IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/cac-dang-so-sanh-scaled.jpg14392560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-17 09:37:532022-11-29 02:12:40Komparativ und Superativ : Các dạng câu so sánh
Chú ý: Với động từ sein, haben, werden cùng 6 động từ khuyết thiếu ( können, müssen, dürfen, wollen, sollen, mögen) ta chia theo như bảng dưới đây:
2. Konjunktiv 2 der Gegenwart ( giả định thức ở hiện tại)
Form:
Cách dùng:
Dùng để diễn tả một ước muốn, nguyện vọng ( irrealer Wunschsatz)
VD: Ich hätte gern ein schönes Haus. ( Tôi ước có một ngôi nhà thật đẹp)
Nhưng sự thật là ngôi nhà của tôi không được đẹp.
Dùng để nói về những giả định không có thật.
VD: Wenn du die Ausbildung bei mir machen würdest, hätte ich einen guten Mitarbeiter.( Nếu bạn học việc ở chỗ tôi thì tôi sẽ có thêm một đồng nghiệp tốt.)
Thực tế là người đó chưa làm ở chỗ tôi nên tôi chưa có thêm một đồng nghiệp tốt.
Chú ý: Nếu câu không còn gern/gerne thì không còn còn nghĩa là ước muốn, nguyện vọng nữa mà là một giả định có điều kiện.
Dùng trong câu hỏi và lời nhờ vả lịch sự.
VD:Könnten Sie mir helfen?( Ngài có thể giúp tôi được không ạ?)
Passiv ( bị động ở hiện tại và bị động ở hiện tại với động từ khuyết thiếu)
1.Form:
VD: Das Buch würde bestellt, wenn die Software funktionieren würde.
( quyển sách này sẽ được đặt hàng nếu phần mềm của nó hoạt động)
Thực chất là quyển sách này chưa được đặt hàng và phần mềm của nó cũng chưa hoạt động.
2. Bị động ở hiện tại với với dộng từ khuyết thiếu:
Form:
VD: Wenn ich Zeit hätte, wollte ich mein Leben sinnvoller geändert werden.
( Nếu có thời gian, tôi muốn cuộc sống của mình thay đổi ý nghĩa hơn)
Hiện tại chưa có nhiều thời gian nên cuộc sống cũng không thay đổi gì như bình thường.
3. Konjunktiv 2 der Vergangenheit ( giả định thức ở quá khứ)
Form:
Cách sử dụng: Giả định thức ở quá khứ diễn tả những chuyện đã xảy ra mà bạn không làm nên thấy hối hận,day dứt vì đã bỏ lỡ. Thường có mẫu câu như “ giá mà … thì…. , nếu không…. thì….“
VD: Wenn es geregnet hätte, wären Flüsse und Seen nicht ausgetrocknet.
( Nếu trời mưa, sông hồ đã không bị khô cạn)
Thực tế là trời đã không mưa nên sông hồ đã bị khô cạn hết.
Với động từ khuyết thiếu thì luôn dùng với “ haben”
Form:
VD: Wenn ich nicht das Geld gestohlen hätte, hätte ich ein neues Auto kaufen wollen. ( Nếu không bị trộm tiền, tôi đã mua một chiếc ô tô mới)
Thực tế là đã bị trộm tiền nên không thể mua ô tô mới được.
Passiv
Form:
VD: Wenn du auf dein Handy aufgepasst hättest, wäre es nicht gestohlen worden.( Nếu bạn chú ý đến điện thoại của bạn, thì nó đã không bị đánh cắp rồi)
Thực tế là đã ko chú ý đến điện thoại nên đã bị mất điện thoại.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/gia-dinh-thuc-scaled.jpg12832560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-17 08:31:082022-11-29 02:12:46Konjunktiv 2 : Giả định thức
Câu mệnh lệnh được dùng khi ra lệnh, yêu cầu hay khuyên nhủ người khác làm một việc gì đó. Các dạng của nó chỉ dùng cho ngôi thứ hai số ít và số nhiều ( du,ihr) và dạng xưng hô lịch sự ( Sie). Câu mệnh lệnh luôn có dấu chấm than ở cuối câu.
1. Cách sử dụng Imperativ: Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức
Bạn cần dùng Imperativ cho ngôi nào thì hãy chia động từ cần dùng theo ngôi ấy
VD: Với động từ “ kommen” cho ngôi “du” thì chia “ kommen” ở thì hiện tại theo ngôi “ du”
Bạn cần xem lại cách chia động từ ở thì hiện tại.
Với ngôi lịch sự “ Sie”
Bạn chỉ cần lấy “động từ nguyên mẫu” + “Sie”
Sie kommen Kommen Sie!
(Ngài hãy đến đây)
Ngoài ra bạn có thể thêm“ Bitte“ cho lịch sự hơn
VD: Bitte sprechen Sie lauter!( Xin bà vui lòng nói lớn hơn!)
Với ngôi “ Ihr“
Luôn lấy dạng chia động từ ở thì hiện tại với ngôi thứ hai, số nhiều“ihr“ để đặt câu mệnh lệnh.
VD: ihr fragtFragt! ( Hãy hỏi đi! )
ihr nehmtNehmt!( Hãy cầm lấy đi!)
Với ngôi “ Du“
Câu mệnh lệnh được hình thành bằng cách chia động từ ở ngôi thứ 2, số ít ( ngôi “ Du“). Sau đó bỏ đuôi “ st“ đi.
VD:Du arbeitest
Arbeite! ( Làm việc đi!)
=) Ngoài ra, có thể thêm đuôi“ e“ vào sau Imperativ giúp câu giảm đi mức độ sai khiến và lịch sự hơn( Chỉ áp dựng với các động từ không bị biến âm)
VD: Leide, ohne zu klagen!
( hãy chịu đựng, đừng than phiền)
=) Đối với các động từ xuất hiện biến âm( Umlaut) khi chia ở ngôi thứ hai, số ít( du) thì bỏ Umlaut đi.
VD: Du schläfstSchlaf!
Một số ngoại lệ
Đối với các động từ có tận cùng bằng vần – eln, -ern, -en ta dùng như khi chia ở ngôi thứ nhất.
VD: Lächle nicht so blöd!( Độngtừ:Lächeln)
( Đừng cười ngu ngốc như vậy!)
Đuôi động từ kết thúc bằng s, ß, z, x thì bỏ đuôi“t“khi chia theo ngôi thứ hai, số ít( Du)
VD: Du liest ein Buch Lies ein Buch!
Du putzt die FensterPutz die Fenster!
2. 3 động từ bất quy tắc trong Imperativ
Imperativ
Haben
Du hast
Hab keine Angst( đừng lo sợ)
Sein
Du bist
Sei geduldig( Hãy kiên nhẫn)
Werden
Du wird
Werde nur nicht böse( Đừng giận)
Xem thêm : Video hướng dẫn
Übung 1:
Infinitiv
du
Sie
ihr
machen
Mach!
Machen Sie!
Macht!
arbeiten
bitten
fragen
laufen
rechnen
entschuldigen
Übung 2: Bilden Sie infomelle (du, ihr) und formelle( Sie) Imperativsätze.
du
Sie
ihr
Die Tür anmachen
Mach die Tür an!
Machen Sie die Tür an!
Macht die Tür an!
Nach draußen gehen
Sich an den Tisch setzen
Abends nach Berlin fahren
Nicht so viel spielen
Das Geld sparen
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức, chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/cau-menh-lenh-trong-tieng-duc.jpg480854Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-17 06:16:382022-11-29 02:13:04Imperativ: Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức
Hai ngân hàng được ưu tiên mở tại Việt Nam cho việc CMTC ( chứng minh tài chính ) là Vietinbank và Deutsche Bank. Đối với du học sinh nước ngoài không thuộc khối EU, khi muốn xin thị thực để có thể sang Đức học tập thì mở một tài khoản ngân hàng là một việc bắt buộc được Đại sứ quán Đức yêu cầu trong checklist hồ sơ.
Tài khoản khoá (Sperrkonto) là dạng tài khoản ngân hàng tại Đức mà các bạn du học sinh phải có trước khi sang Đức. Đó là một hình thức để chứng minh tài chính, khả năng chi tiêu của các bạn trong quãng thời gian học tập ở Đức.
Hiện tại số tiền được yêu cầu chứng minh tài chính cho việc xin thị thực du học Đức là 861 euro/ tháng, tương đương 10.332 euro cho mỗi năm. Tức là khi bạn mở một tài khoản phong toả ở Đức nghĩa là mỗi tháng bạn sẽ được phép rút ra tối đa 861 euro chi trả cho việc sinh hoạt bên đó.
Tại Việt Nam, các bạn du học sinh thường ưu tiên mở tài khoản tại hai ngân hàng lớn là Deutsche Bank của Đức và Vietinbank của Việt Nam. Vietinbank mặc dù là ngân hàng của Việt Nam nhưng lại có hai trụ sở lớn tại Berlin và Frankfurt cho phép mở tài khoản khoá theo yêu cầu của Đại Sứ Quán và quá trình mở tài khoản Vietinbank rất nhanh gọn nếu bạn làm từ đầu Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của ngân hàng này là vì chỉ có 2 trụ sở duy nhất ở Frankfurt và Berlin nên nếu bạn có vấn đề trục trặc gì đối với thẻ ngân hàng hay tài khoản ngân hàng của bạn, hay muốn rút tiền từ thẻ (rút tiền từ thẻ Vietinbank sẽ mất phí tại tất cả các cây rút tiền tự động của ngân hàng khác), bạn sẽ phải đến trực tiếp hai trụ sở chính này. Điều này là một cản trở rất lớn đối với các bạn sống ở các thành phố khác không gần với Berlin hay Frankfurt.
Vì thế, nhiều bạn sinh viên đã chọn tới ngân hàng Deutsche Bank thay vì Vietinbank. Deutsche Bank là ngân hàng của Đức rất nổi tiếng đối với sinh viên, học sinh tại Đức và ở các nước khác vì những ưu đãi của nó chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên cũng như phí dịch vụ thấp…Ngoài ra, với số lượng chi nhánh lớn tại Đức, gần như ở mọi thành phố của Đức các du học sinh đều có thể tìm được cây rút tiền tự động của Deutsche Bank.
Tuy nhiên mức phí mở tài khoản phong toả của Deutsche Bank khá cao là 150 euro và cho các lần phong toả lại sau đó cũng là 150 euro. Điểm trừ nữa của Deutsche Bank đó là thời gian chờ để có thể mở và kích hoạt tài khoản ngân hàng khá lâu, mất tới vài tuần cho việc này. Mặc dù vậy, vì số lượng lớn chi nhánh của nó tại Đức, đa số sinh viên vẫn chọn mở tài khoản Deutsche Bank ngay từ Việt Nam.
2. Hai ngân hàng được ưa chuộng sử dụng trong nước Đức: Commerzbank và Sparkasse
Bên cạnh Vietinbank và Deutsche Bank, khi các bạn sang Đức sinh sống một thời gian sẽ phát hiện thêm một số ngân hàng khá được ưa chuộng khác với giới trẻ. Hai trong số đó là Commerzbank và Sparkasse.
Mặc dù hầu hết tất cả các ngân hàng như Deutsche Bank, Post Bank.. đều không mất phí trong việc mở tài khoản Girokonto (Bạn sẽ được sử dụng tài khoản này để chuyển học phí hoặc nhận lương hàng tháng khi bạn đi làm việc tại Đức), tuy nhiên người dân Đức vẫn ưu tiên lựa chọn hai ngân hàng kia hơn.
Commerzbank là ngân hàng cùng một Cash Group với Deutsche Bank, nghĩa là bạn có thể dùng thẻ ngân hàng của Commerzbank tới rút tiền tại các cây của Deutsche Bank và ngược lại.
Ưu điểm của Commerzbank khá nhiều, từ việc miễn phí cho học sinh, có ưu đãi cho người giới thiệu (nếu bạn là khách hàng của Commerzbank và giới thiệu bạn của mình vào mở tài khoản Commerzbank thì sẽ nhận được ưu đãi là 20 euro cho mỗi người bạn giới thiệu), cho tới dịch vụ 1 năm nghe nhạc miễn phí.
Số lượng chi nhánh của Commerzbank cũng giống như Deutsche Bank có rất nhiều ở mỗi nơi, tuy nhiên Commerzbank có điểm trừ là chỉ có thể rút tiền tại cây của Commerzbank hoặc tại quầy.
Sparkasse cũng là một hãng ngân hàng phổ biến ở Đức và được người dân Đức yêu thích
Sparkasse cũng là một hãng ngân hàng phổ biến ở Đức và được người dân Đức ở mọi độ tuổi yêu thích và sử dụng. Các cây rút tiền tự động của Sparkasse thậm chí còn nhiều hơn Deutsche Bank và Commerzbank. Sparkasse còn có chi nhánh tại các thành phố rất bé, điều này Deutsche Bank và Commerzbank lại không có được.
Tuy nhiên điểm trừ của Sparkasse là có một số thành phố sẽ bắt bạn trả phí sử dụng thẻ khi bạn quá 20 tuổi và khi bạn đi tới thành phố khác sẽ không thể Einzahlung (chuyển tiền vào) cũng như Überweisung (chuyển khoản) được, điều đó chỉ có thể làm được ở thành phố bạn đang ở. Sparkasse hiện tại cũng chưa cùng Cash Group với ngân hàng nào hết nên nếu bạn rút tiền tại các cây rút tiền tự động của các ngân hàng khác sẽ bị mất phí.
3. Hướng dẫn mở tài khoản Sparkasse tại Đức cho du học sinh Việt Nam:
(Lưu ý: các ô đánh dấu * bắt buộc phải điền, không được để trống)
Bước 1: Quyền sở hữu tài khoản ngân hàng
Bạn cần quyết định quyền sở hữu là một mình bạn (Ein Kontoinhaber) hay là hai người (Zwei Kontoinhaber)
Bước 2: Sau khi quyết định quyền sở hữu, bạn sẽ được chuyển sang phần điền đơn online
Bước 3: Ấn “Weiter” và soát lại thông tin lần nữa, sau đó nhấn Absenden là quá trình điền đơn mở tài khoản ngân hàng online của bạn đã xong.
Sau vài ngày tới 1 tuần, thẻ ngân hàng của bạn sẽ có và bạn ra lấy thẻ tại các chi nhánh Sprakasse ở Manheim, nhớ cầm theo Hộ chiếu và giấy phép cư trú (Meldebescheinigung) khi đi lấy thẻ nhé.
4. Kết Luận
Công dân các nước phương Tây, đặc biệt là công dân Đức sử dụng Girokonto rất nhiều để mua sắm tại các siêu thị, các cửa hàng cũng như để chuyển tiền. Người dân Châu Âu không có thói quen dùng tiền mặt nhiều như người Việt vì lí do an toàn tránh trộm cắp.
Chính vì thế việc phải chuẩn bị cho bản thân một chiếc thẻ ngân hàng tại Đức là điều các bạn du học sinh Việt Nam cần phải có nếu muốn hoà nhập vào cuộc sống nơi đây. Mong là bài viết này đã giúp ích phần nào cho các bạn du học sinh tại Việt Nam đang lựa chọn một ngân hàng thông dụng ở Đức để mở tài khoản ngân hàng cũng như cách điền đơn mở tài khoản ngân hàng trực tuyến của Sparkasse.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/huong-dan-mo-tai-khoang-ngan-hang-tai-duc-cho-hoc-sinh-nuoc-ngoai-scaled.jpg10942560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-13 02:12:212021-11-30 02:25:14Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Đức cho du học sinh nước ngoài
Ngoài phỏng vấn APS ( đối với các bạn có văn bằng hai hoặc thạc sĩ) và làm Testas, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể phỏng vấn với đại sư quán/lãnh sự quán Đức để xin thị thực du học Đức. Hãy cùng IECS tìm hiểu thêm thông tin về phỏng vấn APS và cách trả lời câu hỏi phỏng vấn phỏng vấn visa du học Đức nhé
Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa du học Đức?
Dưới đây là những chủ đề thường gặp
Lý lịch học vấn
Quyết định du học Đức
Trình độ học vấn và kỹ năng
Hiểu biết về nước Đức và cuộc sống ở Đức
Kế hoạch học tập và nghề nghiệp tương lai
1. Lý lịch học vấn
1.1 Hãy giới thiệu ngành bạn đã theo học ở Việt Nam
Hãy giới thiệu ngành và chuyên ngành của bạn, bạn hãy nói về mục tiêu về ngành học của môn chuyên ngành. Bạn có thể chọn ra 1 vài chuyên ngành tốt nhất để giới thiệu rõ hơn.
1.2 Bạn đã được học gì xuyên suốt quá trình học của mình
Bạn có thể trả lời theo 2 hướng. về mặt học tập bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích như phương pháp nghiên cứu- đây là môn học hỗ trợ bạn rất nhiều trong thời gian học ở Đức. Về mặt phát triển bản thân bạn tự tin và độc lập hơn từ đó bạn nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào môi trường học tập sinh sống mới của mình ở Đức
2. Quyết định du học Đức
2.1 Vì sao bạn lại chọn trường Đại học này và bạn đã tìm thấy trường bằng cách nào
Hãy tìm kiếm thông tin vè lịch sử thành lập trường và môi trường học tập trên website chính thức của trường Đại Học. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về chương trình trao đổi cũng như thực tập của trường và kết hợp thông tin này với kế hoạch học tập trong tương lai của bạn. Đây chính là điểm cộng cho câu trả lời của bạn đấy nhé!
2.2 Bạn có nộp cho các trường Đại Học khác không? Đó là những trường nào?
Hãy thẳng thắn liệt kê các trường Đại Học bạn đã nộp nhé, nhưng bạn cũng nên thể hiện với người phỏng vấn rằng bạn hài lòng với trường hiện tại của mình và rất mong đến ngày nhập học.
2.3 Vì sao bạn lại muốn học ở Đức mà không phải là quốc gia khác?
Bạn có thể trả lời câu hỏi này theo hai cách: về người hoặc câu chuyện đã truyền cảm hứng cho bạn đi du học Đức
Cảm hứng cho bạn đi du học Đức hoặc thiết thực hơn vấn đề học tập như chính sách miễn học phí, nền nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như tự động hóa kỹ thuật cơ khí….
3.1 Bạn sẽ học bằng tiếng Anh hay tiếng Đức? Kỹ năng ngôn ngữ bạn hiện đang ở mức nào?
Thành thật với câu hỏi này. Thường thì bạn sẽ phỏng vấn visa du học Đức bằng ngôn ngữ mà bạn theo học ở Đức. Nói cách khác bạn sẽ trực tiếp thể hiện kỹ năng của mình với người phỏng vấn. Vậy nên hãy thành thật với khả năng ngôn ngữ hiện tại của bạn. Nếu bạn vẫn chưa hài long với khả năng tiếng Đức hay tiếng Anh của mình thì bạn có thể nói rằng Đức sẽ là cơ hội rất tốt để cải thiện ngôn ngữ của mình vì bạn nói tiếng Anh hoặc tiếng Đức mỗi ngày
3.2 Bạn sẽ cải thiện kỹ năng ngoại ngữ của mình như thế nào?
Câu hỏi này trông có vẻ dễ nhưng thật ra không dễ chút nào. Về cơ bản thì đây là câu hỏi cách học ngoại ngữ của bạn và phương pháp học đó.
3.3 Những bạn theo học chương trình bằng tiếng Anh thường sẽ được hỏi rằng: Bạn có ý định học tiếng Đức không?
Bạn nên trả lời là có nhé. Không chỉ vì để đậu visa đâu mà bạn nên biết tiếng Đức để hòa nhập cuộc sống ở Đức hơn đó. Biết tiếng Đức sẽ đưa bạn tới những trải nghiệm mới mà bạn không thể nào có được nếu chỉ nói mỗi tiếng Anh
4. Hiểu biết về nước Đức và cuộc sống ở Đức
4.1 Bạn biết gì về nước Đức?
Hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tang, vườn quốc gia…ở Đức. Bạn cũng có thể một vài phim tài liệu về Đức để hiểu rõ thêm về đất nước và văn hóa của quốc gia này.
Hầu hết các trường hợp đều do bố mẹ chi trả tiền sinh hoạt phí nhưng bạn có thể
Liệt kê một vài thành viên có thu nhập cao trong gia đình mình và hãy đính kèm giấy xác nhận tài khoản phong tỏa trong hồ sơ của bạn nhé.
Người phỏng vấn sẽ không hỏi bạn hết số câu hỏi trên đâu, đừng quá lo lắng nhé mà hãy tập trung chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn visa du học Đức. Tự tin, thành thật và thẳng thắn chính là những bí quyết giúp bạn vượt qua được vòng phỏng vấn để có được chiếc visa du học Đức
5.1 Bạn sẽ làm việc ở đâu sau khi hoàn thành chương trình học của mình?
Điều này phụ thuộc vào kế hoạch của bạn, nhưng bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ quay về Việt Nam nhé. Đừng khiến người phỏng vấn nghĩ rằng mục đích đến Đức của bạn là để ở lại và có được visa dài hạn. Hãy tập trung câu trả lời của bạn vào chuyện học, nghiên cứu và các kỹ năng chuyên môn.
5.2 Bạn có ý định vừa học vừa làm không?
Hãy tránh nói rằng bạn sẽ tập trung đi làm trong khi còn đang học nhé. Mục đích xin visa của bạn là “ Du học Đức”
5.3 Hãy kể tên một vài lĩnh vực và chương trình học ở trường của bạn
Hãy tìm hiểu thông tin trên website chính thức của trường nhé. Bạn có thể lấy thông tin và các môn học, chương trình giảng dạy từ phần “ Moldulbeschreibung” (bằng tiếng Đức). Ngoài ra, bạn cũng có thể nói sơ về các môn học mà bạn cảm thấy hứng thú
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/Phong-van-visa.jpg288512Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-10 06:57:092021-11-30 02:05:54Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa du học Đức
Châu Âu một lần nữa trở thành ổ dịch bệnh viêm phổi cấp do Virus Corona gây ra. Với số ca lây nhiễm hơn 10 nghìn người mỗi ngày, Covid-19 lại quay trở lại với nước Đức. Trong tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đang diễn ra căng thẳng tại châu Âu, tổ chức giáo dục IECS gửi tới các học viên sắp sang Đức và đang ở Đức bài viết hướng dẫn các bạn nên làm gì khi nghi ngờ bản thân nhiễm covid-19 ở Đức.
Cần xét nghiệm ngay khi bạn có dấu hiệu nhiễm covid-19
1. Biểu hiện của nhiễm covid-19
1.1 Các triệu chứng thường gặp
Sốt
Ho khan
Mệt mỏi
1.2 Các triệu chứng ít gặp
Đau nhức
Đau họng
Tiêu chảy
Đau đầu
Viêm kết mạc
Mất vị giác hoặc khứu giác
Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
1.3 Các triệu chứng nghiêm trọng
Khó thở
Đau hoặc tức ngực
Mất khả năng nói hoặc cử động
2. Khi nào nên đi tới bác sĩ?
Nếu bạn mắc một trong những triệu chứng thường gặp hoặc nghiêm trọng, cần tới bác sĩ ngay để được kiểm tra chuyên nghiệp xem bạn có dương tính với Virus SAR-CoV-2 hay chỉ là bị cảm cúm thông thường.
Thông thường, tới bác sĩ tại Đức cho dù là ở các Praxis hay Krankenhaus đều phải đặt lịch hẹn, nhưng nếu bạn đã có sự nghi ngờ rất rõ với biểu hiện mắc bệnh của mình thì bạn cũng có thể tới trực tiếp đó để yêu cầu được xét nghiệm Corona Virus.
Tuy vậy, có một điểm đặc biệt ở các phòng khám (Praxis) của Đức là họ thường sẽ từ chối nhận bệnh nhân nghi nhiễm Covid. Thay vào đó, mỗi thành phố sẽ có một điểm Test Corona tạm, được gọi là Corona Gestrichen Zentrum. Nếu như bạn có biểu hiệnnghi ngờ mình nhiễm bệnh, bạn chỉ cần điện thoại đặt lịch hoặc đi thẳng tới những trạm này xếp hàng đợi test luôn.
Nếu xét nghiệm của bạn dương tính với Corona Virus tuy nhiên triệu chứng của bạn nhẹ, chưa nghiêm trọng và bạn là thanh niên, các bác sĩ Đức sẽ khuyên bạn nên về nhà tự cách ly và theo dõi sức khoẻ. Sở dĩ tại Đức thanh niên được đề nghị tự về nhà cách ly và chữa trị nếu nhiễm bệnh vì số lượng người gìa tại Đức rất cao, các bệnh viện Đức chỉ ưu tiên chữa trị cho người già (và trẻ nhỏ) nhiễm bệnh để tránh tình trạng quá tải trong bệnh viện.
Thêm vào đó, người trẻ có sức đề kháng cao hơn người già và trẻ nhỏ vì thế cơ thể có khả năng loại bỏ được virus corona và khoẻ mạnh lại nhanh, nên họ được yêu cầu chữa trị bệnh tại gia
Các bệnh viện Đức chỉ ưu tiên chữa trị cho người già (và trẻ nhỏ) nhiễm bệnh để tránh tình trạng quá tải trong bệnh viện
Các bệnh nhân có bệnh lí nền và nhiễm Virus Corona cũng sẽ được uưu tiên chữa trị giống như người già và trẻ con. Trừ khi bạn xuất hiện các biểu hiện bệnh nghiêm trọng, bạn sẽ được giữ lại để điều trị tại bệnh viện (Lưu ý rằng chỉ bệnh viện mới được phép giữ bạn lại để điều trị, còn các phòng khám tư thì không thể làm vậy).
Nếu bạn chỉ xuất hiện các triệu chứng ít gặp gần giống với cúm mùa bình thường mà vẫn yêu cầu xét nghiệm, bạn sẽ không được các phòng khám và bệnh viện đáp ứng yêu cầu đó đâu hoặc nếu có xét nghiệm mà kết quả âm tính với Corona Virus, bạn sẽ phải tự chi trả cho phí xét nghiệm của mình. Bảo hiểm chỉ hỗ trợ phí xét nghiệm và điều trị cho bạn khi bạn dương tính với Corona Virus và/hoặc phải điều trị tại bệnh viện vì bệnh tình nghiêm trọng.
Số điện thoại khẩn cấp 112 được dùng trong trường hợp bạn cần gọi cấp cứu
Trong trường hợp bạn đã mắc phải các triệu chứng nghiêm trọng của Corona virus, bạn được phép gọi điện thoại tới số điện thoại khẩn cấp 112 hoặc 116117 để yêu cầu xe cứu thương tới đưa bạn vào bệnh viện xét nghiệm và điều trị.
3. Tự cách ly và chữa trị tại nhà: Những điều bạn phải làm khi nhiễm covid-19
Nếu bạn đã nhiễm covid-19 tuy nhiên không nghiêm trọng và là thanh niên thì các bác sĩ Đức sẽ yêu cầu bạn tự cách ly và chữa trị tại nhà. Trước tiên, bạn đừng lo lắng, vì Corona Virus tuy đáng sợ nhưng nó sẽ không giết chết tất cả mọi người bệnh mang nó trong người.
Tiếp theo, việc chữa trị yêu cầu bạn phải tự cách ly với tất cả mọi người, với thế giới bên ngoài hoàn toàn. Bạn không được phép gặp gỡ hay tiếp xúc với ai cả, luôn phải đeo khẩu trang trừ lúc đi ngủ để tránh việc bạn sẽ đưa virus ra ngoài không khí hay dính trên mọi vật dụng trong phòng.
Hãy chuẩn bị một cuốn sổ, ghi chép mọi biểu hiện từng ngày của bạn, cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ cơ thể, tự pha nước muối súc miệng hàng ngày, uống nước chanh ấm và ăn hoa quả nhiều để giúp tiêu diệt virus trong người nhanh hơn và nên ăn đồ ăn nóng trong thời gian bạn bị bệnh.
Nếu bạn cần đồ ăn hoặc cần đi chợ, bạn có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ giao hàng (Lieferservice) ở Đức, họ sẽ mang đồ tới và đặt đồ trước cửa nhà bạn. Bạn chỉ cần thanh toán dịch vụ qua thẻ ngân hàng và ra nhận đồ sau khi họ đã ra về.
Vậy khi nào bạn được coi là hết bệnh và có thể ra ngoài hoạt động bình thường? Sau 14 ngày kể từ khi bạn không còn những triệu chứng của Corona virus nữa (sốt, đau họng, ho, mệt mỏi…) bạn sẽ được phép ra khỏi nhà. Bạn phải quay lại bệnh viện hoặc phòng khám xét nghiệm lại lần nữa để chắc chắn mình đã âm tính.
Hãy lưu ý trong khoảng thời gian cách ly chữa bệnh tại nhà, bạn phải hoàn toàn tuân thủ việc cách ly, không được phép ra khỏi nhà hay tiếp xúc với ai, vì cảnh sát sẽ là người thường xuyên tuần tra và kiểm tra trước cửa nhà bạn để chắc chắn rằng bạn đang tuân thủ đúng quy định cách ly chữa bệnh.
Tại một số thành phố ở Đức, người bệnh còn được quản lý bằng các ứng dụng trên điện thoại. Ứng dụng đó sẽ thông báo cho cảnh sát vị trí của bạn. Vì thế, nếu bạn đang bị bệnh mà tự ý ra ngoài không cách ly, cảnh sát sẽ ngay lập tức yêu cầu bạn quay về.
4. Làm gì để hạn chế bị nhiễm Covid-19 ở Đức?
Đối với các bạn sinh viên tới học tập và làm việc tại Đức, các bạn là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả vì nhu cầu dùng phương tiện giao thông công cộng, một trong những nguyên nhân gây lây bệnh giữa người với người rất cao. Vì thế, khi đi ra ngoài, các bạn hãy tập cho mình thói quen đeo khẩu trang.
Hiện tại thì Đức đã yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang mỗi khi tham gia các phương tiện công cộng hoặc vào các trung tâm thương mại, siêu thị…Nếu không đeo khẩu trang, bạn không những bị phạt mà còn dễ có nguy cơ nhiễm bệnh từ việc này. Song song với việc đeo khẩu trang, các bạn phải thường xuyên sát khuẩn tay và vệ sinh tay sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn (Desinfektionmittel), nhất là khi đi ra ngoài đường.
Hiện tại thì Đức đã yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang mỗi khi tham gia các phương tiện công cộng để tránh nhiễm covid-19
Các bạn cũng nên hạn chế đi ra ngoài hết sức có thể, giảm việc ăn uống tại hàng quán bên ngoài hoặc nên mua đồ ăn mang về chứ không nên ngồi ăn tại hàng; giữ khoảng cách tối thiểu 1.5m với người đối diện; thường xuyên ăn hoa quả chứa Vitamin C và ăn nhiều rau xanh, chất đạm để tăng cương sức đề kháng…
5. Kết luận
Diễn biến của Covid-19 mặc dù đang rất phức tạp tại châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng, nhất là khi mùa đông đang gần kề, khoảng thời tiết dễ gây lây bệnh nhanh nhất trong cộng đồng. Tuy nhiên, các bạn học viên đang và sắp sống và làm việc tại Đức cũng đừng quá lo lắng, vì Corona Virus không quá nguy hiểm như các bạn nghĩ.
Nếu bạn là người không có bệnh nền và bị mắc Corona virus, khả năng tự chữa khỏi của bạn vẫn rất cao. Bạn cũng có thể được chữa trị tại bệnh viện, được hưởng sự chăm sóc công bằng như người dân Đức, chứ không phải sẽ bị kì thị và phân biệt đối xử tại bệnh viện vì bạn là người nước ngoài hay người châu Á đâu. Và điều quan trọng nhất là, hãy chủ động phòng tránh dịch bệnh, không để cho dịch bệnh có cơ hội tìm tới bạn nhé!
Xem thêm: Giải đáp cuộc sống du học Đức A-Z
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/11/nen-lam-gi-khi-bi-nhiem-covid-o-duc.jpg481854Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-11-04 03:31:052021-11-25 06:50:32Khi bị nhiễm covid-19 ở Đức, bạn nên làm gì?
Đức được đánh giá là quốc gia có hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng ở Đức tốt nhất châu Âu. Các phương tiện giao thông ở Đức rất đa dạng, kết nối giữa các thành phố rất tốt, giúp cho việc di chuyển của người dân dễ dàng.
Đối với các bạn sinh viên Việt Nam khi mới sang Đức, biết cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng như thế sẽ giúp các bạn tự tin đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Bài viết này của IECS sẽ hướng dẫn các bạn cách đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng ở Đức.
1. Hướng dẫn sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Đức
1.1 Xe bus
Xe buýt – 1 trong những phương tiện giao thông công cộng ở Đức
Thông thường trong thành phố, người dân đi lại bằng xe buýt (Bus) giống như ở Việt Nam. Khi đi xe buýt, bạn phải mua vé.
Có hai cách mua vé xe buýt đó là mua theo tháng hoặc mua theo tuyến. Học sinh học nghề hoặc sinh viên theo hệ Đại Học, những người đi làm là các đối tượng thường mua vé tháng (Monatskarte) vì nhu cầu đi lại thường xuyên mỗi ngày. Vé tháng có thể đăng kí mua và nhận tại các trường học (đối với du học sinh) và mua tại các bến tàu chính trong thành phố (đối với người đi làm).
Ngoài ra, nếu bạn không thường xuyên đi xe buýt hoặc đi theo quãng ngắn, chỉ đi tầm vài bến thì bạn nên mua vé trực tiếp ở trên xe buýt, người bán vé chính là lái xe buýt hoặc ở một số thành phố lớn như Mainz sẽ có máy bán vé tự động tại các bến xe buýt.
Lộ trình của xe buýt (giờ đến bến, giờ rời khỏi bến, các bến sẽ đi qua..) được in rõ trên một tờ giấy được gọi là Fahrplan (Lịch trình chạy xe) và dán trên các bảng thông tin ở từng bến xe buýt. Xin lưu ý rằng có một số khung giờ, xe buýt sẽ không chạy đủ số điểm trên Fahrplan đã ghi (Ví dụ Fahrplan ghi xe buýt số 59 chạy đủ là 14 bến, tuy nhiên vào lúc 10h sáng chỉ chạy tới bến thứ 12).
Cái này bạn cần chú ý tới phần chú thíchnhỏ ở dưới mỗi Fahrplan. Thời gian cho mỗi chuyến xe buýt thường cách nhau từ 10-15ph mỗi chuyến vào giờ đi làm và đi học của học sinh. Sau đó thường sẽ là 30ph mới có một chuyến xe, hoặc đối với các thành phố nhỏ là 1 tiếng/ chuyến.
Vào thứ 7 và chủ nhật, xe buýt ít hoạt động hơn ngày trong tuần. Vì thế, cứ cách 30′-1 tiếng sẽ có một chuyến xe. Đối với nhiều thành phố nhỏ (ví dụ như thành phố Zweibrücken, Schopp…) thứ 7 và CN xe buýt sẽ không hoạt động. Vào ngày lễ của Đức, khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh (Schulferien), lịch trình chạy xe sẽ có sự thay đổi và thường sẽ ít chuyến hơn ngày bình thường.
Ví dụ một bảng lịch trình chạy xe bus số 6 bắt đầu từ bến Münchfeld B đến bến cuối là Wiesbaden/Nordfriedhof tuy nhiên vào lúc 4h47′ và 5h17′, 5h47′ từ thứ 2- thứ 6 của cả năm chỉ chạy tới nhà ga chính Mainz là bến cuối. Thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ giờ hoạt động của xe buýt khác với ngày thường.
1.2 Tàu điện
Tàu điện (Tram) cũng là phương tiện giao thông công cộng ở Đức
Ngoài xe buýt, tàu điện (Tram) cũng là phương tiện giao thông công cộng ở Đức được người dân sử dụng để đi trong thành phố. Bạn có thể sử dụng vé tháng (cách mua vé đã nói ở trên) để đi tàu điện, hoặc mua vé trực tiếp tại các bến tàu điện trên phố nếu bạn không có nhu cầu mua vé tháng.
1.3. Tàu điện ngầm
Tàu điện ngầm cũng là một trong những phương tiện giao thông công cộng ở Đức. Ở nhiều thành phố lớn, người dân có thêm một sự lựa chọn khi đi lại trong thành phố đó là đi U-bahn hay còn gọi là tàu điện ngầm. Đi U-bahn có thể sử dụng vé tháng hoặc mua vé tại các cây bán vé tự động ở dưới các bến tàu điện ngầm dưới lòng đất. Ngoài ra, S-bahn cũng được sử dụng để đi lại trong nội thành (và kể cả ngoại thành).
2. Hướng dẫn sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Đức liên thành phố
2.1 Trong cùng 1 bang
Trong cùng 1 bang, việc đi lại giữa các thành phố rất tiện lợi. Các loại tàu được sử dụng để đi lại liên thành phố trong cùng 1 bang thường được gọi là các tàu chậm hay tàu làng. Nó có vận tốc đi nhanh hơn các tàu chỉ trong 1 thành phố, nhưng lại có vận tốc chậm hơn các tàu đi liên bang. Các loại tàu được sử dụng khi đi liên thành phố trong 1 bang là RE, RB, S-bahn. Các tàu này cũng có thể đi liên thành phố tới các bang lân cận.
Mua vé tàu để đi lại giữa các thành phố trong cùng 1 bang bạn có thể mua tại các nhà ga chính trong từng thành phố (Hauptbahnhof) hoặc mua trên ứng dụng DB Navigator (sẽ nói ở phần sau). Đối với sinh viên học sinh có vé tháng có thể đi lại liên thành phố nhau vé này trên RE, RB, S-bahn. Hiệu lực của vé đến vùng nào tuỳ thuộc vào quy định của mỗi trường/mỗi khu vực vé (Zone). Còn đối với người đi làm, vé tháng của họ có hiệu lực đến đâu tuỳ vào loại vé tháng họ mua tại nhà ga chính.
Có một số thành phố cho phép xe buýt đi lại giữa các thành phố khác bang. Ví dụ như chúng ta có thể đi từ thành phố Mainz thuộc bang Rheinland-Pfalz tới thành phố Wiesbaden thủ phủ của bang Hessen bằng xe buýt. Nhưng đặc điểm chung của cách này đó là các bang phải gần nhau.
2.2 Giữa các bang
Việc đi lại liên thành phố giữa các bang có nhiều cách hơn. Chúng ta có hai loại tàu có thể đi được: tàu nhanh và tàu chậm. Tàu chậm chỉ các loại tàu RE, RB, S-bahn, với vận tốc thấp và có thể sử dụng vé tháng để đi. Tàu nhanh chỉ các loại tàu IC, ICE có vận tốc nhanh. Đặc biệt, ICE có thể đi lại giữa các nước châu Âu với nhau. Vé tàu nhanh hay tàu chậm đều mua được tại các nhà ga chính trong thành phố hoặc qua app DB Navigator.
Ngoài tàu, chúng ta có thể sử dụng Flixbus, hay còn gọi là xe buýt đường dài để đi lại giữa các bang. Flixbus cũng có thể đi lại giữa các nước châu Âu có chung đường biên giới với nhau như từ Đức sang Pháp hay từ Đức sang Séc. Mua vé Flixbus qua trang web của Flixbus hoặc tại các nhà ga chính trong thành phố.
Ví dụ rằng bạn cần đi từ thành phố Frankfurt am Main của bang Hessen tới thành phố Manheim của bang Baden-Württemberg, bạn có thể đi bằng tàu chậm như RE hoặc RB (mất tầm 1 tiếng) hoặc đi tàu nhanh như IC, ICE (mất tầm 30ph) hay đi Flixbus cũng được.
Tại Đức, có một ứng dụng về tàu xe được sử dụng nhiều đó là DB Navigator. DB Navigator được sử dụng để tra giờ tàu xe của Deutsche Bahn (công ty vận tải lớn nhất nước Đức), chủ yếu là tàu nếu bạn đang ở nhà không tiện ra ngoài hay không ở gần các bến tàu, bến xe. Đặc biệt, trong ứng dụng DB Navigator còn có 1 phần được gọi là Sparpreis bao gồm các giá vé tàu IC, ICE ưu đãi cho người dân Đức, vì thông thường giá vé tàu đi lại trên IC và ICE khá đắt đỏ. Ứng dụng này còn giúp chỉ đường cho bạn.
Ví dụ như bạn muốn tới một con phố ở thành phố Manheim mà không biết đi như thế nào, chỉ cần đăng nhập vào DB Navigator ghi địa chỉ hiện tại bạn đang đứng vào phần điểm đi và địa chỉ bạn muốn đến vào phần điểm đích là nó có thể giúp bạn tìm ra cách nhanh nhấ để tới đó, đi phương tiện công cộng nào tới được đó, số hiệu bao nhiêu (đối với xe buýt) và phải xuống bến nào để tới đó nhanh nhất.
Ví dụ về cách tìm tàu chậm S,RE,RB từ nhà ga chính Manheim tới nhà ga chính Stuttgart vào ngày 27/10 lúc 14:10
Sparpreis-Finder là phần dùng để tìm các chuyến tàu IC, ICE giá rẻ tới các thành phố, các bang khác nhau.
Ngoài ứng dụng DB Navigator, tại một số thành phố và một số bang của Đức còn có các ứng dụng tra tàu xe riêng của thành phố/bang đó, ví dụ như thành phố Mainz có ứng dụng MVG Mainzer Mobilität, bang Hessen có ứng dụng RMV…
Ví dụ về ứng dụng MVG của thành phố Mainz
Cách tìm kiếm đường đi và các tàu xe để di chuyển tới địa điểm mong muốn thông thường nhất được nhiều người sử dụng là dùng ứng dụng Google Maps của Google. Tại giao diện chính của Google Maps, bạn ghi địa điểm muốn tới vào thanh màu trắng (ví dụ Niedderad, Frankfurt am Main) sau đó ấn vào nút Direction, trên giao diện sẽ hiện ra thêm ô để bạn nhập điểm đi ở bên trên điểm đến (ví dụ Frankfurt Hauptbahnhof).
Sau khi nhập xong cả hai điểm đi và đến Google Maps sẽ xuất hiện bản đồ với điểm đi là dấu chấm đỏ và đường màu xanh đậm chỉ đường đi tới điểm đến cho bạn. Bạn có thể chọn các cách thức đi khác nhau, Google Maps đều có thể chỉ ra đường đi và thời gian đi bằng cách đó cho bạn.
Hướng dẫn đi từ Frankfurt HBF tới Niederrad BF bằng ô tô
Hướng dẫn đi từ Frankfurt HBF tới Niederrad BF bằng tàu: có thể đi S7, S8, S9 hoặc RE
3. Hướng dẫn mua vé tàu ở Đức
3.1 Tại các máy bán vé tự động
Máy bán vé tự động của DB đặt tại các nhà ga chính trong thành phố
Sau đây là hướng dẫn mua vé tàu ở Đức tại các máy bán vé tự động của DB:
Start-Ziel: Hướng dẫn mua vé tàu từng bước cho một người
Gesamtes Angebot: Tổng hợp các loại vé
Fahrplanauskunft: Thông tin về lịch trình (giờ chạy, các điểm dừng) của tàu. Bạn cũng có thể đặt chỗ trên tàu trước mà không cần thông qua mua vé khi chọn ô này.
Verkehrsverbund: Mua vé cho các loại tàu khác trong một vùng (ở đây ví dụ là vùng Rhein-Main)
Bảng hiển thị khi nhấn chọn mục Gesamtes Angebot
Bảng hiển thị khi nhấn chọn mục Gesamtes Angebot
Các loại vé sau sẽ xuất hiện trong mục Gesamtes Angebot:
Freizeit und Aktionen: Vé đi trong bang (ở đây ví dụ là bang Hessen)
Spezial- und Sparangebote: Vé giảm giá đặc biệt, vé đi trong EU đặc biệt (áp dụng chỉ với IC/ICE)
Geschäftsreisen: vé mua với mục đích công việc
Service und Zusatzkarten: vé nối chuyến, đặt chỗ trên tàu…
Einzelkarten: Vé cho 1 người đi
Gruppenkarten: Vé nhóm, Vé cuối tuần Schönes-Wochenende (chỉ áp dụng cho RE, RB, S-bahn)
Zeitkarten: Vé tháng, vé tuần
Vorbestellte Fahrkarten: vé đặt trước (áp dụng cho mua vé tàu kèm vé máy bay
Bảng hiển thị khi chọn mục Freizeit und Aktionen
Bảng hiển thị khi chọn mục Freizeit und Aktionen
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua vé Quer-durchs-Land ở các máy bán vé tự động. Đây là loại vé giá rẻ cho phép bạn đi khắp đất nước Đức (tất cả các bang) tuy nhiên chỉ được phép đi tàu chậm là RE, RB, S-bahn mà không được đi IC hay ICE.
3.2 Tại ứng dụng DB Navigator (mua vé online)
Trước tiên bạn cần phải đăng kí tài khoản ở ứng dụng DB Navigator mới có thể sử dụng ứng dụng này. Sau khi đã đăng kí tài khoản thành công, bạn đăng nhập vào và có thể sử dụng ứng dụng để mua vé tàu bình thường được rồi.
Ví dụ cách mua vé tàu chậm RE, RB, S từ Manheim Hbf tới Stuttgart Hbf ngày 4/11 lúc 09h41’:
Ở màn hình chính, bạn nhấp điểm đi (von), điểm đến (nach), ngày tháng và giờ muốn đi. Dưới ô ngày tháng và giờ là ô lọc tìm kiếm loại tàu (ở đây đã lọc ra không tìm các tàu nhanh, IC/ICE). Tiếp theo bạn ấn vào nút Suchen màu đỏ
Giờ và các loại tàu chạy cụ thể từ Manheim tới Stuttgart được liệt kê ra như hình trên. Bạn chọn một giờ đi mình muốn và nhấn vào ô mũi tên bên phải của giờ đó
Sau khi ấn vào mũi tên, một lịch trình cụ thể sẽ hiện ra. Ví dụ bạn chọn chuyến đi từ Manheim lúc 10h07 tới Stuttgart lúc 12h12 bằng S và RE, lịch trình cụ thể sẽ cho bạn biết phải lên tàu ở đường ray nào, giờ chuyển tàu từ S sang RE (Umstiegszeit) là bao lâu. Bạn nhấn vào Weiter zur Buchung để tiếp tục đặt vé
Thông tin về chuyến tàu bạn chọn sẽ được hiện ra ngắn gọn một lần nữa để bạn kiểm tra. Ở đây bạn đang chọn vé đi 1 chiều từ Manheim đến Stuttgart có giá 18.60 euro. Nếu muốn chọn đi vé khứ hồi, bạn nhấn vào ô Rückfahrt hinzufügen để thêm thông tin chuyến về.
Nếu muốn mua vé tàu ở Đức theo tháng hoặc vé tuần, bạn chỉ cần nhấn vào ô Zeitkarten & Abos. Sau khi đã lựa chọn xong, bạn nhấn tiếp vào ô đỏ Ticket/Reservierung và ứng dụng sẽ dẫn bạn tới đường link trả tiền qua thẻ ngân hàng, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ của bạn vào và nhấn kết thúc là đã hoàn thành xong việc đặt vé tàu online.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/10/huong-dan-cach-di-tau-va-su-dung-phuong-tien-giao-thong-scaled.jpg14302560Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-10-30 03:05:102021-11-25 06:50:33Hướng dẫn cách đi tàu và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng ở Đức
1. Các giới hạn về tiếp xúc ( lockdown) sẽ bắt đầu ở Đức vào ngày 2 tháng 11
Các giới hạn về tiếp xúc ( lockdown) sẽ bắt đầu ở Đức vào ngày 2 tháng 11. Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống sẽ phải đóng cửa, chỉ có tối đa mười người từ hai hộ ở được phép gặp gỡ nơi công cộng.
Thủ tướng Merkel và các thống đốc tiểu bang đã đồng ý về các hạn chế sẽ áp dụng từ thứ hai. Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phải đóng cửa từ thứ hai cho tới hết tháng, chỉ được phép bán mang đi hay mang đến tận nhà.
Bán lẻ và sỉ vẫn được phép mở cửa. Trường học và nhà trẻ vẫn mở cửa. Các cơ sở giải trí phải đóng cửa: nhà hát, opera và phòng hòa nhạc phải đóng cửa từ ngày 2 tháng 11 cho đến hết tháng. Quy định này cũng áp dụng cho các cơ sở thể thao giải trí và nghiệp dư, ngoại trừ các môn thể thao cá nhân.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phải đóng cửa từ thứ hai cho tới hết tháng
2. Số liệu báo cáo của các nước Châu Âu về tình hình dịch bệnh
Theo Viện Robert Koch, các cơ quan y tế đã báo cáo một kỷ lục 14.964 ca nhiễm trong vòng một ngày. Vào thứ Tư một tuần trước, con số này chỉ là 7595, tức tăng gấp đôi qua một tuần. Vào thứ bảy có 14.714 trường hợp nhiễm mới được ghi nhận, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch cúm tàu ở Đức.
Tình hình dịch bệnh đang tồi tệ hơn nhiều ở một số quốc gia Châu Âu khác so với ở Đức. Không chỉ các ca nhiễm mới đang gia tăng đáng kể mà ở một số nơi, các khu chăm sóc đặc biệt cũng bắt đầu hết chỗ.
Ở Bỉ: Các bác sĩ làm việc mặc dù chính bản thân đang bị nhiễm – bệnh nhân được chuyển sang Đức. Bỉ là quốc gia có nhiều ca nhất trong vòng 14 ngày trên 100.000 dân – giá trị này là 1390,9 vào thứ Ba, ở Đức là 144,3. Tức tỷ lệ lây nhiễm trên dân số cao gấp 10 lần ở Đức.
Hệ thống y tế ở Séc cũng sắp đạt giới hạn. Trong tổng số gần 4.000 giường trong khu chăm sóc đặc biệt, chỉ còn khoảng 1.100 giường dành cho bệnh nhân Covid và tất cả các bệnh nhân khác. Hơn 13.000 nhân viên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã bị nhiễm virus cúm tàu. Hầu hết họ đều tiếp tục làm việc nếu như không xuất hiện các triệu chứng.
Các bệnh viện ở Hà Lan đang chịu áp lực từ số bệnh nhân ngày càng tăng. Nhiều ca mổ đã bị hủy. Bệnh nhân cúm tàu chiếm một nửa giường bệnh trong khu chăm sóc đặc biệt. Hai bệnh nhân đầu tiên đã được chở máy bay sang thành phố Münster của Đức. Nhiều bệnh nhân nữa cũng sẽ được chuyển sang Đức.
Đức sẽ tiến hành lockdown lần 2 vào ngày 2/11 sắp đến
Ở Pháp, tình hình đặc biệt căng thẳng tại Paris và phía đông nam. Hôm thứ hai, có khoảng 2.770 người bệnh nặng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt – tức là khoảng một nửa tổng công suất. Nếu không có các biện pháp nghiêm ngặt hơn, các bệnh viện trên toàn quốc có khả năng đạt sẽ tới giới hạn trong vòng hai tuần tới.
Nhiều vùng ở Tây Ban Nha và Ý đã gióng chuông báo động. Triển vọng cũng ảm đạm đối với các nước nhỏ như Lithuania và Latvia. Ở Romania, ở một số nơi các bác sĩ đã phải quyết định ai có thể nhận được một suất trong phòng chăm sóc đặc biệt – những người trẻ tuổi hơn được ưu tiên.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/10/Duc-lockdown-3.jpg420630Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-10-29 07:57:082021-11-30 02:16:42Nước Đức lockdown lần thứ 2 để tránh dịch bệnh Covid 19
Văn hóa ứng xử của người Đức có rất nhiều điều thú vị và hay ho, được cả thể giới ngưỡng mộ và tôn trọng. Tìm hiểu thêm một vài điều mới mẻ sẽ giúp cuộc sống của bạn có thêm nhiều màu sắc. Hãy cùng IECS khám phá những nét đẹp ấy qua qua văn hóa ứng xử của người Đức nhé.
1. Bắt tay
Người Đức rất hay bắt tay trong nhiều dịp khác nhau, lúc chào hỏi và tạm biệt là lúc mà họ bắt tay nhiều nhất. Một người mới khi bước vào một nhóm và đi chào hỏi bắt tay những người khác là chuyện rất bình thường.
Băt tay được xem là một trong những văn hóa của người Đức
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, họ luôn nhìn thẳng vào mắt đối phương để trò chuyện, ngay cả khi bắt tay và cả chạm cốc nhau. Nếu bạn mới qua Đức, bạn nên lưu ý điểm này khi bắt tay ai đó nhé. Nếu bạn quên không nhìn thẳng vào họ khi bắt tay thì đối phương sẽ ngầm hiều là bạn không tôn trọng họ đấy.
Người Đức họ được đánh giá là rất lịch sự và tinh tế. Lời cảm ơn và xin lỗi ở Đức họ sử dụng rất thường xuyên, điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác của họ mặc dù có thể họ không có lỗi, hoặc không có gì để nói cảm ơn.
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hai từ này được dùng rất nhiều vì họ được nuôi dạy dạy về tầm quan trọng của nó từ nhỏ, kể cả một đứa trẻ ở Đức cũng luôn luôn sử dụng hai từ này.
Uống rượu và bia được xem là một phần không thể thiếu của văn hóa Đức
Uống rượu và bia được xem là một phần không thể thiếu của cả những bữa tối bình thường ở Đức. Nhưng bạn có quyền được từ chối và đó là điều được chấp nhận rất bình thường khi trong một bữa ăn.
Một người Đức họ từ chối rất lịch sự và không có gì phải gọi là ngại ngùng cả, trong văn hóa ứng xử của người Đức điều đó được xem là rất bình thường và được chấp nhận. Độ tuổi hợp pháp được uống rượu bia ở Đức là 16, với rượu mạnh là 18 tuổi.
4. Đúng giờ
Người Đức luôn luôn đúng giờ
Đến đúng giờ trong một cuộc hẹn hoặc họp kinh doanh là điều mà hầu hết người Đức luôn luôn làm. Họ thường đến sớm tầm 5 đến 10 phút trước khi các cuộc hẹn quan trọng diễn ra, và sẽ gọi điện cho bạn nếu họ không thể đến đúng giờ. Văn trong hóa ứng xử của người Đức, họ không chấp nhận một người đến trễ dù là chỉ vài phút, vì điều đó được xem làm bất lịch sự và không đáng tin cậy.
Người Đức rất có ý thức về môi trường và luôn phân loại rác của họ để giúp tái chế dễ dàng hơn. Phân loại rác thải được xem là một điều rất quan trọng ở Đức, và là điều tối quam trọng trong văn hóa ứng xử của người Đức. Nếu như chẳng may bạn bị hàng xóm phát hiện đang ném chai thủy tinh vào thùng giấy, có thể bạn sẽ bị đánh giá và nhìn với ánh mắt tức giận, đôi khi chỉ việc nhỏ như thế lại có thể ảnh hưởng đến quan hệ hàng xóm của bạn.
Vậy nên bạn nên chú ý nếu sống ở Đức nhé: Có các thùng riêng cho rác thải nhựa và giấy cũng như phân trộn – mỗi thùng có màu sắc riêng. Chỉ những thứ được gọi là chất thải còn lại mới đi vào thùng màu xám. Hãy bỏ chúng đúng vào nơi mà chúng thuộc về.
6. Văn hóa ứng xử của người Đức trong cách ăn uống
Thói quen vừa nhai vừa nói chuyện trong các bữa ăn thì được cho là không lịch sự ở Đức, họ sẽ rất khó chịu với bạn đấy bởi vì văn hóa ứng xử của người Đức họ không bao giờ làm vậy cả.
Vì vậy đừng bao giờ nói chuyện mà trong miệng còn thức ăn nhé, hãy luyện cho mình thói quen không vừa nhai vừa nói nhé. Nếu đi ăn ở nhà hàng, bạn cũng có thể tip cho người phục vụ bàn của bạn 5 – 10% hóa đơn. Điều đó là lịch sự và được xem là lời cảm ơn của mình đến người phụ vụ.
7. Đừng chọn nhầm loại hoa hồng
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hoa hồng đỏ được xem là tình yêu, sử dụng trong các tình huống đặc biệt lãng mạn.
Người Đức có nghi thức cắm hoa rất phức tạp, nếu chọn nhầm loại hoa, màu hoa cho dịp đặc biệt thì rất là buồn cười đấy. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, hoa hồng đỏ được xem là tình yêu, sử dụng trong các tình huống đặc biệt lãng mạn.
Hoa hồng trắng được xem là vật trang trí mộ và được sử dụng tại các đám tang. Để tránh xảy ra các tình huống hiểu lầm xấu hổ, bạn nên nhờ người bán hoa tư vấn nên chọn hoa nào là phù hợp nhé.
8. Đứng bên phải khi chờ thang cuốn
Khi bạn ở Đức và đi vào các bến tàu hay các trung tâm thương mại, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mọi người đều đứng ở phía phải khi sử dụng thang cuốn. Lý do là họ nhường cho người bên trái thang cho những người vội vã cần đi nhanh. Đừng quên quy tắc này nhé khi sống ở Đức nhé.
9. Chờ người trong thang máy ra trước
Người Đức có một quy tắc khi sử dụng thang máy là không bao giờ bước vào thang máy khi còn người ở trong. Có nghĩa là, khi thang máy mở cửa, họ sẽ đợi hết người ở trong ra trước rồi mới vào.
Tương tự khi chờ tàu bạn cũng nên để mọi người đi ra trước. Điều này được gọi là văn hóa ứng xử của người Đức mà ai cũng nên biết, một việc nhỏ thôi nhưng có thể do vội hoặc không kịp quan sát mà bạn bỏ qua mất điều này.
10. Giữ cửa cho người phía sau
Bạn sẽ bị xem là rất bất lịch sư khi không giữ cửa cho người phía sau khi vào trường học hay trung tâm thương mại. Bởi vị họ có thể bị cửa đập vào mặt nếu bạn vô tư thả ra. Chỉ cần bỏ ra vài giây để giữ cửa cho người vào sau, bạn vô tình sẽ nhận được một nụ cười thân thiện hay lời cảm ơn từ họ. Như vậy chẳng phải vui hơn sao.
11. Vượt đèn đó là điều rất cấm kỵ
Trong văn hóa ứng xử của người Đức, vượt đèn đỏ, đó là điều cấm và hiếm khi được chấp nhận
Người Đức rất yêu luật lệ và các quy tắc và điều này cũng áp dụng cho cả đền giao thông. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, họ không chấp nhận một người đàn ông trưởng thành vượt đèn đỏ, nó là điều cấm và hiếm khi được chấp nhận.
Bởi vì có thể chính hành động phạm luật của người lớn sẽ khiến những đứa trẻ bắt chước theo. Và nếu bạn vô tình gặp đèn đỏ mà không dừng lại thì bận sẽ bị nhận một phiếu phạt là điều rất bình thường.
12. Văn hóa khỏa thân ở Đức
Chủ nghĩa khỏa thân, văn hóa khỏa thân, rất phổ biến ở Đức.
Bạn có bao giờ từng có kế hoạch đi đến phòng tắm hơi mà không mặt đồ bơi không. Chủ nghĩa khỏa thân, văn hóa khỏa thân, rất phổ biến ở Đức. Điều đó có thể lạ với nhiều nước Châu Á như Việt Nam nhưng trong văn hóa ứng xử của người Đức thì đó là một điều hết sức bình thường.
Nhiều người Đức thích cởi đồ trên các bãi biển theo chủ nghĩa khỏa thân và đi dạo xung quanh như Adam và Eve. Buổi thăm quan tắm hơi cũng có đông đảo người hâm mộ nước này. Trong cả hai trường hợp, không thể để mặc đồ tắm vào. Trong các khu khỏa thân và trong phòng tắm hơi, mọi người thả rông vỏ bọc hoặc bị coi là thiếu thận trọng.
Hôn cũng là một trong những văn hóa ứng xử của người Đức
Khi bạn bè thân thiết chào nhau, thường hôn cả má trái và má phải. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra trong môi trường kinh doanh vì nó không phù hợp.
14. Tại bàn
Một điều nhỏ bé trong các bữa ăn sử dụng dao nĩa của người Đức sẽ giúp bạn trở thành một người tinh tế vô cùng. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, khi bạn để dao và nĩa trên đĩa là dấu hiệu cho thấy bạn chưa hoàn thành bữa ăn của mình. Đặt dao và nĩa song song ở phía bên phải đĩa là tín hiệu cho người phục vụ biết rằng bạn đã hoàn thành và họ có thể đến dọn đĩa của bạn đi.
15. Sinh nhật
Văn hóa của người Đức cũng rất đặc biệt trong tổ chức sinh nhật. Nếu không tổ chức thì cũng không sao, nhưng nếu bạn tổ chức sinh nhật cho riêng mình thì bạn nên cung cấp đủ đồ ăn và thức uống cho tất cả khách mời nhé. Đổi lại bạn sẽ nhận được rất nhiều quà sinh nhật. Trong văn hóa ứng xử của người Đức, nó cũng là phong tục để mang bánh cho đồng nghiệp vào ngày sinh nhật.
16. Cửa đóng
Người Đức thích hòa bình và sự riêng tư. Họ thường xuyên đóng cửa khi có ở nhà, nhưng bạn sẽ được chào đón nồng nhiệt khi gõ cửa. Cánh cửa đóng không có nghĩa là người đó không thể bị quấy rầy và không tiếp đón bạn.
Văn hóa ứng xử của người Đức là nét đẹp rất riêng và hiện đại. Có nhiều điểm hay mà bất kỳ bạn bè quốc tế nào đến Đức cũng sẽ rất vui khi học được nó. Biết thêm một chút về văn hóa ứng xử của người Đức rất là thú vị đúng không nào?!
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
https://iecs.vn/wp-content/uploads/2020/08/Van-hóa-ung-xu.jpg6281200Hannah Nguyenhttps://iecs.vn/wp-content/uploads/2018/10/210518ogoIECS_V3-80x80.pngHannah Nguyen2020-10-15 09:36:342021-11-25 06:50:3316 văn hóa ứng xử của người Đức bạn nên biết