Khi các quốc gia cùng đặt tri thức lên hàng đầu và dịch Covid cũng thôi hoành hành, bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh đều đang quan tâm đến vấn đề du học. Thế nhưng, lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện tài chính gia đình, theo chuyên ngành bạn mong muốn hay nên quyết định dựa trên những chính sách “sau đại học” hấp dẫn của nước sở tại, tất cả đều được tinh gọn lại qua câu hỏi “Nên đi du học nước nào?”. Vậy, đâu mới thực sự là điểm đến lý tưởng cho hành trình “chinh phục con chữ”, mời bạn xem qua bài viết sau.
1. Những lưu ý khi lựa chọn quốc gia du học
1.1. Chi phí
Nếu đang tìm hiểu thông tin về du học, chắc hẳn quý phụ huynh đã ước lượng được con số dự trù là bao nhiêu, vì thực tế du học không chỉ đơn giản là chi trả học phí cho con em mình mà còn là tiền sinh hoạt phí, tiền nhà ở, giấy tờ hồ sơ hay ngay cả khoản dự trù cho sự cố bất ngờ. Ở một số nước như Đức hay Bỉ, tiền học được giảm hoặc thậm chí là miễn học phí, bạn chỉ cần chuẩn bị tiền cho các khoản còn lại.
Những quốc gia nổi tiếng về giáo dục như Mỹ, Úc, Canada,… thông thường sẽ có mức học phí khá cao, tùy vào khu vực mà ngôi trường đó tọa lạc, kéo theo những chi phí khác cũng cao ngất nhưng bù lại, đây là những quốc gia có rất nhiều quỹ học bổng khác nhau, gia tăng cơ hội được tài trợ học phí và cũng là những quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, vì thế giúp du học sinh xóa bỏ “rào cản ngôn ngữ” dễ dàng hơn du học ở châu Âu.
1.2. Chuyên ngành thế mạnh của nước du học
Nếu đã có ngành học mình đam mê và xác định sẽ theo đuổi ngành học ấy đến cùng, bạn nên tìm hiểu kỹ xem đất nước mình đang quan tâm có đào tạo ngành ấy mạnh hay không. Ví dụ như bạn quan tâm đến ngành Truyền thông thì Úc, Hà Lan, Mỹ và Đức sẽ là những quốc gia bạn nên quan tâm vì đây là thế mạnh của họ, cùng với đó là cơ hội việc làm rộng mở sau tốt nghiệp nếu theo học ở các nước này.
Hoặc nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Công nghệ – Thông tin, Đức, Canada và Mỹ sẽ là các quốc gia phù hợp cho hành trình du học của bạn, bởi đây như là “cái nôi” cho các bước tiến về công nghệ của toàn thế giới. Nói chung, nếu đã quan tâm du học, tức bạn cũng mong có một hành trình du học rực rỡ và đầy hào hứng.
Bước đầu tiên bạn cần làm là xác định trước lý do lựa chọn chuyên ngành, điểm hấp dẫn của quốc gia bạn gửi gắm niềm tin và những điều bạn “thích” có cân bằng được với những điều bạn “có” hay không. Làm như vậy để giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng “sốc văn hóa” khi du học, để bạn không mang cảm giác “hối hận” bất cứ điều gì khi quyết định du học.
1.3. Chính sách sau tốt nghiệp
Không ai mong muốn rằng khi đã dốc toàn lực vào học hành và đầu tư cả tiền bạc, công sức và thời gian vào du học để rồi sau tốt nghiệp lại không được chào đón làm việc ở nước sở tại. Thực tế, với những chuyên ngành quá hot, việc cạnh tranh cao, lương không hấp dẫn hay những ưu tiên “ngầm” dành cho người địa phương sẽ dễ dàng xảy ra cùng với những luật định gây khó dễ cho du học sinh thì đây chắc chắn là “red flag” – “cờ đỏ” thông báo nguy hiểm của 1 quốc gia trong vấn đề du học.
Hiện nay, không ít các nước chủ trương hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho du học sinh tương đương với người bản địa, như Đức và Úc hỗ trợ thị thực lên đến 2 năm cho du học sinh, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên nước ngoài ngay từ khi còn đang theo học tại trường và những phúc lợi về lương bổng, trợ cấp và bảo hiểm tương tự người dân nước họ để tạo sự bình đẳng, thu hút lao động tri thức cao ở lại và làm việc.
1.4. Ngôn ngữ
Hầu hết những ai đang tìm kiếm thông tin về du học đều là những bạn trẻ đã có vốn tiếng Anh nhất định. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về mức điểm tối thiểu về bằng cấp như IELTS, TOEFL hay TOEIC của ngành và trường ở quốc gia bạn chọn là bao nhiêu để chuẩn bị trước. Ngoài ra, nếu bạn chọn du học ở các quốc gia không sử dụng tiếng Anh hoặc dùng tiếng Anh song song với các ngôn ngữ khác, bạn cần đảm bảo có đủ vốn ngoại ngữ để giao tiếp trong sinh hoạt đời thường, dù cho chương trình du học mà bạn chọn chỉ đòi hỏi tiếng Anh.
Thậm chí có một số nước như Đức, Hàn, Nhật,… sẽ đòi hỏi bằng cấp tối thiểu về ngôn ngữ của họ trước khi cấp thị thực cho bạn du học ở nước họ, vì vậy, hãy lên kế hoạch trau dồi ngôn ngữ càng sớm càng tốt nhé!
2. Những quốc gia nên đi du học
2.1. Úc
Là quốc gia top đầu được nhắc đến khi lựa chọn quốc gia du học, Úc xây dựng thương hiệu quốc gia như 1 đất nước “lấy giáo dục làm đầu câu chuyện”. Úc có thiên nhiên đa dạng, khí hậu đủ 4 mùa xuân-hạ-thu-đông và là nước có nhiều trường vượt trội về nhiều ngành nghề, từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, các ngành hot như truyền thông, kỹ thuật số cũng phát triển mạnh tại đây.
Úc cũng tạo điều kiện cho du học sinh trước, trong và sau khi tốt nghiệp để ở lại làm việc lâu dài cũng như là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất nhì thế giới, vậy nên chọn Úc, bạn sẽ không đơn độc trong hành trình du học của mình.Thế nhưng, trở ngại lớn nhất của Úc là chi phí. Úc không có nhiều chính sách học bổng hấp dẫn như Mỹ, thông thường chỉ tài trợ bạn 20-30% giá trị học phí năm đầu đại học cũng như chi phí sinh hoạt ở đây được xếp vào hàng “đắt đỏ” bậc nhất.
Tùy thuộc vào vùng bạn chọn, nếu đó là thành phố lớn như Sydney hay Melbourne, khi đến mùa nhập học, bạn thậm chí còn không thể kiếm được nhà để thuê chứ không chỉ đau đầu về mức giá “trên trời” của nhà ở nơi đây. Còn nếu muốn giảm mức sinh hoạt phí bằng cách chọn du học vùng ngoại ô, rất có thể bạn không tìm thấy ngành mong muốn bởi các trường top thường tập trung ở nơi thành thị nước Úc. Đây là điểm cần lưu tâm khi định chọn Úc để du học.
2.2. Mỹ
Mỹ là quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc, chọn Mỹ du học nghĩa là bạn có thể giao lưu và học tập cùng nhiều bạn bè quốc tế từ các châu lục khác nhau. Mỹ cũng là quốc gia “hào phóng” trong khoảng trao học bổng với việc có khá nhiều quỹ học bổng của quốc gia hoặc của riêng trường bạn nộp vào, tiêu chí xét học bổng cũng rộng rãi và sáng tạo hơn Úc, không chỉ chú trọng vào điểm số trước đó mà còn chấm dựa trên con người qua bài luận bạn gửi cho trường.
Tuy nhiên, tương tự với Úc, học phí nếu không có học bổng là rất cao và chi phí sống cũng rất tốn kém dù cho bạn ở khu vực nào của Mỹ. Mỹ cũng là quốc gia giới hạn số giờ làm thêm của sinh viên tương đối khắt khe nên hãy đảm bảo khả năng chi trả mọi chi phí trước khi chọn Mỹ du học.
Ngoài ra, Mỹ thu hút được lượng lớn sinh viên quốc tế mỗi năm, dẫn tới cơ hội việc làm của bạn không chỉ phải cạnh tranh với người địa phương, mà còn cả các bạn bè quốc tế của mình, bởi ai đi cũng thường có mong muốn ở lại. Nhưng “vàng thật không sợ lửa”, nếu có năng lực thật sự thì dù 1 chọi bao nhiêu đi chăng nữa, tin chắc sẽ không gây khó dễ được đến bạn!
2.3. Canada
Với mật độ dân thưa và cơ cấu dân số già, Canada đang dần chuyển mình thành quốc gia đa sắc tộc nhằm thu hút nguồn nhân lực tri thức đến làm việc. Vì thế, Canada đang có những chính sách hấp dẫn cho du học sinh về học phí, hỗ trợ tìm kiếm nhà ở giá phải chăng và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng. Nếu so với Mỹ và Úc, Canada được tính là nước có mức sinh hoạt phí trung bình, chấp nhận được và cơ hội việc làm cũng đa dạng, rộng mở hơn.
Điểm trừ của Canada có thể nhắc đến là nhóm ngành học thế mạnh không đa dạng. Thế mạnh nơi đây là về khối ngành Kỹ thuật, Y tế và Công nghệ – Thông tin, còn những nhóm ngành về con người như Truyền thông, Marketing,… thì Canada thậm chí có rất ít trường đào tạo, ngay cả người dân bản địa muốn theo học ngành này cũng bất đắc dĩ phải du học sang các nước khác.
2.4. Đức
Đây đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du học sinh tương lai khi tìm hiểu về du học ở Đức nói riêng và du học châu Âu nói chung bởi học phí ở đây được miễn giảm ở hầu hết các ngành hot ở Đức. Khí hậu trong lành, con người thân thiện, ý thức cao cùng cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất thế giới. Đức còn là quốc gia được gợi ý khi bạn đang có nhu cầu du học chuyên ngành Công nghệ – Thông tin, Truyền thông, Cơ khí,…Phải nói, Đức gần như không có gì để chê ngoại trừ ngôn ngữ.
Không hẳn là tiếng Đức khó mà chỉ vì tiếng Đức không phổ biến với cơ số người ở Việt Nam, thậm chí theo số liệu thống kê, chỉ có khoảng 100 triệu người trên thế giới nói được tiếng Đức. Con số này làm cho nhiều người có định kiến với tiếng Đức rằng rất khó để học và thành thạo ngôn ngữ này. Trên thực tế, chỉ cần bạn có sự quyết tâm và một người thầy có tầm, tất cả mọi thứ sẽ được đơn giản hóa ngay lập tức.
Nếu bạn đang cảm thấy Đức thỏa mọi điều kiện bạn “muốn” và “cần” và chỉ thiếu mỗi bằng tiếng Đức B1 để du học ở Đức, giới thiệu bạn trung tâm IECS, chuyên tư vấn lộ trình du học và cung cấp khóa học tiếng Đức đủ mọi cấp độ từ A1 đến B2 với tiêu chí uy tín – cam kết đầu ra – giá cả hợp lý. Có tiếng Đức dù có chọn du học ở Đức hay không, đó vẫn sẽ là món “vũ khí” hữu ích giúp bạn xin việc ở các nước châu Âu khác có sử dụng tiếng Đức hoặc ngay cả xin việc làm tại Việt Nam.
Tham khảo thêm:
2.5. Hà Lan
Hà Lan hiện là top 5 bảng xếp hạng “Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”, đồng nghĩa với việc chọn Hà Lan là bạn đang cho mình cơ hội được trải nghiệm cuộc sống ở nơi đáng sống bậc nhất hành tinh. Hà Lan cũng được đánh giá là nơi có khí hậu, môi trường sống trong lành, là quốc gia hơn 90% dân số có thể thông thạo tiếng Anh và chương trình học bằng tiếng Anh, đây cũng là điểm hiếm thấy ở các chương trình đào tạo bậc đại học ở châu Âu.
Điểm “kém hấp dẫn” của quốc gia này là chi phí sinh hoạt và thời gian làm việc ngoài giờ học của du học sinh. Từ đồ ăn, thức uống, đồ dùng sinh hoạt cho đến nhà ở, chi phí sửa chữa,… tất cả đều tốn kém. Thế nhưng, sinh viên chỉ có thể làm thêm tối đa 16 giờ/tuần và fulltime khi vào hè thì chắc chắn rằng bạn và gia đình phải đảm bảo được chi phí sinh hoạt trước khi đến Hà Lan, bởi làm thêm chỉ giúp bạn có thu nhập cho một khoản nào đó, không thể chi trả toàn phần.
2.6. Nhật Bản
Luôn được biết đến với tên “đất nước đến từ năm 2050”, Nhật Bản chắc hẳn sẽ luôn làm bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác từ những chi tiết nhỏ nhất, Nhật Bản đều cố gắng biến nó trở nên công nghệ, hiện đại (máy bán hàng tự động, robot,…). Xét về vị trí địa lý, Nhật khá gần với Việt Nam, chỉ mất tầm 5-6 giờ bay, so với du học các nước khác thì khá tiết kiệm về khoản di chuyển. Nhật cũng có những chương trình đại học dạy bằng tiếng Anh, phù hợp với đa dạng sinh viên quốc tế và làm giảm rào cản ngoại ngữ của du học sinh.
Tuy nhiên, dù là chương trình học bằng tiếng Anh, bạn cũng cần biết đôi chút về tiếng Nhật vì đa phần sản phẩm bày bán tại Nhật không có bảng phụ lục tiếng Anh và người Nhật biết và rành tiếng Anh là rất ít. Tiếng Nhật thậm chí còn có 3 bảng chữ cái, đây là điều sẽ làm nhiều người e ngại và chần chừ khi quyết định du học Nhật Bản.
Nhìn chung, “Nên chọn quốc gia nào để du học” là câu hỏi mà tự mỗi người sẽ trả lời được dựa trên khả năng và gia cảnh, điều kiện của từng cá nhân. Bài viết trên chỉ là góc nhìn của người viết về các lựa chọn xu hướng gần đây, và chỉ mang tính chất tham khảo, có thêm thông tin trong chủ đề du học. Chúc bạn và gia đình sẽ có quyết định đúng đắn và một hành trình du học gặt hái được nhiều thành công nhé!
Chuẩn bị hồ sơ đi du học nghề Đức cùng IECS
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
THAM KHẢO THÊM:
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.