cuộc biểu tình hôm qua.)
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/DaiTuTrongTiengDucP2.jpg6281200Anna Lehttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngAnna Le2020-07-07 08:14:332021-11-25 06:57:34Pronomen: Đại từ trong tiếng Đức (P.2)
Nước Đức sở hữu một hệ thống giao thông phong phú, được thiết kế bao phủ xuyên suốt toàn nước Đức. Vì vậy, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn phương tiện giao thông ở Đức để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Sau đây chúng mình – trung tâm du học Đức TPHCM sẽ giới thiệu với bạn các phương tiện giao thông ở Đức và đặc biệt là phương tiện giao thông công cộng tại Đức phổ biến nhất.
I. Các phương tiện giao thông ở Đức
1. Xe đạp, xe đạp điện và Scooter
Xe đạp điện hiện nay là phương tiện giao thông ở Đức phổ biến được nhiều sinh viên và học sinh lựa chọn để di chuyển trong nội thành thành phố. Bởi vì xe đạp là phương tiện giao thông vô cùng thân thiện với môi trường và bạn không cần trả thêm các loại phí như tiền xăng dầu hay tiền bảo hiểm, hơn nữa xe đạp còn giúp bạn thuận tiện di chuyển trong các đường nhỏ hay ngõ ngách trong nội thành và đạp xe cũng tốt cho sức khỏe.
Việc di chuyển bằng xe đạp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đến nơi muốn tới. Bên cạnh đó, đi xe đạp sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề dễ gặp phải khi di chuyển bằng xe ô tô như tắc đường, tìm bãi đỗ xe hay là tốn nhiều tiền để đổ xăng xe…
Nếu các bạn không thích sử dụng xe đạp thì bạn có thể sử dụng xe đạp điện của LIME hay Jump và Scooter điện của Circ. Ở hầu hết các thành phố đều có những đường và những khu vực được đánh dấu dành riêng để đi xe đạp. Nhiều người còn có sở thích đạp xe quanh hồ, trong rừng cùng với gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ.
2. Ô tô cá nhân là phương tiện giao thông ở Đức phổ biến nhất
Đức là quốc gia sản xuất ra nhiều loại ô tô nổi tiếng trên thế giới như Mercedes, Audi, BMW hay Opel. Ở Đức người ta thường nói đùa với nhau là người đi xe BML, Mercedes, Audi là những người có tiền. VW dành cho tầng lớp khá giả và những người không nhiều tiền thì sẽ đi Opel. Theo một khảo sát, ô tô chính là phương tiện giao thông ở Đức được yêu thích nhất với 68% người đi làm lựa chọn để đến chỗ làm hàng ngày. Rất nhiều người Đức làm việc ở trong trung tâm những thành phố lớn nhưng lại ở ngoài ngoại thành hay thậm chí là ở thành phố lân cận. Nguyên nhân vì tiền thuê nhà trong trung tâm thành phố đắt đỏ hơn so với tiền thuê nhà ngoài ngoại thành, tiếp đến là tính cơ động
Nếu bạn muốn lái xe cá nhân thì bạn cần có bằng lái xe có giá trị được chấp nhận tại Đức, đối với bằng lái xe của những quốc gia thuộc khối Châu Âu cũng sẽ được công nhận tại Đức, còn với những quốc gia không thuộc khối Châu Âu thì sẽ có thêm một số điều luật quy định riêng.
Để sở hữu một chiếc ô tô ở Đức khá đắt với một du học sinh Đức vì ngoài tiền xăng, chi phí bến bãi thì chi phí bảo hiểm hàng năm sẽ là một con số đáng phải suy nghĩ.
3. Taxi ở Đức
Khi đế Đức nếu bạn để ý thì phần lớn các xe taxi ở Đức đều mang nhẵn hiệu Mercedes. Dòng E-Class là một trong những lựa chọn phổ biến nhất. Đi taxi ở Đức thường rất đắt, mỗi vùng sẽ có một cách tính khác nhau nhưng cơ bản là bấm giờ chạy như ở Mannheim, Frankfurt. .. Trung bình mỗi km vào khoảng 2 đến 3euro.
4. Xe bus và tàu điện ngầm
Những cư dân thành thị ở các thành phố lớn thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tại Đức để đi lại, trong đó có xe bus và tuyến tàu lửa địa phương như hệ thống tàu điện ngầm U-Bahn, tàu ngoại ô (S-Bahn) và tàu điện trêm mặt đất, hay còn gọi là Tramway, (Strassenbahn).
Tàu điện ngầm (U-Bahn)
5. Tàu lửa – RE, RB, EC/ ICE
Đây là phương tiện đi lại nhanh chóng và tiện nghi ở Đức. Tất nhiên, giá vé tàu nhanh (Intercity Express – ICE), Intercity (IC) và Eurocity (EC) thường đắt hơn vé tàu địa phương như Interregio-Express (IRE), Regional Express (RE), Regional Bahn (RB), tàu điện ngầm (U-Bahn) và tàu ngoại ô (S-Bahn).
Tàu nhanh (IC và ICE)
Đối với tàu nhanh thì mình nên mua vé trước online hoặc ở các trang vé rẻ nếu đặt trước 7-14 ngày như L-tur, banh.de… Hầu hết các chuyến tàu đi các tỉnh và thành phố lớn ở Châu Âu đều có nhiều chuyến trong ngày nên các bạn không phải lo lắng về tình trạng hết vé khi không mua trước như ở Việt Nam đâu nhé. Ở đây các bạn có thể mua vé trước 5p khi lên tàu qua hệ thống máy tự động ở các nhà ga, chỉ là giá vé sẽ cao hơn khi các bạn mua online trước đó (đặc biệt là các tuyến tàu nhanh ICE).
Tàu chậm chạy giữa các thành phố
Và nếu bạn có kế hoạch sử dụng tàu lửa thường xuyên, hãy nghĩ đến việc mua một chiếc thẻ “BahnCard 25” hay “BahnCard 50” để nhận được các ưu đãi giảm giá tương đương với mức 25 hoặc 50%.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các chương trình như “Schönes-Wochenende-Ticket” (Vé tốt cuối tuần), cho phép 5 người cùng sử dụng phương tiện công cộng cùng một lúc vào thứ bảy hoặc chủ nhật. Một chương trình khuyến mãi khác cũng rất thú vị đó là “Quer-durchs-Land-Ticket” (Vé toàn quốc) với ưu đãi đi du lịch vòng quanh nước Đức bằng hệ thống tàu vùng với giá phải chăng.
6. Mitfahrgelegenheit – Chia xe chung
Ý tưởng nghe qua rất đơn giản, nhưng lại rất hữu ích, đặc biệt là đối với sinh viên. Việc đi chung xe của một người bạn nào đó đang có cùng một tuyến hành trình không chỉ giúp bạn tiết kiệm kha khá, mà còn là cách để làm quen kết bạn với những người bạn mới. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về những chuyến xe trên tại www.mitfahrgelegenheit.de hoặc tại những chiếc bảng thông báo “Mitfahrerbrett” ở trường.
Hồi còn là sinh viên Admin cũng hay sử dụng phương tiện này để di chuyển từ Frankfurt đến Hamburg. Thời gian tương đối linh động và đặc biết là giá cả phải chăng. Một điểm lưu ý nhỏ là nếu bạn không phải là người hút thuốc lá thì nên đọc kỹ về bác tài đi cùng có hút thuốc không nhé. Nếu không thì sẽ rất khó chịu đó.
7. Xe đường dài (coach)
Hiện tại có rất nhiều tuyến xe đường dài chở khách từ các thành phố của Đức đến nhiều địa điểm trên khắp châu Âu. Những tuyến xe này thường rẻ hơn nhiều so với vé tàu lửa. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang Busliniensuche.
Các tuyến xe này nếu đặt trước sẽ rất rẻ và đặc biệt bạn còn được phục vụ internet miễn phí và đồ uống cơ bản là rất hạt rẻ nhé. Các bạn có thể tham khảo xe của các hãng Fixbus, euroline…
II. Những lưu ý khi tham gia phương tiện giao thông công cộng tại Đức
1. Hướng dẫn mua vé các phương tiện công cộng
Giao thông công cộng ở Đức và châu Âu thường rất tuyệt vời. Nó là rất thực tế khi bạn sống trong bất kỳ thành phố lớn hoặc khu vực đô thị của Đức mà không cần sở hữu một chiếc xe hơi. Ngay cả các thành phố cỡ trung bình cũng có mạng lưới giao thông công cộng tốt, sử dụng xe buýt, xe điện và các tuyến đường sắt đô thị/ngoại ô để di chuyển xung quanh.
Bởi vì hầu hết các hệ thống giao thông công cộng ở Đức được phân chia theo khu vực, một vé cho S-Bahn cũng có giá trị cho xe điện hoặc xe buýt. Ví dụ, S-Bahn ở Berlin là công ty con của Deutsche Bahn, tuyến đường sắt quốc gia, nhưng nó cũng là một phần của Hiệp hội Giao thông vận tải Berlin-Brandenburg (VBB). Điều đó có nghĩa là một vé được mua tại nhà ga S-Bahn cũng có giá trị đối với xe buýt, U-Bahn hoặc xe điện. Nếu bạn mua vé từ một tài xế xe buýt (thông thường ở Berlin), nó cũng có giá trị cho S-Bahn, miễn là bạn sử dụng nó trong vòng hai giờ sau khi mua. Vé cũng có sẵn tại các máy bán vé đa ngôn ngữ trên các sân ga hoặc tại các điểm bán hàng trong các nhà ga lớn.
a. Cách mua vé
Không giống như các “Tube” ở London, “Metro” ở Paris, “BART” ở San Francisco hoặc các hệ thống đường sắt đô thị ở hầu hết các thành phố trên thế giới, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ lối rẽ nào trên S- hoặc U-Bahn ở Đức. Bạn không cần phải cho vé vào máy để đến tàu của bạn.
Do đó, bạn có thể bị bỏ qua việc mua vé, nhưng đối với phương tiện giao thông công cộng tại Đức hoạt động dựa trên sự tin tưởng của người dùng xác minh theo nguyên tắc “trust but verify”. Bạn không bao giờ biết khi nào những người soát vé với quần áo đơn giản sẽ đột nhiên nháy phù hiệu của họ và nói những từ đáng sợ: “Fahrkarten bitte!” (Vé xin vui lòng!) Nếu bạn bị bắt mà không có vé (đóng dấu) hợp lệ, bạn sẽ phải trả tiền phạt ngay tại chỗ – bao gồm cả khách du lịch! Tiền phạt đã tăng lên vào mùa xuân 2015 từ € 40 đến € 60 (khoảng $ 68 USD). Vì giá vé một chiều thông thường là khoảng 2,80 €, nên thực sự không có gì đáng xấu hổ, chứ đừng nói đến việc phạt tiền.
Schwarzfahren
Schwarzfahren Động từ tiếng Đức schwarzfahren có nghĩa là đi phương tiện giao thông công cộng tại Đức mà không có vé (như đi du lịch đen, như ở chợ đen). Một người làm điều này được gọi là Schwarzfahrer . Vào những năm 1980, một số sinh viên ở Đức đã thành lập cái gọi là Schwarzfahrer-Versicherung (bảo hiểm giá vé). Nếu họ bị bắt, nhóm bảo hiểm không chính thức sẽ trả tiền phạt của họ. Mặc dù hiện tại có các chương trình bảo hiểm giá vé tương tự ở Paris và Stockholm, nhưng ý tưởng này đã không được phổ biến ở Đức, đặc biệt là bây giờ với sự gia tăng tiền phạt gần đây.
Bạn có thể tiết kiệm một số tiền bằng cách mua một vé “strip ticket” ( eine Streifenkarte , một bộ vé đục lỗ trong một dải) hoặc một bộ bốn vé (ở Berlin). Điều này ở mỗi thành phố sẽ có một chút khác nhau, nhưng nó giúp bạn tiết kiệm một ít tiền khi mua số lượng lớn. Để tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể mua vé hàng tuần, hàng tháng, hàng năm hoặc vé nhóm với giá giảm. Một Tageskarte (vé ngày) có giá trị trong 24 giờ di chuyển và sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền nếu bạn dự định thực hiện rất nhiều chuyến đi trong thời gian đó. Kiểm tra với cơ quan giao thông công cộng địa phương của bạn để biết giá vé và các tùy chọn.
Berlin, Frankfurt và một số thành phố khác cũng cung cấp vé Kurzstrecke (đường ngắn), phù hợp với tối đa ba điểm dừng. Nếu bạn mua vé đường ngắn và sau đó đi quá giới hạn, thì cũng giống như không có vé.
Ngoài ra, hầu hết mọi người đều mua vé ở một máy bán vé (Fahrkarten- /Ticketautomat). Trung tâm khách hàng của trung tâm dịch vụ vé máy bay đặt tại các nhà ga lớn hơn và tại trụ sở của BVG trên Holzmarktstraße. Vé cũng có sẵn trực tuyến trên một ứng dụng điện thoại thông minh.
máy bán vé tự động – Fahrkarten
c. Entwerter – Xác thực của bạn
Điều quan trọng là phải biết rằng bạn chỉ sở hữu một vé là không đủ. Vé của bạn phải được xác thực trước khi bạn lên tàu (sử dụng máy ở lối vào ga hoặc trên sân ga) hoặc ngay sau khi bạn lên xe buýt hoặc xe điện (sử dụng máy ở lối đi). Xác thực tem vé “Entwerter” của bạn với một mã gồm ngày và thời gian. Một vé không có tem từ “Entwerter” không phải là vé hợp lệ.
Các nước ở châu Âu khác nhau, ví dụ như: Ở một số thành phố của Thụy Sĩ, bạn phải có vé trước khi lên xe buýt hoặc xe điện. Nhưng ở Đức bạn thường có thể mua vé từ tài xế xe buýt khi bạn lên xe (chỉ tiền mặt) hoặc sử dụng máy bán vé trên xe điện. Nếu bạn đã có vé hợp lệ, hãy đưa cho tài xế xe buýt khi bạn lên xe. Xe buýt có cửa trước và sau. Bạn luôn lên xe ở phía trước (“Einstieg”) và xuống xe ở phía sau (“Ausstieg”). Xe điện thường có hai xe trở lên và bạn có thể lên bất kỳ chiếc nào trong số chúng.
Entwerter-xác nhận vé trước khi lên tàu xe
Ở hầu hết các thành phố của Đức, một vé bình thường có giá trị vận chuyển theo một hướng trong hai giờ. Trong thời gian đó, bạn có thể sử dụng vé của mình để chuyển giữa các phương thức vận chuyển khác nhau (xe buýt, xe điện, S-Bahn, U-Bahn), nhưng bạn không thể sử dụng cùng một vé để quay trở lại nơi bạn bắt đầu hành trình. Bạn sẽ cần một vé mới cho chuyến đi quay lại này.
d. Định giá vé theo khu vực
Vé có giá trị đi trong khu A và B
Hầu hết các thành phố của Đức sử dụng hệ thống khu vực để xác định giá (Biểu thuế) cho vé của bạn. Ví dụ, Berlin có ba khu vực: A, B và C – với A nằm ở trung tâm, B xa hơn và C ở ngoại ô. Vé có giá (tính bằng euro) cho các khu AB (2.80), BC (3.10) hoặc ABC (3.40). Khi bạn mua vé – từ đại lý vé hoặc máy bán vé tự động – bạn phải chọn hoặc cho biết khu vực nào bạn cần. Nếu bạn có vé AB và đi vào khu C (hoặc từ C vào A), thì vé của bạn không hợp lệ. Bạn có thể thấy các khu vực trên bản đồ S-Bahn hoặc U-Bahn – được đặt tại các nhà ga và trực tuyến. Thậm chí còn có một ứng dụng cho điều đó ở một số thành phố và bạn cũng có thể nhận được một vé kỹ thuật số trên điện thoại di động của mình, tương tự như thẻ lên máy bay của hãng hàng không.
2. Những điều cần chú ý khi tham gia phương tiện giao thông công cộng tại Đức
Các phương tiện giao thông công cộng tại Đức sẽ làm cho bạn cảm thấy bị phụ thuộc vào giờ giấc tàu xe, và đôi khi phải chờ đợi vì tàu xe đến trễ. Tuy nhiên, các phương tiện giao thông công cộng tại Đức góp một phần nho nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các bạn du học sinh không phải ai cũng có điều kiện để mua một chiếc xe đạp hay xe máy như ở Việt Nam. Nên các phương tiện công cộng trở thành phương tiện di chuyển không thể thiếu trong cuộc sống của các du học sinh. Vì vậy, khi tham gia giao thông công cộng, bạn cần chú ý một vài điểm sau đây:
Trên tàu và xe bus không được mang đồ ăn hay đồ uống lên, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền
Nếu thấy có người già hay phụ nữ có bầu thì nhớ lịch sự nhường chỗ cho họ.
Đến trạm mình muốn xuống thì nhớ nhấn nút màu đỏ ở gần khu vực mở cửa. Thường thì tàu ở trạm nào cũng dừng để đón khách lên và cho khách xuống, nhưng đi xe bus bạn không ấn nút này thì nó sẽ không dừng, nếu ở trạm sắp tới không có ai đợi xe.
Nhớ nhìn hướng tàu, 2 con tàu cùng 1 mã hiệu nhưng sẽ đi về 2 hướng khác nhau. Các bạn cần lưu ý xem kỹ hướng đi của tàu, nhìn bảng hiệu xem ở ga mình đang đứng hướng tàu có đi qua trạm mình cần đi hay không. Khoảng cách giữa các bến tàu cũng gần nhau nen các bạn cũng yên tâm dừng lại 1 chút để xem xét kỹ, tránh lên nhầm tàu và đi nhầm trạm.
Ở Đức sẽ có phương tiện thay thế (Ersatzverkehr) khi đường ray đang sữa chữa. Nên các bạn cũng không cần quá lo lắng khi nhìn thấy bảng thông báo màu đỏ có chữ “Bauen” hay “Störungen”.
III. An toàn khi tham gia giao thông ở Đức
An toàn giao thông là một vấn đề thu hút tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Các biện pháp khác nhau nhằm giúp cải thiện sự an toàn trên đường và những thứ tương tự. Tiến bộ công nghệ tăng sự an toàn khi lái xe và những quy định giao thông cũng giúp ngăn ngừa tai nạn. Điều này giúp giảm tai nạn giao thông càng nhiều càng tốt, và làm tăng sự an toàn cho tất cả người tham gia giao thông.
Bạn có thể xem các mức phạt vi phạm giao thông theo quy định mới năm 2020 tại đây.
1. Đèn giao thông
Đèn giao thông – còn được gọi là hệ thống đèn giao thông – rất quan trọng đối với giao thông được điều tiết và lưu thông, đặc biệt là tại ngã ba hoặc ngã tư. Vì an toàn giao thông đường bộ là trọng tâm của sự chú ý theo luật giao thông được cải cách , nên những người lái xe lái xe qua đèn giao thông màu đỏ sẽ bị phạt vì rủi ro cao. Ví dụ: Khi bạn lái xe ở Việt Nam, khi dừng đèn đỏ, dù bạn có lấn vạch kẻ dừng cũng không ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên, khi bạn dừng đèn đỏ ở Đức, chỉ cần xe của bạn lấn vạch kẻ dừng một xíu thôi thì ngay ngày hôm sau bạn sẽ nhận được thư mời nộp phạt.
Đèn giao thông ở Đức
Trong trường hợp vi phạm đèn đỏ, các hình phạt bao gồm từ mức phạt nhẹ nhất là đóng tiền phạt, thông qua việc chấm điểm ở Flensburg , cho đến mức phạt cao nhất là lệnh cấm lái xe.
2. Tốc độ và còi xe
Tốc độ quá cao là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn ở Đức. Các quy tắc giao thông thường quy định giới hạn tốc độ:
Bên trong khu dân cư: tối đa 50km/h
Bên ngoài các khu vực dân cư: tối đa 100km/h
Chỉ trên đường cao tốc mới áp dụng tốc độ định hướng cho xe ô tô có trọng lượng dưới 3,5 tấn trên một số đoạn của tuyến đường. Biển báo giao thông cũng có thể chỉ ra giới hạn tốc độ tương ứng. Thông tin này là ràng buộc cho tất cả người tham gia giao thông và phục vụ an toàn giao thông.
Còi xe ở Đức được hạn chế ở mức tối đa. Vì khi tiếng còi vang lên, người “bị còi” có thể bị giật mình và mất tay lái. Vì vậy, ở Đức tiếng còi xe thường để báo hiệu bạn hoặc người nào đó đang gặp nguy hiểm để họ tránh ra.
3. Vạch kẻ trắng trên đường
Các ngã tư dành cho người đi bộ ở Đức được gọi là “Zebrastreifen” (lối băng qua đường) phục vụ để ưu tiên cho người đi bộ hơn các phương tiện khi đi qua đường. Điều này nhằm tăng sự an toàn của họ trên đường. Khi có người đi bộ qua vạch kẻ đường, tất cả các phương tiện đều dừng lại, cho dù có đợi lâu như thế nào đi chăng nữa.
Người lái xe ô tô và những người tham gia giao thông khác phải tăng cường chú ý tại vạch sang đường dành cho người đi bộ , vì vi phạm liên quan đến vạch sang đường dành cho người đi bộ bị xử phạt theo Luật Giao thông Đường bộ (StVO). Các biện pháp xử phạt gần như có thể được so sánh với các biện pháp áp đặt khi lái xe qua biển báo dừng.
4. Ưu tiên bên phải
Một trong những quy tắc giao thông quan trọng nhất là “bên phải trước bên trái”. Quy định này quy định quyền ưu tiên tại các giao lộ, không được điều tiết bởi đèn giao thông hoặc các biển báo giao thông khác. Nếu bạn đến từ bên phải với tư cách là người đi đường, bạn có quyền ưu tiên tại các giao lộ so với các phương tiện mà bạn thấy đến từ bên trái.
5. Dây an toàn
Dây an toàn tăng độ an toàn khi lái xe và được coi là phao cứu sinh. Ngay cả khi bạn đang lái xe với tốc độ chậm nhưng nguy cơ chấn thương rất cao nếu xảy ra tai nạn. Do đó, nghĩa vụ thắt dây an toàn của bạn đóng góp đáng kể cho an toàn giao thông nói chung. Nếu không có dây an toàn, tất cả các hành khách trong xe sẽ bị ném xung quanh bởi lực va chạm và rất có thể bị thương.
Thắt dây an toàn trên oto
Điều này đảm bảo rằng bạn có thể cảm thấy an toàn khi tham gia giao thông ngay cả ở tốc độ cao hơn. Kể từ khi nghĩa vụ thắt dây an toàn được đưa ra, số người tử vong đã giảm đáng kể theo các thống kê khác nhau. Ngay cả khi một số lái xe nghĩ rằng họ đã được bảo vệ đầy đủ bởi các túi khí trong xe, họ vẫn phải nhớ rằng họ không bao giờ có thể đảm bảo nếu thiếu dây an toàn.
6. Đường xe đạp
Xe đạp đang dần trờ thành phương tiện đi lại được yêu thích của người Đức. Ở Đức có những làn đường dành riêng cho xe đạp với ký hiệu hay biển báo đường dành riêng cho xe đạp ở trên làn đường này.
Biểu tượng xe đạp trên làn đường xe đạp
Không giống như ở VIệt Nam, khi bạn tham gia giao thông bằng xe đạp ở Đức, bạn cần phải lưu ý luật lệ dành cho xe đạp để tránh bị phạt. Bạn sẽ bị phạt tiền nếu bạn đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc vượt đèn đỏ (ít nhất là 10EUR).
IV. Các bước chọn phương tiện di chuyển giữa các bang ở Đức
Khi di chuyển giữa các bang, bạn có rất nhiều phương tiện để chọn lựa, ví dụ như: tàu siêu tốc (ICE), xe đường dài (Coach), chia xe chung(Mitfahrgelegenheit), … Tuy nhiên, hiện tại hình thức chia xe chung – Mitfahrgelegenheit là cách đi lại tiết kiệm giữa các bang ở Đức. Việc di chuyển bằng Mitfahrgelegenheit không chỉ trong địa phận nước Đức mà còn nối dài giữa các quốc gia khác nhau trong nội bộ EU. Bạn cần chú ý những điểm sau khi chọn Mitfahrgelegenheit là hình thức di chuyển giữa các bang ở Đức:
1. Chọn lịch trình phù hợp
Khi bạn đặt vé, bạn nên lưu ý điểm dừng của tài xế có gần điểm bạn cần đến hay không và có tiện đường xe bus hay không. Vì có nhiều tài xế sẽ dừng ở Hauptbahnhof của thành phố, nhưng cũng có nhiều tài xế không chạy vào trung tâm thành phố mà dừng ở ngoài rìa thành phố hay ở các điểm dừng khác.
App đặt xe chung
2. Chọn xe và tài xế
Ở trên app đặt xe, bạn có thể xem review của những người đi cùng trước đó để biết tài xế xe đó như thế nào? (thân thiện, vui vẻ, hòa đồng,…)
Bạn cũng có thể xem loại xe ở trên này, xe mới hay cũ, xe hơi hay xe chở hàng để đảm bảo sự thoải mái cho bản thân.
3. Lưu lại thông tin liên lạc của chủ xe
Hình thức chia xe chung này không phải an toàn 100% vì không có bảo hiểm hay bất kỳ hình thức đảm bảo nào trên app đặt xe. Do đó, khi bạn đi bằng hình thức này, hãy để lại thông báo cho một người bạn thân nào đó cũng như thông tin của tài xế mà bạn đi chung.
4. Ưu điểm của hình thức Mitfahrgelegenheit
Trang web chia xe chung
Tiết kiệm chi phí: người lái xe sẽ ước tính chi phí xăng dầu cần thiết trong chặng đường đi và chia theo đầu người, mỗi người sẽ trả một phần chi phí khi tham gia đi chung.
Thời gian đặt vé linh hoạt: phù hợp các bạn thích đi du lịch đột xuất mà không có kế hoạch từ trước. Bạn chỉ cần tải app về điện thoại và tìm xe trong vòng 1 – 2 ngày trước khi bạn đi.
Làm quen với bạn mới: hình thức này chủ yếu được các bạn du học sinh lựa chọn rất nhiều và tài xế cũng chủ yếu là du học sinh hoặc những người làm trong trường đại học nên rất thân thiện, vui vẻ và dễ chịu. Việc chọn tài xế chia sẻ chuyến đi rất quan trọng, vì các bạn đồng hành cùng nhau trên suốt chặng đường đi và có thể sẽ tiếp tục đi cùng nhau trong tương lai.
Ngắm cảnh đẹp trong suốt hành trình: trong chuyến đi của bạn sẽ đi qua nhiều thành phố. Mỗi thành phố đều có những cảnh đẹp đặc trưng của nó. Khi bạn di chuyển bằng xe hơi bạn có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp, và đôi khi bạn có thể dừng lại ngắm cảnh ở 1 địa điểm nào đấy để thư giãn do chặng đi quá dài.
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/07/Phương-tiện-giao-thông-phổ-biến-tại-Đức.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-07-05 18:15:032023-08-02 01:19:55Các phương tiện giao thông ở Đức năm 2020